1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nhà Lý rời đô ra Thăng Long

24 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 205 KB

Nội dung

Giáo dục truyền thống Thăng Long Hà Nội cho học sinh là góp phần xây dựng nhân cách người Hà Nội thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học sinh hiểu về truyền thống quê hương, tự hào được sống ở nơi tập trung tinh hoa của mọi miền, từ đó các em thấy rõ hơn trách nhiệm của mình là đóng góp sức lực bảo tồn lưu giữ của thủ đô Hà Nội và có ý thức xây dựng phong cách học sinh Hà Nội văn minh thanh lịch .

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG MỤC LỤC A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B- NỘI DUNG 2 I- Cơ sở lý luận 2 II- Cơ sở thực tiễn 2 III- Thuận lợi khó khăn trong lớp khi dạy bài này 4 IV- Biện pháp 4 C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ 18 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Thủ đô Hà Nội sắp tròn 1000 năm tuổi. Mở những trang sử oanh liệt, hào hùng của nước nhà, chúng ta càng vinh dự được làm người dân tự do sống trong một nước độc lập, đang vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Người đặt nền móng cho một Đại Việt hùng cường, một Thăng Long rực rỡ cách đây 996 năm là vị Thái Tổ Lý Công Uẩn. Thăng Long - Hà Nội đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của đất nước ta từ bao đời nay, là nơi hội tụ, toả sáng tinh hoa truyền thống dân tộc và có bản sắc riêng. Bề dày lịch sử, văn hoá Thăng Long với những giá trị văn hoá nhân văn rất cần được tôn vinh, giữ gìn trong thời kỳ mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế. Tiến tới 100 năm Thăng Long - Hà Nội, việc làm này càng có ý nghĩa sâu sắc. Giáo dục truyền thống Thăng Long - Hà Nội cho học sinh là góp phần xây dựng nhân cách người Hà Nội thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học sinh hiểu về truyền thống quê hương, tự hào được sống ở nơi tập trung tinh hoa của mọi miền, từ đó các em thấy rõ hơn trách nhiệm của mình là đóng góp sức lực bảo tồn lưu giữ của thủ đô Hà Nội và có ý thức xây dựng phong cách học sinh Hà Nội văn minh thanh lịch . Ý thức được điều đó, là một giáo viên tiểu học của Hà Nội, tôi luôn cố gắng nghiên cứu một cách nghiêm túc để dạy tốt các tiết lịch sử luôn tìm cách giáo dục, truyền đạt những kiến thức lịch sử ở mọi môn học như tập đọc, đạo đức, kể chuyện… Dựa vào từng bài lịch sử cụ thể tôi đã lựa chọn phương pháp, tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường. Qua tiết dạy chuyên đề trường bài:" "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long", tôi cũng đã tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm để dạy tốt bài này. Sau đây, tôi xin giới thiệu bản sáng kiến này để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn đồng nghiệp để giúp tôi ngày càng có kinh nghiệm dạy tốt hơn . 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG B- NỘI DUNG : I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Bậc tiểu học là bậc đặt nền móng cho các bậc học khác. Để có được các thế hệ người Việt Nam biết về lịch sử, hiểu về lịch sử dân tộc thì phải bắt đầu từ việc dạy cho học sinh Tiểu học hiểu về lịch sử. Ở tiểu học, phân môn lịch sử được dạy từ lớp 4- 5. Ở lớp 1-2-3, học sinh cũng được làm quen với lịch sử thông qua phân môn tập đọc, kể chuyện. Nhưng những nội dung lịch sử chứa trong các bài đọc, lịch sử ấy chỉ là những " Truyện kể lịch sử" có sự phóng tác, hư cấu. Nội dung lịch sử trong môn lịch sử và địa lý là những trí thức khoa học lịch sử đã được khoa sử học kiểm định. Vì vậy, học sinh lớp 4- 5 mới thực sự được học về lịch sử theo đúng nghĩa của nó. Nội dung chương trình của phân môn lịch sử lớp 4 là các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời kỳ dựng nước đến năm 1945 một giai đoạn lịch sử rất dài. Để phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học, sách giáo khoa đã biên soạn một cách ngắn gọn, cơ bản nhất để học sinh nắm được. Nhưng nếu giờ học lịch sử, giáo viên cũng chỉ cung cấp cho học sinh những gì sách giáo khoa đã có thì tiết dạy sẽ sơ sài, đơn điệu không thể đạt hiệu quả cao. Mà lịch sử không giống như văn học hay một số môn học khác, giáo viên có thể sáng tạo trong lời giảng . Lịch sử là việc đã xảy ra có thật, tồn tại khách quan, kiến thức lịch sử truyền đạt cho học sinh phải chính xác nếu không sẽ dẫn đến những hiểu biết sai lệch về lịch sử, một điều rất nguy hiểm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đói với mỗi giáo viên tiểu học là phải cố gắng đạt các yêu cầu về mặt lịch sử và sư phạm đặt ra. Mỗi giáo viên phải luôn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng lâu dài thường xuyên. Nếu như mỗi giáo viên đều thực hiện được những yêu cầu đặt ra thì sẽ dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập trong giờ lịch sử đạt hiệu quả cao. II- CƠ SỞ THỰC TIỄN : 1- Thực tế giảng dạy phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học hiện nay. Nhìn chung, các giáo viên vẫn nắm rất rõ quy trình chung của một tiết lịch sử là : 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG 1- Giáo viên định hướng mục đích, nêu nhiệm vụ nhận thức của tiết học. 2- Học sinh tiếp xúc hoặc làm việc với sử liệu ( sách giáo khoa, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ ) theo nhóm, cá nhân. 3- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, trao đổi kết quả ở nhóm ( nếu có) hợp tác đưa ra kết quả chung của nhóm học tập. 4/ Thảo luận chung ỏ lớp: các nhóm trình bày kết quả chung. 5/ Giáo viên kết luận kết quả học tập. Kết thúc vấn đề. Hệ thống hoá lịch sử. Tuy nhiên, giáo viên tiểu học là người dạy nhiều môn khác nhau, không chuyên về lịch sử nên những kiến thức, những hiểu biết về lịch sử chưa được sâu. Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên còn hạn chế. Vì thế mà các tiết dạy lịch sử đôi khi còn sơ sài, hiệu quả tiết học còn hạn chế. Hơn nữa, một số giáo viên còn chưa xác định hết tầm quan trọng của công việc dạy lịch sử nên vẫn coi nhẹ cho rằng lịch sử chỉ là tiết phụ và chưa dành cho tiết học này một sự đầu tư thích hợp. Trên thực tế, giáo viên vẫn tiến hành tiết dạy theo đúng quy trình nhưng còn qua loa, đại khái, phạm vi kiến thức của cô và trò chỉ bó hẹp trong sách giao khoa. Vì thế mà học sinh chưa hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức một cách hời hợt và không ghi nhớ lâu. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy: để tạo được sự hứng thú học tập, để lôi cuốn được học sinh tham gia vào tiết học và để học sinh nhớ lâu, khắc sâu được kiến thức lịch sử thì mỗi người giáo viên phải chú trọng đến việc bồi dưỡng cho mình vốn hiểu biết về lịch sử sâu hơn. Mỗi giáo viên phải thực sự: "Biết mười dạy một" để mở rộng cung cấp thêm cho học sinh. Có như vậy chúng ta mới làm tròn được trách nhiệm của một nhà giáo trong việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ của đất nước. Chính vì vậy, là một giáo viên tiểu học được phân công giảng dạy lớp 4 nhiều năm, tôi đã nghiên cứu và áp dụng Một số phương pháp dạy lịch sử giúp học sinh học tốt bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG II - THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG LỚP KHI DẠY BÀI NÀY 1/ Thuận lợi - Học sinh được trang bị đầy đủ SGK. - Trong thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ. - Phòng học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế đầy đủ và đúng quy cách. - Lớp học ở mô hình 2 buổi/ ngày nên cả giáo viên và học sinh đều có nhiều thời gian để chuẩn bị tư liệu cho việc dạy và học. 2/ Khó khăn - Sức học của học sinh không đồng đều. - 100% học sinh là con em thuần nông nên việc quan tâm đến học tập của các em trong mỗi gia đình chưa đồng bộ. Nhiều phụ huynh học sinh còn coi nhẹ môn học này. - Học sinh không có điều kiện tìm hiểu thêm về kiến thức lịch sử qua sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo. Từ thực trạng chung trên đây cũng là tình trạng của học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tiên Dương, thôi thúc tôi đi tìm một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy bài lịch sử "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". Qua một số năm tìm tòi, nghiên cứu đầy trăn trở, đến nay tôi đã tìm được một số biện pháp nho nhỏ và áp dụng khá thành công. Tôi xin đề xuất để các bạn đồng nghiệp cùng suy nghĩ. III - BIỆN PHÁP 1/ Chuẩn bị tiết dạy Như chúng ta đã biết, người giáo viên có kinh nghiệm và làm việc có hiệu quả bao giờ cũng dành nhiều công sức trí tuệ và thời gian cho công việc thiết kế dạy học. Nhiều nhà giáo dục và tâm lý học, nhiều giáo viên lão thành đã từng nói: "Muốn dạy học có hiệu quả, cần thiết kế thành công". Vì vậy để một tiết dạy thành công và có hiệu quả cao thì theo tôi công việc chuẩn bị cho tiết học là rất quan trọng, bởi lẽ người giao viên định hình trong đầu toàn bộ tiến trình của tiết dạy, nắm bắt được những kiến thức trọng tâm chắc 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG chắn bài dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu giáo viên không chuẩn bị bài dạy, đến lớp dạy chay không có đồ dùng dạy học tiết học đó không thể đạt kết quả cao được. Để dạy tiết học" Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" tôi đã làm những công tác chuẩn bị sau: a) Đối với học sinh: - Sưu tầm các tranh ảnh về Hà Nội. - Đọc các tư liệu nói về nhà Lý. - Mỗi học sinh chuẩn bị một bài giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội. b) Đối với giáo viên - Soạn giáo án trước một tuần. Nghiên cứu kĩ bài dạy, tìm ra cách dạy hữu hiệu nhất. - Các tư liệu nói về Lý Công Uẩn. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng phụ. - Đoạn trích "Chiếu dời đô) - Tranh "Vua Lý Thái Tổ đến Long Đỗ". - Phiếu nhóm. - Tờ bìa có ghi tên của kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ. - Ảnh các ngôi chùa thời Lý. - Ảnh khắc tượng Lý Công Uẩn. - Sách giáo khoa và phấn mầu. * Phần trình bày bảng của giáo viên được tiến hành đồng thời cùng quá trình giảng dạy. Sau đây là định hướng cho một giờ dạy lịch sử với bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". 2/ Hoạt động chủ yếu. a) Kiểm tra bài cũ. 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG Khi vào phần bài mới tôi tiến hành kiểm tra một vài câu hỏi của bài cũ để giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời nó cũng là một yếu tố để giúp học sinh đón nhận giờ Lịch sử sắp tới tốt hơn. Tôi tiến hành như sau: Giờ học trước cô cùng các em đã tìm hiểu về "Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981)" Cô mời một bạn lên bảng trả lời cầu hỏi giúp cô. + Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược? + Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung, Giáo viên cho điểm. Giáo viên treo lược đồ về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lên bảng và yêu cầu một học sinh khác trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến này. -> Giáo viên nhận xét cho điểm. Giáo viên gọi học sinh thứ ba trả lời câu hỏi sau: + Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. -> Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên cho điểm. b) Giới thiệu bài. Giáo viên nói: Các em thân mến! chỉ còn bốn năm nữa thôi là Hà Nội của chúng tâ sẽ long trọng tổ chức tròn 1000 năm tuổi của mình. Trong tiết lịch sử hôm nay, cô cùng các em ngược dòng thời gian trở lại 996 năm trước để tìm hiểu về cội nguồn của Hà Nội và sự ra đời của nhà Lý cũng như những công lao đóng góp của nhà Lý đối với lịch sử dân tộc qua bài " Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". -> Giáo viên ghi bảng (bằng phấn màu): Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 3/ Giảng bài. Sau khi viết tên bài lên bảng, tôi quay xuống lớp và nói để dẫn vào ý thứ nhất của bài: Dẫn ý 1: Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc thì triều đại này tồn tại hay triều đại kia mất đi đều có những nguyên nhân sâu xa của nó. Vậy nhà Lý 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG đã ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Cô cùng các em tìn hiểu ý thứ nhất của bài -> Giáo viên ghi bảng bằng phấn màu * Sự ra đời của nhà Lý. - Hoạt động 1: Cá nhân - Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh và thời gian ra đời của nhà Lý. - Giúp học sinh nắm được tiểu sử của Lý Công Uẩn. - Để tìm hiểu nội dung phần này, tôi yêu cầu một học sinh đọc SGK đoạn "Từ năm 1005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây", các học sinh khác đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào? => Tôi gọi 1-> 2 học sinh trả lời và chốt lại kiến thức đúng (Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người oán hận). * ở phần này, để giúp học sinh nắm được kiến thức lịch sử về tình hình đất nước ta lúc bấy giờ được sâu hơn và giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của Lê Long Đĩnh, tôi đã mở rộng và chốt ý như sau: Các em a! Lê Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt Trụ bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc chém giết làm trò chơi, có những tội nhân phải tội hình vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chết. Có trường hợp vua cho người tù trèo lên cây rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cười. Ông ta làm vua được 4 năm rồi mất. Chính sự bạo ngược tai quái đó nên lòng người rất oán hận Lê Long Đĩnh. Sau đó, tôi tiếp tục khai thác nội dung bằng câu hỏi sau: - Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua? Đối với câu hỏi này tôi cũng tiến hành tương tự như câu hỏi một. Tôi gọi một vài học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng (khi Lê Long Đĩnh mất, các quan 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng người. => Tôi gọi 2 -> 3 học sinh trả lời lại và ghi bảng ý chính (bằng phấn trắng). + Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Để khắc hoạ hình ảnh Lý Công Uẩn trong lòng học sinh tôi đã giảng và giới thiệu thêm về ông cho các em nghe. Lý Công Uẩn (974-1028) là người Châu Cổ Pháp lộ Bắc Giang. Ông là vua khai sáng nhà Lý, tức Lý Thái Tổ, lúc 35 tuổi. Thuở nhỏ, ông làm con nuôi nhà sư Vạn Hạnh. Đến tuổi trưởng thành, ông được làm quan trong triều đình nhà Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Là người thông minh, có tài văn võ lại có đức, biết xử sự đúng nên rất được triều thần nhà Lê quý trọng. Nhà Lê suy vì Lê Long Đĩnh bạo ngược, triều thần đã tôn ông lên là vua. Tiếp đó, tôi hỏi học sinh: + Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào? Tôi gọi một học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng (nhà Lý bắt đầu từ năm 1009) đồng thời ghi ý chính lên bảng. -> Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009. Chuyển ý: Như vậy, năm 1009 nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý. * HĐ2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được vị trí địa lý và địa hình của vùng Đại La. - Cung cấp thêm cho học sinh về "Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn". - Giúp học sinh hiểu được lý do mà Lý Công Uẩn đổi tên là kinh thành Thăng Long. Để tìm hiểu nội dung phần này, tôi yêu cầu một học sinh đọc tiếp đoạn "Từ mùa xuân 1010 đến đổi tên là Đại Việt". các học sinh khác đọc thầm. 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG Sau đó tôi treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng và yêu cầu hai học sinh lên lần lượt chỉ vị trí của vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long - Hà Nội. Tiếp đó, tôi hỏi học sinh. - Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về đâu? -> Tôi gọi học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng (Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La) đồng thời giáo viên ghi bảng. * Nhà Lý dời đô ra Đại La. Để khai thác tiếp nội dung của bài, tôi hỏi học sinh câu hỏi sau: - So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước. Để trả lời được câu hỏi này tôi yều cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4 rồi gọi đại diện một vài nhóm trả lời, và chốt lại kiến thức đúng. -> Giáo viên tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng đất Đại La so với Hoa Lư. -+ Về vị trí địa lí thì vùng Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước, còn vùng Đại La lại là trung tâm của đất nước. + Về địa hình, vùng Hoa Lư núi non chật hẹp, hiểm trở đi lại khó khăn, còn vùng Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ. -> Giáo viên gọi một vài học sinh nhắc lại và ghi bảng ý chính: + Đại La là trung tâm của đất nước, ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, đất đai màu mỡ - Giáo viên hỏi tiếp. + Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La. Đối với câu hỏi này tôi cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm (Bài tập chép sẵn ở bảng phụ) -> Giáo viên gọi một học sinh đọc đầu bài: Em hãy cho biết lí do Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô thay Hoa Lư trong các lí do sau: 10 [...]... xứng đáng là học sinh của thủ đô Hà Nội: Văn minh, thanh lịch (Hoàng Thị Phương) 18 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG PHẦN GHI BẢNG LỊCH SỬ : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (Ghi nhớ -31) 1/ Sự ra đời của nhà Lý - Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua - Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009 2/ Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long - Đại La là trung tâm... trong bài dạy của mình tôi chia ra làm 3 ý: + Sự ra đời của nhà Lý + Nhà Lý dời đô ra Đại La - đặt tên kinh thành là Thăng Long + Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý Mục đích tôi chia rõ làm 3 ý để giúp học sinh nắm chắc được: Nhà Lý đã ra đời như thế nào? Vì sao Lý Công Uẩn lại chọn Thăng Long làm kinh đô và kinh thành Thăng Long thời Lý đã phát triển ra sao? từ đó sẽ giúp các em nắm chắc được kiến... khi Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La, công việc tiếp theo là gì? Các em hãy cho cô biết: + Lý Công Uẩn đổi tên kinh đô là gì? -> Giáo viên gọi học sinh trả lời và chốt ý đúng (Lý Công Uẩn đặt tên là kinh thành Thăng Long) đồng thời giáo viên ghi bảng * , đặt tên kinh thành là Thăng Long - Giáo viên treo tranh "Vua Lý Thái Tổ đến Long Đỗ" và giảng: 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG. .. câu hỏi này, khi dạy bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" các em đã tìm được các tên khác của Thăng long là: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội Khi học sinh đã tìm được một số tên khác của Thăng Long, tôi sẽ giới thiệu một cách có hệ thống cho học sinh về tên của kinh thành Thăng long qua các thời kì ( Giáo viên treo tờ bìa có nội dung về tên của Thăng Long qua các thời kỳ lên bảng)... Năm 1010: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đặt tên là Thăng Long + Năm 1937: Hồ Quý Ly đổi tên là Đông Đô + Năm 1407: Thành Đông Quan + Năm 1428: Lê Lợi đổi tên thành Đông Kinh + Năm 1831: Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội + Năm 1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành Phố Hà Nội 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG + Ngày 1-6-1946 cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bắt đầu ra Quốc hội... đồng thời ghi bảng bằng phấn màu -> Ghi nhớ: (SGK - 31) d) Củng cố - dặn dò: Các em vừa học xong bài lịch sử "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" ; hãy cho cô biết: - Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long vào năm nào? - Vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? - Kinh thành Thăng Long dưới thới Lý được xây dựng như thế nào? -> Tôi gọi một vài học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng Sau đó tôi hỏi học sinh:... ông, nhà nước ta đã khánh thành tượng đài kỉ niệm vua Lý Công Uẩn - người sáng lập kinh thành Thăng Long vào ngày 7-10-2004 tại Hà Nội Tượng Lý Thái Tổ được đúc bằng đồng, nặmg 34 tấn Phần thân tượng cao 3,75m, bệ đặt tượng cao 4,75m Toàn bộ tượng đài cao 10,1m (tức là 1010cm, tượng trưng 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG cho thời gian lập kinh đô Thăng Long năm 1010) Tượng đài Lý. .. Thăng Long - Đại La là trung tâm của đất nước ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, đất đai màu mỡ 3/ Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý - Nhà Lý xây dựng nhiều lầu đài, cung điện, đền chùa - Phố phường nhộn nhịp, vui tươi 19 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG C - KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1- Biện pháp tiến hành trong tiết học Như chúng ta đã biết môn lịch sử bước đầu hình thành và rèn luyện cho... NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG a) Vùng đất ở trung tâm đất nước, thuận tiện về giao thông b) Đất rộng rãi lại bằng phẳng, không bị ngập lụt c) Muôn vật phong phú, tốt hơn d) Cả ba ý trên -> Sau đó tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi và tìm ra kết quả đúng (Cả 3 ý trên) Giáo viên giảng thêm: Thật là sáng suốt khi Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La Trong "Chiếu dời đô" , Lý Công Uẩn... NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG a) Sự ra đời của nhà Lý - Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào? Khi học sinh trả lời đúng câu hỏi trên tôi mở rộng cho các em biết Lê Long Đĩnh là con người như thế nào? để từ đó giúp các em nắm chắc hơn hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ - Vì sao Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua Đối với câu hỏi này SGK giới thiệu về Lý . sử " ;Nhà Lý dời đô ra Thăng Long& quot;; hãy cho cô biết: - Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long vào năm nào? - Vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? - Kinh thành Thăng Long dưới. nhà Lý cũng như những công lao đóng góp của nhà Lý đối với lịch sử dân tộc qua bài " Nhà Lý dời đô ra Thăng Long& quot;. -> Giáo viên ghi bảng (bằng phấn màu): Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. . bài " ;Nhà Lý dời đô ra Thăng Long& quot;. 2/ Hoạt động chủ yếu. a) Kiểm tra bài cũ. 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG Khi vào phần bài mới tôi tiến hành kiểm tra một vài

Ngày đăng: 21/09/2014, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w