1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở

104 826 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành khoa học môi trường với đề tài: " Nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở" được hoàn thành

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành khoa học môi trường với đề tài: " Nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu B Yên

Sở" được hoàn thành vào tháng 3 năm 2013 với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy

cô trong khoa Môi trường, gia đình và bạn bè Việc hoàn thành Luận văn thạc sĩ kỹ thuật là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự trở thành một tân thạc sĩ trường Đại

học Thủy lợi

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Hoàng Hoa cùng các thầy

cô giáo trong khoa Môi trường đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót cần điều chỉnh bổ xung

Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô

cùng toàn thể các anh chị học viên để em hoàn thiện luận văn tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Học viên

Trần Ngọc Khánh

Trang 2

BẢN CAM KẾT

Tên tôi là: Trần Ngọc Khánh, là học viên khóa 18MT - Trường đại học Thủy lợi Tôi làm đơn này xin cam kết với nhà trường luận văn : “ Nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở" là do tôi làm

là chính thực

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Học viên

Trần Ngọc Khánh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về nạo vét bùn, công nghệ xử lý bùn thải, nước thải trên thế giới và Việt Nam 1

1.1 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải trên thế giới 1

1.1.1 Giới thiệu về bùn và các phương pháp xử lý .2

1.1.2 Giới thiệt về nước thải và xử lý nước thải 8

1.2 Tổng quan tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Việt Nam 15

1.2.1 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Hà Nội 15

1.2.2 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Hồ Chí Minh 20

1.3 Đánh giá chung về quản lý, bảo vệ môi trường ở Việt Nam 22

1.3.1 Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam 22

1.3.4 Thực trạng quản lý chung tại Thành phố Hồ Chí Minh 32

Chương 2: Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý bùn thải thoát nước tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở .35

2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 35

2.1.1 Vị trí địa lý .35

2.1.2 Đặc điểm địa hình và sử dụng đất quanh khu vực .37

2.2 Điều kiện kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 37

2.2.1 Điều kiện kinh tế và xã hội Phường Yên Sở 37

2.2.2 Điều kiện kinh tế và môi trường Xã Yên Mỹ .38

2.3 Thực trạng quá trình thu gom 40

2.3.1 Thuận lợi 41

2.3.2 Khó khăn .42

2.4 Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong vệ sinh môi trường 44

2.4.1.Ảnh hưởng tới môi trường không khí 45

2.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường đất 45

2.4.3 Ảnh hưởng nước thải sinh hoạt đến con người 45

Trang 4

2.4.4 .Ảnh hưởng tới sinh vật trong nước và đất: 46

2.4.5 Một số ảnh hưởng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 47

2.4.6 Ảnh hưởng do kim loại có trong nước 48

2.5 Đánh giá thực trạng xử lý bùn thải, nước thải tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở 48

2.5.1 Hiện trạng sử dụng bãi đổ bùn khu B Yên Sở .48

2.5.2 Yêu cầu của phương án xử lý 50

2.5.3 Phương án xử lý 50

2.6 Phân tích chất lượng nước 54

Chương 3: Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hệ thống xử lý bùn thải nước thải cho bãi đổ bùn khu B Yên Sở .61

3.1 Giới thiệu chung: 61

3.2 Cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý bùn thải, nước thải thoát nước: 61

Cơ sở pháp lý .61

3.3 Nghiên cứu đề xuất mô hình xử lý bùn thải, nước thải tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở 61

3.3.1 Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải (XLNT) sinh học tự nhiên và có chi phí thấp 62

3.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống XLNT chi phí thấp 63

3.3.3 Một số mô hình XLNT chi phí thấp 68

3.3.4 Mô hình áp dụng 80

3.3.5 Tính toán thiết kế mô hình .80

3.4 Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng 100

3.4.1 Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, 100

3.4.2 Đầu tư hợp lý, nâng cao chất lượng tiêu thoát nước cho Thành phố Hà Nội 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

1 Kết luận 102

2 Kiến nghị 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tổng quan về xử lý nước thải trên thế giới 1

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải 3

Hình 1.3: Bãi làm khô bùn .5

Hình 1.4: Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn 8

Hình 1.5: Các bước xử lý nước thải sinh hoạt 10

Hình 1.6: Mô hình thí nghiệp xử lý ổn định nước thải 13

Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ S1 16

Hình 1.8: Quá trình làm việc theo quy trình công nghệ C2 17

Hình 1.9: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ C2 18

Hình 1.10 Sơ đồ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch 20

Hình 1.14: Thuyền đựng bùn nạo vét trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè 32

Hình 2.1: Một số thiết bị được đầu tư phục vụ công tác nạo vét bùn 41

Hình 2.2: Kênh dẫn nước thải từ các sông thoát nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội về trạm bơm Yên Sở ( kênh thông thường - kênh O) .42

Hình 2.3: Tốc độ tăng dân số nhanh 43

Hình 2.4 : Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại thời điểm bắt đầu vào đổ bùn tại bãi đổ khu B .54

Hình 2.5: Biểu đồ giá trị các thành phần sau khi phân tích mẫu 56

Hình 2.6: Các vị trí lấy mẫu phân tích mẫu kim loại nặng 57

Hình 2.7: Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng 59

Hình 3.1: Một số loại cây sử dụng trong bãi lọc 70

Hình 3.2: Hệ thống XLNT sử dụng thực vật nổi .73

Hình 3.4: Quá trình xử lý BOD trong hồ sinh học tùy tiện (Nguổn: Ruihong, 2001) 77

Hình 3.5: Quá trình chuyển hóa và loại bỏ ni tơ trong hố sinh học 79

(Nguồn: Mara và Pearson, 1986) 79

Hình 3.6: Mô hình áp dụng 80

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Khả năng tỏch nước của một số hệ thống xử lý bựn cặn 3

Bảng 1.2: Khả năng phỏt triển và mức độ làm sạch của một số loài thực vật 14

Bảng 1.3: Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số hệ thống xử lý được vận hành trong thực tế 14

Bảng 1.4: Thống kờ cỏc dự ỏn nhà mỏy xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội 19

Bảng 2.1: Lượng nước thải bơm ra sụng Hồng ước tớnh theo cụng suất danh định 40

Bảng 2.2: Kết quả đo mẫu tại hồ số (2) 56

Bảng 2.3: Kết quả đo mẫu tại hồ số (3) 57

Bảng 2.4: Kết quả đo mẫu tại hồ số (2) 59

Bảng 2.5: Kết quả đo mẫu tại hồ số (3) 60

Bảng 3.1: Nghiờn cứu điển hỡnh: Số liệu trung bỡnh hàng năm về hoạt động của bói lọc Uggerhalne – Đan Mạch 65

Bảng 3.2 Cỏc vai trũ cơ bản của thực vật trong bói lọc 70

Bảng 3.3: Cỏc cơ chế xử lý ụ nhiễm trong bói lọc trồng cõy 71

Bảng 3.4: Hệ số kể tới ảnh hưởng của nhiệt độ của nước đối với độ nhớt lấy 81

Bảng 3.5: Thành phần thẳng đứng của tốc độ của nước thải trong bể 81

Bảng 3.6: Thời gian lắng (s) của nước thải trong bình hình trụ với chiều sâu lớp nước h, đạt hiệu quả lắng bằng hiệu quả lắng tính toán khi thiếu số liệu thực nghiệm 82 Bảng 3.7: Trị số n h KH ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ khi tính toán các bể lắng lần I đối với nước thải sinh hoạt 83

Bảng 3.8: Thụng số cho phộp của bói lọc ngập nước 87

Bảng 3.9: Hệ số nhỏm của một số loại cống 90

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Hệ thống thoát nước Thành phố Hà Nội chủ yếu là hệ thống thoát nước chung cho cả ba loại nước thải là nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa Hệ thống thoát nước đô thị bao gồm các tuyến cấp I (cống chính hoặc kênh mương), tuyến cống cấp II (cống lưu vực) và cống cấp III (thu gom nước thải và nước mưa trực tiếp từ các đường phố và khu dân cư) Trên hệ thống thoát nước còn

có các trạm bơm và hồ điều hoà Phần lớn hệ thống thoát nước các đô thị lớn đều đã được xây dựng từ lâu, xuống cấp và quá tải Các hệ thống cống thoát nước chính thường có đường kính là 1m, đều được đặt ngầm dưới đường đã qua sử dụng rất nhiều năm nhưng vẫn được sử dụng để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước với mức tăng dân số nhanh tại Hà Nội Rác thường xuyên xuất hiện tại các ga hàm ếch ngăn cản công tác tiêu thoát nước ( đường Thanh Xuân, Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng ), nhiều khu vực có nắp ga vỡ có rất nhiều rác tại các hố thu và gây nguy hiểm cho người đi đường (đường vành đai 3 kéo dài, đường Thanh Nhàn ) Hệ thống cống thoát nước mới chỉ đảm bảo phục vụ khoảng 50 – 60% dân số ở các thành phố lớn và 20 – 40% ở các khu đô thị nhỏ Với cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đầy đủ lại đang bị xuống cấp, phạm vi hoạt động của hệ thống thoát nước rất hạn chế

Quá trình đô thị hoá làm cho lượng nước thải và nước mưa tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng hệ thống thoát nước cải tạo và xây dựng mới không đáp ứng kịp nên tình trạng ứ đọng và ngập úng nước mưa, ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng trầm trọng

Tại Hà Nội chưa có trạm xử lý nước thải tập trung Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp, không qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống cống thành phố, hồ

ao, kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và cảnh quan, cản trở đầu tư và du lịch

Đánh giá chế độ hoạt động của mạng lưới thoát nước đô thị thấy rằng một trong những yếu tố chính cản trở việc thu gom và tiêu thoát nước đô thị là sự lắng

Trang 8

đọng bùn cặn trong cống, kênh mương và hồ Bùn cặn trong nước mưa và nước thải

có nguồn gốc từ quá trình cuốn trôi bề mặt do mưa, từ nước thải các ngôi nhà, công trình dịch vụ và nhà máy xí nghiệp, và trong quá trình xử lý nước thải Bùn cặn hệ thống thoát nước sẽ tích tụ:

- Tại cống thoát nước;

- Trên kênh, mương, sông và hồ;

- Trong các công trình xử lý nước thải tại hộ thoát nước như bể tự hoại, bể chứa lưu giữ bùn,

- Trong trạm xử lý nước thải tập trung

Trong tất cả các loại bùn cặn trên, bùn cặn trong mạng lưới thoát nước (cống, kênh mương và hồ) không tập trung, khó thu gom và thành phần phức tạp nhất Các loại bùn cặn này dễ gây ô nhiễm môi trường sông hồ, làm giảm sút oxy và mất cân bằng sinh thái trong nguồn nước mặt Với số lượng lắng đọng lớn, bùn cặn trên mạng lưới thoát nước gây cản trở dòng chảy, hạn chế điều kiện tiêu thoát nước, đặc biệt là thời gian đầu mùa mưa

Xuất phát yêu cầu trên và với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra giải pháp xử lý bùn, không gây ô nhiễm môi trường đến các khu lân cận là nhu cầu thiết yếu và phù hợp với môi trường địa phương nơi học viên đang công tác, đề tài

"Nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở" đã được chọn để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn

Với hiện trạng thoát nước cho Thành phố Hà Nội hoạt động với mô hình bơm trực tiếp nước thải chưa qua xử lý của toàn Thành phố trực tiếp ra sông Hồng gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường sống Do vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm:

2.1 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý bùn thải, nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm đến môi trường sống

2.2 Đề xuất mô hình quản lý khu bãi đổ bùn khu B Yên Sở

3 Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng

Trang 9

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Áp dụng phương pháp này để thu

thập số liệu về lượng mưa các năm của trạm bơm Yên Sở, kết quả phân tích mẫu nước thải tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở, lượng nước thải về bãi trong một ngày để

có thể đưa ra mô hình xử lý nước thải có thể đáp ứng được hiện trạng thực tế của bãi đổ bùn đảm bảo nước thải ra sau khu vực xử lý gây ảnh hưởng ít nhất tới môi trường xung quanh

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: để nắm được quy trình vận hành của

bãi đổ bùn khu B Yên Sở Qua đó đưa ra đánh giá, nhận xét hiện trạng nạo vét của nghành và khả năng xử lý tại bãi theo quy trình cũ đã không còn đảm bảo về mặt chất lượng nước thải đưa ra môi trường không đạt yêu cầu theo QCVN25:2009/BTNMT Ngoài ra tại Hà Nội công tác xử lý nước thải tại đầu nguồn mới chỉ có nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch và Bắc Thăng Long-Vân Trì nên không thể đảm bảo công tác xử lý nước thải trước khi đưa vào môi trường

- Phương pháp chuyên gia: Xây dựng mô hình xử lý vừa và nhỏ để xử lý ô

nhiễm nguồn nước thải trước khi xả ra các hồ xung quanh Sử dụng các chế phẩm vi sinh để làm sạch hồ

* Công cụ ứng dụng:

- Tin học: sử dụng bản đồ để mô phỏng khu vực nghiên cứu và lưu trữ thông

tin; sử dụng tin học trong tính toán cho kết quả nhanh hơn, chính xác hơn

4 Nội dung của luận văn tập trung vào 3 nội dung như sau:

4.1 Đánh giá thực trạng lượng bùn lắng đọng và công tác nạo vét trên kênh mương thoát nước trong Thành phố Hà Nội

4.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý bùn, đảm bảo không gây ô nhiễm đến môi trường sống

4.3 Đề xuất mô hình quản lý khu bãi đổ bùn khu B Yên Sở

Nội dung chi tiết được trình bày trong các chương sau:

Trang 10

Chương 1: Tổng quan về quản lý nạo vét bùn, công nghệ xử lý bùn, mô hình quản lý tại Việt Nam và trên thế giới

Chương 2: Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý bùn thải thoát nước tại bãi đổ bùn khu B Yên Sở

Chương 3: Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hệ thống xử lý bùn thải nước thải cho bãi đổ bùn khu B Yên Sở

Trang 11

Chương 1: Tổng quan về nạo vét bùn, công nghệ xử lý bùn thải, nước thải trên

thế giới và Việt Nam

1.1 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải trên thế giới

Trên thế giới hiện nay, việc hướng tới môi trường sống xanh - sạch - đẹp là nhu cầu và cũng là xu hướng phát triển chung của xã hội Do vậy việc đặt ra các vấn

đề xử lý các nguồn gây ô nhiễm như ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và không khí nói chung đang là những vấn đề cấp bách và cần nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn Trong đó ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Ngoài ra ô nhiễm nước còn dẫn tới việc ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí

Để giảm thiếu tối đa việc ô nhiễm nước, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu về việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và tái sử dụng nguồn nước để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên Hà Lan, Anh, Đức, Nhật, Israel

Hình 1.1: Tổng quan về xử lý nước thải trên thế giới Ghi chú: Untreated : Không xử lý, Treated : Được xử lý

Qua hình 1.1 ta có thể nhận thấy châu Âu là khu vực có sự đầu tư và quan tâm đến môi trường sống và xử lý nước thải lớn Còn lại khu vực châu Á, châu Phi

và châu Mỹ là những khu vực có tỷ lệ xử lý nước thải thấp

Trang 12

1.1.1 Giới thiệu về bùn và các phương pháp xử lý

Bùn dư tạo thành từ các quá trình xử lý hóa học và sinh học nước thải cần được tiếp tục xử lý trước khi chôn lấp hoặc tái sử dụng trong nông nghiệp

1.1.1.1 Các tính chất của bùn thải

a Các tính chất vật lý

Bao gồm lượng chất rắn, chất rắn dễ bay hơi và phân bố kích thước hạt Hàm lượng chất rắn là trọng lượng khô của các chất rắn trên tổng trọng lượng của bùn Chất rắn dễ bay hơi biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong bùn, được xác định bằng phương pháp phân tích trọng lượng Phân bố kích thước hạt biểu thị kích thước của các thành phần hạt trong bùn, thông số này liên quan tới khả năng nước giữ nước của bùn

b Tính chất hóa học

Chủ yếu phụ thuộc vào nguồn gốc nước thải, cách tính chất hóa học biểu thị

sự có mặt của các hợp chất hóa học trong bùn và khả năng tái sử dụng bùn sau khi

đã được ổn định Các thông số chung được phân tích là mùi, hàm lượng hữu cơ và kim loại Nếu bùn được dùng cho mục đích tái sử dụng thì nên đánh giá thêm các thành phần ni tơ, phốt pho, kim loại và chất độc hại có thể có để đảm bảo cá sản phẩm cuối cùng phù hợp với các quy định của địa phương

c Tính chất sinh học

Biểu thị sử có mặt các vi khuẩn, mầm bệnh trong bùn Quá trình xác định này rất tốn kém và khó thực hiện vì nó liên qua đến việc nhận dạng virut, vi khuẩn, sinh vật đơn bào và giun sán có thể gây bệnh Nếu bùn được dùng cho mục đích tái

sử dụng thì việc đánh giá các mầm bệnh cần phải thực hiện

Vậy việc xử lý bùn rất cần thiết cho sức khỏe, môi trường và kinh tế Bùn có thể là mối nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe vì nó chứa rất nhiều mầm bệnh và các mối nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến cộng đồng Do đó, cần phải khống chế các mầm bênh và kiểm soát các thành phần ô nhiễm trong bùn làm giảm thể tích bùn là biện pháp cần thiết nhằm giảm chi

1.1.1.2 Mục đích xử lý bùn thải:

Trang 13

- Ổn định bùn, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa

- Làm kho bùn cặn để dễ vận chuyển và sử dụng

- Khử độc bùn cặn hoặc thu hồi chất quý trong đó

Để giảm dung công trình cũng như đảm bảo cho quá trình xử lý ổn định, một

số loại bùn có độ ẩm cao ( như bùn hoạt tính dư có độ ẩm đến 99,2%) cần phải tách nước sơ bộ Quá trình xử lý bùn có trong nước thải được nêu trên hình 1.2

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải

Các biện pháp xử lý bùn cặn truyền thống thường được áp dụng như khử nước làm giảm khối lượng bùn cặn, tăng thành phần khô của bùn va do đó giảm thiểu chi phí quản lý và vận chuyển Các phương pháp này đều có khả năng xử lý bùn tốt, nhưng cũng đòi hỏi cao về yêu cầu vận hành cũng như mức độ phức tạp về công nghệ, các yêu cầu về cơ sở hạ tàng và kỹ năng vận hành

Bảng 1.1: Khả năng tách nước của một số hệ thống xử lý bùn cặn

% Chất khô 23 (15-20a) 24 (15-20b) 32 10b 30-40 Ghi chú: a: Giá trị thông thường

Trang 14

b: Giá trị phụ thuộc vào thời gian xử lý

(Nguồn: D.Xanthoulis - Lều Thọ Bách - Wang Chengduan - Hans Brix - 2010)

Trong bảng 1.1 nêu các phương pháp xử lý làm khô bùn cặn được ứng dụng nhiều trong thực tế Ba hệ thống tách nước từ bùn nêu đầu tiên có khả năng tạo ra bùn cặn với hàm lượng chất khô tương tự như nhau Nói chung, các hệ thống này đều yêu cầu bổ sung thêm các hóa chất ví dụ như chất trợ keo tụ, chất điện ly phân

tử, nguồn năng lượng cung cấp và cán bộ có chuyên môn Hai hệ thống nêu sau được xem là các giải pháp công nghệ thấp vì tiêu thụ ít năng lượng và khá đơn giản trong xây dựng, vận hành Các bãi làm khô và bãi trồng cây dung để xử lý và tách nước từ bùn cũng có thể làm ổn định, thậm chí còn khoáng bùn hóa tạo ra sản phẩm

có thể chôn lấp hoặc sử dụng cho mục đích nông nghiệp một cách hợp vệ sinh Hơn nữa nước được tách khỏi bùn, thấm qua các lớp bùn đã khoáng hóa và thoát ra từ đáy bãi lọc nên hệ thống này có khả năng xử lý với hiệu suất khử COD, BOD cao đến 60%, nitrat hóa đến 80% và giảm các khuẩn đường ruột từ 2 đến 3 lần

d Các dạng hệ thống xử lý bùn cặn trong điều kiện tự nhiên

Các mực độ xử lý có thể được biểu thị thông qua mức nồng độ chất rắn của bùn Việc cô đặc bùn chủ yếu được tiến hành tại chỗ, thông thường bằng hệ thống

kỹ thuật để lọai bỏ một phần chất lỏng và tăng nồng độ chất rắn lên khoảng 5%, bùn vẫn giữ "tính chất của chất lỏng" của nó Việc tách nước khỏi bùn cặn được thực hiện nhằm loại bỏ nước và nồng độ chất rắn lên tối thiểu là 20% Bùn khô có hàm lượng nước rất thấp, tùy theo phương pháp xử lý được chọn và đặc điểm bùn, có thể khử được 100% nước Quá trình ổn định bùn cặn chuyển hóa sinh học các chất rắn thành các sản phẩm không chứa tế bào sống Các hệ thống xử lý bùn tự nhiên có thể nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm các nhược điểm tiền ẩn của bùn và tạo ra một thành phẩm có thể tái sử dụng an toàn Các hệ thống này bao gồm: bãi làm khô,

ủ phân, xử lý bằng đất, bãi trồng sậy, hồ làm khô bùn và ổn định bằng vôi

e Một số mô hình xử lý bùn

Trang 15

e1 Bãi làm khô bùn: Các bãi làm khô bùn được xây dựng trên lớp cát lọc,

dạng công trình này được coi là dễ áp dụng, thiết kế đơn giản và có thể tạo ra sản phẩm bùn khô ổn định Các bãi làm khô bùn được áp dụng cho những cơ sở nhỏ và

có thể sử dụng trong hầu hết các điều kiện khí hậu Mặc dù cần có diện tích lớn và nhiều lao động những bãi làm khô bùn rất kinh tế đới với những nơi có điều kiện đáp ứng về đất đai và lao động

Bùn chủ yếu được tách từ nước bằng thấm, thoát nước và bay hơi nước Nước được tách khỏi bùn bằng trọng lực, thấm qua cát xuống đáy hố được thu gom

và thoát ra khỏi bãi làm khô bằng hệ thống ống ngầm Lượng nước không thấm được sẽ tạo thành lớp váng phủ trên bề mặt có thẻ được bay hơi Bùn sẽ tích tụ tại lớp trên cùng của bãi làm khô với hàm lượng chất khô khoảng 10%, tùy theo thời gian của quá trình làm khô bùn

độ dày lớp bùn nến là 400mm cho thấy trứng các loại sinh vật ký sinh hoàn toàn biến mất khỏi bùn sau 8 tháng

Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm:

Trang 16

+ Hệ thống dễ thiết kế và thi công

+ Thuận tiện trong công tác quản lý vận hành

+ Không tốn kinh phí

Nhược điểm:

+ Cần mặt bằng rộng và ảnh hưởng đến môi trường không khí quanh khu vực

+ Không thể xử lý triệt để các thành phần độc hại trong bùn

e2 Xử lý tách nước và khoáng hóa bùn bằng bãi trồng cây sậy: Các bãi làm

khô được trồng cây có thể được áp dụng như một công nghệ tách bùn-nước, góp phần nâng cao hiệu quả tách nước trong bùn đồng thời tạo ra sản phẩm khoáng hóa

có thể dung để bổ sung cho đất và là nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho nông nghiệp

Từ kế quả nghiên cứu ở một số quốc gia, một số giải pháp công nghệ cho hệ thống tách nước bằng cây trông đã được đề xuất Đặc điểm chung của các công nghệ này

là sử dụng kết hợp cây và cật liệu cát sỏi để tách nước và ổn định bùn Thông thường loại cây được chọn cho hệ thống này là cây sậy, các thực vật đầm lầy khác cũng có thể sử dụng được Các kinh nghiệm thu được tại Đức cho thấy việc sử dụng các bãi trồng cỏ được gọi là bãi mùn cũng được đạt được hiệu quả tách nước và ổn định bùn cao (Pabsch, 2004)

Bãi trồng sậy tách nước và khoáng hóa bùn thường được thiết kế bao gồm các đơn nguyên rải sỏi, trồng thực vật, bùn được trải đều trên bề mặt Thực vật, đất, năng lượng mặt trời và trọng lực tách các chất rắn và chất lỏng khỏi bùn Tỷ lệ chất rắn của bùn giữ nguyên trên bề mặt bãi trong khi nước được thoát đi và thấm qua lớp sỏi Sau mỗi lần rải bùn là giai đoạn tách nước được thực hiện trước khi một lớp bùn mới được phủ tiếp trên lớp bùn đã được tách nước Các quá trình tiếp tục được thực hiện tới khi lấp đầu bãi bằng bùn đã tách nước và được làm sạch bãi Nước thoát từ bùn thấm qua cát và sỏi, điều kiện hiếu khí trong lớp lọc không bão hòa và khả năng lọc của các vật liệu làm giảm nông độ chất ô nhiễm và nước được quay vòng xử lý tại trạm XLNT

Trang 17

Thiết kế và biện pháp vận hành hệ thống phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm các đặc điểm và đặc tính lý, hóa, sinh học của bùn Các yếu tố khác bao gồm điều kiện khí hậu trong bùn, khối lượng bùn cần xử lý, yêu cầu xả nước, mục đích

sử dụng cuối cùng của bùn và các quy định trong vùng vệ những loại hệ thống này Bãi lọc được thiết kế có lót đáy chống thấm, thực vật và các lớp sỏi, cát và đất, hệ thống phân phối, hệ thống thoát nước và một hệ thống thông gió nhằm duy trì luông khí dưới đáy nền và các lớp vật liệu Các hệ thống cần được thiết kế thành các đơn nguyên để có thế thực hiện tải bùn luân phiên và có đủ thời gian giữa các lần tải nhằm đảm bảo cho các quá trình lý hóa và sinh học có thể diễn ra, tránh bít kín

Việc xây dựng và hoạt động của các bãi trồng sậy không tốn kém và không đòi hỏi nhân lự có trình độ cao, bãi trồng sậy có thể xử lý được các loại bùn với các đặc tính khác nhau Những hệ thống trồng sậy này được sử dụng rộng rãi và thành công tại các khu vực có khí hậu ôn hòa và phát triển đạt hiệu quả cao hơn trong thời tiết ấm, do nhiệt độ ổn định và ôn hòa có thể kích thích quá trình sinh học và tránh những thay đổi ảnh hưởng đến những quá trình này

Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Hệ thống dễ thiết kế và thi công

+ Thuận tiện trong công tác quản lý vận hành

+ Không tốn kinh phí

Nhược điểm:

+ Cần mặt bằng rộng và ảnh hưởng đến môi trường không khí quanh khu vực

e3 Hồ làm khô bùn: Trong hồ làm kho bùn, bùn từ quá trình xử lý nước thải

được lưu trữ đồng thời, tách nước và làm khô (Hình ) Bằng lắng trọng lực, tách nước chảy tràn, các tành phần chất rắn trong bùn được lưu và nén trong hồ Quá trình yêu cầu thời gian lưu trữ bùn khá lâu Các thành phần chất rắn đọng lại đáy hồ, phần nước trên bề mặt hồ được thoát ra liên tục hoặc theo từng đợt Nước thoát ra

Trang 18

được đưa trở lại trạm xử lý nước thải để xử lý Khi chiều cao lớp bùn lắng đạt độ cao nhất định thì hồ được thoát nước và chất rắn được làm khô (Peavy và các cộng

sự, 1986) Bùn khô được lấy khỏi hồ để tái sử dụng hoặc thải bỏ

Hình 1.4: Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn e4 Ổn định bằng vôi: Sự dụng vôi để ổn định bùn sẽ kiểm soát được mùi và

loại bỏ vi khuẩn Hơn nữa ổn định hóa học sẽ làm tăng khả năng tách nước và xử lý bùn hiệu quả hơn Các chất kiềm (như vôi) được bổ sung để tăng độ pH nhằm vô hiệu hóa khả năng hoạt động của các vi sinh vật do đó hạn chế tạo mùi và ngăn cản

sự phát triển của các vi sinh vật truyền bệnh Ngoài ra, vôi có thể đóng vai trò như một tác nhân keo tụ làm tăng cường khả năng tách nước của bùn

f Các lưu ý về điều kiện khí hậu và yêu cầu vận hành

Do hệ thống được vận hành theo nguyên tắc xử lý bùn bằng quá trình kéo dài, kích thước bề mặt yêu cầu cho xử lý phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực thực hiện nên cần có các biện pháp vận hành phù hợp với điều kiện khí hậu để tối ưu hóa chất lượng bùn sau xử lý

1.1.2 Giới thiệt về nước thải và xử lý nước thải

Quá trình hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các đô thị làm phát sinh các chất thải dưới dạng rắn, lỏng, khí Chất thải dạng lỏng, hay nước thải, sau khi qua các khâu xử lý làm sạch sẽ là một nguồn nước cấp quan trọng cho các

đô thị Nước thải là nước sau quá trình sử dụng trong các hoạt động của con người,

có thành phần bị biến đổi, chứa các chất ô nhiễm Theo nguồn gốc nước thải có thể

là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có chứ các chất từ các hộ gia đình, trường học, khu thương mại hay công nghiệp với nguồn nước mặt hay nước mưa

Trang 19

Các thông số ảnh hưởng đến chất lượng nước

Nhiệt độ: Thông số quan trọng trong thiết kế xử lý trạm xử lý nước thải bởi

nó có ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học, hóa học diễn ra trong nước

Khí: Các thành phần khí được sinh ra do các quá trình phân hủy các hợp chất

có trong nước thải hoặc tồn tại trong bản thân nước thải như O.2 CO2

BOD5: thông số biểu thị nhu cầu oxy hóa trong 5 ngày, đặc trưng bởi lượng oxy cần thiết cho các vi khuẩn oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có trong một đơn vị thể tích nước thải trong thời gian 5 ngày ở điều kiện 200C BOD5 biểu thị bằng đơn vị mg/L, và được sử dụng phổ biến như một thông số đánh

Trang 20

giá mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ, hay hàm lượng chất hữu cơ dễ bị oxy hóa sinh hóa trong nước thải

COD: Nhu cầu oxy hóa học, đặc trưng cho lượng oxy cần thiết (tính bằng mg/L) để oxy hóa hóa học các chất hữu cơ có trong nước thải bằng đichromat trong môi trường axit

c Các chỉ tiêu sinh vật

Faecal Coliform: Các vi khuẩn sống trong đường ruột của các loại động vật thuộc nhóm máu nóng Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ ô nhiễm bẩn bới các loại

vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ phân

Các vi sinh vật khác: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, giun sán và các loại virut có trong các chất thải, thể hiện mức độ ô nhiễm hay nhiễm bẩn độc tố của nước thải

d Một số phương pháp xử lý nước thải

Nước thải đô thị thường được xử lý theo ba bước (mức độ) nêu qua hình 1.5 như sau:

Hình 1.5: Các bước xử lý nước thải sinh hoạt

Trang 21

bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình phía sau ổn định

d2 Các phương pháp hóa học và hóa lý

- Phương pháp hóa học: Là quá trình khử trùng nước thải bằng các hóa chất

(clo, ô zôn ), khử ni tơ và phốt pho bằng các hợp chất hóa học hoặc keo tụ tiếp tục nước thải trước khi sử dụng lại XLNT thường là khâu cuối trong dây chuyền công nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần tái sử dụng

- Phương pháp hóa lý: Là quá trình cho các chất (keo tụ và trợ keo tụ) để

tăng cường khả năng tách các tạp chất không tan, keo và mất một phần chất hòa tan

ra khỏi nước thải: chuyển hóa các chất tan thành không tan và lắng cặn hoặc thành các chất không độc Phương pháp này thường được áp dụng cho xử lý nước thải công nghiệp

d3 Các phương pháp xử lý sinh học

Các hợp chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật ô xy hóa hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ

- Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Quá trình xử lý nước thải được dựa trên sự ô xy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ ô xy tự do hòa tan Nếu

Trang 22

ô xy được cung cấp bằng thiết bị hoặc cấu tạo công tình thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo Ngược lại, nếu ô xy được chuyển và hòa tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên

- Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Quá trình xử lý được dựa trên cơ

sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí Đối với các hệ thống thoát nước quy mô nhỏ và vừa, người ta thường dùng các công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng với phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn

và lỏng Các công trình được ứng dụng rộng rãi là các bể tự hoại, giếng thấm, bể lắng hai vỏ, bể lắng trong kết hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn kỵ khí (UASB)

e Tách các nguyên tố dinh dưỡng ra khỏi nước thải:

Chủ yếu đây là quá trình tách ni tơ và phốt pho Với nồng độ rất lớn, các nguyên tố này tạo điều kiện cho các thủy thực vật phát triển, gây phú dưỡng và làm tái nhiễm bẩn sông hồ

Các nguyên tố như N, P có trong nước thải có thể xử lý bằng phương pháp sinh học Các muối nitrat, nitrit tạo thành trong quá trình phân hủy hiếu khí sẽ được khử trong điều kiện thiếu khí trên cơ sở các phản ứng khử nitrat

f Khử trùng nước thải

Thông thường dùng clo hơi, đối với các công trình công suất nhỏ hơn 1000m3/ngđ dùng clorua vôi, Đôi khi còn dùng phương pháp điện phân muối ăn tạo nước javen để khử trùng nước thải

g Giới thiệu về xử lý nước thải ổn định

Hiện nay, các vấn đề liên quan tới nguồn nước và đặc biệt là nước thải đang trở nên ngày càng quan trọng Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước bởi nitrat và phốtphat Nhiều nơi thường gặp các vấn đề thiếu nước và có nhu cầu về nước sạch hơn cho mục đích sử dụng của con người (nước uống) và cho mục đích nông nghiệp (tưới tiêu)

Trang 23

Xử lý ổn định (XLÔĐ) là một công nghệ sử dụng thực vật để làm sạch nước thải và được áp dụng thành công ở nhiều nước thuộc vùng Địa Trung Hải và Bỉ

Quá trình (XLÔĐ) nước thải được phát triển từ sáng chế đầu tiên: "Quá trình

xử lý chất thải hữu cơ dạng lỏng" thực hiện năm 1985 XLÔĐ có nguồn gốc từ kỹ thuật trồng cây trong nước, XLÔĐ sử dụng các nhu cầu và đặc điểm vật lý của cây

để loại bỏ các hợp chất gây hại đến môi trường

Nước thải chảy qua các kênh trong đó có bố trí trồng các loại rễ trần Hệ thống này có thể được áp dụng theo các sơ đồ dòng thẳng (nước chảy theo 1 chiều) hoặc dòng tuần hoàn Các kênh có chiều rộng 50cm và chiều dài phụ thuộc vào chất lượng nước thải Cây hấp thụ nitrat và phootpho cho quá trình tăng trưởng, rễ cây

có tác dụng lọc các chất lơ lửng đồng thời là nơi lưu giữ các vi khuẩn có ích cho quá trình làm sạch nước thải

Hệ thống XLÔĐ nước được triển khai để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho những khu dân cư có quy mô nhỏ, tuy nhiên mục đích có thể thay đổi tùy thuộc điều kiện sử dụng, Taị vùng Địa Trung Hải, XLÔĐ được áp dụng với mục đích xử

lý và tái sử dụng nước thải để tưới trồng nông nghiệp

Hình 1.6: Mô hình thí nghiệp xử lý ổn định nước thải

Trang 24

Bảng 1.2: Khả năng phát triển và mức độ làm sạch của một số loài thực vật

Loài thực vật Tăng trưởng Khả năng

mầm nhiều

hóa vào cuối kỳ Ngoài ra hệ thống XLÔĐ còn được áp dụng nhiều nơi trên thế giới:

Bảng 1.3: Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số hệ thống xử lý được vận

Ghi chú: *: Giá trị trung bình

**: Kết quả tính theo gam được xử lý trên mét kênh trên ngày

Ưu điểm:

- Dễ thiết kế để sử dụng

- Thuận lợi về mặt kinh tế

- Tạo cảnh quan môi trường, gần gũi với thiên nhiên

Nhược điểm:

- Chỉ áp dụng cho mô hình nhỏ

Trang 25

- Dễ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí quanh khu vực

h Giới thiệu về tái chế nước và tiết kiệm nước

Xử lý nước thải và tái sử dụng nguồn nước là vấn đề đang được quan tâm cao vì tốc độ tăng dân số ngày một tăng kéo theo sự ô nhiễm ngày một lớn hơn và nguồn tài nguyên ngày một hạn hẹp Do vậy một số nước phát triển mạnh như Anh ,

Hà Lan, Israel đã và đang áp dụng mô hình xử lý và tái xử dụng nguồn nước phát triển mạnh

Đứng đầu thế giới về tiết kiệm nước, Israel cũng đi đầu trong công nghệ tái chế nước Nước thải công nghiệp, sinh hoạt ở nước này đều được thu gom, xử lý triệt để, sau đó dùng để tưới cây… nên tỷ lệ nước thải được tái sử dụng ở Israel lên tới 75%

Ở Israel, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom vào các hệ thống xử lý tập trung Ở các hệ thống này sử dụng các giải pháp xử lý dựa vào từ tính (sử dụng thanh nam châm để tách các chất hữu cơ độc hại như dầu, chất tẩy rửa, hóa chất nhuộm và kim loại nặng trong nước thải); xử lý bằng phương pháp kết đông điện từ (xử lý loại bỏ kim loại nặng trong nước bằng việc đưa hyđrôxyt kim loại trùng hợp, là phương pháp dùng để xử lý nước thải công nghiệp và đô thị); xử

lý bằng cách làm lắng đọng (nước được làm sạch bằng việc lắng chất bẩn có thể được sử dụng trong nông nghiệp)…

1.2 Tổng quan tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Việt Nam

1.2.1 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Hà Nội

1.2.1.1 Về nạo vét bùn tại Hà Nội

Tại Hà Nội, công tác nạo vét bùn thải được triển khai định kỳ đối với từng khu vực Kế hoạch nạo vét trên dựa trên kết quả khảo sát thực tế tại hiện trường, đơn vị thực hiện: Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội - Xí nghiệp Khảo sát thiết kế

Hiện đang được áp dụng nhiều dây chuyền công nghệ để có thể nạo vét bùn thải thoát nước như dây chuyền S1, dây chuyền S2, dây chuyền C2

a Dây chuyền S1:

Trang 26

- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các cống hẹp mà công nhân không thể vào làm

sạch và nạo vét được Cụ thể với cống tròn có đường kính từ 0,3 đến 0,8m hoặc cống hộp có chiều rộng đáy 0,3 đến 0,8m

- Đặc điểm của quy trình công nghệ S1:

Khối lượng nước phục vụ cho sản xuất lớn, chất lượng nước đòi hỏi không

và tham gia chung, 01 công nhân phục vụ khác như điều khiển giao thông và các việc khác phục vụ thi công Tổng 11 công nhân

Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ S1

(Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội – 2010)

Trang 27

có thể tiếp cận được để tác nghiệp

- Đặc điểm quy trình công nghệ C2:

+ Việc nạo vét sông, mương theo quy trình công nghệ C2 đạt hiệu quả cao nhưng năng suất trung bình, rác dụng làm tăng năng suất dòng chảy

+ Trong khi thi công có thể đào rộng, sâu lòng nếu cần, đồng thời nạo vét được tất cả lớp bùn đất vật cứng rác tồn đọng lâu ngày dưới mương

Hình 1.8: Quá trình làm việc theo quy trình công nghệ C2

- Thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ quy trình công nghệ C2:

+ Thiết bị trung tâm: 01 Máy xúc

+ Thiết bị tham gia thi công: 01 Xà làm máy xúc, 03 thuyền chở bùn 6m3, 02

xe hút chân không 4T, 04 xe téc chở bùn 4T, 02 xe tự đổ 4T, 01 xe téc chở nước 4m3, xe chuyên dụng phục vụ vận chuyển máy xúc, vận chuyển xà lan, cầu 30T, dụng cụ cầm tay như cuốc, xẻng và các loại dây neo xà lan, thuyền chở bùn

+ Dụng cụ thiết bị đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông: biển báo, cộc phân chia giới hạn khu vực thi công, bảo hộ lao động

Trang 28

Hình 1.9: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ C2

(Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội -2010 ) 1.2.1.2 Tổng quan công tác xử lý bùn thải ở Hà Nội

Hiện tại Hà Nội lượng bùn trong các ao hồ, kênh, mương đều được nạo vét định kỳ và tất cả không được xử lý tại chỗ mà vận chuyển về bãi đổ bùn khu B Yên

Sở để xử lý (được trình bày cụ thể trong chương 3)

1.2.1.3 Tổng quan về công tác xử lý nước thải ở Hà Nội

Xí nghiệp Quản lý các Nhà máy Xử lý nước thải được thành lập ngày 19/12/2005 là một trong mười đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thoát nước Hà Nội Hiện nay Xí nghiệp quản lý các Nhà máy và các Trạm sau:

- Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì

- Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch

- Trạm xử lý nước thải Kim Liên

- Trạm bơm DPS 20m3/s, cùng với Trạm bơm BP4, BP5, cụm thoát nước Bắc Thăng Long - Vân Trì.Nhiệm vụ của Xí nghiệp Quản lý các Nhà máy Xử lý nước thải là quản lý, vận hành an toàn hiệu quả các Trạm XLNT Kim Liên, Trúc Bạch, Nhà máy Bắc Thăng Long - Vân Trì, Trạm bơm trên 20m3/s DPS

Trang 29

Mục tiêu là giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực Kim Liên, Trúc Bạch, cụm công trình Bắc Thăng Long - Vân Trì

a Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Hà Nội

Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chính là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Xí nghiệp Quản lý các Nhà máy Xử lý nước thải

Từ năm 2005 đến nay, Xí nghiệp đã xây dựng và đưa vào hoạt động một Nhà máy và hai Trạm xử lý nước thải (xem bảng 1.3) Nhà máy Xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì đã xây dựng xong nhưng chưa thể hoạt động hết công suất theo thiết kế một phần do khu đô thị Bắc Thăng Long chưa xây dựng và khu công nghiệp Bắc Thăng Long mới chỉ thu gom được một phần lượng nước thải Còn lại

là hai Trạm xử lý nước thải thí điểm Trúc Bạch và Kim Liên đã đi vào hoạt động và thu được kết quả khả quan trong việc XLNT sinh hoạt trên địa bàn Trạm Kim Liên ngoài việc xử lý nước thải tập trung đổ xuống sông Lừ, trong tương lai sẽ sử dụng nước sạch sau xử lý bổ cập cho hồ Kim Liên Còn Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch được người dân và chuyên gia đánh giá cao với khả năng xử lý nước thải sinh hoạt, nước sau xử lý được bổ cập vào hồ Trúc Bạch còn góp phần cải tạo lại hồ Trúc Bạch Còn theo khẳng định của các chuyên gia môi trường Nhật Bản, nước thải của

cả hai trạm sau khi được xử lý có thể uống được

Bảng 1.4: Thống kê các dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội

STT Tên nhà máy - vị trí Cống suất

(m3/ngđ)

Mức đầu

tư (Triệu đô)

Tình trạng

1 Bắc Thăng Long - Vân Trì 1 42.000 17,0 XD xong, chưa

hoạt động

2 Trúc Bạch - quận Ba Đình 2.300 3,5 – 4,0 Đang hoạt động

3 Kim Liên - quận Đống Đa 3.700 5,2 Đang hoạt động

máy Kim Liên

5 Phú Đô- huyện Từ Liêm 84.000 344,0 Khảo sát thiết kế

6 Yên Xá - Thanh Trì 135.000 318,0 Khảo sát thiết kế

7 Yên Sở - Thanh Trì 195.000 253,0 Khảo sát thiết kế

Trang 30

Ba Dự án Nhà máy Xử lý nước thải sinh hoạt Phú Đô, Yên Xá, Yên Sở, nằm trong Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II đang được khởi công xây dựng và sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất Khi ba Nhà máy xử lý nước thải sinh họat này đưa vào hoạt động sẽ xử lý được khoảng 50% nước thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; góp phần cải tạo môi trường, trả lại màu xanh cho nhiều con sông và hồ trên địa bàn thành phố

Hình 1.10 Sơ đồ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch

Do vậy công tác xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cần có được quy hoạch chính xác, hiệu quả và phải chú trọng hơn nữa đến việc phối hợp xử lý nước thải, chất thải mới mang lại sự phát triển và tránh những ô nhiễm môi trường không đáng có

1.2.2 Tổng quan về công tác thu gom, xử lý bùn thải, nước thải tại Hồ Chí Minh

1.2.2.1 Tổng quan về công tác thu gom bùn thải

Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang sử dụng các công tác nạo vét như mô hình C2 như tại Hà Nội để nạo vét các kênh mương sông hồ thoát nước cho Thành phố Ngoài ra đối với các hệ thống cống nhỏ, việc trang bị các xe hút để sử dụng cũng đang được áp dụng

Trang 31

1.2.2 2 Tổng quan về công tác xử lý bùn thải

Hàng triệu mét khối bùn thải các loại đang bị tích tụ, vương vãi không xác

định trên khắp địa bàn TP.HCM, nhưng chưa có một công ty, đơn vị nào xử lý

Lâu nay, người ta chỉ chú ý tới việc xử lý các loại rác thải, nước thải mà quên mất rằng, bùn thải cũng thuộc một dạng “rác thải” cần phải xử lý Thống kê của Sở TNMT cho hay, có hơn 2.000 tuyến sông, kênh, rạch do sở này quản lý, có

680 tuyến kênh rạch khác dài 900km do Trung tâm Điều hành chống ngập quản lý

và còn lại, UBND các quận, huyện quản lý hơn 200 tuyến kênh, với chiều dài hơn 300km Chính vì các tuyến kênh rạch chằng chịt khá nhiều này là nguyên nhân làm gia tăng số lượng bùn thải kênh rạch ở TPHCM, khi nạo vét kênh mương

Bên cạnh đó, riêng Nhà máy XLNT Bình Hưng, mỗi ngày đã phát sinh 40 tấn bùn thải, hiện nhà máy này đang tồn trên 4.000 tấn bùn thải Ước có khoảng 5.000 - 6.000 tấn bùn thải các loại phát sinh mỗi ngày ở TPHCM Trong lương lai, TPHCM sẽ phải xây dựng thêm 9 nhà máy XLNT khác cỡ Nhà máy XLNT Bình Hưng Vấn đề đặt ra ở đây, chỉ với 4.000 tấn bùn thải ứ đọng tại Nhà máy XLNT Bình Hưng, các cơ quan chức năng hiện nay còn chưa tìm ra phương án xử lý TPHCM đã có kế hoạch đầu tư rất bài bản các loại nhà máy XLNT như Nhà máy XLNT Bình Hưng (công suất 141.000m3/ngày), Nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa (công suất 30.000m3/ngày) và các trung tâm xử lý rác thải ; thế nhưng, việc đầu tư cho xử lý bùn thải lại hết sức ít ỏi và nhỏ bé Cụ thể: Phần lớn số lượng bùn thải phát sinh trước đây thường được các đơn vị chuyên chở ra chôn lấp ở bãi rác Đông Thạnh (Q.12)

Tuy nhiên, do bãi rác Đông Thạnh đã bị đóng cửa vì quá tải; từ đó, bùn thải không hề được đổ tại một địa điểm chính thức nào cả; mặc các đơn vị vận chuyển

đổ ở đâu thì đổ Ngay như Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước

đô thị - đơn vị được UBND TP giao quản lý, vận hành Nhà máy XLNT Bình Hưng

- vốn được giao trọng trách chuẩn bị dự án đầu tư “xây dựng trạm tiếp nhận, chế biến và xử lý bùn Đa Phước”, rộng 42ha, nhằm xử lý số lượng bùn thải từ Nhà máy

Trang 32

XLNT Bình Hưng, nhưng đến nay dự án trên vẫn chưa thể thực hiện; dẫn tới tình trạng bùn thải ứ đọng 4.000 tấn ở Nhà máy XLNT Bình Hưng

Bùn thải từ các nhà máy XLNT, khác với bùn thải nạo vét từ kênh rạch , có rất nhiều độc tố như kim loại nặng, crom cần phải được xử lý triệt để, trước khi chôn lấp xuống đất Và phải coi bùn thải như một chất thải nguy hại, phải được quản lý nghiêm ngặt

1.2.2 3 Tổng quan về công tác xử lý nước thải

Theo Trung tâm điều hành chống ngập nước của TP HCM, đến thời điểm này cả thành phố mới chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải là Tân Quy Đông, Nhà máy Bình Hưng Hòa và Nhà máy Bình Hưng Tổng cộng 3 nhà máy chỉ mới xử lý được khoảng 180.000 m3 ngày đêm, chưa bằng 1/10 lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày

Theo quy hoạch tổng thể thoát nước của TP HCM, chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt của người dân lên tới 315 lít/người/ngày ở nội thành và ngoại thành là 300 lít/người/ngày Với dân số gần 8,5 triệu người hiện nay, hàng ngày lượng nước thải

ra đã vượt qua con số 2 triệu m3

Để xử lý lượng nước thải không lồ thải ra mỗi ngày này, TP HCM cũng quy hoạch xây dựng 9 lưu vực thu gom trên diện tích 18.978ha để xử lý nước bẩn với công suất 1,78 triệu m3/ngày

Nhằm hạn chế bớt lượng nước bẩn chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường, thành phố cũng quy định tất cả các khu chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng… mới xây dựng phải có hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Tuy nhiên, cho đến nay cũng mới chỉ có khoảng 200 dự án như vậy có hệ thống xử lý nước thải đạt mức

độ xử lý cấp 2

1.3 Đánh giá chung về quản lý, bảo vệ môi trường ở Việt Nam

1.3.1 Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam

a Thực tiễn áp dụng các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Trang 33

Theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 18/2/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) về hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải, kể

từ ngày 01/01/2004, các tổ chức, hộ gia đình phải nộp phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt (NTSH) và nước thải công nghiệp (NTCN) Nguồn phí thu được này được

sử dụng để đầu tư trở lại cho các công trình, dự án BVMT, đầu tư xây dựng mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương

Ngày 06/9/2007, Bộ Tài chính và Bộ TN&MT ban hành Thông tư liên tịch

số 106/2007/TTLT/ BTC-BTN&MT về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125

đã có những quy định hướng dẫn tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm NTCN Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tờ khai nộp phí của các doanh nghiệp cũng như giúp các doanh nghiệp có thể tự kê khai

Ở cấp địa phương, tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, các Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng với Sở Tài chính đã lập đề án triển khai thực hiện việc thu phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định 67/CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/NĐ-CP) trình Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt Sau đó, dựa trên Nghị quyết của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã ban hành Quyết định về việc thực hiện thu phí trên địa bàn Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Sở Tài chính ban hành công văn liên quan tới hướng dẫn thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Có thể nói, đây là các văn bản pháp lý hết sức quan trọng làm cơ sở nền tảng cho việc triển khai thu phí tại các địa phương

Ngoài ra, chính quyền các địa phương cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động liên quan đến quá trình thu, nộp phí như: tuyên truyền, phổ biến thu phí nước thải trên các phương tiện truyền thông đại chúng đến các doanh nghiệp đến mọi

Trang 34

tầng lớp nhân dân; tổ chức tập huấn cho các Sở, ban, ngành liên quan UBND các cấp quận, huyện, phường, xã thành lập tổ công tác thu phí thuộc phòng Môi trường

- Sở Tài nguyên và Môi trường: thống kê, lập danh sách đối tượng* phải nộp phí NTCN, tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp, đốc thúc, vận động các cơ sở công nghiệp tự nguyện kê khai và nộp phí theo đúng quy định; mở tài khoản “tạm giữ tiền phí BVMT đối với NTCN” tại các Kho bạc Nhà nước; gửi thông báo và yêu cầu nộp tờ khai nộp phí đối với* các cơ sở công nghiệp, tổ chức thẩm định và ra thông báo nộp phí Trong thời gian qua, một số địa phương như Đồng Nai khi chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ TN&MT về cách tính toán lượng chất gây ô nhiễm đã tự tìm tòi nghiên cứu các tài liệu về công nghệ và môi trường, dự báo được lượng nước thải gần đúng của các ngành công nghiệp để từ đó yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai chính xác hơn Một số địa phương đã sáng tạo kết hợp công tác thu phí BVMT đối với nước thải với công tác quản lý tài nguyên (đất đai, nước, khoáng sản) để yêu cầu các cơ sở công nghiệp phải kê khai và nộp phí

Như vậy với pháp luật bảo vệ môi trường bước đầu đưa ra đã có những kết quả nhất định và đã đánh giá được vấn để xử lý môi trường chống ô nhiễm là vấn đề cấp bách luôn luôn được người dân ủng hộ

b.Về công tác thu phí

Theo báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định 67, trong năm 2004 cả nước đã thu được hơn 75 tỷ đồng trong đó phí NTCN là gần 7 tỷ đồng (chiếm 9%) và NTSH đạt gần 69 tỷ đồng (91%) Trong năm

2005, cả nước đã thu được khoảng 29 tỷ đồng NTCN (tăng gấp 4 lần so với năm 2004) Đối với NTSH, đã thu được 100 tỷ đồng

Trong thời gian quan, có 24 tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Nghị định 67 và đã thu được đồng thời cả hai loại phí NTSH và NTCN Một số tỉnh điển hình trong công tác thu phí trong năm 2004 là Thành phố Hồ Chí Minh (23,2 tỷ đồng), Cần Thơ (8,1 tỷ đồng), Quảng Ninh (4 tỷ đồng), Bà Rịa – Vũng Tàu (2,7 tỷ đồng), Đồng Nai (2,3 tỷ đồng), Khánh Hoà (1,1 tỷ đồng)

Trang 35

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả từ tháng 10/2004 cho đến nay đã thu được gần 17,5 tỉ đồng tiền phí BVMT (cho cả NTSH và NTCN) Theo quy định, với loại NTSH thu từ đối tượng sử dụng nước sạch qua hóa đơn tiền nước, công ty cấp nước là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thu phí BVMT Thực ra, cách thu này cũng tương tự như cách thu theo quy định cũ (thu phí NTSH) Riêng UBND phường, xã sẽ thực hiện thu phí BVMT với các đối tượng hộ gia đình tự khai thác nước ngầm (trừ những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) để sử dụng cho mục đích sinh hoạt Đây chính là điểm mới vì trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ thu phí nước thải đối với những người sử dụng nước máy của Công ty cấp nước qua đồng hồ; còn các hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan coi như nằm ngoài diện phải nộp phí nước thải Thế nhưng, từ khi Quyết định về thu phí BVMT của UBND Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực (ngày 01/8/2004), đến nay hầu hết các UBND phường, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thể thu phí BVMT của các hộ gia đình sử dụng nước giếng

Do vậy, công tác nâng cao ý thức người dân về sức khỏe và những ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống do ô nhiễm môi trường cần phải được đẩy mạnh hơn nữa Có thể áp dụng trong trường học, từng ngõ, xóm và phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền tới từng nhà

c Về công tác nộp phí

Đối với công tác nộp phí, đã đạt được một số kết quả đáng kể, số phí thu được tương đối lớn Một số địa phương đã có trách nhiệm nộp phí đúng thời hạn như Thái Nguyên (395 triệu đồng), Quảng Ninh (393 triệu đồng), Khánh Hoà (370 triệu đồng) Có nhiều tỉnh khác, tuy số phí thu được còn thấp, song đã nghiêm túc thực hiện việc nộp phí như Bình Phước (62 triệu đồng), Gia Lai (97 triệu đồng), Phú Thọ (104 triệu đồng), Thanh Hoá (56 triệu đồng)

Mặc dù đã thu được những kết quả bước đầu, nhiều địa phương đã nỗ lực triển khai và thu được nguồn thu đáng kể, song công tác thu và nộp phí còn gặp nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Trang 36

Trên địa bàn cả nước mới có 45/64 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí, hiện vẫn còn 19 tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc thu phí Với gần 1/3 số địa phương trên cả nước chưa thực hiện việc thu phí, đây thực sự là một tồn tại lớn mà trong thời gian tới cần phải được khắc phục

Việc thu phí NTCN còn gặp nhiều khó khăn với số phí thu được còn thấp, chỉ đạt khoảng 10% tổng số phí Có 22 tỉnh chưa triển khai thu phí NTCN Một số thành phố lớn là trung tâm công nghiệp của cả nước nhưng chưa thực hiện, hoặc thực hiện chưa triệt để để công tác thu phí thể hiện qua việc số phí thu được còn thấp so với quy mô phát triển công nghiệp tại địa phương

Mới đây, khi thực hiện sơ kết về thực hiện quyết định thu phí BVMT của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục BVMT đã đưa ra kiến nghị Bộ TN&MT sớm ban hành số liệu định mức chung về nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải cho từng loại ngành nghề sản xuất và cần xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp không chấp hành kê khai, đóng phí BVMT để tránh sự bất hợp lý người nộp, người không như hiện nay

Bên cạnh đó, việc thu phí NTSH, mặc dù đơn giản và dễ thực hiện hơn NTCN vẫn chưa được thực hiện trên cả nước Nhiều địa phương, mặc dù đã thu phí NTCN song đối với NTSH vẫn chưa có chủ trương, chính sách để triển khai thực hiện

Việc nộp phí về Quỹ BVMT Việt Nam theo quy định của Nghị định 67 và Nghị định 04 mới chỉ được thực hiện ở rất ít các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với số phí được nộp còn rất thấp so với quy định (40%) Mặc dù số phí thu được tương đối lớn, song số phí được chuyển về Quỹ BVMT Việt Nam trong năm

2004 còn rất khiêm tốn với gần 1,5 tỷ đồng, chỉ đạt khoảng 2% số phí thu được Như vậy, sau một thời gian thực hiện phí BVMT đối với nước thải, mặc dù

đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những tồn tại bất cập trong công tác nộp phí và thu phí, theo chúng tôi, thực trạng đó là do những nguyên nhân sau:

Trang 37

Thứ nhất, do việc ban hành các quy định hướng dẫn còn chưa cụ thể nên việc triển khai không đạt kết quả tốt Ở nhiều địa phương, mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình đề án thu phí, song HĐND và UBND cấp tỉnh vẫn chưa ban hành Quyết định cho phép triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với NTSH Lãnh đạo các địa phương này vẫn còn e ngại trong việc thu phí NTSH đối với các hộ gia đình, do

đó vẫn còn trì hoãn việc thu phí Đối với việc thu phí NTCN, vướng mắc lớn nhất là Thông tư hướng dẫn tính toán khối lượng các chất gây ô nhiễm chưa được ban hành

cụ thể và hợp lý để giúp các Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tờ khai của các doanh nghiệp Việc thẩm định tờ khai của các doanh nghiệp chỉ dựa trên ước lượng, chưa có cơ sở khoa học, đặc biệt là các cơ sở sản xuất theo thời vụ rất khó thẩm định tờ khai Mặt khác, các Sở Tài nguyên và Môi trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc phổ biến, hướng dẫn và triển khai và thực hiện Nghị định đến cộng đồng doanh nghiệp Phương pháp thu phí rườm rà, chưa xác định được lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải Bên cạnh đó, mức phí thải công nghiệp quá thấp làm giảm vai trò, ý nghĩa của phí BVMT đối với nước thải

Thứ hai, nhân lực và kinh phí thiếu thốn khiến cho việc triển khai thu phí kém hiệu quả Nhân sự thực hiện thu phí ở các địa phương còn thiếu, trình độ nghiệp vụ chưa cao Cả nước mới chỉ có khoảng gần 500 cán bộ quản lý nhà nước

về BVMT, một con số rất thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới

Ở cấp trung ương, số lượng biên chế tại các cơ quan quản lý môi trường rất hạn chế, chưa thực hiện được khối lượng công việc cần giải quyết Lực lượng cán bộ của các Phòng Quản lý môi trường thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường vừa thiếu số lượng, vừa yếu về trình độ, trong khi phải đảm nhận một khối lượng lớn các công việc liên quan từ việc xây dựng chính sách, chiến lược BVMT của địa phương, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho đến thực thi các hoạt động cụ thể như kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường, giải quyết sự cố, bảo tồn đa dạng sinh học Ở cấp huyện, mới chỉ có trên 50% số tỉnh đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường, còn ở cấp xã nhiệm vụ quản lý BVMT hầu hết bị bỏ trống Nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên

Trang 38

trách về môi trường Một số địa phương, bộ, ngành còn chưa tích cực trong công tác thu phí đối với các cơ sở thuộc quyền như quy định tại Nghị định 67 và Nghị định

d Hướng khắc phục

Để phí BVMT đối với nước thải thực sự phát huy được hết vai trò của nó là một công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý và BVMT, cần phải:

Thứ nhất, kiện toàn bộ máy thu phí ở các cấp từ trung ương đến địa phương

Bộ máy quản lý nhà nước về BVMT tuy đã được tăng cường một bước, nhưng còn thiếu về số lượng và năng lực còn hạn chế Nguồn nhân lực và kinh phí dành cho việc thu phí BVMT còn thiếu Do đó kiện toàn bộ máy thu phí là giải pháp không thể thiếu trong tình hình hiện nay

Bộ TN&MT nên phân cấp, ủy quyền thu phí BVMT đến quận, huyện đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình HĐND và UBND các tỉnh cần sớm thông qua các đề án và ban hành quy chế về việc thu phí trên địa bàn Cụ thể là đối với NTSH, HĐND cần sớm ra Nghị quyết về mức phí áp dụng trên địa bàn Đối với NTCN, các Sở Tài nguyên và Môi trường cần chủ động triển khai thu phí thông qua các hoạt động kiểm tra, đôn đốc, vận động các cơ sở công nghiệp kê khai và nộp phí Thực tế cho thấy, một số địa phương với quyết tâm và phương pháp thực hiện triệt để, sáng tạo đã đạt kết quả tốt Các Sở Tài nguyên và Môi trường có thể vận dụng linh hoạt các cơ chế quản lý tài nguyên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp phí

Trang 39

Bộ TN&MT nên xây dựng phần mềm quản lý việc thu nộp phí để phục vụ tốt hơn công tác thu phí Ngoài ra, nó còn giúp cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ hơn Phần mềm quản lý giúp cho Bộ TN&MT có thể nắm bắt thông tin về tình hình thu phí trên cả nước trong một thời gian ngắn, biết được những tỉnh nào thực hiện tốt, những tỉnh nào còn triển khai kém hiệu quả Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi kinh nghiệm cho nhau để thực hiện tốt công tác thu phí Việc thu phí BVMT nếu được thực hiện đồng bộ ở các tỉnh thành trong cả nước sẽ đảm bảo cho hoạt động thu phí bảo đảm cho hoạt động thu phí triển khai tốt

Đồng thời, Bộ TN&MT cần công bố danh sách các tổ chức, phòng thí nghiệm có thẩm quyền phân tích nước thải Hiện tại, việc chưa có danh sách các tổ chức này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thu phí Chính

vì vậy, việc công bố một danh sách cụ thể những tổ chức nào được quyền phân tích nước thải khiến cho các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình tự kê khai

Cần có chế tài để buộc các nhà đầu tư phải thực hiện các cam kết của họ khi đầu tư vào các KCN, KCX Thực tế cho thấy, các địa phương do muốn thu hút đầu

tư nên đã đưa ra các ưu đãi, đơn giản mọi thủ tục cho các nhà đầu tư, nên trong quá trình cấp phép đã thiếu kiểm tra, xem xét Do vậy, một số doanh nghiệp đã không tuân thủ đầy đủ các công đoạn xử lý chất thải hoặc thực hiện không nghiêm túc, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong KCN, KCX đổ rác thải sang hàng rào của nhau, hoặc đem đổ ra môi trường như đường, sông, mương, hồ Nếu vấn đề không được đặt ra hoặc cảnh báo trước thì chúng ta sẽ phải đối đầu với thảm hoạ về ô nhiễm môi trường khi các KCN, KCX được lấp đầy

Thứ ba, giải pháp thu phí môi trường hiện nay còn nhiều bất cập về mức phí, cách thu và quyền lợi của doanh nghiệp (người trả phí) Đến nay, tại phần lớn các tỉnh, thành phố chưa ban hành các hướng dẫn cụ thể thực hiện giải pháp này Các doanh nghiệp đã đóng phí thì cho rằng họ không phải xử lý nước thải, trách nhiệm này thuộc về cơ quan thu phí Trong khi cơ quan môi trường lại cho rằng, phí đó quá thấp, chỉ là phí quản lý không đủ đề đầu tư xử lý Sự thiếu nhất quán trong cách

Trang 40

hiểu và thực hiện tại nhiều địa phương đang làm giảm đáng kể hiệu quả triển khai giải pháp này Do đó cần xây dựng mức phí phù hợp hơn, trong đó làm rõ trách nhiệm của bên đóng phí và bên thu phí, cách tính phí và thu phí theo lượng, thành phần chất thải Không nên đánh đồng việc phải nộp phí BVMT đối với NTCN như nhau giữa các doanh nghiệp, như mức phí nước thải của ngành giấy, ngành hóa chất cũng bằng mức phí nước thải ngành thực phẩm, dù tác hại, chi phí xử lý khác xa nhau

Thứ tư, nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của các đối tượng nộp phí nói riêng trong việc kê khai nộp phí BVMT Các doanh nghiệp trốn tránh việc kê khai, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, không đầu tư các trang thiết bị hiện đại BVMT là do chưa ý thức hết được tầm quan trọng của môi trường sống, chưa thấy được tác hại khủng khiếp do môi trường ô nhiễm gây ra Vì vậy, vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức có thể thông qua các biện pháp cơ bản như: tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến rộng rãi các tài liệu hướng dẫn BVMT, xử lý nước thải đưa giáo dục môi trường vào các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc gia, củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường Khi ý thức của người dân cũng như của cộng đồng các doanh nghiệp được nâng cao, chúng ta có thể tin tưởng vào một môi trường xanh sạch đẹp trong một tương lai không xa

Ngoài ra, chúng ta còn có thể thực hiện các biện pháp khác như xây dựng các

mô hình tự chủ, tự quản về BVMT; tăng cường vai trò cộng đồng trong việc giám sát* thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về BVMT nói chung và công tác thu phí nói riêng ở địa phương, cơ sở, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để sử dụng phí BVMT một cách hiệu quả, ra các văn bản thu phí BVMT và tổ chức giám sát thực hiện theo điều kiện của từng địa phương

1.3.3 Thực trạng quản lý nước thải tại Hà Nội

Hiện nay, hầu hết nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, nước thải tại các nhà máy, khu công nghiệp (KCN), bệnh viện, làng nghề, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm

ở Hà Nội đều xả trực tiếp vào cống rãnh, sông ngòi mà không qua bất kỳ khâu xử lý

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tổng quan về xử lý nước thải trên thế giới  Ghi chú: Untreated : Không xử lý, Treated  : Được xử lý - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.1 Tổng quan về xử lý nước thải trên thế giới Ghi chú: Untreated : Không xử lý, Treated : Được xử lý (Trang 11)
Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.2 Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải (Trang 13)
Hình 1.3: Bãi làm khô bùn. - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.3 Bãi làm khô bùn (Trang 15)
Hình 1.4: Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn   e4. Ổn định bằng vôi: Sự dụng vôi để ổn định bùn sẽ kiểm soát được mùi và - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.4 Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn e4. Ổn định bằng vôi: Sự dụng vôi để ổn định bùn sẽ kiểm soát được mùi và (Trang 18)
Hình 1.5: Các bước xử lý nước thải sinh hoạt - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.5 Các bước xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 20)
Hình 1.6: Mô hình thí nghiệp xử lý ổn định nước thải - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.6 Mô hình thí nghiệp xử lý ổn định nước thải (Trang 23)
Bảng 1.3: Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số hệ thống xử lý được vận - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 1.3 Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số hệ thống xử lý được vận (Trang 24)
Hình 1.8: Quá trình làm việc theo quy trình công nghệ C2 - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.8 Quá trình làm việc theo quy trình công nghệ C2 (Trang 27)
Hình 1.9: Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ C2. - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ quy trình công nghệ C2 (Trang 28)
Bảng 1.4: Thống kê các dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 1.4 Thống kê các dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội (Trang 29)
Hình 1.10 Sơ đồ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.10 Sơ đồ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch (Trang 30)
Hình 1.14: Thuyền đựng bùn nạo vét trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 1.14 Thuyền đựng bùn nạo vét trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Trang 42)
Hình 2.1: Bản đồ khu vực bãi đổ bùn khu B Yên Sở - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.1 Bản đồ khu vực bãi đổ bùn khu B Yên Sở (Trang 46)
Bảng 2.1: Lượng nước thải bơm ra sông Hồng ước tính theo công suất danh định - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 2.1 Lượng nước thải bơm ra sông Hồng ước tính theo công suất danh định (Trang 50)
Hình 2.1: Một số thiết bị được đầu tư phục vụ công tác nạo vét bùn - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.1 Một số thiết bị được đầu tư phục vụ công tác nạo vét bùn (Trang 51)
Hình 2.2:  Kênh dẫn nước thải từ các sông thoát nước trên địa bàn Thành phố Hà - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.2 Kênh dẫn nước thải từ các sông thoát nước trên địa bàn Thành phố Hà (Trang 52)
Hình 2.3: Tốc độ tăng dân số nhanh - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.3 Tốc độ tăng dân số nhanh (Trang 53)
Hình 2.4 : Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại thời điểm bắt đầu vào đổ bùn tại bãi đổ khu B. - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.4 Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại thời điểm bắt đầu vào đổ bùn tại bãi đổ khu B (Trang 64)
Hình 2.5: Biểu đồ giá trị các thành phần sau khi phân tích mẫu. - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.5 Biểu đồ giá trị các thành phần sau khi phân tích mẫu (Trang 66)
Bảng 2.2: Kết quả đo mẫu tại hồ số (2)  (Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội - quý III năm 2012) - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 2.2 Kết quả đo mẫu tại hồ số (2) (Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội - quý III năm 2012) (Trang 66)
Bảng 2.3: Kết quả đo mẫu tại hồ số (3)  (Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội - quý III năm 2012) - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 2.3 Kết quả đo mẫu tại hồ số (3) (Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội - quý III năm 2012) (Trang 67)
Hình 2.7: Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 2.7 Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng (Trang 69)
Bảng 2.5: Kết quả đo mẫu tại hồ số (3)   (Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội - quý IV năm 2012) - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 2.5 Kết quả đo mẫu tại hồ số (3) (Nguồn: Sở xây dựng Hà Nội - quý IV năm 2012) (Trang 70)
Bảng 3.1  Các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 3.1 Các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc (Trang 75)
Hình 3.1: Một số loại cây sử dụng trong bãi lọc  Ghi chú: (a) cây sậy, (b) cây lau, (c) cỏ nến có lá rộng, (d) cây hoa súng, (e) cỏ  nước ngọt, (f) rau má, (g) bèo lục bình, (h) bèo tấm, (i) cỏ lá quăn, (j) cỏ một hoa - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 3.1 Một số loại cây sử dụng trong bãi lọc Ghi chú: (a) cây sậy, (b) cây lau, (c) cỏ nến có lá rộng, (d) cây hoa súng, (e) cỏ nước ngọt, (f) rau má, (g) bèo lục bình, (h) bèo tấm, (i) cỏ lá quăn, (j) cỏ một hoa (Trang 76)
Bảng 3.3: Các cơ chế xử lý ô nhiễm trong bãi lọc trồng cây - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 3.3 Các cơ chế xử lý ô nhiễm trong bãi lọc trồng cây (Trang 76)
Hình 3.2: Hệ thống XLNT sử dụng thực vật nổi. - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 3.2 Hệ thống XLNT sử dụng thực vật nổi (Trang 77)
Hình 3.3: Quá trình xử lý BOD trong hồ sinh học tùy tiện (Nguổn: Ruihong, 2001) - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Hình 3.3 Quá trình xử lý BOD trong hồ sinh học tùy tiện (Nguổn: Ruihong, 2001) (Trang 78)
Bảng 3.7:  Trị số - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 3.7 Trị số (Trang 81)
Bảng 3.9: Hệ số nhám của một số loại cống - nghiên cứu xử lý bùn thải, nước thải thoát nước nội thành tại bãi đổ bùn khu b yên sở
Bảng 3.9 Hệ số nhám của một số loại cống (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w