Các thành tựu nghiên cứu, phê bình mấy chục năm qua về truyện ngắnnói riêng cũng như về văn học 1945 – 1975 nói chung thường tập trungkhẳng định tính thống nhất, ít chú ý mô tả, phân tíc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-HOÀNG THỊ THU GIANG
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1945 – 1975 NHƯ MỘT TRƯỜNG DIỄN NGÔN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số : 62.22.01.20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội - 2014
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Phựng Ngọc Kiếm
Phản biện 1: PGS.TS Đoàn Đức Phương
Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Duy Bắc
Học viện Chớnh trị Quốc gia Hồ Chớ Minh
Phản biện 3: PGS.TS Trần Mạnh Tiến
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường.Họp tại: Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Th viện Quốc gia Hà Nội
- Th viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong những năm 1945 – 1975, cả dân tộc Việt Nam huy độngmọi sức mạnh vật chất và tinh thần có thể vào sự nghiệp chống xâm lược,bảo vệ và dựng xây đất nước Trên mặt trận văn hoá nghệ thuật, truyện ngắn
là thể loại xung kích, có nhiều đóng góp, phát triển đều, ở chặng nào cũng
có những truyện hay Chính vì vậy, từ lâu, truyện ngắn Việt Nam 1945 –
1975 đã trở thành đối tượng khảo sát của nhiều công trình phê bình, nghiêncứu văn học Tuy nhiên, có thể thấy, cho đến nay, thể loại văn học nóichung, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng thường chủyếu được nghiên cứu trong phạm vi lời nói nghệ thuật, và phần nhiều dựavào lí thuyết phản ánh Đó là cách nghiên cứu theo hướng thi pháp lí thuyết,tách thể loại ra khỏi ngữ cảnh văn học cực kì phức tạp làm nên đời sốngđích thực của chúng, hướng tới khái quát những đặc điểm chính yếu, tiêubiểu Các thành tựu nghiên cứu, phê bình mấy chục năm qua về truyện ngắnnói riêng cũng như về văn học 1945 – 1975 nói chung thường tập trungkhẳng định tính thống nhất, ít chú ý mô tả, phân tích, lý giải các phạm vi,yếu tố khác biệt tồn tại, vận động trong chỉnh thể văn học giai đoạn này.Tiếp cận đối tượng theo hướng như vậy tưởng như là đã nghiên cứu triệt để,khó có thể phát hiện thêm điều gì mới về truyện ngắn Việt Nam 30 nămkháng chiến chống xâm lược Chúng tôi cho rằng nếu vận dụng lí thuyếtdiễn ngôn, xem xét đối tượng trong sự tồn tại và vận động chỉnh thể, đachiều, ta có thể nhận thức đầy đủ, đánh giá toàn diện hơn về truyện ngắnViệt Nam giai đoạn 1945 – 1975
1.2 Hướng sự quan tâm đến phương thức ngôn ngữ tạo tác nên hiệnthực, ngôn ngữ luận là khuynh hướng lý thuyết ngày càng phát triển mạnh
mẽ và có nhiều ảnh hưởng trong khoa học xã hội hiện đại Trong ngôn ngữluận, lí thuyết diễn ngôn là khu vực rất nổi trội
Khác với các hướng nghiên cứu văn học theo phản ánh luận, bản thểluận, nghiên cứu văn học từ góc độ lí thuyết diễn ngôn xác định đối tượngtìm hiểu không chỉ là “thế giới nghệ thuật” mà còn là mục đích, cách thứccủa việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật đó Tiếp cận văn học từ góc nhìndiễn ngôn không chỉ hướng tới giải đoán ý nghĩa của văn bản được nghiêncứu, mà còn xác định, tái tạo, mô tả những nguyên nhân, điều kiện, quy tắc
để tạo ra văn bản và ý nghĩa ấy Nghiên cứu thể loại văn học như một hìnhthức diễn ngôn và trong thực tiễn diễn ngôn của nó, khảo sát lời nghệ thuậttrên cùng một dãy với các thể loại lời nói ngoài nghệ thuật, nghiên cứu đốitượng trong môi trường đa ngữ theo tinh thần lí thuyết của M Bakhtin, cóthể đem lại cách nhìn và nhận thức mới về những vấn đề tưởng như đã
Trang 4xong xuôi của đời sống văn học, đặc biệt là về thời đại văn học và đặctrưng của thể loại trong tương tác diễn ngôn của thời đại
1.3 Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 như một trườngdiễn ngôn là hướng tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện ngắn dưới góc nhìnmới, ngõ hầu có thể mang lại sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện, khách quanhơn về truyện ngắn dân tộc giai đoạn này Cùng với điều đó, luận án gópphần làm sáng rõ hơn bản chất của diễn ngôn và diễn ngôn văn học – nhữngvấn đề ngày càng được quan tâm thảo luận, vận dụng trong nghiên cứu vănhọc tại Việt Nam Với những ý nghĩa ấy, nghiên cứu đề tài có thể góp thêmmột tài liệu tham khảo thiết thực với những người quan tâm đến lý luận, phêbình văn học, những người dạy – học văn học trong nhà trường các cấp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là trường diễn ngôn truyệnngắn 1945 – 1975 với các bộ phận tâm và biên của nó, từ đó xác lậpquan niệm và nhận thức về diễn ngôn, trường diễn ngôn văn học,trường diễn ngôn thể loại gắn với lịch sử xã hội
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu được xác định như trên, phạm vi nghiêncứu của luận án bao gồm: cơ sở lí thuyết diễn ngôn đối với nghiên cứu vănhọc nói chung, truyện ngắn nói riêng; trường diễn ngôn truyện ngắn 1945 –
1975 với các bộ phận cấu thành của nó; các thẩm quyền và chiến lược thựcthi thẩm quyền của diễn ngôn trung tâm và diễn ngôn ngoại biên trong truyệnngắn 1945 – 1975
Trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù của dân tộc, văn học Việt Nam giaiđoạn 1945 – 1975 gồm nhiều bộ phận Làm nên diện mạo chính yếu của vănhọc dân tộc giai đoạn này là bộ phận văn học cách mạng (văn học khángchiến chống Pháp, chống Mỹ ở cả hai miền Nam, Bắc; văn học thời kỳ xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 1954 - 1964) Ngoài ra, còn
có các bộ phận văn học trong vùng tạm chiếm những năm 1946 – 1954, vănhọc đô thị miền Nam 1954 - 1975 và văn học của người Việt ở nước ngoài.Trong khuôn khổ luận án, ứng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu đượcxác định như trên, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những truyện ngắn thuộc
bộ phận văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975 bởi chúng cùng nằmtrong một trường diễn ngôn (có chung hoàn cảnh lịch sử, xã hội, cùng chịu
sự chi phối của một cơ chế quyền lực, có chung môi trường sáng tác, chungđối tượng tiếp nhận, chung điều kiện lưu hành…) Những tác phẩm thuộc bộphận này có thể khác nhau về quan điểm nghệ thuật, phương pháp sáng tácnhưng chúng có giao tiếp, có quan hệ với nhau Những truyện ngắn thuộccác bộ phận khác tuy thuộc giai đoạn 1945 – 1975 nhưng không cùng nằm
Trang 5trong một trường diễn ngôn được đặt ra ngoài phạm vi khảo sát của luận ánnày
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài việc kết hợp sử dụng các thaotác chung của nghiên cứu văn học như: phân tích, tổng hợp, thống kê, phânloại; chúng tôi chú ý sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứuliên ngành, phương pháp loại hình và phương pháp so sánh
4 Nhiệm vụ và ý nghĩa của luận án
4.1 Từ thực tế nghiên cứu truyện ngắn 1945 – 1975 như một trườngdiễn ngôn, luận án xác lập và làm rõ khái niệm trường diễn ngôn văn học,
cụ thể ở đây là một trường diễn ngôn thể loại
4.2 Chỉ ra tính chất phức tạp trong cấu trúc chỉnh thể của hiện thựctruyện ngắn giai đoạn 1945 – 1975, những tác động của trường tri thức vàquyền lực tới sự hình thành các thành phần tạo nên cấu trúc đó cũng nhưtác động trở lại của các thành phần đó tới đời sống văn hóa, xã hội, chínhtrị giai đoạn này
4.3 Phân tích tổng thể các thẩm quyền, chiến lược thực thi các thẩmquyền của diễn ngôn khu vực trung tâm và khu vực ngoại biên trongtrường diễn ngôn truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975, từ đó có cái nhìntoàn diện về truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975
5 Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận án, Thư mục tham khảo và Phụ lục, phần Nộidung chính của luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan
Chương 2 Truyện ngắn như một trường diễn ngôn
Chương 3 Diễn ngôn trung tâm trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975Chương 4 Diễn ngôn ngoại biên trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Trong chương tổng quan, chúng tôi điểm lại những công trình nghiêncứu về truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 và vấn đề diễn ngôn trongnghiên cứu văn học
1.1 Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975
Trong các thể loại văn học thuộc giai đoạn 1945 – 1975, truyện ngắn,cùng với thơ là đối tượng nhận được sự quan tâm, bình giá nhiều hơn cả,trong thời gian 30 năm chiến tranh cũng như ở giai đoạn sau 1975 Mườinăm đầu sau cách mạng tháng Tám, dù số tác phẩm truyện ngắn chưa nhiều,
đã xuất hiện những bài viết đánh giá, bàn luận về truyện ngắn cách mạngđương thời Càng về sau, số lượng bài viết cũng như vấn đề nêu ra về truyệnngắn 1945 – 1975 càng phong phú, đa dạng Tuy nhiên, những công trìnhchuyên sâu về truyện ngắn giai đoạn này chỉ xuất hiện từ sau năm 1975,
chẳng hạn: Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (Phùng Ngọc Kiếm), Phong cách thời đại – nhìn từ một thể loại văn học (Nguyễn Khắc Sính), Truyện ngắn Việt Nam (Phan Cự Đệ, Lý Hoài Thu chủ biên), Truyện ngắn Việt Nam – diện mạo lịch sử của thể loại (Hỏa Thị Thúy), Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 (nhìn từ góc độ thi pháp thể
loại) (Nguyễn Thị Bích Thu)… Bên cạnh những công trình nghiên cứuchuyên sâu, còn có không ít những bài báo nhận xét, thẩm bình, đánh giá,khái quát về cả truyện ngắn 1945 – 1975 nói chung hoặc về các tác giả, tác
phẩm truyện ngắn riêng lẻ thuộc giai đoạn này, trong đó các bài viết Về sự lựa chọn chủ đề và phát triển tính cách trong truyện ngắn 1945 – 1975 của Vương Trí Nhàn, và Thử tìm hiểu loại hình các mô-tip chủ đề trong văn học Việt Nam hiện đại của Lại Nguyên Ân là những gợi ý đáng lưu tâm cho
hướng nghiên cứu truyện ngắn 1945 – 1975 từ góc độ lí thuyết diễn ngôn
Có thể nói, số lượng các công trình, bài viết về truyện ngắn 1945 –
1975 là rất lớn Các vấn đề được nêu ra về truyện ngắn 1945 – 1975 phongphú và đa dạng như chính đối tượng mà nó hướng tới Tuy nhiên, có thểthấy, cho đến nay, các công trình, bài báo về truyện ngắn Việt Nam giaiđoạn 1945 – 1975 hầu như mới chỉ tập trung nói về những tác phẩm thểhiện đường lối văn nghệ của Đảng, những sáng tác “được thừa nhận” củanền văn học này Những truyện ngắn chệch ra ngoài những quán triệt củađường lối văn nghệ chính thống, từng bị phê phán thường rất ít được nhắcđến Nếu chúng ta dành sự chú ý cho cả những tác phẩm từng bị xem là
“lệch chuẩn” của truyện ngắn 1945 - 1975, chắc chắn cái nhìn, đánh giá vềdiện mạo, đặc điểm thể loại truyện ngắn giai đoạn này sẽ toàn diện vàchính xác hơn Bên cạnh đó, truyện ngắn 1945 – 1975 (cũng như văn họcnói chung), trong hầu hết các công trình đã có thường chủ yếu được xem
Trang 7xét trong phạm vi lời nói nghệ thuật, được nghiên cứu như một đơn vị nghệthuật, ít/chưa được nghiên cứu như một đơn vị của giao tiếp – một loạidiễn ngôn, một thể loại lời nói Nếu coi văn học là một diễn ngôn, nghiêncứu nó như một đơn vị của giao tiếp, chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều, toàndiện hơn về các sinh thể lời nói, từ mục đích tạo lời tới chiến lược kiến tạolời để đạt mục đích giao tiếp nhất định Xem xét truyện ngắn 1945 – 1975như một trường diễn ngôn theo tinh thần lí thuyết của M.Bakhtin, ta sẽnhìn thấy rõ hơn những tiếng nói phong phú, đa dạng, không thuần nhấttrong thể loại này; lí giải được nguyên nhân sinh thành, tồn tại của chúngtrong thời đại 30 năm chiến tranh đó
1.2 Tình hình nghiên cứu diễn ngôn
1.2.1 Nghiên cứu diễn ngôn trên thế giới
Từ thập kỉ thứ 3, thứ 4 của thế kỉ XX, M Bakhtin, trong nhiều côngtrình, đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với các thể loại lời nói (về bảnchất chính là diễn ngôn)
Từ giữa thế kỉ XX trở đi, khái niệm diễn ngôn (discourse) với tư cách
là một thuật ngữ - xuất hiện và dần trở thành khái niệm trung tâm, đượcbàn thảo, vận dụng rộng rãi trong khoa học xã hội nhân văn
Đến nay, nghiên cứu diễn ngôn đã trải qua quá trình tương đối dài.Với những công trình của M.Bakhtin, L.Wittgenstein, M.Heidegger,G.Gadamer, P.Ricoeur, M.Foucalt, J.Derrida, R.Barthes, T.Todorov,V.I.Chiupa, N.D.Tamarchenko…, cách hiểu, nội hàm khái niệm diễn ngônngày càng trở nên bề bộn, gắn với sự xuất hiện ngày càng nhiều những
công trình giới thuyết, tổng thuật về nghiên cứu diễn ngôn Trong đó, Từ điển bách khoa thư về lí luận văn học hiện đại - mục từ Diễn ngôn của M Christine (1993), Diễn ngôn của S Mills (1997), Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: kinh nghiệm phân loại của O F Rusakova (2006)… là những
công trình đáng chú ý
1.2.2 Nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề diễn ngôn được giới thiệu sớm nhất trong lĩnhvực ngôn ngữ học, ở các công trình nghiên cứu Việt ngữ của Trần NgọcThêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Hoà,Nguyễn Thái Hoà… Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về diễnngôn của các tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt cũng góp phầnmang lại hiểu biết phong phú hơn về khái niệm này
Trong nghiên cứu văn học, các nhà lí luận phê bình Việt Nam tiếpxúc với lí thuyết diễn ngôn trước hết qua công trình của các học giả nhưM.Bakhtin, L.Wittgenstein, M.Heidegger, G.Gadamer, P.Ricoeur,R.Barthes, I.P.Lin, Tz.Todorov, A Compagnon Foucaul, Fillingham,M.Susser, R.Jakobson, G.Gennete, V.I.Chiupa, N.D.Tamarchenko…
Trang 8Thông qua việc dịch, giới thiệu, những công trình bàn về diễn ngôn của cáctác giả này, các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có những trao đổi, bànluận, từ đó vận dụng lí thuyết diễn ngôn vào phân tích, lý giải các hiện tượngvăn học
Có thể khẳng định, diễn ngôn đang là vấn đề được quan tâm nghiêmtúc trong nghiên cứu văn học ở nước ta Tuy nhiên, qua tìm hiểu nhữngcông trình nghiên cứu có vận dụng lí thuyết diễn ngôn, có thể thấy hiệnnay vẫn chưa có sự thống nhất về quan niệm diễn ngôn, đồng thời cácnghiên cứu phần nhiều vẫn đi theo ngữ học và văn hóa học Trong khi đókhái niệm diễn ngôn văn học vẫn ít được nhắc đến Ở công trình này, với
mục đích làm rõ Truyện ngắn 1945 – 1975 như một trường diễn ngôn,
chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề còn bỏ ngỏ đó
Trang 9CHƯƠNG 2 TRUYỆN NGẮN NHƯ MỘT TRƯỜNG DIỄN NGÔN
Trong chương này, chúng tôi tập trung làm rõ các vấn đề lí thuyết:diễn ngôn, các thẩm quyền diễn ngôn, trường diễn ngôn; từ đó bước đầukhái quát diện mạo trường diễn ngôn truyện ngắn Việt Nam 1945-1975
2.1 Diễn ngôn và các thẩm quyền diễn ngôn
Đến nay, khái niệm diễn ngôn đã có lịch sử phát triển tương đối dài,được nghiên cứu theo nhiều hướng nên nội hàm rất phức tạp, có nhiều nétnghĩa đan bện, chồng chéo Dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, nộihàm khái niệm diễn ngôn lại có sự biến đổi
Kế thừa những lí thuyết diễn ngôn tiêu biểu trên thế giới, chúng tôiquan niệm diễn ngôn là một phát ngôn hoàn chỉnh – một “chỉnh thể ngônngữ” (M.Bakhtin), một “thực tại ngôn từ chứa đựng tư tưởng” (M.Foucault), một “sự kiện giao tiếp” (T.A.Vandijk) diễn ra giữa người phát
và người nhận Như vậy, nói tới diễn ngôn là nói tới tương quan liên chủthể giữa bộ ba: cái tham chiếu, cái sáng tạo và cái tiếp nhận Vì vậy, mỗikhi xem xét diễn ngôn như là tổng thể của các thẩm quyền, người ta tậptrung nói tới: thẩm quyền sáng tạo, thẩm quyền của cái được biểu đạt, vàthẩm quyền tiếp nhận (V.I.Chiupa) Những luận điểm lí thuyết mấu chốtnày là nền tảng để chúng tôi triển khai phân tích thực tiễn diễn ngôn truyệnngắn Việt Nam 1945-1975 ở hai chương tiếp theo
2.2 Trường diễn ngôn
Trong bài viết Bàn về ký hiệu quyển, Iu Lotman cho rằng kí hiệu chỉ
có thể là ký hiệu khi nó ở trong “quyển” của nó Tiếp thu ánh sáng lí thuyết
ký hiệu học, cụ thể là quan niệm về kí hiệu quyển của Iu Lotman, chúngtôi cho rằng cần nghiên cứu các phạm vi chỉnh thể diễn ngôn như cáctrường diễn ngôn Các phạm vi chỉnh thể diễn ngôn chỉ có thể được giải
mã, thấu hiểu khi ta đặt nó trong tương quan với các phạm vi chỉnh thểdiễn ngôn khác thuộc một trường, trong bầu khí quyển chi phối sự tồn tại,vận động của trường diễn ngôn đó Để diễn giải thấu đáo diễn ngôn, nhấtthiết phải đặt nó trong trường diễn ngôn – trong không gian tồn tại của nó
Cũng trên cơ sở tiếp thu khái niệm ký hiệu quyển của Iu.Lotman,chúng tôi xác định: Thể loại văn học nào, từ trong bản chất cũng là mộttrường diễn ngôn – hiểu như một chỉnh thể không gian diễn ngôn Mỗitrường diễn ngôn có những đặc trưng cơ bản sau: (1) tính phân giới; (2)tính đa dạng nội tại và sự phát triển không đồng đều của các tiểu cấu trúctrong cấu trúc trường diễn ngôn; (3) có cấu trúc đối xứng phi đẳng cấu,trong đó cặp đối xứng khái quát nhất là trung tâm – ngoại biên
Trang 102.3 Trường diễn ngôn truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 2.3.1 Những yếu tố chi phối sự hình thành, vận động của trường diễn ngôn truyện ngắn giai đoạn 1945 – 1975
Là hoạt động giao tiếp xã hội nên mọi diễn ngôn luôn chịu sự chiphối của trường tri thức và quyền lực (cả M Foucalt và M Bakhtin đều cóchung quan điểm này) V.I.Chiupa quan niệm: Tác phẩm văn học ở mọiquy mô đều có thể xem là một đơn vị phát ngôn duy nhất, tức là một diễnngôn, là sự kiện của sự kiện (giao tiếp), hiện thực hoá một chiến lược giaotiếp nào đó trong khuôn khổ của một hình thái diễn ngôn nhất định Nhưvậy, diễn ngôn văn học nói riêng, truyện ngắn nói chung đều không nằmngoài sự chi phối của trường tri thức và quyền lực thời đại
Có thể khẳng định: ý thức hệ và đường lối văn nghệ của Đảng lànhững yếu tố cơ bản thuộc quyền lực thời đại đã chi phối mạnh mẽ tới sángtác văn học, trong đó có truyện ngắn giai đoạn 1945-1975, tạo nên tínhchất riêng biệt cho trường diễn ngôn truyện ngắn giai đoạn này so với cáctrường diễn ngôn truyện ngắn thuộc giai đoạn trước và sau nó Bên cạnh
đó, hai yếu tố thuộc trường tri thức: tri thức đời sống và tri thức nghệ thuậtcũng có sự chi phối khác nhau đến sự hình thành các bộ phận tâm – biên vàchất lượng nghệ thuật của các bộ phận này trong trường diễn ngôn truyệnngắn 1945–1975
2.3.2 Các bộ phận tâm và biên trong trường diễn ngôn truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975
Nhìn vào trường diễn ngôn truyện ngắn giai đoạn 1945–1975, có thểthấy cấu trúc đối xứng phi đẳng cấu của nó, mà cặp đối xứng khái quátnhất là bộ phận diễn ngôn trung tâm và diễn ngôn ngoại biên
Tư tưởng hệ cách mạng, chủ trương đường lối văn nghệ của Đảng,hoàn cảnh thời đại đất nước có chiến tranh, thực tiễn chiến đấu… là nhữngyếu tố thuộc trường tri thức và quyền lực thời đại tác động tới sự hìnhthành và phát triển mạnh mẽ của diễn ngôn trung tâm trong truyện ngắncách mạng giai đoạn 1945–1975 Mạch tư tưởng mà diễn ngôn trung tâmtrong truyện ngắn giai đoạn này tập trung thể hiện chính là: đặt vấn đề, lợiích của dân tộc, giai cấp, của Tổ quốc, nhân dân lên hàng đầu, “nước mấtnhà tan”, “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, tất cả vì sựtồn tại, phát triển của đất nước và chủ nghĩa xã hội v.v
Ý thức phản tư, tinh thần dân chủ có nguồn cội từ lịch sử văn hóadân tộc, tri thức, bản lĩnh thể hiện tác phẩm vươn tới những đặc trưng nghệthuật của tác giả là những yếu tố đã tác động đến một bộ phận sáng tác,hình thành khu vực diễn ngôn ngoại biên trong truyện ngắn giai đoạn1945–1975 Mạch tư tưởng mà bộ phận diễn ngôn này quan tâm thể hiện
Trang 11là: đề cao con người cá nhân, đời thường, quan tâm tới các quan hệ đời tưtheo tinh thần nhân bản.
Cả hai bộ phận diễn ngôn trung tâm và ngoại biên đều có những giátrị và hạn chế của nó, dù không đều nhau ở từng bộ phận, từng tác phẩm cụthể Phần diễn ngôn trung tâm với ý thức trực tiếp đề cao dân tộc, giai cấptrong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh là tiếng nói phù hợp với thời đại,với những yêu cầu chung, cấp thiết của dân tộc, giai cấp, được đông đảocông chúng tiếp nhận quan tâm cổ vũ, dù chưa nói được nhiều về cácphương diện thế sự, đời tư của con người Phần diễn ngôn ngoại biên vớitinh thần hướng về đời thường, đời tư là tiếng nói đáng trân trọng nhưng rađời ở thời điểm đất nước có giặc xâm lăng, nó đã bị xem là lạc điệu trongdàn đồng ca thời đại, nên chỉ tồn tại ở vùng ngoại biên
Trang 12CHƯƠNG 3 DIỄN NGÔN TRUNG TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1945 – 1975
Theo chủ trương đường lối của Đảng, văn học Việt Nam giai đoạn1945–1975 được định hướng trở thành “một mặt trận” của cách mạng Phùhợp với định hướng ấy, những tác phẩm viết để cổ vũ, tuyên truyền cho cáchmạng, kháng chiến, thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội…phát triển với số lượng lớn, tập hợp ở khu vực trung tâm của trường diễnngôn văn học, được Đảng và giới phê bình cách mạng quan tâm khuyếnkhích, được công chúng đông đảo tiếp nhận Trong chương này, chúng tôi tậptrung làm rõ bộ ba thẩm quyền cơ bản: thẩm quyền sáng tạo, thẩm quyền củacái được biểu đạt, thẩm quyền tiếp nhận và chiến lược thể hiện các thẩmquyền đó ở bộ phận diễn ngôn trung tâm trong truyện ngắn 1945–1975
3.1 Thẩm quyền sáng tạo
3.1.1 Nguyên tắc truyền bá, nêu gương
Trong thư gửi các hoạ sĩ ngày 10.12.1951, Chủ tịch Hồ Chí Minhnêu yêu cầu: “Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến
sĩ trên mặt trận ấy” Về cơ bản, các nhà văn của giai đoạn lịch sử này đã hồhởi, nhiệt huyết đón nhận, thực hiện nhiệm vụ ấy
Thông qua thế giới hình tượng, qua lớp văn bản ngôn từ, qua tiếngnói của chủ thể diễn ngôn – tiếng nói phát ra từ toàn bộ chỉnh thể tác phẩm,các nhà văn cách mạng cho thấy họ đã quán triệt những nguyên tắc truyền
bá, nêu gương: toàn tâm toàn ý hướng về sự nghiệp kháng chiến kiến quốccủa dân tộc; ca ngợi, nêu gương, xây dựng con người mới, cuộc sống mới
xã hội chủ nghĩa … Sự quán triệt này đã tạo nên dòng văn học, tạo ranhững truyện ngắn mang tính chất tuyên truyền chính trị, cổ vũ, kêu gọicác tầng lớp nhân dân cống hiến hết mình trong công cuộc bảo vệ và dựngxây đất nước ở giai đoạn lịch sử đầy cam go
3.1.2 Theo khung truyện định sẵn
Ở giai đoạn 1945 - 1975, các văn kiện cũng như các ý kiến chỉ đạocủa lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác văn hóa văn nghệ đều xemphương pháp sáng tác tốt nhất là phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa,
có khả năng phản ánh chân thực cuộc sống trong quá trình phát triển cáchmạng của nó, trong hoàn cảnh và điều kiện lịch sử - cụ thể, làm cho người
ta thấy được hướng đi tới của xã hội Quán triệt sử dụng phương pháp hiệnthực xã hội chủ nghĩa trong sáng tác văn nghệ như là chiến lược diễn ngônđồng nghĩa với việc các nhà văn đã sáng tạo theo khung truyện định sẵn:nhân vật trung tâm là đội ngũ công – nông – binh với những phẩm chất tốtđẹp (phẩm chất mà chỉ cần dựa vào thành phần xuất thân là có thể đoántrước, biết trước): có tinh thần đấu tranh cách mạng, sẵn sàng cống hiến hi
Trang 13sinh cho đất nước và chủ nghĩa xã hội, tràn đầy lạc quan … Những conngười mới này đã góp sức theo Đảng xây dựng nên xã hội mới tươi đẹp:đoàn kết, yêu thương, bình đẳng, phát triển… Truyện luôn kết thúc có hậu,mạch truyện luôn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ tớihạnh phúc, sướng vui … Với cuộc sống mới tươi đẹp và những con ngườimới như vậy, cuộc đấu tranh vì chính nghĩa và lí tưởng có thể cam gonhưng nhất định tiến tới kết cục khải hoàn.
3.2 Thẩm quyền của cái được biểu đạt
V.I.Chiupa cho rằng: thẩm quyền của cái được biểu đạt là “topos bên
ngoài” (topos: điểm chung) một diễn ngôn nào đó – nó là nguồn dự trữ
“bức tranh tu từ thế giới” trong giao tiếp, được giả định là phát ngôn chungcủa người nói và người tiếp nhận Nguồn dự trữ “bức tranh tu từ thế giới”trong giao tiếp này quy định nội dung bức tranh thế giới trong diễn ngôn.Theo V.I.Chiupa, bức tranh thế giới trong văn học có thể quy về 3 loại cơbản: bức trang trạng thái, bức tranh của sự kiện đột biến và bức tranh của cáiphi đột biến (bức tranh của sự lặp lại) Xem xét thế giới trong truyện ngắnthuộc khu vực trung tâm giai đoạn 1945–1975, không thấy bức tranh của cáiđột biến, cũng không có bức tranh của trạng thái Có thể nói bức tranh củatruyện ngắn 1945–1975 là bức tranh của cái phi đột biến, bức tranh của sựlặp lại (ta thắng, địch thua), là bức tranh không có sự kiện - hiểu theo nghĩa
là không có kết thúc bất ngờ, không thể đoán trước Trong khung truyệnđịnh sẵn theo yêu cầu của quyền lực thời đại, bức tranh thế giới hiện lêntrong tình trạng được phân cực rõ ràng; hình tượng hiện lên trong vai trò củanhững chức phận, được xây dựng theo nguyên tắc huyền thoại hóa, tồn tạitrong không gian cộng đồng và thời gian lịch sử
3.2.1 Thế giới được lưỡng cực hoá
Theo yêu cầu của Đảng, một trong những nhiệm vụ quan trọng màvăn học 1945–1975, trong đó có truyện ngắn cần thực hiện là củng cố,khắc sâu những tình cảm và ý chí cách mạng trong đông đảo độc giả - quầnchúng nhân dân, mà trước hết là lực lượng công – nông – binh, thông quakiến tạo thế giới hình tượng sinh động Nhiệm vụ này chi phối cách kết cấubức tranh thế giới của truyện ngắn Mỗi truyện là một thế giới mà ở đóluôn có hai lực lượng đối lập, hai chiến tuyến: phe ta – cách mạng – xã hộichủ nghĩa, với phe địch – phản cách mạng – phản xã hội chủ nghĩa
Thế giới trong truyện ngắn cách mạng là thế giới trắng đen rõ ràng
mà ở đó, các nhân vật là ta, hoặc là địch; là người cách mạng hoặc kẻ phảnđộng; tiến bộ hoặc lạc hậu, mới hoặc cũ, không có kẻ trung dung đứnggiữa Trong hệ thống truyện ngắn giai đoạn 1945–1975, truyện được triểnkhai chủ yếu dựa trên kết cấu đối lập như vậy Bức tranh thế giới luônđược xây dựng trong những tương phản: sự tàn phá - sức vươn dậy, mất