Hoa xô Salvia coccinea:

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái, sinh thái họ bạc hà (Trang 34 - 40)

Tên thường gọi : hoa xôn

Tên khoa học : Salvia coccinea. Họ:Hoa môi (Lamiaceae) Chi : Salvia

Mẫu thu hái tại: Phường Kim Long, tp Huế.

-Thân : thuộc loại thân bụi, 0,6 - 1,2 cao m,có tiết diện vuông, phân nhiều cành. -Lá : có lông, mọc đối, màu xanh, hình bầu dục hoặc hình tim, thuôn nhọn ở đỉnh, phân thùy nông

- Hoa: mọc thành cụm ở đầu cành, màu hồng nhạt. Cánh tràng hợp thành ống dài chia hai môi không đều. Chỉ nhị dài to và khít, dì từ 18-20cm.

Công năng, Công dụng:

Thường được trồng để làm cảnh.

Tên thường gọi: É trắng, Hương nhu trắng lá to É lớn lá

Tên khoa học: Ocimum gratissium

Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Chi : Ocimum

Mẫu thu hái tại: Phú Dương, Phú Vang, Huế.

-Thân: Cây bụi cao 0,7-3 m, rất phân nhánh, toàn cây có lông màu trắng xanh và có mùi thơm dịu. Thân có mấu thường phình to, khoảng cách giữa hai mấu 5-10 cm. Thân nonmàu xanh nhạt hoặc hơi tía, tiết diện vuông, thường có những sọc dọc nhỏ màu trắng xanh hoặc tía. Thân già màu nâu xám, gần gốc tiết diện gần tròn.

-Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng - mũi mác, đầu nhọn thường hơi lệch về một bên, gốc hình nêm men xuống một phần cuống, bìa có răng cưa nhọn ở khoảng 2/3 phía ngọn lá, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới và có ít đốm tuyến hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh nhạt, nhiều lông, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài khoảng 2-5 cm, có hai đường màu xanh đậm dọc hai bên nối từ phiến lá.

-Cụm hoa chùm xim bó dài ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó) mọc đối. Hoa nhỏ không đều, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ nhỏ.

Hoa thức và hoa đồ:

Thành phần hóa học:

Phần trên mặt đất của Hương nhu trắng chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là eugenol, D- germacren, cis β-ocimen.

Tác dụng dược lý - Công dụng:

KẾT LUẬN:

Họ Hoa môi thường phân bổ rộng khắp, thường mọc hoang. Các cây họ hoa môi luôn có thể khác nhau về màu săc kích thước, tuy nhiên cấu tạo cơ bản là giống nhau như thân có tiết diện vuông, lá mọc đối, sự tạo thành quả bế và quan trọng là đặc điểm về hoa

Có công dụng trong y học dân gian. Mỗi loại cây đều có công dụng chữa bệnh, chính vì thế trong đời sống hằng ngày của người dân nó góp giúp cho người dân chống lại bệnh tật. Đặc biệt là, nguyên vật liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chế ra các loại thuốc quý có nguồn gốc xuất xứ từ nước ta, giảm được chi phí nhập nguyên liệu chế thuốc từ bên ngoài.

Có ý nghĩa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo nòi giống. Đi theo chiều hướng tiến hóa của các loài thực vật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách:

1. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb: Trẻ Tp Hồ Chí Minh

2. Ngô Đình Lộc & Lê Thị Trễ (1996), Giáo trình thực vật học. Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế.

3. Tôn Thất Pháp(2007), Giáo trình thực vật học , Nxb: Giáo dục 4. Hoàng Thị Sản (2009), Phân loại thực vật học, Nxb: Giáo dục. 5. Nguyễn Việt Thắng (2004), Giáo trình Thực vật học, Nxb: Giáo dục. Internet: 1. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/giao-trinh-thuc-vat-duoc-ts-truong-thi-dep-phan- 1.1186343.html 2. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Hoa_m%C3%B4i 3.http://www.flickr.com/photos/phuonglovejesus2782010/collections/7215762498 1282649/ 4. http://yume.vn/cloverngoc/article/ho-hoa-moi-lamiaceae.35BBECF6.html

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái, sinh thái họ bạc hà (Trang 34 - 40)