SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂ NỞ ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 11 môn sinh học (Trang 94 - 96)

III. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂ NỞ ĐỘNG VẬT

Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật (mục I):

GV giúp HS biết và phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển; cho HS thấy được giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, sinh trưởng là thành phần của phát triển, phát triển thúc đẩy sinh trưởng.

GV lưu ý HS phát triển của động vật thường trải qua hai giai đoạn: Phôi và hậu phôi. Sự phân chia theo biến thái chủ yếu căn cứ vào giai đoạn hậu phôi.

HS biết được cơ sở phân chia các kiểu phát triển.

- Các kiểu phát triển của động vật (mục II và III):

Đây là nội dung trọng tâm của bài.

Đặc điểm phân biệt Không qua biến thái Qua biến thái hoàn toàn Qua biến thái không hoàn toàn

Hình dạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Trải qua lột xác

Xảy ra ở nhóm động vật

Bài 38 - 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật

Nội dung trọng tâm của 2 bài này là ảnh hưởng của nhân tố bên trong.

- Ảnh hưởng của nhân tố bên trong (mục I):

GV có thể hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau:

Động vật Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí

Hoocmon sinh trưởng (GH) Tiroxin

Ơstrogen Testosteron

Côn trùng Ecđison

Juvenin

Ngoài ảnh hưởng của hoocmôn, giới tính cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (mục II):

GV giúp cho HS hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.

- Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (mục III):

GV giúp HS hiểu được các biện pháp điều khiển khả năng sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi: + Cải tạo giống: Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

+ Cải thiện môi trường: Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…). + Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình: Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

Ở các nước có tỉ lệ tăng dân số cao, cần sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình (các biện pháp tránh thai) để kiểm soát sự sinh đẻ.

Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nếu có điều kiện thuận lợi nên cho HS xem băng hình về một loài không qua biến thái, một loài qua biến thái hoàn toàn, một loài qua biến thái không hoàn toàn để HS có thể phân biệt được các kiểu sinh trưởng và phát triển.

Chương IV. SINH SẢN

Một phần của tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 11 môn sinh học (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w