1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI số 1 (CÓ ĐÁP ÁN) HỌC SINH GIỎI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MÔN LỊCH SỬ

6 698 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

Chào các bạn, Tài liệu sau đây dành cho các bạn học sinh sinh viên và tất cả các lĩnh vực khác. hi vọng giúp ích được cho các bạn trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu kiến thúc cũng như thi cử. thân ái và quyết thắng

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MÔN:LỊCH SỬ THỜI GIAN LÀM BÀI:180 PHÚT ********* Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. Câu 2: (4 điểm) Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939),hãy nhận xét tình hình của nước Đức và nước Nhật,từ đó nêu những nét tương đồng của hai nước tư bản này trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3: (4 điểm) Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX ,hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương. Câu 4: (4 điểm) Bằng kiến thức đã học,hãy phân tích nghệ thuật thời cơ được Đảng sử dụng trong cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 5: (4 điểm) Hãy lập bảng so sánh chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương trong thời kì 1936-1939 so với thời kì 1930-1931 và nêu nhận xét. ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MÔN:LỊCH SỬ ********* Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. a.Giai đoạn từ 1945-1991 (0,25 điểm) -Tháng 3/1947 trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ,Tổng thống H.Truman đã công khai nêu lên “sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” (0,25 điểm) -Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như:Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn;Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt”;Học thuyết Ken nơ đi và chiến lược ‘phản ứng linh hoạt”;Học thuyết Nich Xơn và chiến lược ‘ngăn đe thực tế” (0,25 điểm) -Các chiến lược có tên gọi khác nhau,nhưng thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm 3 mục tiêu chủ yếu : (0,25 điểm) +Ngăn chặn,đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới (0,25 điểm) +Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ,phong trào công nhân và cộng sản Quốc tế,phong trào chống chiến tranh vì hòa bình dân chủ trên thế giới (0,25 điểm) +Khống chế,chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. (0,25 điểm) -Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên ,chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh,trước hết là sức mạnh quân sự và kinh tế. (0,25 điểm) b.Giai đoạn 1991-2000 (0,25 điểm) -Trong thập niên 90 của thế kỉ XX ,trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc,trật tự thế giới mới chưa định hình,Mĩ triển khai chiến lược “cam kết và mở rộng” với 3 trụ cột chính là: (0,25 điểm) +Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẳn sàng chiến đấu cao (0,25 điểm) +Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mĩ (0,25 điểm) +Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. -Mĩ lãnh đạo và chi phối khối quân sự NATO,Mĩ cùng Liên hợp quốc và các cường quốc khác bảo trợ tiến trình hòa bình Trung Đông,ủng hộ việc kí kết Hiệp định hòa bình Pari về Campuchia (1991),bình thường hóa quan hệ với Việt Nam(1995),nhưng vẫn duy trì các căn cứ quân sự và quân đội ở nhiều nơi trên thế giới (0,5 điểm) -Trong bối cảnh Liên Xô tan rã,Mĩ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất. (0,5 điểm) Câu 2: (4 điểm) Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939),hãy nhận xét tình hình của nước Đức và nước Nhật,từ đó nêu những nét tương đồng của hai nước tư bản này trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? a. Nhận xét tình hình của nước Đức và nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939),các nước này trải qua các giai đoạn phát triển: +Từ 1918-1924: (0,25 điểm) *Đức:Suy sụp kinh tế,chính trị,quân sự.Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 và cao trào cách mạng 1918-1923. (0,25 điểm) *Nhật:Đẩy mạnh phát triển kinh tế,sản xuất công nghiệp,xuất khẩu,dự trữ vàng và ngoại tệ tăng… -Những năm 1920-1921,Nhật lâm vào khủng hoảng.Hậu quả động đất,tăng dân số làm tình hình kinh tế khó khăn,đời sống người lao động không được cải thiện. (0,25 điểm) +Từ 1924-1929: (0,25 điểm) *Đức:Vượt qua thời kì khủng hoảng kinh tế và chính trị sau chiến tranh,chính quyền tư sản đẩy lùi phong trào cách mạng của quần chúng,khắc phục khó khăn tài chính tạo đà cho kinh tế khôi phục và phát triển. (0,25 điểm) *Nhật:Kinh tế Nhật phát triển ổn định (0,25 điểm) +Từ 1929-1939: (0,25 điểm) *Đức:Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền ,thiết lập chế độ phát xít ,chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới (0,25 điểm) *Nhật:Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Nhật,giai cấp tư sản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách phát xít hóa bộ máy chính quyền. (0,25 điểm) b.Nét tương đồng của hai nước Đức và Nhật trước chiến tranh thế giới thứ hai là: -Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại chủ nghĩa tư bản ở các nước Đức ,Nhật.Các nước này tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới,đó là thiết lập các chế độ độc tài phát xít,nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất,hiếu chiến nhất. (0,5 điểm) -Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp,sự hình thành 2 khối đế quốc đối lập;Đức ,Nhật ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. (0,25 điểm) Câu 3: (4 điểm) Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX ,hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương. a.Từ 1885 đến 1888: (0,25 điểm) *Diễn biến chính: -Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ diễn ra chủ yếu ở Bắc kì,Trung kì tiêu biểu:Mai Xuân Thưởng (Bình Định),Trần Văn Dự (Quảng Nam),Lê Trung Đình (Quảng Ngãi),Lê Trực (Quảng Bình) ,Nguyễn Quang Bích (vùng Tây Bắc),Phạm Bành (Thanh Hóa),Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh),Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên) (1 điểm) *Đặc điểm. -Chỉ huy tối cao là Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết (0,25 điểm) -Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa:Các sĩ phu ,văn thân yêu nước (0,25 điểm) -Địa bàn hoạt động:Nông thôn,rừng núi,miền xuôi,miền ngược. (0,25 điểm) -lực lượng chính chủ yếu là nông dân (0,25 điểm) -Phương pháp là khởi nghĩa vũ trang. (0,25 điểm) b.Từ 1888 đến 1896. (0,25 điểm) *Diễn biến -Phong trào tiếp tục phát triển với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như Hùng Lĩnh(Tống Duy Tân),Bãi Sậy (Nguyễn Thiện Thuật),Hương Khê (Phan Đình Phùng) (0,5 điểm) *Đặc điểm: -Vua Hàm Nghi bị bắt (0,25 điểm) -Các cuộc khởi nghĩa quy tụ lại,mang tính chiều sâu,địa bàn hoạt động chuyển dần lên vùng trung du,rừng núi. (0,25 điểm) -Khởi nghĩa Hương Khê thất bại ,đánh dấu phong trào Cần vương chấm dứt (0,25 điểm) Câu 5: (4 điểm) Hãy lập bảng so sánh chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương trong thời kì 1936-1939 so với thời kì 1930-1931 và nêu nhận xét. 1930-1931 1936-1939 Nhận định kẻ thù Đế quốc và phong kiến (theo Luận cương chính trị năm 1930) có tính chất chiến lược (0,25 điểm) Kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn thực dân phản động Pháp (có tính chất sách lược) (0,25 điểm) Mục tiêu đấu tranh Độc lập dân tộc,người cày có ruộng (theo Luận cương chính trị năm 1930) có tính lâu dài (0,25 điểm) Tự do ,cơm áo,hòa bình (yêu cầu trước mắt) (0,25 điểm) Hình thức tập hợp lực lượng Bước đầu thực hiện liên minh công nông (chủ yếu thực hiện ở Nghệ Tĩnh) (0,25 điểm) Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) tập hợp mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ (0,25 điểm) Hình thức đấu tranh Đấu tranh chính trị,bãi công chuyển sang bểu tình có vũ trang (0,25 điểm) Phong phú nhiều hình thức:phong trào Đông Dương đại hội,phong trào báo chí,đấu tranh nghị trường,bãi công,bãi thị,bãi khóa,mittinh (0,25 điểm) Lực lượng đấu tranh -Chủ yếu công ,nông (0,25 điểm) -Địa bàn chủ yếu là nông thôn.Còn ở thành thị là trong các nhà máy xí nghiệp (0,25 điểm) -Lực lượng đông đảo,nhiều thành phần,giai cấp (0,25 điểm) -Phong trào ở thành thị sôi nổi,tạo nên đội quân chính trị hùng hậu (0,25 điểm) *Nhận xét:Sự khác nhau giữa hai cao trào 1930-1931 và 1936-1939 có thể thấy: -Do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau ở mỗi thời kì nên chủ trương sách lược,hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp (0,25 điểm) -Những chủ trương cuả Đảng trong thời kì 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp tinh hình ,tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. (0,5 điểm) -Chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng,có đủ khả năng đối phó mọi tình hình diễn biến phức tạp,đưa cách mạng tiến lên không ngừng. (0,25 điểm) Câu 4: (4 điểm) Bằng kiến thức đã học,hãy phân tích nghệ thuật thời cơ được Đảng sử dụng trong cách mạng tháng Tám năm 1945? *Cách mạng tháng Tám thành công ngoài việc chuẩn bị lâu dài còn phải biết chớp thời cơ phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.Thời cơ cách mạng tháng Tám biểu hiện (0,25 điểm) +Phía kẻ thù:-Ngày 15/8/1945 phát xít bị quân đồng minh đánh bại tuyên bố đầu hàng (0,25 điểm) -Bọn Nhật và tay sai của Nhật ở Đông Dương hoang mang cực độ mất hết tinh thần chiến đấu. (0,25 điểm) -Quân đồng minh chưa kịp nhảy vào Đông Dương. (0,25 điểm) -Quân Pháp ở Đông Dương chưa kịp nổi dậy. (0,25 điểm) +Phía quần chúng nhân dân sẳn sàng nổi dậy giành chính quyền (0,25 điểm) +Đảng cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ,sẳn sàng lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền. (0,25 điểm) *Quyết định của Đảng trong việc chớp thời cơ: (0,25 điểm) +Hội nghị toàn quốc từ 13/8 đến 15/8/1945 (Tân Trào-Tuyên Quang) (0,5 điểm) -Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước -Lập ủy ban khởi nghĩa và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy +Đại hội quốc dân tại Tân Trào –Tuyên Quang từ 16/8 đến 17/8/1945 (0,5 điểm) -Tán thành tổng khởi nghĩa của Đảng -Bầu ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chi Minh đứng đầu -Thông qua mười chính sách của Mặt trận Việt Minh -Đặt tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,Quốc kì cờ đỏ sao vàng,quốc ca là bài Tiến quân ca *Nhận xét:Hội nghị toàn quốc của Đảng vàĐại hội quốc dân thể hiện sự đoàn kết nhất trí quyết tâm giành độc lập tự do của Đảng và toàn dân (0,5 điểm) -Chỉ trong vòng 15 ngày cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trọn vẹn.Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền trong cả nước về tay nhân dân. (0,5 điểm) . Đông Dương trong thời kì 19 36 -19 39 so với thời kì 19 30 -19 31 và nêu nhận xét. ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MÔN:LỊCH SỬ ********* Câu 1: (4 điểm) Hãy trình. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MÔN:LỊCH SỬ THỜI GIAN LÀM BÀI :18 0 PHÚT ********* Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày những nét chính. Đông Dương trong thời kì 19 36 -19 39 so với thời kì 19 30 -19 31 và nêu nhận xét. 19 30 -19 31 1936 -19 39 Nhận định kẻ thù Đế quốc và phong kiến (theo Luận cương chính trị năm 19 30) có tính chất chiến

Ngày đăng: 19/09/2014, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w