1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nội dung chương III Hệ sinh thái, Sinh quyển và bảo vệ môi trường (Thuộc phần VII Sinh thái học SGK Sinh học 12 Ban cơ bản). Xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ các bài giảng trong Chương

69 748 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 7,08 MB

Nội dung

Trang 1

LOI CAM ON

Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong tổ phương pháp giảng giạy, cùng sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn sinh viên đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến Thầy

giáo, Thạc sĩ Trương Đức Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tâm giúp em hoàn thành đề tài luận văn này Trong

quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy, cô, cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, sửa chữa để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang lại giá trị

thực tiễn cao hơn

Hà Nội Tháng 5 Năm 2010

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài là kết quả

nghiên cứu, tìm tịi của bản thân Đề tài và nội dung khoá luận là chân thực được viết trên cơ sở khoa học là các sách, các tài liệu

do nhà xuất bản giáo dục ban hành không trùng với để tài của

tác giả khác Nếu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm

Trang 5

Phan I MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Bước vào thế ki 21, bước vào một thời đại mới, thời đại của khoa học

công nghệ tiên tiến và hiện đại, thời đại của hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, giáo dục và

đào tạo, sức mạnh của mỗi quốc gia không chỉ được đánh giá qua các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn phụ

thuộc vào trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người, trong bối cảnh đó phát triển giáo duc — dao tao la yếu tố đặc biệt được đặt lên hàng đầu cần được thực hiện ngay ở mỗi quốc gia

Nhận thức đúng xu thế đó Đảng và nhà nước ta đã tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học, trong đó có cấp học Trung học phổ thông

nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đảo tạo

Năm 2008 — 2009 lần đầu tiên bộ sách giáo khoa mới dành cho lớp được đưa vào giảng dạy và học tập ở tất các trường Trung học phổ thông trên cả nước Trong quá trình triển khai thay sách giáo khoa cũ bằng sách giáo khoa mới các giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều giáo viên vùng sâu vùng xa, sinh viên và giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm giảng dạy, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu các quan điểm xây dựng và phát triển nội dung, những đổi mới về kiến thức, phương pháp dạy và học, và một trong những khó khăn cơ bản của giáo viên hiện nay cần quan tâm đó là kho tàng “tư liệu hình ảnh” phục vụ cho bài giảng nghèo nàn, không gây hứng thú học tập cho học sinh, hiệu quả bài giảng không cao, không sinh động Vì vậy xây

Trang 6

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn tháo gỡ được những khó khăn và nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học lớp 12 tôi đã mạnh đạn tiễn hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích nội dung chương III Hé sinh thái, sinh quyền và bảo vệ môi trường (thuộc phân VII — Sinh thái học — Sách giáo khoa Sinh học 12 Ban cơ bản) Xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ cho các bài giảng trong chương”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích

- Phân tích nội dung, xây dựng hệ thống hình ảnh phục vụ cho thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy và

học các bài học trong chương III phần Sinh thái học — Sach giáo khoa Sinh học 12 ban cơ bản

- Tập dượt nghiên cứu khoa học, rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản, đặc biệt là kĩ năng phân tích bài, lựa chọn phương tiện, sử dụng hình ảnh và

kĩ năng thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực

- Cung cấp tư liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên mới ra trường

cũng như giáo viên ở những nơi còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu, phương

tiện dạy và học

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứuư các tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho việc xây dựng và sử dụng hệ thống hình ảnh

- Phân tích nội dung các bài trong chương III: Hệ sinh thái, sinh quyên và bảo vệ môi trường phần 'VỊI Sinh thái học — Sách giáo khoa 12 — ban cơ bản

- Sưu tầm và xây dựng tư liệu hệ thống hình ảnh, tư liệu tạo điều kiện

Trang 7

- Thiết kế bài giáng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh đối với các bài trong chương III thuộc phần VII Sinh thái học - SGK

Sinh học 12 —- Ban cơ bản

3 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí hệ thống hình ảnh một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Chương 2 - Sinh học 12, THPT

4 Đối tượng, phạm vi và các phương pháp nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Kiến thức sinh thái học và nội dung SGK Sinh học 12 Ban cơ bản - Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Do hạn chế về thời gian của Luận văn tốt nghiệp nên tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong chương III: “Hệ sinh thái, sinh quyền và bảo vệ môi

trường” SGK Sinh học 12 ban cơ bản

Việc đánh giá kết quả khi thực hiện ở mức độ lấy ýkiến nhận xét của

giáo viên THPT

4.3 Phương pháp nghiên cứu

4.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Để xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn tôi đã nghiên cứu các tài liệu về quan điểm đổi mới giáo dục va dao tao trong các nghị quyết của Đáng

CSVN, cơ sở lý luận PPDH tích cực, các biện pháp phát huy tính tích cực học

tập của học sinh

- Nghiên cứu quan điểm xây dựng và phát triển nội dung SGK mới - Nghiên cứu SGK và các tài liệu chuyên môn về phần: Sinh thái học - Sưu tầm trên internet

Trang 8

- Dự giờ của giáo viên và sinh viên tập giảng đề tìm hiểu tình hình dạy và học phần Sinh thái học lớp 12

- Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện

SGK mới

4.3.3 Phương pháp chuyên gia

- Xin ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của các thầy cơ có kinh nghiệm về:

+ Giá trị của Luận văn đối với giảng dạy hiện nay

+ Giá trị Luận văn với sinh viên sư phạm và giáo viên mới ra

trường

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Làm sáng tỏ nội dung, lơ gíc kiến thức và nội dungmới trong từng bài

của chương III phần Sinh thái học

- Cung cấp tư liệu, hình ảnh, sưu tầm được trên internet, kiến thức bổ

sung giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng thiết kế bài giảng - Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích

cực học tập, có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên mới ra trường, sinh

Trang 9

Phan 2.NOIDUNG VA KET QUA NGHIEN CUU

CHUONG 1

TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU 1 Tình hình nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực

1.1 Trên thế giới

Trên thế giới phương pháp dạy học tích cực bắt đầu xuất hiện từ cuối

thế kỹ XIX được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX

Ở Pháp, ngay trong đại chiến thế giới thứ II, đã ra đời những “lớp học mới” tại một số trường trung học thí điểm Điểm xuất phát của mỗi hoạt động

đều tuỳ thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của học sinh, hướng vào sự phát triển nhân cách của trẻ Các thông tư, chỉ thị của Bộ Giáo dục

Pháp trong suốt những năm 1970 đến 1980 đều khuyến khích tăng cường vai trị chủ động tích cực của học sinh, chỉ đạo áp dụng phương pháp dạy học từ

bậc sơ học, tiểu học lên trung học

Ở Hoa Kì, ý tưởng dạy học tích cực ra đời trong những năm 70 và đã

được thí nghiệm ở gần 200 trường: Giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp các

phiếu hướng dẫn để học sinh tiến hành công việc độc lập theo nhịp điệu phù

hợp với năng lực

Trong những thập kỷ gần đây phương pháp dạy học tích cực tiếp tục phát triển với những hình thức mới mà mục đích giáo dục đặt ra không chỉ là

dạy học vấn mà còn là đào tạo

Như vậy có thể nói xu thế của thế giới hiện nay là nhắn mạnh phương

pháp tự học, tự nghiên cứu đó là mục đích dạy học, đặt người học vào vi tri

Trang 10

1.2 Trong nước

Từ những năm 1960 ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực tự lực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, cùng với đó khâu hiệu “biến quá trình dao tao

thành quá trình tự đào tạo” cũng đã đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó Từ những năm 1970, 1971 bắt đầu có cơng trình nghiên cứu về cải tiến phương pháp dạy học

Năm 1972 trong lĩnh vực sinh học có cơng trình của giáo sư Trần Bá

Hoành đề cập đến việc rèn luyện trí thơng minh của học sinh “rèn luyện trí

thơng minh cho học sinh thơng qua chương trình di truyền biến dị” (Nghiên

cứu giáo dục số 18 — 1996)

Đặc biệt từ những năm 80 trở lại đây, ở nước ta có rất nhiều cơng trình

nghiên cứu về đổi mới day học, như cơng trình nghiên cứu của: Định Quang

Báo, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Đức Thành, Lê Đình Trung

2 Tính tích cực học tập của học sinh 2.1 Khái niệm về tính tích cực

Theo Chủ nghĩa Duy vật lịch sử thì tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội, khác với động vật, con người không

chỉ biết sử dụng những cái có sẵn mà còn biết cải biến tự nhiên và xã hội để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của mình

Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là hình thành và phát triển tính tích cực xã hội nhằm đào tạo ra những con người năng động thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng, của xã hội, có thể xem tính tích cực vừa là kết quả, vừa là điều kiện để phát triển nhân cách

- Theo Kharlamop — 1987: “Là một trạng thái hoạt động chủ thê, nghĩa là con người với hoạt động đặc trưng bởi khát vọng, hành động học tập, cơ gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”

Trang 11

- Theo L.Vrebrova — 1975: “Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập”

- Theo giáo sư: Tran Bá Hoành — 1995: “tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố

gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” 2.2 Bản chất về tính tích cực của học sinh

* Bản chất

Theo thuyết hoạt động thì học tập là một dạng hoạt động đặc biệt, hoạt

động học không hướng vào việc làm thay đổi đối tượng hoạt động (khách thể) mà hướng vào việc làm cho chủ thể (học sinh) biến đổi và phát triển Mục

đích cuối cùng của quá trình dạy học là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh

Đôi khi người ta đồng nghĩa hoạt động học tập với hoạt động nhận

thức vì trong hoạt động thì hoạt động nhận thức là chủ yếu

Theo giáo sư Trần Bá Hồnh: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và

nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” 2.3 Những biểu hiện của tính tích cực học tập

2.3.1 Về hoạt động trí tuệ

Theo GI Suculna — 1997: Những biểu hiện của tính tích cực là:

- Học sinh khao khát, tự nguyện tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên,

bố sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra

- Học sinh hay nêu ra những thắc mắc đòi hỏi phải được giải thích về các vấn đề do giáo viên nêu ra

- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức và kĩ năng đã có để

Trang 12

- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy cơ, với bạn những thông tin mới ngoài phạm vi bài học

2.3.2 VỀ cảm xúc

- Học sinh có thể hào hứng, ngạc nhiên hay thờ ơ lãnh đạm trước những vấn đề mà giáo viên nêu ra

2.3.3 Vềÿ trí

- Học sinh tập trung, chú ý về những vấn đề mà giáo viên đang trình bày - Kiên trì làm bằng được các bài tập khó

- Khơng nản trí trước khó khăn

2.4 Các cấp độ của tính tích cực 2.4.1 Cấp độ sao chép bắt chước

Kinh nghiệm của học sinh được tích luỹ dần qua việc tích cực quan sát, kiên trì làm theo các hoạt động của giáo viên, của bạn bè, tích cực hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của thầy, bạn Muốn có kĩ năng, kĩ xảo đó địi hỏi

học sinh phải có sự cố gắng trong hoạt động cơ bắp

2.4.2 Mức độ tìm tịi thực hiện

Học sinh không bắt chước và làm theo cách giải bài tập, cách giải quyết vấn đề của thầy, của bạn mà tự nghĩ ra cách giải một bài tập, cách giải quyết vấn đề hợp lý hơn, nhanh gọn hơn, luôn tự đặt câu hỏi: có cách nào tốt hơn? Làm cách nào để nhanh hơn?

2.4.3 Mức độ sáng tạo

- Học sinh đề xuất các ý tưởng mới hoặc cách giải quyết vấn đề một

cách độc đáo

- Học sinh tự nêu ra những tình huống mới, những bài tập mới có tính sang tao

- Học sinh có thể tự thay đối các yếu tố thí nghiệm hoặc đề xuất các thí nghiệm mới đề chứng minh bài học

Trang 13

Đây là mức độ cao nhất của tính tích cực học tập thường rơi vào các

em học sinh giỏi, có ý thức trong tư duy

Tuy vao sự biéu hién va kha năng nhận thức của từng nhóm học sinh

mà giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp

3 Cơ sớ lý luận của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm - Quá trình dạy học gồm hai mặt có quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt

động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Vậy quá trình dạy học

cần chú trọng vào quá trình dạy của giáo viên (giáo viên làm trung tâm) hay quá trình học của học sinh (học sinh làm trung tâm) thì có hiệu quả cao hơn

Trong quá trình dạy học, người học vừa là đối tượng, vừa là chủ thể, tư

tưởng nhắn mạnh vai trị tích cực, chủ động của người học, xem người học là

chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu Tuy nhiên thuật ngữ “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” mới chỉ được phố biến gần đây

Theo giáo sư Trần Bá Hồnh khơng nên xem dạy học lấy học sinh làm

trung tâm như phương pháp đạy học, đặt ngang tầm với các phương pháp dạy

học đã có

4 Đặc trưng của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một hệ thống các phương pháp trong đó giáo viên có vai trị tổ chức học sinh, còn học sinh tự

lực hoạt động tìm tịi để dành kiến thức mới Hoạt động của học sinh thực

chất là hoạt động giải quyết vấn đẻ

Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm có những đặc trưng

chủ yếu sau:

4.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Phương pháp dạy học tích cực đề cao vai trò của người học, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học Mục đích xuất phát từ người

Trang 14

- Nội dung bài học do học sinh lựa chọn va phù hợp với hứng thú của học sinh Sau mỗi bài học đánh giá khả năng nhận thức của từng học sinh Học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả của mình

4.2 Dạy học bằng cách tổ chức hoạt động cho học sinh

- Phương pháp dạy học tích cực chú trọng hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học, hoạt động tự học của học sinh chiếm tí lệ cao về thời gian và cường độ làm việc, tạo điều kiện cho học sinh tác động trực tiếp vào đối

tượng bằng nhiều giác quan, từ đó nắm vững kiến thức

4.3 Dạy học chủ trọng hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học hoạt động tự học của học sinh chiếm tỉ lệ cao về thời gian và và cường độ

làm việc, tạo điều kiện cho học sinh tác động trực tiếp vào đối tượng bằng

nhiều giác quan, từ đó nắm vững kiến thức

4.4 Dụy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự tìm tịi con đường di đến kiến thức, khuyến khích hoạt động khám phá tri thức của học sinh

- Dạy học theo phương pháp áp dụng quy trình của phương pháp nghiên cứu nên các em không chỉ hiểu, ghi nhớ mà cần phải có sự cơ gắng trí

tuệ, tìm ra tri thức mới tạo điều kiện cho học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu

và có phương pháp tiếp tục học sau này

4.5 Dạy học cá thể hoá và hợp tác hoá

- Phương pháp dạy học tích cực chủ yếu theo phương pháp đối thoại

thầy — tro Giáo viên đặt ra nhiều mức độ, nhiều câu hỏi khác nhau, học sinh

độc lập giải quyết, thảo luận với các bạn trong nhóm, tổ, lớp và uốn nắn của

giáo viên mà học sinh bộc lộ tính cách, năng lực nhận thức của mình, học

được cách giải quyết, cách trình bày vấn đề từ đó nâng cao được trình độ

Trang 15

5.6 Day hoc dé cao tự đánh giá

- Học sinh đánh giá và tự đánh giá kết quả đạt được với mục tiêu đề ra

thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra Từ đó khơng chỉ bổ xung kiến thức, phát

triển năng lực tư duy sáng tạo, có tỉnh thần trách nhiệm và có ý thức vươn lên

đạt kết quả cao

- Trong phương pháp dạy học tích cực người giáo dục trở thành người tự giáo dục, không chỉ nâng cao trình độ cho người học mà còn nâng cao trình độ sư phạm cho người thầy

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA VIỆC XÂY

DUNG HE THONG HINH ANH 1 Cơ sở lí luận

1.1 Tình hình ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học

1.1.1.Trén thé gidi

- Su bung nỗ CNTT từ những năm cuối thế kỉ XX đã làm cho việc tin học hóa

nhà trường trở thành một trào lưu mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn mà trong đó người

ta phân biệt theo 2 hướng: Một mặt dạy học một 36 yéu tố tin học cơ bản như nội dung của giáo dục Mặt khác với tư cách là tiến bộ khoa học kĩ thuật, mũi nhọn của

thời đại, máy tính được sử dụng trong quá trình dạy học để cải tiến PPDH nhằm

nâng cao chất lượng dạy học theo 2 cách:

+ Sử dụng máy tính như công cụ dạy học

Trang 16

Ở một số nước phát triển như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, mọi trẻ em đến trường

đều được cung cấp các kiến thức cơ bản về máy tính Dạy học trên máy yính trên mạng Internet đã trở thành hoạt động bình thường

Đối với một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, CNTT dang được ứng dụng hết sức rộng rãi và đạt hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của của con người, tạo nên những biến đổi to lớn trong xã hội, trong đó nhà trường sử

dụng kĩ thuật như một công cụ lao động giải trí GV và HS ở các nước này đã từng

bước làm chủ và sử dụng nó hiệu quả trong quá trình dạy học 1.1.2 Trong nước

Ở Việt Nam, những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, CNTT cũng đã phát triển mạnh mẽ CNTT được ứng dụng vào nhiều ngành song CNTT được

ứng dụng vào phục vụ giáo dục va dao tao con nhiều hạn chế và chưa được quan

tâm đúng mức Ở một số trường THPT cũng đã được trang bị một số lượng nhất định máy vi tính song trang bị thiuees đồng bộ: thiếu băng hình, đĩa hình, phần mềm

dạy học, GV bộ mơn cịn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kĩ năng sử dung may vi tinh, Như vậy, chính sự hạn chế về năng lực ứng dụng CNTT của GV nói chung và GV sinh học nói riêng, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ dạy học sinh học cịn ít được

xây dựng là nguyên nhân cơ bán làm hạn chế kết quả dạy học

1.2 Vai trò của “Hệ thống hình ảnh” trong quá trình dạy học

1.2.1 Khái niệm “Hệ thống hình ảnh ”

“Hệ thống hình ảnh” là một dạng công cụ hỗ trợ đa phương tiện, một

dạng PTDH mới, xuất hiện trong thời đại CNTT Về bản chất “Hệ thống hình ảnh”

là tập hợp hình ảnh được sắp xếp có hệ thống theo một trật tự nhất định được lưu trong đĩa CD hay một thư mục nhất định trên Internet

Trang 17

1.2.2 Vai trò của “Hệ thống hình ảnh”

* Đối với GV:

Giúp cho GV thuận lợi trong việc thiết kế bài giảng, giúp cho bài giảng

thêm sinh động đạt hiệu quả cao HS

* Đối với HS:

Giúp cho HS thoát l¡ khỏi SGK, quan sát trnh hình khai thác một cách triệt để kiến thức bài học, thu hút sự chú ý của HS, tạo hứng thú học

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Đặc điểm nội dung chương III — Sinh học 12, THPT

Chương này đề cập đến khái niệm về sinh thái, thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, trao đối vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá, sinh quyền và ứng dụng Sinh thái học

trong việc quản lý và sử đụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên gồm các bài:

Bài 42: Hệ sinh thái

Bài 43: Trao đối vật chất trong hệ sinh thái

Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyền

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái 2.2 Về cầu trúc từng bài trong chương

Mỗi bài trong SGK đều được trình bày trên cả kênh chữ và kênh hình

- Kênh chữ: Bao gồm những nội dung:

+ Tên bài học + Nội dung bài học

+ Các yêu cầu của bài trình bay trong khung giúp HS ghi nhớ

+ Phần củng cố và vận dụng kiến thức được trình bày đưới dạng câu

Trang 18

+ Một số phần tư liệu bổ sung ngắn gọn, súc tích qua mục “em có biết?” giúp HS mở rộng kiến thức

- Kênh hình:

Trong SGK kênh hình vừa là công cụ minh họa cho kiến thức của bài học, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tịi kiến thức Các hình thuộc chương III — Sinh học 12, THPT chủ yếu là hình minh họa cho kênh chữ và phần nào cũng đã phát huy được tính tích cực tìm tịi của HS Tuy nhiên kênh hình chưa nhiều, có bài kênh hình chưa đáp ứng được yêu cầu nội

dung, do đó phần nào hạn chế sụ lĩnh hội kiến thức của HS Hơn nữa kênh hình trong SGK khó cho việc tổ chức, điều khiển hoạt động của HS theo ý đồ

khác nhau của mình

3 Quy trình xây dựng “Hệ thống hình ảnh” phục vụ đạy học chương III —

Sinh học 12, THPT

3.1 Nguyên tắc xây dựng

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng con người làm chu tri

thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, .Để thực hiện được mục tiêu trên, trong dạy học ở trường THPT, việc

đổi mới PPDH là yếu tố đặc biệt mà cơ sở vật chất và PTDH giữ vai trò quan trong trong q trình này Đề có PTDH hiệu quả nhất, góp phần đổi mới nội dung và PPDH trong cong tác nghiên cứu, thiết kế, sử dụng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

3.1.1 Phù hợp chương trình SGK

Nghiên cứu, thiết kế ra một PTDH trước tiên phải căn cứ vào chương trình và SGK Đây là nguyên tắc hàng đầu làm căn cứ xây đựng các PTDH

PTDH có nhiều loại khác nhau như: Tranh, ảnh, mơ hình, mẫu vật, từng loại

có chức năng, tác dụng riêng và đạt hiêu quả nhất định Vì vậy, phải căn cứ vào chương trình SGK và các tài liệu tham khảo khác phạc vụ cho từng đối tượng, từng lớp học, cấp học,chính khóa hay ngoại kháo, để lựa chọn PTDH phù hợp

Trang 19

3.1.2 Phù hợp với nội dung

Các PTDH nghiên cứu, chế tạo, thiết kế, sử dụng phải phù hợp với nội dung nghĩa là PTDH đó phải phục vụ cho nội dung truyền tái đến người học.Người

học qua việc sử dụng, hoặc dưới sự tổ chức của PTDH do GV điều khiển có

khả năng lĩnh hội được tri thức mà PTDH muốn truyền tải 3.1.3 Phù hợp với đối tượng

PTDH phải đảm bảo phát huy được tính tích cực học tập của HS Do đó, để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một PTDH phải căn cứ vào đối tượng cần phục vụ: cấp học, lớp học, người học (đặc điểm tâm sinh lí, khả nảng tư

duy), PTDH phải phù hợp với đối tượng dạy học, phù hợp với sự phát triển trí tuệ, tâm lí và khả năng tiếp thu kiến thức của HS

3.1.4 Đảm bảo nguyên tắc trực quan, thẩm mỹ

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học Đảm bảo nguyên

tắc này là đảm bảo cung cấp tối đa tri thức cho HS, qua đó rèn luyện phong

cách tư duy và hoạt động tư duy cho HS, tạo điều kện tốt nhất cho các em hiểu đầy đủ và sâu sắc kiến thức môn học Như vậy, PTDH phải thể hiện tối đa

thông tin cần truyền tái mà vẫn chính xác, gọn gàng, đẹp và hấp dẫn 3.1.5 Đảm bảo tính hieeuh quả, hữu dụng

PTDH được nghiên cứu, thiết kế, xây dựng cần đảm bảo tính hiệu quả

Điều đó thể hiện qua việc GV dễ sử dụng, dễ chỉnh sửa, sắp xếp, dễ tổ chức, điều khiển người học phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập HS lĩnh hội tri thức nhanh hơn, sâu sắc hơn nhờ sự hỗ của PTDH

3.2 Các bước xây dựng “Hệ thống hình ảnh”

Trang 20

Giai đoạn chuẩn bị Sưu tầm, biên tập hình ảnh Xây dựng hệ thống hình ảnh

Nghiên cứu, phân tích nội dung, SGK

J

Danh gia tranh, anh trong SGK

Tap hop hinh anh

Lap ké hoach cho thu vién

Thiét ké nhap trén gidy

Thiét ké trén may vi tinh

Trang 21

Cu thé nhu sau:

3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị

Bước 1: Nghiên cứu, phân tích nội dung, Xác định mục tiêu của từng bài và của cả chương

Bước 2: Đánh giá tranh, ảnh trong SGK đề định hướng sưu tầm biên

soạn tư liệu

Phân tích các kênh hình trong SGK, qua đó đánh giá ưu, nhược điểm của kênh hình đã thê hiện trong SGK, đánh giá hình ảnh (thiếu hay đủ, phù

hợp với nội dung chưa,chính xác chưa, ) từ đó định hướng sưu tầm, biên tập hình ảnh, phù hợp với nội dung

Đề xây dựng “hệ thống hình ảnh”, tơi đã tiến hành phân tích nội dung chương III — Sinh học 12, THPT và lập bảng định hướng về sưu tầm hình ảnh

Trang 22

Bai Hình ảnh dự kiến bố Hình ảnh trong SGK Hình ảnh tìm được sung

- Hình 42.1: Sơ đô môi 1 Quân xã 1 Quân xã

42 quan hệ giữa các thành 2 Kích thước của một | 2 Kích thước của một

phần chủ yếu của HST HST HST

- Hình 42.2: HST rừng mưa | 3.Thành phần cấu trúc | 3.Thành phần cấu trúc nhiệt đới (a); sa mạc (b); của HST của HST

đồng rêu nhiệt đới; rạn san | 4 HST trên cạn 4 HST trên cạn

hô 5 Hệ sinh thái dưới 5 Hệ sinh thái dưới

- Hình 42.3: Các HST nhân | nước nước

tạo + HST nước ngọt + HST nước ngọt

+ HST nước mặn + HST nước mặn

6 HST nhân tạo 6 HST nhân tạo

gg | 1 Chuỗi thức ăn

ăn trong HST rừng

- Hình 43.2: Các bậc dinh

dưỡng của một QXSV(A)

và ví dụ về bậc đinh dưỡng của một QXSV ở biển (B)

- Hình 43.3: Tháp sinh thái: tháp số lượng (a); Tháp

sinh khối (b); Tháp năng

lượng (©) 2.Lưới thức ăn

Trang 23

44

Trang 25

3.2.2 Giai đoạn sưu tầm, biên soạn hình ảnh

3.2.2.1 Bước I: Tập hợp hình ảnh

- Dựa vào bảng định hướng sưu tầm hình ảnh để sưu tầm Có thể sưu

tầm từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, trên mạng Internet

Có nhiều cách đề tìm và tải hình ảnh từ internet

Vi du: Dé tìm hình ảnh về /ưới thức ăn có thể mở trang

hfíp:/www.oogle.com/ nhập “Lưới thức ăn” vao 6 Seach/ Enter

- Sau khi đã sưu tầm được hình ảnh, cần lưu vào một tệp (thư mục)

nhất định trong máy tính bằng cách: Chọn ảnh/ kích chuột phải/ Save picture as/ nhập tên cho ảnh/ Save

3.2.2.2 Sử lí sư phạm các hình ảnh thu được

Tất cả các hình ảnh thu thập được ta tập trung vào trong một thư mục

trong máy tính Hình ảnh phục vụ cho dạy học cần chính xác hóa, phù hợp với

nội dung, đẹp, hấp dẫn, Do đó, sau khi đã có nguồn hình ảnh cần tiền hành

các thao tác sau:

- Sửa hình ảnh (nếu cẩn):

Có nhiều phần mềm giúp sửa ảnh từ đơn giản đến phức tạp Ở đây tôi sử dụng phần mềm Paint- một phần mềm khá phổ biến và dễ sử dụng của window

+ Mo Paint: Start/ Program/ Accsessories/ Paint

+ Mở hình ánh cần sửa ( File/ Open/ File cần sửa/ Open) hoặc copy anh

Trang 26

+ Sửa ảnh: Dùng công cụ của Paint để sửa ảnh (xóa những phần khơng cần thiết, thu ảnh với kích thước phù hợp, bổ sung mau, )

Ví dụ: Sửa chú thích tiếng anh sang tiếng việt - Sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung

Khi thu thập hình ảnh thường không theo một trật tự nào Sau khi đã sưu

tầm tương đối đủ lượng hình ảnh cần cần thiết ta phải sắp xếp chúng theo một nội dung phù hợp để đễ dàng hơn cho người sử dụng

Ví dụ các hình ảnh:

+ Sinh cảnh + Quần xã sinh vật

+ Các hệ sinh thái tự nhiên + Các hệ sinh thái trên cạn + Các hệ sinh thái dưới nước + Các hệ sinh thái nhân tạo Xếp vào hình thuộc Bài 42: Hệ Sinh Thái

3.2.3 Giai đoạn xây dựng “hệ thống hình ảnh”

3.2.3.1 Bước 1: Lập kế hoạch “hệ thống hình ảnh”

Xây dựng “hệ thống hình ảnh” Chương III - Sinh học 12, THPT tôi dự

kiến phần nội dung là các tên bài, hình ảnh tương ứng cho từng bài, từng nội dung

3.2.3.2 Bước 2: Thiết kế nháp trên giấy

HỆ THÓNG HÌNH ẢNH NỘI DUNG

CHƯƠNG III- SINH HỌC | HÌNH ẢNH

12, THPT HƯỚNG DẪN

Trang 27

Bai 1 Bai 1: Bare ảnhI ảnh 2 Bài 3 Bài

+ Hình ảnh: Tập hợp tồn bộ hình ảnh trong hệ thống, sắp xếp theo chủ - Hình ảnh về sinh cảnh

- Hình ảnh về quần xã sinh vật

+ Hướng dẫn: Nêu cách khai thác từ hệ thống và một số gaios án ví dụ có sử dụng “hệ thống hình ảnh”

3.2.3.3 Bước 3: Thiết kế trên máy và cóp ra đĩa CD Có thể chạy thử, chỉnh sửa lại nếu cần

3.3 Kết quả xây dựng “hệ thống hình ảnh”

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài song chúng tôi đã sưu tầm được khoảng gần 100 hình ảnh phục vụ cho 7 bài giảng trong chương III: Hệ sinh thái sinh quyên và bảo vệ môi trường — Sinh học 12, THPT

Hầu như tất cả các hình ảnh đều đặc trưng, đẹp, nét, có thể gây hứng

Trang 28

CHUONG 3

KET QUA NGHIEN CUU

3 Phân tích cấu trúc nội dung, xây dựng hệ thống hình ánh cho các bài trong chương:

HỆ SINH THÁI, SINH QUYÊN VÀ BẢO VỆ MOI TRUONG

3.1 Vị trí

Phần Sinh thái học trong SGK Sinh học 12 là nội dung cuối cùng của chương trình THPT (thuộc phần 7) Sinh thái học được học tiếp sau các nội

dung về thực vật học, sinh ly hoc, di truyén và tiến hoá Nội dung của

chương này nghiên cứu về sự sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường của chúng ở các cấp độ tô chức sống tir co thé tới quan thé, quần xã

3.2 Cấu trúc

- Sinh thái học được học tiếp sau các nội dung về thực vật học, động

vật học, sinh lý học, di truyền và tiến hoá

- Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ở các cấp độ tô chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã

- Sinh thái học có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn cao Thuận

lợi để giáo viên có thể lựa chọn phương pháp đạy học phát huy tính chủ động

và tích cực học tập của học sinh

Cấu trúc của chương trình Sinh thái học - SGK lớp 12 được cấu trúc theo hướng đồng tâm, mở rộng và nâng cao gồm 3 chương:

Trang 29

Chương 1 Cá thể va quan thé sinh vật

Đây là chương đầu tiên của phần VII — Sinh thái học là chương có vai trị quan trọng vì nó là cơ sở cho các chương sau gồm các bài:

Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quan thể

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thé sinh vật (tiếp theo)

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Chương 2 Quân xã sinh vật

Chương này đề cập đến các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật,

quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự biến đổi của quần xã sinh vật, biến đối quần xã gồm các bài:

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Bài 41: Diễn thế sinh thái

Chương 3 Hệ sinh thái, sinh quyền và bảo vệ môi trường

Chương này đề cập đến khái niệm về sinh thái, thành phần cấu trúc của

hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, trao đổi vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá, sinh quyên và ứng dụng Sinh thái học

trong việc quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên gồm các bài:

Bài 42: Hệ sinh thái

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyền

Trang 30

Chwong 4 PHAN TiCH NOI DUNG CAC BAI TRONG

CHUONG III

BÀI 42: HỆ SINH THÁI I Mục tiêu bài học

- Học sinh trình bày được khái niệm thế nào là một hệ sinh thái, lấy

được ví dụ minh hoạ

- Trình bày được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất

- Nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên II Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm hệ sinh thái

- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo)

III Thành phần kiến thức và hệ thống hình ảnh

1 Kiến thức

1.1 Khái niệm hệ sinh thái

“Hệ sinh thái là tập hợp quần xã sinh vật với sinh cảnh của quần xa,

trong đó sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô

sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định”

Trang 31

1.2 Cac thanh phan céu tric ctia hé sinh thdi

Hệ sinh thái được cấu tạo bởi các thành phần vô sinh và thành phần

hữu sinh

- Thành phần vô sinh: Môi trường vật lý (sinh cảnh) gồm: + Các chất vô cơ

+ Các chất hữu cơ

+ Yếu tố khí hậu

- Thành phần hữu sinh: Quần xã sinh vật

Sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật, có khả năng sử dụng năng lượng

mặt trời tự tong hop chất hữu cơ và một số vi khuẩn sinh vật tự dưỡng

+ Sinh vật tiêu thụ: Gồm các loài động vật sống dị dưỡng + Sinh vật phân huỷ: Là những sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh

1.3 Các kiểu sinh thái

- Hệ sinh thái tự nhiên gồm 2 nhóm:

+ Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng

+ Hệ sinh thái dưới nước:

Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển, hệ

sinh thái vùng biển khơi

Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước tĩnh (ao, hồ), hệ sinh thái

nước chảy

Hệ sinh thái nhân tạo: Do con người xây dựng như: đồng ruộng, ao hồ, rùng trồng

2 Hình ảnh trong SGK va hinh anh bé sung 2.1 Hinh anh trong SGK

Trang 32

Hình 42.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái

- Các hệ sinh thái tự nhiên

Hình 42.2: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

a) Sa mạc

b) Đồng rêu hàn đới c) Rạn san hô - Hệ sinh thái nhân tạo

Hình 42.3: Các hệ sinh thái nhân tạo

a) Đồng ngô

b) Rừng ngập mặn trồng ven biên 2.2 Hình ảnh bổ sung

- Hệ sinh thái

- Các thành phần cấu trúc hệ sinh thái

+ Thành phần vô sinh

+ Thành phần hữu sinh

* Sinh vật sản xuất * Sinh vật tiêu thụ * Sinh vật tiêu thụ

- Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất

+ Hệ sinh thái tự nhiên

+ Hệ sinh thái nhân tạo

Trang 33

BAI 43: TRAO DOI VAT CHAT TRONG HE SINH THAI

I Muc tiéu bai hoc

- Học sinh nêu được khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh hoạ

- Nêu được nguyên tắc thiết lập bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh hoạ

- Học sinh trình bày được khái niệm tháp sinh thái và phân loại được tháp sinh thái

II Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn, phân biệt hai loại chuỗi thức ăn

- Khái niệm về bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái

III Thành phần kiến thức và hệ thống hình ánh 1 Kiến thức

1.1 Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn

“Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi

loài là một mắt xích của chuỗi Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn

thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau”

- Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn

+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đó đến động vật ăn

sinh vật tự dưỡng, tiếp đó là động vật ăn thịt

+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ, sau đó

đến các loài ăn sinh vật phân giải, tiếp đến là động vật ăn thịt

“Lưới thức ăn: Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp”

1.2 Bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái

Trang 34

+ Sinh vật sản xuất là bậc đinh dưỡng cấp 1

+ Sinh vật tiêu thụ bậc I là bậc dinh dưỡng cấp 2 + Sinh vật tiêu thụ bậc n là bậc dinh dưỡng cấp n+l

Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần

xã Tháp sinh thái được xây dựng bằng các hình chữ nhật chồng lên nhau, chiều dài của mỗi hình chữ nhật biểu thị độ lớn của từng bậc dinh dưỡng

Có ba loại tháp sinh thái:

+ Tháp số lượng: Xây dựng trên số lượng ở mỗi bậc

+ Tháp sinh khối: Dựa trên khối lượng tổng số của tất cả sinh vật trên

một đơn vị diện tích, hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng

+ Tháp năng lượng: Là hoàn thiện nhất được xây dựng dựa trên số

năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng

2 Hình ảnh trong SGK và hình ảnh bồ sung 2.1 Hình ảnh trong SGK

- Lưới thức ăn

Hình 43.1: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng

- Bậc dinh dưỡng

Hình 43.2: Các bậc dinh đưỡng của một quần xã sinh vật (A) và ví dụ về bậc dinh đưỡng của một quần xã sinh vật ở biển (B)

- Tháp sinh thái

Hình 43.3: Tháp sinh thái: Tháp số lượng (a); tháp sinh khối (b); tháp năng lượng (c)

2.2 Hình ánh bổ sung - Chuỗi thức ăn

- Hai loại chuỗi thức ăn

- Lưới thức ăn

Trang 35

- Bậc dinh dưỡng + Bậc dinh dưỡng cấp 1 + Bậc dinh dưỡng cấp 2

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 + Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5

BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYÈN I Mục tiêu bài học

- Học sinh nêu được khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hố Nêu

được các nội dung chủ yếu của chu trình Cacbon, Nitơ và nước

- Học sinh nêu được khái niệm sinh quyên, các khu sinh học trong sinh

quyên và lấy ví dụ minh hoạ các khu sinh học đó

- Học sinh giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ thiên nhiên II Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm chu trình sinh địa hố

- Các chu trình sinh địa hoá: Nước, Cacbon, Nitơ

- Khái niệm sinh quyền

II Thành phần kiến thức và hệ thống hình ảnh

1 Kiến thức

Trang 36

“Chu trình sinh địa hố là chu trình trao đối các chất trong tự nhiên,

theo đường từ mơi trường ngồi truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng tồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường”

Trong chu trình sinh địa hoá

- Sự trao đổi không ngừng của các chất và các nguyên tố hoá học giữa

quần xã sinh vật với môi trường

- Các chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật luôn được đổi mới thông qua chuỗi thức ăn

- Vật chất được sử dụng lặp đi lặp lại

- Vi sinh vật hoại sinh là cầu nối giữa quần xã sinh vật với môi trường với tư cách vừa là kẻ kết thúc chu trình vật chất vừa là kẻ mở đầu cho chu trình mới

Các chu trình sinh địa hoá

* Chu trình Cacbon:

+ Cacbon tham gia vào thành phần cấu tạo của Cacbohictrat, chất có vai trò quan trọng trong cơ thể sống

+ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO;, được thực vật lấy từ khí quyền, muối khống đề tạo chất hữu cơ thông qua quang hợp Vật tiêu thụ bậc

1 su dung thực vật làm thức ăn rồi chuyển hợp chất chứa cacbon cho vật ăn

thịt Trong quá trình hé hap, phan giải của vi sinh vật cacbon được trả lại môi trường

* Chu trinh Nito:

+ Khí quyền là nơi dự trữ Nitơ Trong khí quyên các tia lửa điện (sắm,

chớp) cố định một lượng Nito trong khong khí thành đạm

+ Một số vi khuẩn sống trong môi trường cộng sinh trong rễ cây họ đậu hoặc vi khuẩn lam + sinh trong lá cây bèo dâu cố định Nitơ trong đất, nước

thành các dạng đạm

Trang 37

+ Thuc vat hap thụ đạm dưới dạng NO; va NO,’ thuc hién hoat dong sống cấu tạo nên co thé sống

+ Trong quần xã, Nitơ được luân chuyền qua lưới thức ăn từ sinh vật

sản xuất đến sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn Khi sinh vật chết đi, protéin xác

sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của mơi trường

+ Vịng tuần hồn khép kín khi một số vi khuân phản nitrat phân giải đạm trong đất giải phóng Nitơ và khơng khí

+ Trong sản xuất nông nghiệp dé tang lượng đạm trong đất: Trồng cây

họ đậu để cải tạo đất, thả bèo hoa đâu vào ruộng lúa, cung cấp cho đất chế phẩm sinh học các sinh vật cố định đạm

* Chu trình nước: Vịng tuần hồn nước:

- Nước mưa rơi xuống trái đất chảy trên mặt đất + Một phần thắm xuống các mạch nước ngầm + Một phần tích luỹ trong đại dương, sông hồ

Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây, và bốc hơi nước trên mặt đất, mặt nước

- Biện pháp báo vệ nguồn nước trên trái đất

+ Bảo vệ rừng và trồng rừng, hạn chế dòng chảy trên mặt đất qua đó lượng nước ngầm xuống mạch nước ngầm nâng cao hạn chế lũ quét sói mịn

+ Bảo vệ nguồn nước sạch

+ Sử dụng tiết kiệm nước bề mặt, nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn

nước

1.2 Khái niệm sinh quyển

Trang 38

- Trong sinh quyền sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua chu trình sinh địa hoá

nhiên

- Sinh quyền được chia làm các khu hệ sinh học + Khu hệ sinh học trên cạn

+ Khu hệ sinh học nước ngọt + Khu hệ sinh học biến

2 Hình ảnh trong SGK và hình ảnh bố sung 2.1 Hình ảnh trong SŒK

- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hố

Hình 44.1: Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đối vật chất trong tự - Chu trình Cacbon

Hình 44.2: Chu trình Cacbon - Chu trình Nitơ

Hình 44.3: Chu trình Nitơ - Chu trình nước

Hình 44.4: Chu trình nước trong tự nhiên

- Sinh quyền

Hình 44.5: Khu sinh học (biôm) trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ

khô hạn của các vùng trên trái đất 2.2 Hình ảnh bỗ sung — Hình ảnh về các quyền

- Phân bố của sinh vật ở nước ngọt, nước mặn trong khí quyền

+ Sự phân bố của sinh vật ở khu nước đứng theo chiều thắng đứng + Sự phân bố của sinh vật ở khu nước đứng theo chiều ngang

+ Khu sinh học biển theo chiều thắng đứng và chiều ngang + Chu trinh cacbon

Trang 39

+ Chu trinh nito + Chu trình nước + Chu trinh phốtpho

BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUÁT SINH THÁI

1 Mục tiêu bài học

- Học sinh mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ

sinh thái và hiệu suất sinh thái

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên II Kiến thức trọng tâm

- M6 ta dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Khái niệm về hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao năng

lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng

II Thành phần kiến thức và hệ thống hình ảnh

1 Kiến thức

- Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Năng lượng được truyền từ bậc dinh đưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng

cao

Trang 40

- Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vat sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới mơi trường cịn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng

* Hiệu suất sinh thái: Là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Phần lớn năng lượng truyền trong hệ

sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải chỉ có khoảng 10%

năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn

2 Hình ảnh trong SGK và hình ảnh bố sung 2.1 Hình anh trong SGK

- Dong nang lượng trong hệ sinh thái

Hình 45.1: Sơ đồ khái quát năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng

trong hệ sinh thái

Hình 45.2: Sơ đồ khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Hiệu suất sinh thái

Hình 45.3: Sơ đồ biểu diễn hiệu suất sinh thái ở một bậc đinh dưỡng Hình 45.4: Sơ đồ minh hoạ dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ

2.2 Hình ánh bổ sung

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái - Phân bố năng lượng trên trái đất - Dé day lớp khơng khí

- Sự thay đối ánh sáng trong ngày - Hiệu suất sinh thái

Ngày đăng: 21/09/2014, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w