tóm tắt luận án nghiên cứu phục hình hàm khung cho bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới

24 1.1K 0
tóm tắt luận án nghiên cứu phục hình hàm khung cho bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê sơ bộ tại các khoa phẫu thuật hàm mặt trên cả nước, mỗi năm có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị khuyết hổng xương hàm. Nguyên nhân thường gặp là sau phẫu thuật để điều trị các bệnh lý lành tính, ác tính của xương hàm. Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu phục hình hàm dưới do khuyết hổng xương chiếm 10 - 15% trong tổng số bệnh nhân điều trị phục hình hàm mặt. Sau khi bệnh nhân được tạo hình khuyết hổng xương hàm, cần thiết phải khôi phục các chức năng cho người bệnh bằng các phục hình. Các loại phục hình tháo lắp cho nhóm bệnh nhân nói trên là hàm khung, hàm nhựa, hàm tựa trên Implant. Hàm nhựa cồng kềnh, lực ăn nhai kém. Hàm tựa trên Implant lực ăn nhai tốt nhưng đòi hỏi đủ khối lượng và chất lượng mô xương, lợi dính và chi phí đắt. Hàm khung không đòi hỏi nhiều điều kiện mà có hiệu quả khôi phục chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ. Trên thế giới, phục hình hàm khung cho các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép xương hoặc còn bờ nền xương được nhiều tác giả đề cập trong suốt thời gian dài liên tục. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề này, nhằm nâng cao chất lượng điều trị phục hình cho các bệnh nhân nhóm trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phục hình hàm khung cho các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới” với hai mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, X.quang của nhóm bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép xương hoặc còn bờ nền xương. 2. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung trong điều trị mất răng ở nhóm bệnh nhân trên. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xương hàm dưới được coi là khung đỡ của phức hợp chức năng miệng, họng và hình dáng khuôn mặt. Chính vì vậy khuyết hổng xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Về tâm lý bệnh nhân ít nhiều có phần e ngại giao tiếp với xã hội. Đối với các khuyết hổng lớn có thể được coi là khuyết tật. Sau khi bệnh nhân được tạo hình khuyết hổng xương hàm, cần thiết phải khôi phục các chức năng cho người bệnh bằng các phục hình giúp bệnh nhân nâng cao khả năng lao động và hòa nhập. 1 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI 1. Các đặc điểm lâm sàng và X.quang của các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép xương hoặc còn bờ nền xương được mô tả trong luận án, góp phần để các phẫu thuật viên có những cải tiến trong quá trình phẫu thuật. 2. Kết quả điều trị phục hình cho bệnh nhân mất răng do khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép xương, được đánh giá theo nhiều chỉ số, tiêu chí và theo dõi trong thời gian dài. 3. Vai trò của nhựa mềm với bản chất là Silicone chưa định hình để lấy khuôn trung tính và đệm hàm trong những trường hợp niêm mạc dưới yên hàm khung di động, sẹo vết mổ ở ngay niêm mạc má gây co kéo đã được khẳng định hiệu quả giúp hàm ổn định. 4. Kỹ thuật lấy khuôn giải phẫu chức năng là bắt buộc đối với các bệnh nhân này với các vật liệu phong phú: Silicone kết hợp với nhựa mềm và hợp chất nhiệt dẻo với nhựa mềm. 5. Áp dụng MAI (Mixing Ability Index) trong đánh giá chức năng nhai khẳng định có giá trị tin cậy cao. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 36 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 38 trang; Chương 4: Bàn luận: 38 trang. Luận án có 48 bảng, 22 biểu đồ, 25 hình ảnh, 127 tài liệu tham khảo (28 tiếng Việt, 99 tiếng Anh). B. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu xương hàm dưới Đề cập đến: cấu trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, ống răng dưới - thần kinh chi phối xương hàm dưới, động mạch nuôi dưỡng xương hàm dưới, các cơ chi phối vận động xương hàm dưới. 1.2. Khuyết hổng xương hàm dưới và các phương pháp phục hồi 1.2.1. Nguyên nhân khuyết hổng xương hàm dưới và hậu quả của nó Nguyên nhân khuyết hổng xương hàm dưới: sau phẫu thuật để 2 điều trị các bệnh lý là chủ yếu. Hậu quả của khuyết hổng xương hàm dưới: theo Peri và Coll, các khuyết hổng sẽ gây ra tình trạng "mất thăng bằng xương hàm – răng – cơ", gây nên một biến dạng mà sẽ kéo theo các ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ và tâm lý đặc biệt nặng nề. 1.2.2. Phân loại khuyết hổng xương hàm dưới Phân loại theo các tác giả: Julid Tam, Kadoda, Neal Garret, Brian J.B. 1.2.3. Phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới Có hai hình thức phục hồi chính: - Sử dụng chất liệu dị loại (vật liệu phỏng sinh học) để phục hồi lại các đoạn xương bị thiếu, thường sử dụng nẹp, không có khả năng phục hồi chức năng. - Sử dụng vật liệu sinh học tức dùng chất liệu xương để ghép xương, cùng với ghép da, niêm mạc nếu cần thiết, là vật liệu tốt nhất. Phương pháp đem lại hiệu quả phục hồi là ghép xương có cuống mạch nuôi. 1.3. Hàm khung - Aker (1918) được coi là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp đúc liền một khối: móc răng, cầu nối, các bộ phận mang răng giả, đánh dấu sự ra đời của hàm khung. - Ưu điểm: so với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung đem lại hiệu quả ăn nhai, phát âm tốt hơn nhờ một khối đúc với các móc, tựa ở các răng thật, gọn hơn, lực nhai được truyền lên cả răng trụ và sống hàm. - Chỉ định: khoảng mất răng rộng không làm được cầu răng, mất răng không có răng giới hạn phía xa, sống hàm vùng mất răng tiêu nhiều, sự nâng đỡ vùng quanh răng giảm, phục hình sau phẫu thuật. - Cấu tạo hàm khung bao gồm: nối chính, yên, nối phụ, tựa mặt nhai, móc, vật giữ gián tiếp là các tựa ở răng phía trước. 1.4. Phục hình răng giả tháo lắp cho các bệnh nhân mất răng do khuyết hổng xương hàm dưới đã được phục hồi xương hoặc còn bờ nền xương hàm Hàm nhựa: kỹ thuật làm hàm đơn giản nhưng lực nhai kém hàm khung, ổn định và lưu giữ kém, cồng kềnh và xê dịch nhiều tạo cảm 3 giác bất ổn cho bệnh nhân. Chỉ định: bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới bị mất toàn bộ răng hoặc còn ít răng mà toàn bộ các răng bị lung lay từ độ II trở lên. Hàm khung: chỉ định khi khoảng mất răng do khuyết hổng xương rộng không thể làm được cầu răng hoặc bệnh nhân không còn răng trụ phía xa khoảng mất răng. Còn lại ít nhất 4 răng và có mô cứng thân răng quanh răng đủ yêu cầu làm răng trụ. Hàm tựa trên Implant: chỉ định khi chiều cao xương 7,12mm, chú ý nhất là biểu mô dính thường bị thiếu sau ghép xương nên cần ghép biểu mô trước khi đặt Implant hay cùng thì đặt Implant. 1.5. Các nghiên cứu về phục hình hàm khung cho bệnh nhân có khuyết hổng xương hàm dưới Các nhà phục hình trên thế giới đã có quan điểm thiết kế qua các thời kỳ: Kelly (1965), Kratochvil (1979), Henderson - Steffel (1981), Davis (1982) Kien Thomas (1994), Shu - Hui Mon (2001), John Beumer (2002), (2007). Các tác giả đã tổng kết và bổ sung các kỹ thuật mới để phục hình đạt kết quả tốt hơn. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề này. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép xương tự thân hoặc còn bờ nền xương hàm dưới không ghép xương, có chỉ định làm hàm khung. Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân đã được ghép xương sau ít nhất 6 tháng hoặc còn bờ nền xương hàm dưới thỏa mãn các điều kiện: bệnh nhân còn ít nhất bốn răng thật, mô cứng thân răng và quanh răng bình thường, trên phim X.quang Panorama: xương ghép liền tốt, xương còn lại không có tổn thương; bệnh nhân đã được phục hình răng giả nhưng không sử dụng được hoặc gãy, hỏng hàm; bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân được ghép xương phục hồi toàn bộ xương hàm dưới, bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu 4 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. - Thời gian: từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2013. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở không đối chứng, đánh giá hiệu quả can thiệp theo mô hình trước - sau. 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu - Chọn mẫu: mẫu thuận tiện không xác suất. Tất cả các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới thỏa mãn các tiêu chuẩn được chọn. - Cỡ mẫu: công thức: q d.p Zn 2 )2/1( α− = Z: hệ số tin cậy (95%), p: tỷ lệ % bệnh nhân đạt chức năng ăn nhai tốt, khá: 65%, d: độ chính xác tuyệt đối 17% n = 31, thực tế nghiên cứu được tiến hành trên 33 bệnh nhân. 2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 2.3.3.1. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu: các dụng cụ trên lâm sàng và labo. 2.3.3.2. Khám, đánh giá đặc điểm lâm sàng, X.quang, mẫu nghiên cứu của bệnh nhân - Lập phiếu thu thập thông tin. - Khám đánh giá bệnh nhân về các biến chứng chức năng sau mổ, các đặc điểm về răng và mô mềm liên quan đến phục hình. Trên song song kế phác họa thiết kế hàm khung. 2.3.3.3. Điều trị phục hình hàm khung Tiến hành theo trình tự: điều trị tiền phục hình, chuẩn bị trên miệng, lấy khuôn đổ mẫu làm việc, thiết kế hàm khung, đúc khung tại labo, thử khung và lấy khuôn chức năng: từng phần đơn thuần hoặc đơn thuần kết hợp khoảng phục hình, xác định tương quan hai hàm và lên răng bằng càng cắn hoặc càng nhai, thử răng, hoàn thiện khung và lắp khung, đệm nhựa mềm. 2.3.3.4. Đánh giá kết quả điều trị phục hình bằng hàm khung a) Đánh giá ngay sau khi lắp hàm khung: dựa vào ba tiêu chí đánh giá hàm khung: lưu giữ, khớp cắn, thẩm mỹ. Dựa vào các yếu tố và 5 thời gian phải sửa chữa khi lắp hàm: chỉnh sửa khớp cắn. b) Đánh giá kết quả sau khi bệnh nhân mang hàm khung được 2 tuần: đánh giá sự thích nghi hàm và chức năng nhai. c) Đánh giá kết quả sau khi bệnh nhân mang hàm khung được 1 tháng: MAI, bảng đánh giá chất lượng cuộc sống theo Albert. d) Đánh giá kết quả sau khi bệnh nhân mang hàm được 6 tháng: các yếu tố về hàm khung, đánh giá ảnh hưởng của hàm khung đến răng trụ, tổ chức quanh răng, vệ sinh răng miệng, xác định cần đệm hàm. e) Tại thời điểm 1 năm, 18 tháng, 2 năm và trên 2 năm: giống 6 tháng và thêm yếu tố so sánh giữa răng trụ và răng còn lại. 2.4. Xử lý số liệu: số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm thống kê y học Epi-Info version 6.0 và một số thuật toán thống kê. 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân đều được giải thích kỹ quá trình điều trị. Tất cả các bệnh nhân đều đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Quá trình thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Các thông tin thu thập của bệnh nhân được giữ bí mật và chỉ dùng với mục đích nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nghiên cứu đảm bảo đúng đề cương của luận án đã được Hội đồng chấm nghiên cứu sinh thông qua. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, X.quang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu: đa số là bệnh nhân trẻ dưới 34 tuổi: 18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 54,5%. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16, lớn tuổi nhất là 65. Về giới cũng có 54,5% bệnh nhân là nam. Nguyên nhân khuyết hổng chủ yếu là sau phẫu thuật điều trị bệnh lý: 93,9%. Các bệnh nhân ghép xương có cuống mạch nuôi chủ yếu là mổ 1 thì: 30,3%, bệnh nhân ghép xương không có cuống mạch nuôi chủ yếu là mổ thì 2: 42,4%. Tình trạng vệ sinh răng miệng có 54,5% ở mức trung bình. Phân loại khuyết hổng xương theo Kadoda có 9,1% bệnh nhân còn bờ nền xương, 87,9% bệnh nhân có khuyết hổng xương theo kiểu mất đoạn xương. Có 36,4% bệnh nhân mất nhóm răng hàm nhỏ và hàm lớn, có 18,2% bệnh nhân mất cả 6 hai bên răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ hàm lớn một bên. 3.1.2. Các biến chứng, chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 3.1.2.1. Các biến chứng, chức năng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Biến chứng và chức năng ở bệnh nhân ngay sau mổ: có 72,8% bệnh nhân nói to và nhanh khó; 12,1% bệnh nhân phát âm s và tr khó; 30,3% bệnh nhân có há miệng thấy khó hơn ở bên phẫu thuật; 60,6% bệnh nhân mất hoặc giảm cảm giác vùng ống răng dưới; 81,8% bệnh nhân thỉnh thoảng có hiện tượng cắn phải lưỡi, má, môi khi ăn nhai. Có 36,4% bệnh nhân có tiếng kêu ở khớp thái dương hàm khi vận động, 66,7% bệnh nhân có tăng biên độ vận động của lồi cầu. Khi há miệng tối đa có 75,8% bệnh nhân bị lệch cung hàm về bên phẫu thuật, 72,7% miệng lệch về bên lành. 78,8% bệnh nhân có đường vận động zích zắc theo sơ đồ Posselt. 30,3% bệnh nhân bị biến đổi đường cong Spee, Wilson. Mối liên quan giữa hệ số nhai và chức năng nhai theo thang điểm 100 của bệnh nhân trước khi mang hàm khung Có 52,4% bệnh nhân có hệ số nhai từ 50 - 75 là chức năng nhai theo thang điểm 100 ở mức khá (70 - 80 điểm); 75% bệnh nhân có hệ số nhai dưới 50 là chức năng nhai theo thang điểm 100 ở mức trung bình (50 - 60 điểm). Trung bình chức năng nhai và hệ số nhai: chức năng nhai của bệnh nhân trung bình là 65,2 ± 15,0; hệ số nhai trung bình là 50,2 ± 14,1. 3.1.2.2. Đặc điểm hình thái và thẩm mỹ khuôn mặt Đặc điểm hình thái khuôn mặt bệnh nhân: có 60,6% bệnh nhân bị lép mặt rõ, 24,2% bệnh nhân có khóe môi bị thấp bên phẫu thuật. Biến đổi cành ngang và góc hàm ở bệnh nhân đã được phục hồi xương khuyết: có 36,4% bệnh nhân có cành ngang không đối xứng, 87,9% bệnh nhân bị lõm góc hàm rõ. MAI qua quan sát màu sắc khối sáp nhai trước lắp hàm: đa số các bệnh nhân được đánh giá tốt: 81,8%; có 12,1% ở mức kém. 3.1.3. Tình trạng sống hàm, răng, tổ chức quanh răng của bệnh nhân 3.1.3.1. Tình trạng sống hàm, các phanh 7 Hầu hết bệnh nhân có hình dạng cung hàm thẳng và không tương xứng với cung hàm bên cạnh: 87,9%; 75,8% bệnh nhân có sống hàm thấp hơn sàn miệng, 60,6% bệnh nhân có sẹo ngay trên đỉnh sống hàm, 63,6% bệnh nhân có niêm mạc trên sống hàm di động. Đa số bệnh nhân có phanh má, môi, lưỡi ở ngay cạnh đỉnh sống hàm lần lượt là 45,5%; 18,2%; 24,2%; ở trên đỉnh sống hàm gây co kéo, di động lần lượt là: 21,2%; 12,1% và 6,1%. 3.1.3.2. Mô răng và tổ chức quanh răng Tình trạng tổ chức cứng và quanh răng của răng trụ Tình trạng tổ chức cứng của răng hay gặp là mòn mặt nhai, rìa cắn ở các bệnh nhân có GI = 1 (n2) là: 42,0%, n1: 17,9%. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng mất bám dính quanh răng của răng trụ và thời gian làm phục hình sau mổ ghép xương: đa số các răng trụ bị mất bám dính quanh răng < 3mm ở thời gian: 2 - 5 năm; n1: 8,8%; n2: 17,5% và sau 5 năm n1: 8,8%; n2: 11,3%; chỉ gặp 3 răng trụ n1 (8,8%) mất bám dính quanh răng 3 - 6mm. Phân bố bệnh nhân theo hình dạng chân răng trụ và tiêu xương ổ răng trên X.quang: đa số các bệnh nhân có chân răng dài và thuôn nhiều (mảnh) ở răng trụ n1 là 57,1% (nhóm không tiêu XOR), 33,3% (nhóm tiêu XOR < 3 mm); răng trụ n2: 72,7% (nhóm không tiêu XOR), 27,3% (nhóm tiêu XOR dưới 3 mm). Độ lung lay của răng trụ theo tuổi bệnh nhân: độ lung lay răng trụ ở lứa tuổi 35 - 65 tuổi cao nhất là độ 1 ở răng trụ n2 chiếm tỷ lệ: 63,8%, n1: 47%. 3.2. Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung 3.2.1. Điều trị phục hình hàm khung Quy trình lấy khuôn để làm phục hình với phương thức ghép xương: phương pháp lấy khuôn bằng Silicone khay thường đa số là bệnh nhân ghép xương có cuống mạch nuôi (87,5%). Lấy khuôn bằng Silicone với khay cá nhân chủ yếu dành cho ghép xương không có cuống mạch nuôi (56%). Lấy khuôn lần 2 thì đa số là từng phần + khoảng phục hình bằng Silicone, trong đó ghép xương không có cuống mạch nuôi là 53,3%, có cuống mạch nuôi là 40,0%. Phân bố nối chính, vật giữ gián tiếp, kiểu yên hàm khung, lên 8 răng và hợp kim đúc khung: tấm bản lưỡi được dùng đa số các trường hợp: 20/33 bệnh nhân chiếm 60,6%; vật giữ gián tiếp chủ yếu là tựa phụ mặt nhai và tựa gót răng (100%), kiểu yên kèm khung đa số là dạng thanh đơn chiếm 51,5%, độ dài cung răng đa số là đến 1/2 phía gần răng 7: 90,9%; hợp kim thường được dùng chủ yếu để đúc khung 90,9%. Phương tiện lên răng thì càng nhai chiếm đa số: 57,6%. Các kiểu móc và kiểu nâng đỡ: đối với móc Aker kép 100% được dùng cho răng trụ n2 và n3 với móc chữ T và I dùng cho răng trụ n1, chiếm lần lượt là 81,8% và 100%. Móc Aker đơn và kép chiếm đa số vùng lẹm là 0,5mm chiếm 75,8%; tiếp theo là 0,75mm chiếm 23,4%. Móc chữ T đa số là vùng lẹm 0,5 chiếm 63,6% và vùng lẹm 0,25mm chiếm 36,4%. Móc chữ I đa số là vùng lẹm < 0,25 mm chiếm 69,6%. Nhu cầu chỉnh khớp cắn khi hàm dưới chuyển động sang bên: nhu cầu chỉnh khớp khi hàm dưới chuyển động sang bên, ở các bệnh nhân được lên răng bằng càng cắn khác càng nhai có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Trong đó càng cắn cần chỉnh là 71,4%; càng nhai cần chỉnh 42,1%. 3.2.2. Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung theo: thời gian, phương pháp phục hồi khuyết hổng xương, tình trạng mất răng. 3.2.2.1. Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung theo thời gian Khớp cắn của hàm khung ở thời điểm lắp hàm: ngay tại thời điểm lắp hàm vẫn có 12,1% bệnh nhân khớp cắn ở mức khá. Sự lưu giữ của hàm khung theo thời gian: sự lưu giữ giảm dần theo thời gian mang hàm. Sau 1 năm sự lưu giữ mức độ tốt 86,7%. Sau 2 năm là 76,9%; không có bệnh nhân kém. Chức năng nhai của bệnh nhân theo thang điểm 100 khi mang hàm khung: sau 2 tuần có 27,3% bệnh nhân có chức năng nhai tốt nhưng sau 1 tháng đã tăng lên 39,4% và không còn bệnh nhân kém. Sau 2 năm có 15,4% bệnh nhân có chức năng nhai tốt, 30,8% bệnh nhân có chức năng nhai khá, 53,8% bệnh nhân có chức năng nhai trung bình. Chức năng nhai của bệnh nhân trước và sau lắp hàm theo thang điểm 100: có sự cải thiện rõ rệt về chức năng nhai của bệnh nhân sau lắp hàm: ở mức độ tốt trước lắp hàm là 9,1%, sau lắp hàm là 9 39,4%. Ở mức trung bình trước lắp hàm 51,5%, sau lắp hàm giảm xuống còn 27,3%. Hệ số nhai trước và sau lắp hàm: hệ số nhai của bệnh nhân trước lắp hàm ở mức dưới 50% chiếm 36,4%; ở mức 50 - 75 chiếm 63,6%; không có bệnh nhân có hệ số nhai trên 75%; sau khi lắp hàm hệ số nhai ở mức trên 75 đã có 63,6%, còn lại là mức 50 - 75. MAI bên hàm giả qua quan sát mầu sắc của sáp nhai tại thời điểm sau lắp hàm một tháng ở bên răng giả: có 63,6% ở mức tốt, 33,3% ở mức trung bình. MAI qua quan sát khối sáp nhai trước và sau lắp hàm ở bên răng thật: trước lắp hàm ở mức tốt là 81,8% nhưng sau lắp hàm là 90,9%, sau lắp hàm không còn mức kém. Giá trị MAI trước, sau lắp hàm bên răng thật và sau lắp hàm bên răng giả: sau lắp hàm MAI: 0,81 ± 0,23 đã cao hơn so với trước lắp hàm là 0,67 ± 0,50; còn MAI ở bên răng giả là 0,26 ± 0,21. Sự thích nghi của bệnh nhân đối với hàm khung (sau 1 tháng) Đa số bệnh nhân cảm thấy có sự ổn định hàm khung ở mức khá, nghĩa là ăn nhai được nhưng vẫn có sự di động của hàm (51,5%), đa số hiệu quả ăn nhai ở mức trung bình (51,5%), chất lượng phát âm sau đeo hàm tốt (84,9), cảm giác phục hình có gây đau cho bệnh nhân 27,3%, đa số thời gian thích nghi là 2 tuần (48,5%). Sự thay đổi phát âm trước và sau mang hàm 1 tháng: trước khi đeo hàm có 72,1% bệnh nhân nói to và nhai khó, sau khi đeo hàm tỷ lệ này chỉ còn 9,1%. Tỷ lệ bệnh nhân phát âm bình thường cũng đã tăng lên 87,9%. Thẩm mỹ sau lắp hàm khung: thẩm mỹ sau lắp hàm ở mức cao trên 90,0%, ở thời điểm 1 năm có mức thấp do không đủ thời gian theo dõi các bệnh nhân đang ở mức tốt. Sự hài lòng của bệnh nhân đối với hàm khung (sau 1 tháng) Đa số bệnh nhân thấy tự tin tham gia hoạt động xã hội chiếm tới 97,0%. 100% bệnh nhân sẵn sàng giới thiệu điều trị cho người tương tự. Mức độ hài lòng bệnh nhân đối với điều trị ở mức khá là 78,8%. So sánh sự thích nghi của bệnh nhân với các kiểu thanh nối chính hàm dưới (1 tháng): không có khác biệt về sự thích nghi của 10 [...]... quả của đệm hàm cho bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới, được phục hình bằng hàm khung: tăng cường sự ổn định và không đọng thức ăn ở dưới nền hàm 4.2.2 Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung Các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép 20 xương quan tâm chức năng ăn nhai và chức năng phát âm cần được phục hồi Chức năng ăn nhai tốt phụ thuộc vào: sự lưu giữ của hàm khung, khớp... các bệnh nhân có các răng còn lại vẫn tạo được hình cung để giúp cho các móc và các thành phần của hàm khung có sự vững ổn Tuy nhiên, cũng có 18,2% bệnh nhân chỉ còn lại răng hàm lớn và răng hàm nhỏ gây khó khăn khi làm phục hình Có 3 nguồn xương và 2 phương pháp ghép xương tự thân cho bệnh nhân sau khuyết hổng xương hàm dưới là xương mào chậu, đầu xương sườn (ghép xương không có cuống mạch nuôi), xương. .. nhóm bệnh nhân nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu Đa số bệnh nhân dưới 34 tuổi vì liên quan đến độ tuổi phát hiện ra các bệnh lý, là nguyên nhân bệnh nhân phải cắt đoạn xương hàm gây khuyết hổng xương hàm hoặc thời điểm bệnh nhân bắt buộc phải điều trị bệnh Trong các nguyên nhân này thì u men là hay gặp nhất Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Tuyến, độ tuổi bệnh nhân trẻ chiếm đa số dưới 34 tuổi... xương có cuống mạch nuôi: ghép xương vi phẫu) Hai tỷ lệ bệnh nhân này bằng nhau: 45,5% (15/33 bệnh nhân) , có 9,1% bệnh nhân trong nghiên cứu chỉ khuyết hổng 1 phần xương vẫn còn bờ nền xương nên không ghép xương 4.1.2 Các biến chứng, chức năng, thẩm mỹ khuôn mặt của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 4.1.2.1 Các biến chứng, chức năng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ♦ Biến chứng và chức năng sau mổ Đa số các bệnh. .. dưới 34 tuổi chiếm 88% So sánh về độ tuổi trong các nghiên cứu phục hình hàm khung hoặc phục hình tựa trên Implant, để điều trị cho các bệnh nhân mất răng sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới thì 13 theo nghiên cứu của Carlos gồm 111 bệnh nhân, có độ tuổi từ 13 – 79, trung bình là 52 tuổi, của Christian với 780 bệnh nhân, có tuổi trung bình là 51,8% Về giới: trong nghiên cứu này tỷ lệ nam chiếm 54,5%,... sống hàm không hoặc ít di động Có 1 bệnh nhân chiếm 3,03% bị cắt lồi cầu và tạo hình lồi cầu bằng sụn sườn Đây thực sự là thách thức đối với phục hình Vị trí răng mất trên cung hàm: vì nguyên nhân mất răng là do khuyết hổng xương nên bệnh nhân thường mất nhóm răng Chiếm nhiều nhất là các bệnh nhân bị mất răng hàm lớn và răng hàm nhỏ: 36,4%, tiếp theo là các bệnh nhân bị mất nhóm răng hàm lớn + răng hàm. .. 3.9), các bệnh nhân này có sự lệch trục răng, răng ở ngoài cung hàm, biến đổi khớp cắn nhưng không có điều kiện để chỉnh răng trước khi làm phục hình ♦ MAI Sau một tuần sự thích nghi hàm khung của bệnh nhân ở mức chấp nhận được, nhưng thường sau một tháng bệnh nhân thích nghi hàm khung tốt hơn, nghiên cứu cũng áp dụng chỉ số MAI để đánh giá khả năng ăn nhai của bệnh nhân ở bên hàm giả So sánh chức năng... Panorama: chiều cao xương ghép thể hiện ba mức độ: > 15mm có 9,1%; từ 10 - 15mm có 39,4%, < 10mm có 51,5% 2 Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung trong điều trị mất răng ở nhóm bệnh nhân trên 2.1 Chức năng: Phục hình hàm khung đã khẳng định kết quả khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm của các bệnh nhân bị khuyết hổng xương hàm dưới đã được ghép xương hoặc chỉ lấy xương đơn thuần...11 bệnh nhân đối với 2 kiểu nối chính hàm khung là bản lưỡi và thanh lưỡi kép (p > 0,05) 3.2.3.2 Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung theo phương thức ghép xương, tình trạng sống hàm So sánh chức năng nhai của các bệnh nhân được phục hồi khuyết hổng xương theo các phương pháp khác nhau tại thời điểm 2 tuần, 1 tháng: đa số bệnh nhân ghép xương không có cuống mạch... răng trụ có độ lẹm 0,5mm (63,6%) Kiểu yên hàm khung: những bệnh nhân có sống hàm thuận lợi cho phục hình, chịu lực tốt thì có yên hàm khung dạng lưới: có 7/33 bệnh nhân (21,21%), trường hợp bệnh nhân có sống hàm không thuận lợi nhưng đoạn mất răng ngắn thì được làm yên dạng mắt cáo (thanh đan) có 9/33 bệnh nhân (27,27%), những trường hợp bệnh nhân có sống hàm không thuận lợi hẹp theo chiều ngang, đoạn . bệnh nhân được tạo hình khuyết hổng xương hàm, cần thiết phải khôi phục các chức năng cho người bệnh bằng các phục hình. Các loại phục hình tháo lắp cho nhóm bệnh nhân nói trên là hàm khung, hàm. động xương hàm dưới. 1.2. Khuyết hổng xương hàm dưới và các phương pháp phục hồi 1.2.1. Nguyên nhân khuyết hổng xương hàm dưới và hậu quả của nó Nguyên nhân khuyết hổng xương hàm dưới: sau phẫu. nghiên cứu sâu về vấn đề này, nhằm nâng cao chất lượng điều trị phục hình cho các bệnh nhân nhóm trên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu phục hình hàm khung cho các bệnh nhân khuyết hổng

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguyên nhân khuyết hổng xương hàm dưới: sau phẫu thuật để điều trị các bệnh lý là chủ yếu.

  • Hậu quả của khuyết hổng xương hàm dưới: theo Peri và Coll, các khuyết hổng sẽ gây ra tình trạng "mất thăng bằng xương hàm – răng – cơ", gây nên một biến dạng mà sẽ kéo theo các ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ và tâm lý đặc biệt nặng nề.

  • 2.3.3.1. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu: các dụng cụ trên lâm sàng và labo.

  • 2.3.3.2. Khám, đánh giá đặc điểm lâm sàng, X.quang, mẫu nghiên cứu của bệnh nhân

  • - Lập phiếu thu thập thông tin.

  • - Khám đánh giá bệnh nhân về các biến chứng chức năng sau mổ, các đặc điểm về răng và mô mềm liên quan đến phục hình. Trên song song kế phác họa thiết kế hàm khung.

  • 2.3.3.3. Điều trị phục hình hàm khung

  • Tiến hành theo trình tự: điều trị tiền phục hình, chuẩn bị trên miệng, lấy khuôn đổ mẫu làm việc, thiết kế hàm khung, đúc khung tại labo, thử khung và lấy khuôn chức năng: từng phần đơn thuần hoặc đơn thuần kết hợp khoảng phục hình, xác định tương quan hai hàm và lên răng bằng càng cắn hoặc càng nhai, thử răng, hoàn thiện khung và lắp khung, đệm nhựa mềm.

  • 2.3.3.4. Đánh giá kết quả điều trị phục hình bằng hàm khung

  • 3.1.2.2. Đặc điểm hình thái và thẩm mỹ khuôn mặt

  • 3.1.3.1. Tình trạng sống hàm, các phanh

  • Có 36,4% có tiếng kêu tại ổ khớp khi vận động, chứng tỏ đã có sự tổn thương sụn khớp, điều này cần phục hình sớm và tái lập khớp nhai đúng, không còn các điểm cản trở hay sang chấn khớp cắn. Có 66,7% bệnh nhân có biên độ hoạt động lồi cầu tăng. Các bệnh nhân thuộc nhóm này hầu hết là các bệnh nhân ghép xương mào chậu tự do, có sự biến đổi khớp cắn nhiều.

  • Đánh giá hoạt động há ngậm miệng dựa vào sơ đồ Posselt, có 78,8% có há ngậm miệng zich zắc, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khớp thái dương hàm. Đặc biệt ở các bệnh nhân khuyết hổng xương hàm dưới khi há miệng tối đa, thì phần cung hàm lệch về phía bên phẫu thuật: 75,8%, miệng lệch về bên lành: 72,7% so với trục chính giữa của khuôn mặt, độ lệch của cung hàm trung bình là 1,2 ± 0,7mm. Sự lệch miệng về phía bên bị bệnh khi há miệng tối đa do sự co kéo cơ và phần xương không cân xứng với bên lành của bên phẫu thuật. Mức độ lệch về bên bị bệnh ở các bệnh nhân là khác nhau. Có 72,7% bệnh nhân có lệch so với trục giữa hàm trên ở tư thế há tối đa về bên lành. Có bệnh nhân há miệng tối đa lệch tới 12mm, trung bình 4,9 ± 3,2mm.

  • Các đặc điểm hình thái - thẩm mỹ khuôn mặt: đánh giá sự mất cân xứng của khuôn mặt liên quan đến vị trí khuyết hổng và phục hồi vì: cành ngang và góc hàm dưới quy định độ rộng khuôn mặt, sự mất cân xứng của khuôn mặt

  • Với nguyên tắc giảm lực tác động xuống vùng sống hàm do xương ghép đến mức có thể, đồng thời giảm chiều dài của cánh tay đòn bẩy giúp hàm khung ổn định tốt hơn. 100% các bệnh nhân trong nghiên cứu được lên răng tiếp khớp đến ½ phía gần răng 7 đối diện, 100% các răng đều là răng bán giải phẫu hoặc không giải phẫu (góc múi răng không rõ). Nghiên cứu của Masako Yanagawa và cộng sự (2004) và nghiên cứu của S. Sueda và K. Fueki (2003) đã khẳng định không có sự khác biệt về lực nhai đối với phương pháp lên răng này với lên răng đủ chiều dài cung răng với răng giải phẫu các góc múi răng là 30 độ.

  •  Sự lưu giữ của hàm khung: đánh giá ngay tại thời điểm lắp hàm khung: hầu hết các hàm khung đều có lưu giữ tốt (97%). Đóng góp cho sự lưu giữ tốt của hàm là: móc được chỉ định đúng cho từng loại răng trụ và vị trí vùng lẹm, phần cung răng đúng với khoảng phục hình nên chống lại các lực do hoạt động của môi, má, lưỡi, vùng sàn miệng làm di chuyển hàm. Đánh giá sau khi đeo hàm khung được 01 tháng: kết quả vẫn như tại thời điểm ngay sau lắp hàm. Theo nghiên cứu của Phạm Lê Hương với hàm khung có khung sườn bán cứng và khung sườn nhún thì tỷ lệ lưu giữ tốt cũng chỉ đạt 90% tại thời điểm 01 tuần sau khi lắp hàm.

  •  Khớp cắn

  • Tại thời điểm lắp hàm, có 81,8% có sự chạm khớp ở tất cả các răng, 18,2% có răng không chạm khớp (theo kết quả tại biểu đồ 3.9), các bệnh nhân này có sự lệch trục răng, răng ở ngoài cung hàm, biến đổi khớp cắn nhưng không có điều kiện để chỉnh răng trước khi làm phục hình.

  •  MAI

  • Sau một tuần sự thích nghi hàm khung của bệnh nhân ở mức chấp nhận được, nhưng thường sau một tháng bệnh nhân thích nghi hàm khung tốt hơn, nghiên cứu cũng áp dụng chỉ số MAI để đánh giá khả năng ăn nhai của bệnh nhân ở bên hàm giả. So sánh chức năng nhai ở bên răng thật trước và sau lắp hàm có nhóm tốt tăng từ 81,8% (trước lắp hàm) lên 90,9% (sau lắp hàm); nhóm kém từ 12,1% (trước lắp hàm) giảm xuống còn 0% (sau lắp hàm). Giá trị MAI đo được qua ảnh chụp cũng có sự khác biệt: trước lắp hàm là 0,67 ± 0,50; sau lắp hàm là 0,81 ± 0,23.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan