1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đặc điểm hình thái, sinh thái họ bạc hà

40 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 8,77 MB

Nội dung

phân biệt rỏ ràng. Nhưng ranh giới đó khó phân biệt một cách rõ ràng. Theo kinh nghiệm tích luỹ từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây cỏ dẫn đến việc phân loại cây cỏ, nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, làm một quy luật dự đoán cho những cây cỏ mà người chưa biết đến. Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung. Họ bạc hà, là loại cây rất quen thuộc và gần gủi đối với cuộc sống của chúng ta. Cây bạc hà được mọi người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. Người Ai Cập, Do thái, La Mã, Trung Quốc, Nhật Bản là những dân tộc đầu tiên biết sử dụng các cây thuộc họ Bạc hà. Nên họ cây bạc hà được xem là một trong những loài thảo dược xưa nhất thế giới.Theo tài liệu lịch sữ thì họ cây bạc hà được sử dụng cách đây hơn 2000 năm. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì các bạn cũng thấy bạc hà được đưa vào rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau làm đẹp da rồi cả tác dụng trị gàu nữa. (Như dầu gội Clear, dầu gội Headen shourd,...). Vì trong lá bạc hà có rất nhiều chất tự nhiên như canxi, magiê, sắt, đồng… và đặc biệt là menthol. Trong tinh dầu bạc hà có chứa chất menthol, nhờ đó người ta đã chế ra nhiều loại thuốc dạng dầu, kẹo… Như kẹo Menthol , Singgum Conel... Tinh dầu bạc hà bốc hơi rất nhanh, tạo cảm giác mát tại chỗ nên còn được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, sát trùng (thường dùng trong một số bệnh ngứa ngoài da, xoa bóp nơi sưng đau, xông mũi họng). Theo y học cổ truyền, bạc hà có tác dụng phát hãn, tán phong nhiệt, dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, trị cổ họng sưng đau, mắt đỏ, nổi mề đay, giúp tiêu hóa tốt, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, chữa đau bụng đi ngoài. Có thể dùng lá và toàn cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Tốt cho hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh đường ruột, chữa các bệnh cảm sốt, giảm căng thẳng và mất ngủ, tốt cho răng và giúp lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau Một số loại cây của họ bạc hà thường được dùng để làm cây cảnh.... Những cây họ bạc hà có tầm quan trọng trong cuộc sống, có giá trị sử dụng trong y học, giá trị sử dụng cảnh quan và đa dạng sinh học, giá trị về tinh thần và thẩm mỹ, giá trị về đạo đức... Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài " Điều tra, phân loại các cây thuộc họ Bạc hà-Lamiaceae ở tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn học phần Phân loại thực vật.

Trang 1

Họ bạc hà, là loại cây rất quen thuộc và gần gủi đối với cuộc sống của chúng ta.Cây bạc hà được mọi người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời Người Ai Cập, Do thái, La Mã, Trung Quốc, Nhật Bản là những dân tộc đầu tiên biết sử dụng các cây thuộc

họ Bạc hà

Nên họ cây bạc hà được xem là một trong những loài thảo dược xưa nhất thế giới.Theo tài liệu lịch sữ thì họ cây bạc hà được sử dụng cách đây hơn 2000 năm Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì các bạn cũng thấy bạc hà được đưa vào rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau làm đẹp da rồi cả tác dụng trị gàu nữa (Như dầu gội Clear, dầu gội Headen shourd, )

Vì trong lá bạc hà có rất nhiều chất tự nhiên như canxi, magiê, sắt, đồng… và đặc biệt là menthol Trong tinh dầu bạc hà có chứa chất menthol, nhờ đó người ta đã chế ra nhiều loại thuốc dạng dầu, kẹo… Như kẹo Menthol , Singgum Conel

Tinh dầu bạc hà bốc hơi rất nhanh, tạo cảm giác mát tại chỗ nên còn được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, sát trùng (thường dùng trong một số bệnh ngứa ngoài da, xoa bóp nơi sưng đau, xông mũi họng) Theo y học cổ truyền, bạc hà có tác dụng phát hãn, tán phong nhiệt, dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, trị cổ họng sưng đau, mắt đỏ, nổi mề đay, giúp tiêu hóa tốt, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, chữa đau bụng đi ngoài Có thể dùng lá và toàn cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô Tốt cho hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh đường ruột, chữa các bệnh cảm sốt, giảm căng thẳng và mất ngủ, tốt cho răng và giúp lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau

Một số loại cây của họ bạc hà thường được dùng để làm cây cảnh

Những cây họ bạc hà có tầm quan trọng trong cuộc sống, có giá trị sử dụng trong y học, giá trị sử dụng cảnh quan và đa dạng sinh học, giá trị về tinh thần và thẩm mỹ, giá trị

về đạo đức

Trang 2

Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài " Điều tra, phân loại các cây thuộc

họ Bạc hà-Lamiaceae ở tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn học phần Phân loại thực vật

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mỗi một thời kỳ thì có những tác giả đã có những công trình nghiên cứu về thực vật học.Thế nhưng, tùy vào cách nhìn nhận vấn đề thực vật học theo những khía cạnh khác nhau nên có nhiều quan điểm, luận điểm và ý kiến khác nhau

Nổi bật có những tác giả như sau:

Hình thái Thực vật học (1975) của tác giả Nguyễn Bá nói về đặc điểm bên ngoài

và cấu tạo trong của các loại cây được thể hiện trong 23 chương từ tế bào, mô, cơ quan dinh dưỡng đến cơ quan sinh sản và sự sinh sản ở các nhóm thực vật

Phân loại học thực vật (2009) của tác giả Hoàng Thị Sản đề cập đến việc nghiên cứu các Nhóm thực vật như: Nhóm Tiền Nhân, Nhóm Nấm, Nhóm Tảo cho ta có được cái nhìn tổng quát về các loại thực vật

Bên cạnh đó có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Tôn Thất Phát, Ngô Anh, Dương Đức Tiến Và nghiên cứu tại địa bàn Thừa Thiên Huế như Lê Thị Trễ, Hoàng Cầm, Hoàng Xuân Thảo

Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trên, bản thân đã tìm hiểu và đi vào thực tế vấn đề điều tra và phân loại các loại Hoa môi ở tỉnh Thừa Thiên Huế để có cơ hội

cọ xát và nghiên cứu vấn đề

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Về nội dung: Bài tập lớn đã tập trung tìm hiểu vấn đề điều tra và phân loại các loại Hoa môi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

4 Nguồn tư liệu sử dụng

Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài tập lớn này chủ yếu được kế thừa và khai thác trên các nguồn như sau:

- Nguồn tài liệu bằng Tiếng Việt rất quan trọng và giúp ích nhiều cho quá trình nghiên cứu, đây là nguồn tư liệu quan trọng

- Các bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu tọa đàm, hội thảo, hội nghị khoa học

Trang 3

- Các công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được các nhà xuất bản hoặc các viện, trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam xuất bản

- Các thông tin trên một số trang web đáng tin cậy nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin đưa ra

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài tập lớn này được phân tích, đánh giá dựa trên những vấn đề tiêu biểu đi từ chi tiết hóa đến khái quát tổng hợp, đặt vấn đề trong mối liên hệ tác động qua lại và trong một tiến trình phát triển Đặc biệt là phương pháp điền dã

6 Bố cục của bài tập lớn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Bài tập lớn bao gồm 2 chương:

Chương 1: Đặc điểm chung của họ Hoa môi - Lamiaceae

Chương 2: Một số cây họ Hoa môi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HỌ HOA MÔI - LAMIACEAE

Họ Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae hay Labiatae), thuộc bộ Hoa môi

(Lamiales) trong phân lớp Hoa môi (Lamiidae).

Họ hoa môi còn được gọi bằng nhiều tên khác như họ Húng, họ Bạc hà Gồm có

200 chi, khoảng 3.500 loài, phân bố rộng rãi Ở nước ta hiện biết 40 phân chi, 145 loài [5;307]

Các loài thực vật trong họ này nói chung có hương thơm trong mọi phần của cây

và bao gồm nhiều loài cây thân thảo được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, như húng quế, bạc hà, hương thảo, xô thơm, hương bạc hà, ô kinh giới, ngưu chí, bách lí hương, oải hương, tía tô, hương nhu Chủ yếu là cây thân thảo Một số loài là cây bụi hay cây gỗ, hiếm gặp hơn là các dạng dây leo Nhiều loài được gieo trồng rộng rãi, không chỉ vì hương thơm của chúng mà còn vì dễ gieo trồng: chúng thuộc về các loài thực vật dễ nhân giống nhất bằng các cành giâm Bên cạnh những loài lấy lá để ăn, làm gia vị còn một số loài được trồng làm cảnh, như húng chanh Một số loài khác được trồng vì mục đích lấy hạt (chứ không phải lá) làm thực phẩm, như hạt cây chia

Thân cây nói chung có tiết diện hình vuông, nhưng điều này không phải bắt buộc

ở tất cả các loài cũng như tiết diện kiểu này cũng có thể xuất hiện ở các họ thực vật khác

Lá đơn, không có lá kèm, mọc đới chéo chữ thập, nghĩa là lá sau mọc vuông góc với lá trước, hay mọc vòng

Tên gọi nguyên gốc của họ này là Labiatae, do hoa của chúng thông thường có các cánh hoa hợp thành hai môi, môi trên hai thùy và môi dưới ba thùy Tên gọi này hiện nay vẫn là hợp lệ, nhưng phần lớn các nhà thực vật học hiện tại thích sử dụng tên gọi

"Lamiaceae" hơn khi nói về họ này

Hoa của chúng đối xứng hai bên với 5 cánh hoa hợp, 5 lá đài hợp Chúng thường

là lưỡng tính và mọc vòng (cụm hoa trông giống như một vòng hoa nhưng thực tế bao gồm 2 cụm chụm lại) Gốc cánh hoa gộp lại thành ống Bộ nhụy gồm hai lá noãn hợp, trong mỗi lá noãn có hai noãn Bầu hai ô, trong mỗi ô có vách giả tạo thành bốn ô, mỗi ô chứa một noãn Có vòi nhụy đính góc bầu Mỗi ô thành một quả bế Có tuyến mật hình chén [5;307]

Trang 5

Phân bố: Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.

Trang 6

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ CÂY HỌ HOA MÔI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Cây râu mèo - Orthosiphon spiralis

Tên thường gọi : Cây râu mèo, cây bông bạc

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis

Họ : Hoa môi - Lamiaceae

Chi : Orthosiphon

Mẫu thu tại : Vườn thuốc Nam, trường THCS Phú Thanh, Phú Vang, Huế

-Thân: Cỏ cao khoảng 60 cm Tiết diện thân vuông, màu xanh ở thân thật non, thân già có 2 cạnh màu xanh và 2 cạnh màu tím ; có ít lông ngắn màu tím, ở mấu có nhiều lông hơn

-Lá : Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc hình chót buồm ; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, có ít lông nằm ngắn, màu tím trên gân lá ở cả 2 mặt Cuống lá lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới, dài 1 - 4 cm, màu tím ở mặt trên, màu xanh ở mặt dưới, có nhiều lông màu tím và nhiều hơn ở mặt trên

-Hoa: Cụm hoa : mỗi mấu có 2 xim co 3 hoa mọc đối tạo thành vòng giả; trục cụm hoa dài 16 cm, tiết diện vuông, màu xanh tím nhạt, có sọc dọc và có lông màu tím Mỗi xim co 3 hoa mọc ở nách một lá nhỏ hình tim màu xanh Hoa không đều, mẫu 5 Cuống hoa hình trụ, màu tím xanh, có lông màu tím Lá đài 5, không đều, màu xanh lục, dính

Trang 7

nhau phía dưới thành ống ngắn 2 mm, trên chia 2 môi 1/4 Môi trên hình trứng, mép có lông màu tím Môi dưới : đỉnh có 4 răng nhỏ, 4 lá đài; các lá đài có 3 gân dọc và nhiều lông màu trắng Cánh hoa 5, không đều, màu trắng, dính nhau phía dưới tạo thành ống hình trụ cao 1cm, phía trên chia 2 môi 4/1 Môi trên do 4 cánh hoa tạo thành: 2 cánh ở phía sau dạng thuôn dài có kích thước 5 x 1mm, 2 cánh 2 bên hình bầu dục có kích thước

5 x 2mm Môi dưới bầu dục khum đỉnh nhọn, kích thước 5 x 3 mm Mặt ngoài cánh hoa

có nhiều lông màu trắng, đỉnh có ít lông màu tím Tiền khai lợp Nhị 4, không đều, rời, 2 nhị dài, 2 nhị ngắn, đính 1 vòng trên ống tràng xen kẽ cánh hoa Chỉ nhị dạng sợi, nhẵn, màu trắng, khoảng 2-3 mm ở đỉnh có màu tím, nhị ngắn dài 19 mm, nhị dài dài 21 mm Bao phấn hình thận, màu tím, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa Hạt phấn hình cầu, rời, màu tím, có 2 – 3 rãnh dọc và có vân hình mạng, kích thước 67,5 – 75 µm Lá noãn

2, vị trí trước sau, bầutrên 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ Bầu màu trắng xanh, chia 4 thùy 1 vòi nhụy dạng sợi màu trắng, nhẵn, dài 4 cm, 2 – 3 mm phía đỉnh có màu tím, đính gần đáy bầu 1 đầu nhụy hình chùy, màu tím đậm Đĩa mật dạng khoen màu trắng, hơi nhô lên phía cánh hoa giữa

-Hoa thức và hoa đồ:

Trang 8

-Thành phần hóa học: Lá Râu mèo chứa một saponin, một alkaloid Tinh dầu 0,2 – 0,6%, tanin, acid hữu cơ và dầu béo Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng Kali cao, flavonoid (sinensetin, 3’-hydroxy-3,6,7,4’-

tertramethoxy flavon, tetrametylscutelarein), các dẫn xuất của acid cafeic, inositol,

phytosterol, saponin, tinh dầu 0,7% Tinh dầu lá, cành, thân chứa caryophylen,

β-elemen humulen, β-bourbonen và 1-octen-3-ol, caryophylen oxyd Ngoài ra cây Râu mèo còn chứa methylripariochromen A, orthosiphol A, carotenoid, β-caroten, neo β-caroten, 3-zeacaroten, và cryptoxanthin

- Công năng, công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian cây Râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan Tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm nước Râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn điều trị thấp khớp và gút Cao lỏng Râu mèo dùng làm thuốc hạ đường huyết

Hình đính kèm:

Trang 12

2.2 Cây húng chanh - Plectranthus amboinicus

Tên thường gọi : Rau tần, rau tờn, rau thơm lông, rau thơm lùn, dương tử tô.

Tên khoa học : Plectranthus amboinicus

Họ : Hoa môi (Lamiaceae)

Chi: Plectranthus

Mẫu thu hái tại: Phú Mậu, Phú Vang, Huế.

-Thân : cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70 cm, phân nhánh nhiều; cành non

vuông, có nhiều lông Thân già gần tròn, mập

-Lá : đơn, mọc đối chéo chữ thập; phiến lá dày, mọng nước, hình trứng rộng hay

gần tròn, kích thước 4-8x3-6 cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn hay cụt, mép có răng cưa

to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn Gân chính to, gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới Lá có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua Cuống lá dài 2-

4 cm, hình lòng máng, có lông

Cây rất hiếm khi thấy ra hoa

Hoa thức và hoa đồ: ít khi ra hoa nên không xác định rõ

-Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu, thành phần chính là carvacrol: 40-60%

Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng thành phần chính trong tinh dầu là thymol 41,30% Lá Húng chanh mọc ở Hà Nội chứa 0,002-0,003% tinh dầu trong đó có carvacrol 39,5%, γ-terpinen 19%, α-terpinen 16,8%

Trang 13

Công năng, công dụng: Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn Cao nước có

tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng Thường dùng trị cảm cúm, ho sốt do phong hàn, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, ho

gà, khản tiếng, côn trùng cắn Ngày dùng 10-16 g, dạng thuốc sắc, thuốc xông, thường dùng lá tươi

Hình đính kèm:

Trang 14

2.3 Cây ích mẫu - Leucas zeylanica :

Trang 15

Tên thường gọi : Sung úy, Chói đèn, bạch thiệt, mè đất.

Tên khoa học: Leucas zeylanica

Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Chi : Leucas

Mẫu thu hái tại: Phú Thanh, Phú Vang, Huế.

-Thân : cỏ đứng, tiết diện vuông, màu xanh lục, đường kính 2-5 mm ít khi đến 8

mm, nhiều lông mịn màu trắng; mỗi cạnh có một rãnh dọc và hai ba gân dọc không rõ; ở giữa trắng xốp ở thân non và có thể rỗng ở thân già

-Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập Các lá ở gốc thân có cuống dài, phiến chẻ theo hình chân vịt Các lá gần ngọn xẻ thành 3 thùy hẹp và dài, mỗi thùy có thể lại xẻ thành 3 thùy nhỏ, bìa có răng cưa hay hình dãy hẹp, không cuống Phiến lá có nhiều lông ngắn mịn màu trắng ở cả hai mặt Gân lá hình chân vịt với 3 gân chính nổi rõ ở mặt dưới Cuống lá dài 2-4 cm, không phân biệt rõ vì phiến lá kéo dài xuống tạo thành 2 phần hẹp ở hai bên cuống

Hoa : Cụm hoa là xim co từ 8-12 hoa ở nách những lá phía ngọn, 2 xim mọc đối tạo thành vòng giả ở mỗi mấu Hoa nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5, không cuống Lá bắc dạng hình kim, dài 4-7 mm, màu vàng lục, có nhiều lông trắng; các lá bắc tập trung

Trang 16

phía dưới cụm hoa Đài cao 5-6 mm, có nhiều lông mịn ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong, tồn tại xung quanh 4 quả bế Lá đài, mẫu 5, dính nhau bên dưới thành một ống hình chuông cao 3-4 mm và rộng 2-3 mm, 5 gân dọc nổi rõ, phía trên chia thành 5 thùy nhọn như gai tương ứng với 5 gân dọc, tiền khai van; các thùy không bằng nhau tạo thành hai môi kiểu 3/2, 3 thùy của môi trên gần đều nhau và ngắn hơn 2 thùy của môi dưới Tràng cao 8-10 mm, có nhiều lông nhung ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong Cánh hoa 5, màu hồng tím khi tươi và nâu nhạt lúc khô, dính nhau bên dưới thành một ống hẹp ở phần dưới và loe rộng ở phần trên, bên trên chia thành 5 thùy không đều tạo thành hai môi kiểu 2/3; môi trên có 2 thùy nhưng dính nhau hoàn toàn thành một phiến đứng dạng mũ; môi dưới gồm 3 thùy xòe ra, không đều, thùy giữa có nhiều gân màu nâu đậm, to và dài hơn 2 thùy bên, đầu tròn hay chia 2 thùy rất cạn Nhị 4, không đều, 2 nhị dài ở phía trước và đính ở mức thấp, 2 nhị ngắn ở phía sau và đính ở mức trên (bộ nhị kiểu hai trội), đính trên ống tràng ở gần đáy và hướng lên phía môi trên của tràng Chỉ nhị dài 2-3 mm, màu nâu nhạt, có nhiều lông trắng mịn Bao phấn [hình 11]hình trứng, màu vàng nâu, gồm 2

ô xếp song song, hướng trong, nứt dọc; chỉ nhị gắn vào giữa 2 ô phấn Hạt phấn rời, màu vàng nhạt, vị trí xích đạo dạng hình bầu dục hai đầu thuôn và có rãnh dọc, vị trí cực dạng hình cầu thường có 5 đường dọc theo trục và chia hạt phấn thành 5 múi Lá noãn 2, dính nhau thành bầu 2 ô nhưng có một vách giả xuất hiện sớm ngăn bầu thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính noãn đáy Bầu trên, xẻ sâu đến đáy thành 4 thùy Vòi nhụy 1, dạng sợi, nhẵn, đính ở đáy bầu Đầu nhụy 2, đều nhau, dạng sợi Quả là 4 quả hạch con được bao bởi đài tồn tại, họng đài vẫn mở; mỗi quả hạch con có 3 góc, dài khoảng 2 mm, đỉnh cắt cụt, màu nâu đậm, rốn quả hẹp và ở đáy, vỏ quả mỏng, cứng và khô

- Hoa thức và hoa đồ:

Trang 17

Thành phần hóa học: Toàn cây chứa leonurin, stachydrin, leonuridin Ích mẫu Việt nam có chứa 3 alkaloid, 3 flavonosid (trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid Hạt chứa leonurin.

Công năng, công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, bế tắc, hành kinh đau bụng;

còn dùng trị viêm thận phù thủng, giảm niệu, tiểu ra máu Có thể dùng riêng hay phối hợp với Ngải cứu, Hương phụ, Nghệ đen Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu

Hình đính kèm:

Trang 21

2.4: Cây É cuống ngắn - Hyptis brevipes

Tên thường gọi : É dùi trống, É cuống ngắn

Tên khoa học: Hyptis brevipes

Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Chi : Hyptis

Mẫu thu hái tại: Phú Thanh, Phú Vang, Huế.

-Thân: cỏ đứng, cao 30-60 cm, có thân ngầm, phân nhánh nhiều, cây có mùi thơm

dễ chịu Thân vuông, nhẹ, xốp, nhẵn, Thân chia ,khoảng cách giữa các mấu, có nhiều lông tơ ở đoạn non và nhẵn ở gần gốc Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già đôi khi rỗng

ở giữa

-Lá : mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình bầu dục hai đầu nhọn, bìa lá có răng cưa nhọn khoảng 2/3 về phía trên Gân lá hình lông chim, gân phụ 4-5 đôi, mặt trên đậm hơn mặt dưới Hai mặt đều có lông và có nhiều chấm nhỏ

Cụm hoa là xim co mọc ở nách lá phía ngọn cành; cụm hoa ở phía dưới gần hình

cầu, có cuống chung; những cụm hoa phía trên gần ngọn hợp thành vòng giả Lá bắc hình

Ngày đăng: 29/09/2014, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w