Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 11 môn sinh học

154 1.2K 4
Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 11 môn sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. NỘI DUNG DẠY HỌC SINH HỌC 11 Sinh học cơ thể thực vật và động vật 1. Yêu cầu về kiến thức 1.1. Đối với địa phương thuận lợi: Học sinh trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổ chức cơ thể của sự sống chủ yếu là sinh học cơ thể thực vật, động vật. Học sinh hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về trao đổi chất và năng lượng, về tính cảm ứng, về sinh trưởng phát triển, về sinh sản của động vật và thực vật. Học sinh nêu và giải thích được các cơ chế tác động, các quá trình sinh lí trong hoạt động sống ở mức cơ thể (động vật và thực vật) có liên quan mật thiết đến mức độ phân tử, tế bào cũng như mối quan hệ mật thiết với môi trường sống. Học sinh thấy được sự thống nhất và khác biệt về các quá trình sống giữa động vật với thực vật. Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Củng cố cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã. Rèn luyện cho học sinh tư duy biện chứng, tư duy hệ thống. 1.2. Đối với vùng khó khăn: Có thể giảm nhẹ hơn ở các bài có kiến thức cơ chế phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình. Cụ thể như sau: Chương I Chuyển hoá vật chất và năng lượng + Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và nitơ; các quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật. Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất khoáng. Thí nghiệm về tách chiết sắc tố và hô hấp. + Động vật: Tiêu hoá, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; các cơ chế đảm bảo nội cân bằng. Thực hành: Thí nghiệm đơn giản về tuần hoàn. Chương II Cảm ứng + Thực vật: Vận động hướng động và ứng động. Thực hành: làm được một số thí nghiệm về hướng động. + Động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau; dẫn truyền trong tổ chức thần kinh; tập tính. Thực hành: xây dựng tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điệu kiện ở vật nuôi. Chương III Sinh trưởng và phát triển + Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật; hoocmôn ra hoa florigen, quang chu kì và phitôcrôm. + Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đối với sinh trưởng và phát triển của động vật. + Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể. Chương IV Sinh sản : + Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật; giâm, chiết, ghép; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín hạt, quả. Thực hành: sinh sản ở thực vật. + Động vật: Sinh sản vô tính; sinh sản hữu tính; Sự tiến hoá trong các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con; điều khiển sinh sản ở động vật và người; chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Thực hành: nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép. 2. Yờu cầu về kĩ năng 2.1.Đối với các địa phương thuận lợi Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học: Học sinh thành thạo. Kỹ năng thực hành sinh học: Học sinh thành thạo. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn: Học sinh có thể vận dụng được. Kỹ năng học tập: Học sinh thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lớ thụng tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ...). 2.2. Đối với các vùng khó khăn Kỹ năng quan sát, mô tả: Học sinh biết quan sát và mô tả được. Kỹ năng thực hành sinh học: Yêu cầu giảm nhẹ hơn ở các bài đòi hỏi phương tiện kĩ thuật hiện đại như xem băng hình, đo các chỉ tiêu sinh lí ở người, ... Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn ở địa phương: Bước đầu học sinh có thể vận dụng được. Kỹ năng học tập: Học sinh biết cách tự học. Lưu ý: Tuỳ từng địa phương, tuỳ từng đối tượng học sinh có thể cắt bớt những nội dung không bắt buộc theo chương trình nhưng có trong sách giáo khoa hoặc giảm bớt yêu cầu đối với các nội dung bắt buộc theo chương trình. Riêng đối với học sinh năng khiếu, học sinh chuyên không cắt bỏ hoặc giảm bớt nội dung nào trong sách giáo khoa. Giáo viên phải bám sát nội dung chương trình (chuẩn kiến thức). Sau đây là những hướng dẫn cụ thể để thực hiện tốt chương trình và sách giáo khoa: II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG SINH HỌC LỚP 11 Chương I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO 1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật a) Trao đổi nước ở thực vật Kiến thức: Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước. Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật. Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng. Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Kĩ năng : Biết được cách xác định cường độ thoát hơi nước. Vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. Hấp thụ nước: + Có 2 con đường: Con đường qua thành tế bào gian bào: Nhanh, không được chọn lọc. Con đường qua chất nguyên sinh không bào: Chậm, được chọn lọc. + Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Vận chuyển nước ở thân: + Nước được vận chuyển chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. Ngoài ra còn con đường qua mạch rây, hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại. + Cơ chế: Khuếch tán do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ lực hút do thoát hơi nước của lá, lực đẩy của rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. Thoát hơi nước: + Có 2 con đường: Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh. Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. + Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng. + Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật: Tạo ra sức hút nước ở rễ. Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi  tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao. Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí.... Cân bằng nước: Tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bình thường. Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường: + Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng  ảnh hưởng đến thoát hơi nước. + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí). + Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm. + Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao  hấp thụ nước càng giảm. Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước: Rễ có khả năng ăn sâu, lan rộng, có khả năng hướng nước, trên rễ có miền hút với rất nhiều tế bào lông hút. Đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước: + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. + Có một không bào trung tâm lớn. + Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. Cơ chế đóng, mở khí khổng: + Khi lượng nước trong cây lớn, do sự thay đổi của nồng độ các ion, sự thay đổi của các chất thẩm thấu  áp suất thẩm thấu trong tế bào đóng tăng  nước thẩm thấu vào tế bào đóng  tế bào đóng no nước, mặt trong cong lại  khí khổng mở. + Khi thiếu nước, hàm lượng axit abxixic tăng  kích thích các bơm ion hoạt động  các ion trong tế bào đóng vận chuyển ra ngoài (K+)  nước thẩm thấu ra ngoài theo  tế bào đóng mất nước, duỗi thẳng  khí khổng đóng.

[...]... - Dạ dày đơn - Dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề) học và sinh học ong, dạ lá sách và dạ múi khế) - Biến đổi sinh học ở dạ cỏ nhờ - Biến đổi sinh học ở ruột tịt - Không có biến đổi sinh học vi sinh vật (mang tràng) nhờ vi sinh vật - Biến đổi hoá học: - Biến đổi hoá học: - Biến đổi hoá học: + Ở dạ dày: chủ yếu xảy ra ở dạ + Ở dạ dày: thức ăn được + Ở dạ dày: thức ăn được biến đổi múi khế dưới tác dụng của... mạnh: Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt Khi trời lạnh: Tăng sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt Chương II CẢM ỨNG CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1 Cảm ứng ở Kiến thức : thực vật - Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO Cảm ứng: - Khái niệm: Là khả năng phản ứng... Lục lạp tế bào mô giậu Thời gian Năng suất sinh học Ban ngày Trung bình CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG d) Quá trình hô Kiến thức : hấp ở thực - Trình bày được ý nghĩa vật của hô hấp: giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch Ban ngày Cao CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) Lục lạp tế bào mô... thí nghiệm về hướng động Có thể cho học sinh làm thí nghiệm trước (ánh sáng, nước, ) (khoảng một tuần) sau đó đưa vào các bài học 23 - hướng động 34 CHỦ ĐỀ 2 Cảm ứng ở động vật a) Cảm ứng ở các nhóm động vật CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO Kiến thức : - Phân biệt được đặc - Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động điểm cảm ứng của động... ra từ dạ dày tuyến + Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ + Ở ruột: Tiêu hoá hoá học + Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch mật và nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch enzim của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột mật và dịch ruột dịch ruột CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO b) Hô hấp Kiến thức : 23 ở các nhóm động vật khác nhau Nêu... TRIỂN CHỦ ĐỀ 1 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO Kiến thức : - Phân biệt được khái - Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, niệm sinh trưởng, phát kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng triển và mối liên quan giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá giữa chúng - Phát triển... trình hô hấp 19 Kĩ năng : Thực hiện thí nghiệm Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật (SGK) hô hấp ở thực vật CHỦ ĐỀ 2 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật a) Tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) Tiến hành được một thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình toả nhiệt (SGK) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO Kiến thức : - Phân biệt... hiếu khí (có oxi) hay lên men (không có oxi) Kĩ năng : Thực hành được một thí nghiệm đơn giản về hô hấp 25 CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG c) Vận chuyển các chất trong cơ thể (sự tuần hoàn máu và dịch mô) Kiến thức : Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO - Động vật đơn bào và nhiều loài... Đếm nhịp tim, đo huyết áp Thí nghiệm tìm hiểu hoạt động tuần hoàn của tim ếch CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG d) Các cơ chế đảm bảo sự cân bằng nội môi Kiến thức : - Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH) CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO - Nội cân bằng (cân bằng nội môi) là duy trì sự ổn định môi trường trong... học và sinh + Động vật ăn thực vật: Có các răng dùng nhai học ở động vật nhai lại, động vật có dạ và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn dày đơn, chim ăn hạt và gia cầm (cuối hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài trang): Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật Kĩ năng : Thực hành được một thí 22 nghiệm đơn giản về tiêu hoá So sánh sự biến đổi hoá học và sinh . hiện tượng sinh học: Học sinh thành thạo. - Kỹ năng thực hành sinh học: Học sinh thành thạo. - Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn: Học sinh có thể vận dụng được. - Kỹ năng học tập: Học sinh thành. khoa: II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG SINH HỌC LỚP 11 Chương I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG. đêm Năng suất sinh học Trung bình Cao Thấp CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN) BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO d) Quá trình hô hấp ở thực vật Kiến thức

Ngày đăng: 25/09/2014, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan