1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHI PHÍ và GIÁ THÀNH sản PHẨM của CÔNG TY BÁNH kẹo hải hà

25 3,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

LỜI NÓ ĐẦU Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt. Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu của họ là hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu quả, có lợi nhuận và có tích luỹ. Hiện nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, để từ đó gia tăng lợi nhuận. Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hiệu quả, đồng thời phản ánh trung thực kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng và tính đủ của chi phí sản xuất vào giá thành. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các phương án, biện pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, nâng cao lợi nhuận. Xuất phát từ nhận thức đó và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phía sản xuất và tính giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Nguyễn Ngọc Thức, nhóm em xin lựa chọn đề tài: PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. Do thiếu kiến thức và thời gian ngắn nên bài thảo luận còn nhiều điểm thiếu sót.Rất mong thầy xem, đánh giá, nhận xét và bổ sung để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Error Bookmark not defined. PHẦN I 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 I. CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3 1. Chi phí sản xuất 3 2. Giá thành sản phẩm: 5 3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 6 4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm của những sản phẩm so sánh được. 7 PHẦN II 8 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 8 II. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 8 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 8 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 9 III. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. 10 1. Phân tích chung chi phí kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà. 11 2. Phân tích giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà 13 PHẦN III. 19 CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 19 CHI PHÍ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 19 BÁNH KẸO HẢI HÀ 19 I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 19 1.Ưu điểm 19 2. Nhược điểm 20 II. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THÀNH VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH, TỪ ĐÓ GÓP PHẦN LÀM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. 21 KẾT LUẬN 23

Trang 2

LỜI NÓ ĐẦU

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nền kinh tếnước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nềnkinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất khốcliệt Một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì mục tiêuhàng đầu của họ là hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu quả, có lợinhuận và có tích luỹ

Hiện nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phảikhông ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượngvẫn đảm bảo, để từ đó gia tăng lợi nhuận Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất các hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải quản lý chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm một cách hiệu quả, đồng thời phản ánh trung thực kịp thời cácthông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng và tính đủ của chi phí sảnxuất vào giá thành Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra các phương án, biện pháp

sử dụng tiết kiệm hiệu quả chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng caonăng suất, nâng cao lợi nhuận

Xuất phát từ nhận thức đó và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phía sảnxuất và tính giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp và sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Nguyễn Ngọc Thức,

nhóm em xin lựa chọn đề tài: PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.

Do thiếu kiến thức và thời gian ngắn nên bài thảo luận còn nhiều điểm thiếusót.Rất mong thầy xem, đánh giá, nhận xét và bổ sung để bài thảo luận được hoànchỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT- GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I CHI PHÍ SẢN XUẤT- GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1 Chi phí sản xuất

1.1 Khái niệm:

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống

và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

1.2 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí:

Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động hay cũng chính là sự tiêu hao của chính bản thân các yếu

tố trên Do đó để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù laolao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động Vì vậy mà sự hình thành nên các chiphí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí và chi tiêu là 2 phạm vi khác nhau: Chi phí

là những hao phí lao động sống, lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền và phátsinh trong quá trình kinh doanh Đây thực chất chỉ là một khoản chi của doanh nghiệptrong một kỳ kinh doanh cụ thể và nó liên quan chặt chẽ tới việc tính doanh thu, lợinhuận của kỳ kinh doanh đó; chi tiêu cũng là một khoản chi của doanh nghiệp trongmột kỳ kinh doanh cụ thể nhưng nó không nhất thiết liên quan đến doanh thu, lợinhuận và nó cũng có thể liên quan đến nhiều kỳ

Mặc dù chi phí và chi tiêu là 2 khái niệm khác nhau nhưng giữa chúng lại cóquan hệ mật thiết với nhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thìkhông có chi phí Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu là do đặc điểm, tínhchất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trìnhsản xuất

1.3- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từngnhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định:

a Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:

- Chi phí tiền lương: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao độngtheo số lượng và chất lượng mà họ đóng góp cho doanh nghiệp

Trang 4

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là những chi phí chủ quan mà doanh nghiệpphải bỏ ra trong quá trình quản lý nhằm thu hồi lại bộ phận giá trị đã hao mòn của tàisản cố định.

- Chi phí trả lãi vay: là những khoản chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trảcho các đối tác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi phí vận chuyển: là những khoản chi phí phải bỏ ra để đưa hàng hoá từ nơimua về nơi sản xuất của mình (gồm cước phí, chi phí bốc dỡ, chi phí cho vật liệuchèn lót, các tạp phí liên quan tới thuê phương tiện để kéo, kê, kích khi có sự cố, chiphí cầu phà )

- Chi phí mua trang thiết bị văn phòng: là những khoản phí mà doanh nghiệpphải bỏ ra để mua các thiết bị văn phòng

Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng thiết thực trong quản lý chi phí sảnxuất, nó cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất làm tài liệu tham khảo để lập

kế hoạch chi phí sản xuất và cung ứng vật tư

b Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất biến động của chi phí:

- Chí phí biến đổi (biến phí): Là những khoản chi phí thay đổi theo mức sảnlượng Chi phí biến đổi khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi

- Chi phí cố định (định phí): là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độhoạt động thay đổi nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thayđổi

Việc phân loại này có tác dụng thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trongmối quan hệ với sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và phục vụ các quyếtđịnh khác trong quá trình sản xuất kinh doanh

c Phân loại chi phí sản xuất theo các khâu trong quá trình kinh doanh:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất

- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí trả cho người lao động tham gia trựctiếp sản xuất sản phẩm gồm: tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lươngtheo tỷ lệ với tiền lương phát sinh

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởngsản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp)

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các khoản chi liên quan đến việc tiêu thụ sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương nhân viên bán hàng, chi vật liệu bao gói, chidụng cụ bán hàng, chi quảng cáo, chi vận chuyển, bốc dỡ, hoa hồng

-Chi phí quản lý: là những khoản chi phí liên quan tới việc tổ chức hànhchính và các hoạt động văn phòng của doanh nghiệp như lương cán bộ quản lý, lươngnhân viên văn phòng, chi phí khấu hao văn phòng và thiết bị làm việc văn phòng, chi

Trang 5

phí văn phòng phẩm Tất cả các loại hình tổ chức dù là tổ chức kinh doanh hoặckhông kinh doanh đều có các khoản chi phí quản lý hành chính này

Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này giúp cho doanh nghiệp đánh giá đượchoạt động chi phí từng khâu đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng của chi phítừng khâu tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngoài các tiêu thức trên có thểphân loại chi phí theo các tiêu thức sau:

- Theo đối tượng chịu chi phí: gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

- Theo nghiệp vụ kinh doanh: gồm chi phí mua hàng nhập khẩu, chi phí xuấtkhẩu, chi phí bán hàng nhập khẩu và chi phí bán hàng nội địa

- Theo phạm vi kinh doanh: gồm chi phí trong nước và chi phí ngoài nước

2 Giá thành sản phẩm:

2.1 Khái niệm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ,dịch vụ hoàn thành

2.2 Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành:

Sự vận động của quá trình sản xuâts bao gồm hai mặt đối lập nhau nhưng cóquan hệ mật thiết với nhau: một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, mặtkhác là kết quả sản xuất thu được

Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giátrị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã chi ra cho sản xuất và tiêuthụ sản phẩm Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phán ánh được giá trịthực của các tư liệu tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liênquan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống

Có thể nói giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lườnghiệu quả kinh doanh; đồng thời giữ chức năng thông tin và kiểm tra chi phí giúp chongười quản lý có cơ sở để đề ra quyết định

2.3 Phân loại giá thành

a Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:

- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ

sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức chi phí của kỳ kế hoạch

Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạchgiá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

- Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩmtrên cơ sở các chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch(thường là ngày đầu tháng)

Trang 6

Giá thành định mức là công cụ để doanh nghiệp có thể quản lý được các địnhmức chi phí, đánh giá đúng những giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thựchiện.

- Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩmtrên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất

Giá thành thực tế phản ánh kết quả phấn đấu, là cơ sở để xác định kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): phản ánh tất cả những chi phíphát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộphận sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

và chi phí sản xuất chung

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): phản ánh toàn bộ các khoản chi phíphát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

= + +

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lỗ, lãi)của từng mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh

3 Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sảnxuất Chi phí phản ánh mặt hao phí; còn giá thành phản ánh mặt kết quả Giữa chúng

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất - đều là những hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất vàchế tạo sản phẩm Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở, căn cứ để tính giá thành sảnphẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất cóảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cao hay thấp Việc quản lý giá thành phải gắn liềnvới việc quản lý chi phí sản xuất Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành lại khácnhau về mặt lượng, thể hiện:

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định; còn giá thành sảnphẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định

- Trong giá thành sản xuất chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinhhoặc sẽ phát sinh của kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này; đồng thời giáthành sản phẩm còn chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phísản xuất dở dang đầu kỳ, nếu có) Tổng giá thành sản phẩm thường không trùng vớitổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trang 7

Tổng giá

thành SP =

CPSX dởdang đầu kỳ +

CPSX phátsinh trong kỳ -

CPSX dởdang cuối kỳ

4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm của những sản phẩm so sánh được.

Sản phẩm so sánh được là những sản phẩm được tiến hành sản xuất qua nhiều

kỳ liên tiếp Đây là những sản phẩm mang tính chất truyền thống của doanh nghiệp.Nội dung phân tích được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ Nếu cả 2 chỉ tiêunày đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạthấp giá thành sản phẩm và ngược lại, nếu hoàn thành một chỉ tiêu thì kết luận khôngtoàn diện

Kí hiệu: Q0,Q1 lần lượt là số sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch và thực tế

Znt, Z0, Z1 lần lượt là giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm i thực tế kỳtrước,kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ này

- Mức hạ :

+ Mức hạ giá thành kế hoạch

+ Mức hạ giá thành thực

hiện (so với năm trước) = Q 1Z1 _ Q1 Znt = H1

+ Mức hạ giá thành của thực tế năm nay

Mức hạ giá thành càng nhỏ càng tốt, thể hiện quy mô giá thành sản lượng hànghóa nhỏ hơn năm trước và ngược lại

Trang 8

PHẦN II

PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT- TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ công nghiệp,chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm do nhà nướcđầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu

Trụ sở công ty đặt tại:25 đường Trương Định- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

Tên giao dịch:Haiha confectionary company; viết tắt HAIHACO

Trong ngành sản xuất bánh kẹo nước ta, công ty bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệpđứng đầu với ưu thế về công nghệ và thiết bị hiện đại; đội ngũ cán bộ sáng tạo, nhiệttình, tay nghề cao Công ty đã tiến hành sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo các loại, mẫu

mã đa dạng, phong phú và được sự tín nhiệm ở cả thị trường trong nước và ngoàinước.Sản lượng năm 2013 đạt 14685 tấn, giá trị tổng sản lượng đạt 192 tỷ đồng, doanhthu đạt 279 tỷ đồng Để có được thành tích như trên công ty đã trải qua hơn 40 nămphấn đấu và trưởng thành

*/ Thời kỳ 1959- 1961: Tháng 1/ 1959, tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc đã cho

xây dựng một cơ sở thí nghiệm để nghiên cứu hạt chân châu.Trên cơ sở đó ngày25/12/1960, xưởng miến Hoàng Mai ra đời- đây là cơ sở tiền thân của công ty bánhkẹo Hải Hà sau này

*/ Thời kỳ 1962- 1970: Bắt đầu từ những năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai

trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý Năm 1966, Viện thực phẩm lấy xưởng miếnHoàng Mai làm cơ sở vừa sản xuất, vừa thực nghiệm các đề tài nghiên cứu thực phẩm

để từ đó phổ biến cho các địa phương Cũng từ đây xưởng đổi tên thành “ nhà máythực nghiệm- thực phẩm Hải Hà”

*/ Thời kỳ 1970-1981: Tháng 6/ 1970 thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực, thực

phẩm, nhà máy đã tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với côngsuất 900 tấn/ năm và cũng trong năm nay nhà máy lại mang tên mới là “nhà máy thựcphẩm Hải Hà”

*/ Thời kỳ 1981- 1991: Năm 1981 nhà máy được chuyển giao sang cho Bộ công

nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi là “ nhà máy thực phẩm Hải Hà” Năm 1987 nhàmáy thực phẩm Hải Hà một lần nữa lại đổi tên thành “ nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà”

và trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm

*/ Từ 1992 đến nay: Ngày 10/7/1992, nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà cũng chính

thức đổi tên thành “ công ty bánh kẹo Hải Hà’ Năm 1993 công ty đã liên doanh với

Trang 9

hãng KOTOBUKI của Nhật Bản Năm 1994 xí nghiệp thực phẩm Việt Trì là xí nghiệpthành viên của công ty Công ty đã liên doanh với MIWON của Hàn Quốc để sản xuất

mì chính Năm 1996 xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định trở thành viên của công ty.Công ty bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hình thành và phát triển đã không ngừngđổi mới nâng cao máy móc trang thiết bị, đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh kẹo.Gần đây nhất là vào tháng 12/ 2013 công ty đã đầu tư nhập một dây chuyền sản xuấtkẹo chew của Đức với số vôn 25 tỷ Ngoài ra công ty còn nhập thêm một số máy như :máy gói cho kẹo cứng

Đến nay công ty đã có 7 xí nghiệp thành viên: 5 xí nghiệp đóng tại cơ sở chính( 25Trương Định- Hà Nội) là xí nghiệp kẹo cứng, xí nghiệp kẹo mềm, xí nghiệp bánh, xínghiệp kẹo chew, xí nghiệp Phụ trợ; 2 xí nghiệp còn lại là xí nghiệp thực phẩm ViệtTrì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định

2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1/ Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty:

Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, cùng với sự chuyển biến chung của đấtnước thì công ty bánh kẹo Hải Hà đã trở thành công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhấttrong nước với nhiều loại bánh kẹo, mẫu mã đa dạng và phong phú, chất lượng khôngngừng được nâng cao

Về sản phẩm của công ty được chia làm 4 nhóm chính: kẹo cứng, kẹo mềm, kẹochew và bánh

Bánh kẹo được chế biến từ nguyên liệu dễ bị huỷ bỏ như: bơ, sữa, đường,trứng, nên thời gian bảo quản ngắn Khác với những sản phẩm thông thường, quátrình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo chỉ khoảng từ 3 đến 4 giờ, vì vậy không có sảnphẩm dở dang

Sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ.Hàng tiêu thụ chủ yếu vào những thángcuối năm và đầu năm do có những ngày lễ, tết Vào những tháng mùa hè sản phẩm tiêuthụ rất chậm

Sản phẩm bánh kẹo của công ty được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước, đặc biệt là ởkhu vực miền Bắc Sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, xuất khẩu tiểungạch sang một số nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Campuchia, Lào và một phầnsang Nga Hiện nay, công ty đang cố gắng tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu để mởrộng thêm một số thị trường tiêu thụ

2.2/ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà.

Do số lượng lao động tương đối nhiều bao gồm cả lao đông dài hạn, lao động hợpđồng và lao động thời vụ, trong đó lao động nữ chiếm tới 80% nên công ty rất chútrọng đến chế độ đãi ngộ và tạo điều kiện thuận lợi như giải quyết hợp lý vấn đề nghỉ

Trang 10

thai sản, con ốm, bệnh tật để cho họ yên tâm làm việc Vì vậy, mặc dù công ty cònnhiều gian nan trong cơ chế thị trường, phải cạnh tranh chất lượng uy tín với các công

ty bạn, song công ty bánh kẹo Hải Hà với ưu thế về công nghệ và thiết bị, với đội ngũcán bộ năng đông sáng tạo nhiệt tình,với đội ngũ công nhân lành nghề, đã liên tụctrưởng thành và phát triển, đã phát huy mọi năng lực sản xuất kinh doanh của mình đểđứng vững trên thị trường, nâng cao uy tín của công ty Kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng dưới đây:

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Điều này cho thấy khả năng tài chính của công ty vẫn đảm bảo, phần lớn tài sảncông ty mua sắm,đầu tư đều bằng số vốn của mình

TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 07

Trang 11

6.Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh

(30=20-(21+22))

1 Phân tích chung chi phí kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà.

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước,công ty đã tiến hành sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo các loại Do lượng chi phí sảnxuất phát sinh rất lớn nên công ty luôn phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi phí đểtìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Để đánh giá khái quáttình hình chung đối với chi phí kinh doanh và chất lượng quản lý chi phí kinh doanh,chúng ta đi vào phân tích chung chi phí kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà

Có số liệu sau

(đơn vị: tỷ đồng)

Từ số liệu trên ta có bảng phân tích chung chi phí kinh doanh như sau:

Phân tích chung chi phí kinh doanh

(đơn vị: tỷ đồng)

Trang 12

Tương đối Tuyệt đối

1.Doanh thu thuần 244,9538 278,3573 113,64% 33,4035

Mức tiết kiệm/ bội chi = (Chênh lệch tỷ suất phí) x (doanh thu 2013)

Qua kết quả tính toán cho thấy:

+ Chi phí kinh doanh năm 2013 so với năm 2012 đã tăng lên 3,984 tỷ đồng,tương ứng với số tương đối là 10,58%

+ Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 cũng tăng lên 34,4035 tỷ đồng, tươngứng với số tương đối là 13.64%

Như vậy chi phí kinh doanh tăng nhưng do tốc độ tăng của chi phí kinh doanhthấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên có thể thấy việc tăng chi phí của doanhnghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt

Chính vì vậy mà tỷ suất phí của năm 2013 so với năm 2012 đã giảm xuống0,41% Nói cách khác, doanh nghiệp phải tốn ít chi phí hơn để tạo ra 1 đơn vị doanhthu cùng loại Từ đó cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí khá hiệu quả

Mặt khác từ số liệu cũng cho thấy :năm 2013 so với năm 2012 doanh nghiệp đãtiết kiệm được một khoản bằng 1,1413 tỷ đồng  bổ sung thêm vào lợi nhuận là

Ngày đăng: 19/09/2014, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w