Thiết kế môn học Quản trị tài chính

58 1.2K 2
Thiết kế môn học Quản trị tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÔNG TY TNHH Ô TÔ CHIẾN THẮNG, thành phố Hải Phòng, Lương sản phẩm thực tếI trả cho một công nhân = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương sản phẩm x Số ngày công thực tế(đã nhân hệ số) của công nhân Tổng số ngày công thực tế ( đã nhân hệ số)của cả nhóm tham gia sản xuất loại sản phẩm đó, Kế hoạch yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ, Kế hoạch yếu tố chi phí thuê ngoài, Yếu tố chi phí tiền lương: VKH= LđbTLmin(Hcb + Hpc) + Vvc12 Trong đó: Lđb: Số lao động định biên. TLmin: Mức lao động tối thiểu. TL min đc= TL min x (1+ k1 + k2) Trong đó: k1 là hệ số điều chỉnh vùng k1= 0,1 k2 là hệ số điều chỉnh ngành k2= 0,5 Căn cứ vào kế hoạch lao động và nghị định số 26 chi phí công ty áp dụng hệ số cấp bậc cong việc bình quân toàn xí nghiệp là Hpc= 3,0 Hpc= Hkv + Htn + Hcv + Hca3 + HĐh (CT – d3) Trong đó: Hkv: Phụ cấp khu vực : Hkv = 0,2 Htn: Phụ cấp trách nhiệm : Htn = 0,02 Hcv: phụ cấp chức vụ : Hcv +0,01 Hca3: Phụ cấp ca 3 : Hca3 = 0,1 Hđh: Phụ cấp độc hại: Hđh = 0,05 Vvc: Quỹ tiền lương viên chức quản lý chưa tính vào định mức lao động tổng hợp. Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Theo thông tư só 58 TCHCSN ngày 2472002 của cán bộ tài chính hướng dẫn phương pháp nộp BH thì tổng mức đóng góp BHXH là 24% tiền lương cơ bản, trong đó: 17% đóng góp của DN tính vào giá thành sản phẩm 7% đóng góp của người lao động Theo hướng dẫn của bọ y tế quy định mức đóng góp BHYT trong đó DN phải trích 3% tiền lương vào gái trị thành phẩm và 1,5% đóng góp của người lao động. Kinh phí công đoàn trích nộp 2% tiền lương vào giá trị thành phẩm. Vậy tổng mức đóng góp vào BHXH được tính vào giá trị thành phẩm là 23% tiền lương cơ bản.

LỜI NÓI ĐẦU Quản trị tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng nhất, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực khá rộng lớn, chứa đựng nội dung rất phong phú và có tính chất chuyên ngành của một bộ môn khoa học quan trọng. Đó là những vấn đề về quản lý tài sản của doanh nghiệp, huy động và thu hút các nguồn vốn, phân bổ vốn và các quyết định về đầu tư, các báo cáo tài chính và sử dụng thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy 2 sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. Qua việc tìm hiểu về Công ty TNHH Ô tô Chiến Thắng và những kiến thức em đã học trong môn Quản trị tài chính doanh nghiệp giúp em hiểu nhiều hơn về tài chính doanh nghiệp nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng để em hoàn thành thiết kế này. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH Ô TÔ CHIẾN THẮNG. Page 2 3 1.1 Qúa trình ra đời và phát triển của công ty TNHH ô tô Chiến Thắng. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. * Những thông tin chung - Tên công ty: Công ty TNHH ô tô Chiến Thắng - Địa chỉ: 142 Trần Tất Văn, phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: 0313.876.159/ 0313.790.882 - Fax: (+84)313.676.676 - Tài khoản Ngân hàng 2100201031211 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng - Mã số thuế: 0200244027 - Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng ra đời theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0202000414 ngày 20/09/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. * Quá trình phát triển của công ty TNHH ô tô Chiến Thắng. Công ty TNHH Ô tô Chiến Thắng tiền thân là Xí nghiệp ô tô tư nhân Chiến Thắng được thành lập từ năm 1979 đến năm 2001 thì được đổi tên là Công ty TNHH Ôtô Chiến Thắng. Mặc dù mới được thành lập nhưng do đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước nên Công ty ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mó được cải tiến và nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Hiện nay công ty đang sử dụng 2 khu đất gồm: Khu 1: Ở số 142+ 144 đường Trần Tất Văn, phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng là khu chuyên kinh doanh du lịch khách sạn tổng diện Page 3 4 tích đất sử dụng là 1050 m² với 3 khu phòng ăn, phòng hội thảo, phòng nghỉ với trang thiết bị tương đối hoàn hảo. Khu 2: Số 251 Trần Tất Văn, phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng là khu chuyên sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống nhà xưởng kho bãi, trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại nằm trên khuôn viên đất sử dụng gần 60 000 m² Tháng 8/2002, sau thời gian tìm hiểu thị trường, Công ty đó quyết định đầu tư mở rộng nhà máy bước vào sản xuất lắp ráp xe ô tô tải tự đổ trọng tải từ 1.25 tấn đến 5 tấn .Tổng diện tích mặt bằng của Công ty là 37.340 m 2 , tổng mức đầu tư cho dự án là 105 tỷ đồng. Về mặt công nghệ, Công ty có bộ phận nghiên cứu, thiết kế công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong quá trình làm việc kết hợp cùng với các chuyên gia nước ngoài, cùng bộ nghiên cứu của Trường Đại học Giao thông vận tải và Đại học Bách khoa Hà Nội. Bên cạnh đó Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 do tập đoàn TVU NORD đánh giá và đã nhận chứng chỉ ngày 1/8/2005. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, có năng lực sáng tạo, Công ty đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm. Sản phẩm của Công ty hiện có mặt rộng khắp thị trường trong nước. Hiện nay Công ty đó mở được 118 cơ sở mạng lưới đại lý bán hàng trên toàn quốc với qui chế bảo hành, bảo dưỡng xe cho khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Nhờ đó uy tín của Công ty ngày một nâng cao, sản lượng doanh thu hàng năm ngày càng tăng.Từ những thuận lợi đó Công ty sẽ không ngừng phát triển, nâng cao các nguồn lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hàng khác về năng suất và chất lượng sản phẩm. Page 4 5 Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng là doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập. Công ty luôn sẵn sàng hợp tác, đầu tư phát triển, liên doanh, liên kết trong SXKD với các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất lắp ráp xe ô tô tải tự đổ trọng tải từ 1.25 tấn đến 7 tấn. Ngoài ra công ty còn hoạt động nhiều ngành nghề như: - Sản xuất và đóng mới sửa chữa xe ô tô - Đại lý mua bán, ký gửi vật tư hàng hóa - Xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa - Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ - Kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty TNHH ôtô Chiến Thắng là một doanh nghiệp tư nhân có chức năng thực hiện đầy đủ mọi công đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu mua nguyên vật liệu đến xác định kết quả SXKD. Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm Ban giám đốc, cơ cấu các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Page 5 6 * Nhận xét ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức - Ưu điểm: Các bộ phận chức năng được ủy quyền chỉ đạo ra các quyết định giải quyết các vấn đề chuyên môn do mình phụ trách. Nhờ đó có điều kiện sử dụng khai thác trình độ chuyên môn của các chuyên gia, nâng cao về chất lượng, hiệu quả dẫn đi đến chuyên môn hóa từng chức năng. Sự kết hợp các ưu điểm của hai mô hình cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng tạo nên tính linh hoạt hài hòa, không cứng nhắc đơn điệu trong quản lý; tạo cho cơ cấu quản lý không bị vướng mắc, chồng chéo, cản trở lẫn nhau, tạo được mối quan hệ gắn bó giữa các bộ phận trong tổ chức. - Nhược điểm: Page 6 Giám đốc Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh Phòng Kinh doanh tổng hợp Phòng Tài chính- kế toán Phòng Nhân sự tổng hợp Phòng Điều hành sản xuất Phòng KCS (Trạm đăng kiểm) Các phân xưởng sản xuất 7 Mối liên hệ giữa các nhân viên trong hệ thống rất phức tạp. Người lãnh đạo cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền trong hệ thống, việc truyền lệnh vẫn theo tuyến. Do đó người lãnh đạo dễ lạm dụng chức quyền, chức trách của mình tự đề ra các quyết định rồi bắt cấp dưới phải thừa hành mệnh lệnh. Mô hình này đồi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ và năng lực cao mới liên kết, phối hợp giữa hai bộ phận trực tuyến và chức năng. *Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận: Giám đốc: là người tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động SXKD, công tác đầu tư phát triển của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động SXKD của Công ty. Phó giám đốc kinh doanh: thu thập báo cáo từ các phòng ban trực thuộc, lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Chịu trách nhiệm trong quan hệ giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp. Báo cáo và đề xuất các phương án kinh doanh khi thị trường có biến động. Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty về lĩnh vực điều hành sản xuất, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về kĩ thuật cơ cấu lắp ráp, phối hợp cùng bộ phận nghiên cứu thiết kế và các chuyên gia nước xúc tiến cải tiến kỹ thuật. Phối hợp cùng phòng Điều hành có kế hoạch sản xuất hợp lý, đúng tiến độ. Phòng kinh doanh tổng hợp: Theo dõi, phân tích tình hình SXKD, từ đó xây dựng kế hoạch trong tháng, quý, năm. Báo cáo và tham mưu cùng Ban giám đốc Công ty, theo dự án hoạt động của các bộ phận, theo dõi chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Cuối năm tổng kết đánh giá mức độ hoàn thành công việc và xác lập kế hoạch mới cho kỳ sau. Phòng nhân sự tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc tổ chức các bộ phận nội chính trong cơ quan, sắp đặt, bố trí các phòng ban. Căn cứ tình hình thực tế ( đề xuất của các tổ trưởng tổ sản xuất, trưởng các nhóm, phòng điều hành ) lên kế hoạch tuyển dụng đào taọ năng lực cán bộ cho Công ty. Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Page 7 8 Nhà nước, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. Lập các báo cáo bất thường khi có những biến động về giá cả trên thị trường theo yêu cầu của Ban giám đốc. Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công theo quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn đăng kiểm trong nước và quốc tế. Phòng điều hành: Phối hợp cùng phòng kinh doanh tổng hợp, phòng Tài chính kế toán, các tổ trưởng để có kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm. Điều hành sản xuất toàn nhà máy. Bám sát quá trình sản xuất để phối hợp với phòng nhân sự tổng hợp trong việc điều động, cắt giảm, tuyển dụng lao động. Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm, đảm bảo cho quy trình sản xuất diễn ra liên tục, sản phẩm được hoàn thành theo đúng tiến độ và kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.Tổ trưởng sản xuất của từng phân xưởng, bộ phận quản lý giao việc trực tiếp cho người lao động của tổ và cùng với tổ phó hoàn thành công việc mà quản đốc giao. 1.2.2. Tổ chức bộ máy tài chính trong công ty. *Sơ đồ bộ máy tổ chức tài chính- kế toán của Công ty Page 8 Kế toán trưởng KT lương, các khoản trích theo lương KT tài sản cố định Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền mặt, tiền gửi Kế toán thanh toán 9 Kế toán trưởng (Trưởng phòng Tài chính - Kế toán): Có chức năng tham mưu, giúp Ban giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở Công ty theo cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.Thực hiện các chính sách, chế độ về công tác tài chính kế toán, kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng. Kế toán tiền mặt và tiền gửi: Theo dừi sự biến động tăng, giảm của tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các ngân hàng, đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu thực tế tại quỹ và tại các ngân hàng và các chứng từ xác nhận công nợ. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Căn cứ vào bảng chấm công của các phòng ban, căn cứ vào định mức hệ số lương của từng cán bộ công nhân viên để tính lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp của từng người ở từng bộ phận, phòng ban. Lập bảng tổng hợp tiền lương của toàn Công ty, phân bổ tiền lương theo quy định, theo dõi tính hình vay mượn, tạm ứng của từng đối tượng. Kế toán thanh toán: Thực hiện việc theo dừi chi tiết từng khách hàng về giá trị tiền hàng, thời hạn thanh toán và tình hình thanh toán của từng khách hàng. Ngoài ra kế toán thanh toán cũng theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản phải thu, phải trả khác. Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi, phản ánh, báo cáo kịp thời đầy đủ tình hình nhập xuất tồn kho của nguyên vật liệu. Kế toán TSCĐ: Theo dõi tài sản cố định hiện có cũng như tình hình tăng giảm tài sản cố định của nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá tài sản cố định, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tính và lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quy định. Thủ quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ đầy đủ hợp pháp và hợp lệ, vào sổ quỹ tiền mặt đầy đủ, kịp thời. Chịu trách nhiệm về số tiền mặt tại quỹ,thực hiện bảo quản tiền theo đỳng quy định. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, tính lãi, lỗ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của cả Công ty. Căn Page 9 10 cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản chi phí do các phần hành kế toán khác chuyển đến, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ kế toán cần thiết, lập báo cáo quý, năm và các báo cáo thuyết minh gửi cấp trên và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 1.3. Tình hình lao động của công ty Năm 2010 2011 So sánh 2011/2010 Số lượng % Số lượng % Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) 1. Tổng số LĐ 452 100 486 100 +34 107,52 2. Cơ cấu theo tính chất LĐ - LĐ gián tiếp 48 10,62 48 9,88 0 100 - LĐ trực tiếp 404 89,38 438 90,12 +34 108,41 3.Cơ cấu theo trình độ - Đại học 112 24,78 128 26,34 +16 114,29 - Cao đẳng 100 22,12 96 19,75 -4 96 - trung cấp 240 53,1 262 53,91 +22 109,17 4. Cơ cấu theo độ tuổi - Từ 18-30 tuổi 196 43,36 238 48,97 +42 121,43 - Từ 31-45 tuổi 198 43,81 213 43,83 +15 107,58 - Từ 46- 60 tuổi 58 12,83 35 7,2 -23 60,34 5.Cơ cấu theo giới tính - Nam 440 97,35 474 97,53 +34 107,73 - Nữ 12 2,65 12 2,47 0 100 Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ số lao động ban đầu chỉ là khoảng hơn 200 công nhân với trình độ còn hạn chế thì đến nay tổng số lao động của công ty là hơn 400 lao động. Công nhân ngày càng có kinh nghiệm, chuyên Page 10 [...]... Tình hình tài chính của công ty 1.5.1 Tài sản và nguồn vốn của công ty TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2011 Page 15 16 STT I Tổng giá trị tài Đầu năm Giá trị (đ) Tỷ trọng % 112 000 100 1 sản Tài sản ngắn hạn 000 000 41 240 000 Tài sản dài hạn 000 70 760 000 Tổng nguồn vốn 000 112 000 Vốn chủ sở hữu 000 71 680 000 Nợ phải trả 000 40 320 000 2 II 1 2 Chỉ tiêu 000 Cuối năm Giá trị (đ) Tỷ... hành sản phẩm, quảng cáo, Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý; chi phí công cụ, dụng cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp lương trả cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý, chi phí... năm 2010, giảm 0,29 (lần) Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng Nợ Ngắn hạn *Về cơ cấu tài chính: Hệ số nợ năm 2011 tăng 0,08 và bằng 122,22% so với năm 2010 Điều này cho thấy cơ cấu tài chính của công ty có xu hướng tăng tỷ trọng nợ phải trả và giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu Hệ số nợ = Tổng Nợ phải trả Tổng Nguồn vốn (tổng tài sản) *Về khả năng hoạt động - Vòng quay tiền: chỉ... 44 000 000 1.5.2 Các tỷ số tài chính cơ bản của công ty Nhóm chỉ tiêu tài chính Năm 2010 Năm 2011 So sánh Page 16 17 (+/-) (%) 1 Về khả năng thanh toán (lần) - Khả năng thanh toán tổng 2,77 2,27 -0,5 81,9 quát - Khả năng thanh toán hiện 1,15 0,77 -0,38 66,96 0,88 0,59 -0,29 67,05 0,36 0,44 +0,08 122,22 0,64 0,56 -0,08 87,5 hành - Khả năng thanh toán nhanh 2 Về cơ cấu tài chính - Hệ số nợ - Khả năng... sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành b Phân loại giá thành sản phẩm * Căn cứ theo thời điểm và cở sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, GTSP được chia thành 3 loại sau: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: là GTSP được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kế hoạch bao giờ cũng... mối tương quan giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ Khả năng thanh toán tổng quát của doanh ngiệp năm 2011 giảm 0,5 (lần) so với năm 2010 chỉ số này của doanh nghiệp qua 2 năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và tình hình tài chính của công ty khá ổn định và khả quan Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng Tài sản Tổng Nợ Ngắn hạn... sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong suốt quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đang thực hiện nhằm đạt được những mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất Giá thành còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả quản trị chi phí của doanh... xuất kinh doanh phát sinh lần đầu trong năm Vì vậy nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố; kiểm tra sự cân đối giữa kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch nhu cầu vốn lưu động * Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí: Theo cách phân loại này những chi phí có cùng công dụng kinh... giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh... Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) ( Nguồn: Trích từ sổ cái TK 627 tại phòng kế toán của Công ty TNHH Ô tô Chiến Thắng) Page 32 33 Các chỉ tiêu chi phí của công ty được tập hợp qua bảng sau: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ CỦA CÔNG TY STT Khoản mục Năm 2010 Giá trị Tỷ Chi phí hoạt (đ) 77 039 động SXKD I trọng % 87 544 000 Năm 2011 Giá trị Tỷ trọng . cứu, thiết kế công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong quá trình làm việc kết hợp cùng với các chuyên gia nước ngoài, cùng bộ nghiên cứu của Trường Đại học Giao thông vận tải và Đại học. chức tài chính- kế toán của Công ty Page 8 Kế toán trưởng KT lương, các khoản trích theo lương KT tài sản cố định Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền. chuyên môn do mình phụ trách. Nhờ đó có điều kiện sử dụng khai thác trình độ chuyên môn của các chuyên gia, nâng cao về chất lượng, hiệu quả dẫn đi đến chuyên môn hóa từng chức năng. Sự kết hợp

Ngày đăng: 02/10/2014, 19:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan