1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

100 634 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực vàtrên thế giới Để khẳng định vị thế kinh tế của mình cũng như tạo niềm tin chocác nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang cố gắng để ngày càng hoànthiện thể chế kinh tế Một trong những yêu cầu quản lý nền kinh tế là đòi hỏiminh bạch hoá tình hình tài chính Xuất phát từ yêu cầu đó, ngành kiểm toán tạiViệt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà cả loại hìnhdịch vụ cung cấp Cũng xuất phát từ hội nhập kinh tế với sự cạnh tranh của cáccông ty kiểm toán lớn và có uy tín trên thế giới, các công ty kiểm toán Việt Namđang phải nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đáp ứng đượcyêu cầu chung trên thế giới

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty ra đời muộn.Tuy nhiên nếu nhìn vào sự gia tăng số lượng khách hàng của DCPA trongnhững năm qua, có thể thấy DCPA đang tạo được uy tín, gây dựng được niềmtin với khách hàng Đó là nhờ sự chú trọng của ban lãnh đạo công ty vào vấn đềnâng cao chất lượng cuộc kiểm toán Một cuộc kiểm toán chất lượng cao phảiđược thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên, đặc biệt là trong những giai đoạnđòi hỏi sự xét đoán của kiểm toán viên như giai đoạn đánh giá trọng yếu và rủiro

Xuất phát từ tầm quan trọng, tính chất phức tạp của công việc đánh giátrọng yếu và rủi ro, góp phần hoàn thiện kiến thức của bản thân, trong chuyên đề

thực tập tốt nghiệp này, em xin trình bày những hiểu biết của mình về “quy

trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA” Chuyên đề thực tập gồm 3 phần

Phần I : Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Phần II: Đặc điểm về quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại công tyTNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Trang 2

Phần III: Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu trong kiểm toánbáo cáo tài chính tại công ty DCPA

Trang 3

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty quy mô nhỏ hoạtđộng trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, được thành lập ngày 26 tháng 10 năm

2005 theo giấy phép thành lập số 0102022913 do Sở Kế hoạch và Đầu tư HàNội cấp Khi mới thành lập, công ty lấy tên là công ty TNHH tư vấn DCPA, đặttrụ sở tại số nhà 243 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, HàNội Những thành viên sáng lập công ty là những người có nhiều kinh nghiệmtrong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc lâu năm tại các công ty kiểmtoán hàng đầu thế giới Mặc dù được thành lập chỉ với 4 thành viên ban đầu,công ty đã tổ chức hoạt động khá thành công, liên tục tăng doanh thu qua cácnăm

Vượt qua những khó khăn ban đầu, trong năm 2006, công ty liên tục mởrông cả về quy mô hoạt động và dịch vụ cung cấp Cuối năm 2006, công ty mởthêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên nhằm tìm kiếm kháchhàng, mở rộng thị trường Tháng 2 năm 2007, nhằm thể hiện rõ hơn lĩnh vựchoạt động và tính chất của công ty, ban giám đốc công ty đã quyết định đổi têncông ty thành công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, tên giao dịch tiếngAnh là DCPA Auditing and Consulting Company Limited company, đặt trụ sởchính tại số nhà 82 đường Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hiện nay, số lượng nhân viên của công ty đã tăng đến 20 người, phần lớn lànhững nhân viên có trình độ chuyên môn cao Thành phần khách hàng của công

ty rất đa dạng,bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhànước, công ty cổ phần, công ty TNHH, dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA…Không chỉ dừng lại ở đó, công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA vẫnđang không ngừng phát triển, mở rộng thị trường, đa dạng hoá loại hình cung

Trang 4

cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động Đặc biệt trong điều kiện Việt Namhoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thếgiới như hiện nay, DCPA có rất nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, xứng tầmvới các công ty kiểm toán lớn trên thế giới.

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

TƯ VẤN DCPA

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Gọi tắt là công ty DCPA)chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn (bao gồm tư vấn quản

lý và tư vấn thuế) Công ty DCPA cung cấp dịch vụ cho các khách hàng với quy

mô đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế Tuy nhiên, công ty tập trung vào cáccông ty vừa và nhỏ, các dự án được tài trợ, các tổ chức phi chính phủ,…cáckhách hàng cần dịch vụ chất lượng cao với mức phí hợp lý

Các dịch vụ công ty chủ yếu cung cấp bao gồm:

a) Dịch vụ kiểm toán

Thứ nhất, kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định;

Thứ hai, kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt (Cho mục đíchthuế, theo yêu cầu của tập đoàn, nhà đầu tư hoặc ngân hàng );

Thứ ba, kiểm toán hoạt động;

Thứ tư, kiểm toán tuân thủ;

Thứ năm, kiểm toán nội bộ;

Thứ sáu, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tưxây dựng cơ bản hoàn thành;

Thứ bảy, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;

Thứ tám, kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuậntrước;

Thứ chín, soát xét thông tin trên báo cáo tài chính

b) Dịch vụ kế toán

Thứ nhất, xây dựng hệ thống kế toán, tổ chức bộ máy kế toán;

Thứ hai, đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán tài chính;

Trang 5

Thứ ba, trợ giúp công việc mở sổ, hạch toán kế toán và lập các báo cáo tàichính theo luật định và theo các yêu cầu cụ thể, báo cáo cho mục đích thuế;Thứ tư, trợ giúp thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính theo các chuẩn mực

Thứ nhất, hoạch định chiến lược thuế, lập kế hoạch thuế;

Thứ hai, phân tích và xây dựng cơ cấu kinh doanh, kế hoạch kinh doanh

có hiệu quả cho mục đích thuế;

Thứ ba, soát xét tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiêp;

Thứ tư, tính toán chi phí thuế đối với các nghiệp vụ và giao dịch phức tạp,

tư vấn giải pháp tiết kiệm chi phí thuế cho doanh nghiệp;

Thứ năm, lập kế hoạch tính toán và kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thunhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho cácdoanh nghiệp;

Thứ sáu, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp vướngmắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế

Thứ bảy, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế;

Thứ tám, các dịch vụ tư vấn thuế khác

d) Dịch vụ tư vấn quản lý

Thứ nhất, hỗ trợ, huy đông vốn và các giao dịch tài chính;

Thứ hai, tư vấn hỗ trợ cơ cấu và tái cơ cấu doanh nghiệp;

Thứ ba, xác định giá trị doanh nghiệp;

Thứ tư, tư vấn lập phương án cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu

ra công chúng;

Thứ năm, trợ giúp phân tích đầu tư và lập kế hoạch kinh doanh;

Trang 6

Thứ sáu, soát xét và đánh giá việc xây dựng hệ thông kiểm soát nội bộ;

Thứ bảy, các dịch vụ đánh giá rủi ro và tư vấn kiểm soát liên quan đến môitrường kinh doanh và hệ thống thông tin của doanh nghiệp

1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA QUA CÁC NĂM

Dựa vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể thấytình hình hoạt động của công ty khả quan Lợi nhuân, tỷ lệ lợi nhuận, số lượngkhách hàng của công ty tăng qua các năm với tỷ lệ cao

Trong năm đầu tiên hoạt động, năm 2005, do mới được thành lập từ tháng

10 cùng những khó khăn ban đầu do chưa tạo được niềm tin ở nhiều khách hàng,lợi nhuận của công ty ở mức thấp (52 triệu đồng)

Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

IV Tỷ lệ sinh lời trên

doanh thu

0,1287 0,1021 0,0835

Trong các năm tiếp theo, năm 2006 và 2007, số lượng khách hàng của công

ty tăng lên nhanh chóng đồng thời công ty cũng dần đi vào nền nếp hoạt động,lợi nhuận của công ty tăng vượt bậc

Mặt khác, có thể thấy công ty đang dần đa dạng hoá các loại hình dịch vụcung cấp Mặc dù doanh thu của công ty vẫn chủ yếu từ hoạt động cung cấp dịch

Trang 7

vụ kiểm toán, tuy nhiên có thể thấy dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn cũng đangdần mang lại nguồn lợi đáng kể cho doanh nghiệp.

1.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là công ty hoạt động trong lĩnhvực cung cấp dịch vụ bao gồm dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tưvấn Công ty tổ chức các bộ phận riêng biệt để thực hiện các dịch vụ này Mỗi

bộ phận bao gồm một người phụ trách và các nhân viên thực hiện các công việctheo yêu cầu

1.5 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

Công ty DCPA là công ty nhỏ với số lượng nhân viên không lớn Tuynhiên, công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng với sốlượng lớn, tính chất công việc phức tạp, đó là nhờ công ty xây dựng một hệthống quản lý, điều hành khoa học, được phân chia thành hai khối riêng biệt:khối hành chính và khối chuyên môn

Trang 8

Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA

Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty Giámđốc công ty DCPA là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và

tư vấn, từng làm việc lâu năm tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới

Các phó giám đốc: công ty có hai phó giám đốc phụ trách hai khối côngviệc khác nhau là khối hành chính và khối chuyên môn, cả hai đều là nhữngkiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tương đương giám đốckiểm toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc khối công việc mìnhphụ trách

Phó giám đốc phụ trách hành chính quản lý ba bộ phận bao gồm bộ phậnhành chính, bộ phận kế toán và bộ phận công nghệ thông tin

Bộ phận hành chính: thực hiện công việc quản lý hành chính, xây dựng vàthực hiện các kế hoạch thu chi cho công ty, thiết lập các quy định và quản lýviệc thực hiện các quy định đó, quản lý về nhân sự của công ty

Giám đốc

Phó giám đốc phụ trách hành chính

Phó giám đốc phụ trách chuyên môn

kế toán

Bộ phận CNTT

Bộ phận kiểm toán

Bộ phận

tư vấn

Kiểm toán BCTC

Kiểm toán XDCB

Tư vấn thuế

Tư vấn quản lý

Trang 9

Bộ phận kế toán: quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty

Bộ phận công nghệ thông tin: công ty DCPA áp dụng công nghệ thông tin

và xử lý hầu hết các công việc trên máy tính nên bộ phận công nghệ thông tin và

hệ thống máy tính đóng vai trò rất quan trọng Bộ phận công nghệ thông tin chịutrách nhiệm thiết lập hệ thống phần mềm được sử dụng cho toàn công ty, hướngdẫn nhân viên trong công ty sử dụng hệ thống đã được thiết lập, sửa chữa hệthống khi có sai sót Bộ phận công nghệ thông tin còn chịu trách nhiệm hỗ trợcác nhóm kiểm toán khi có yêu cầu từ chủ nhiệm kiểm toán

Phó giám đốc phụ trách chuyên môn quản lý hai bộ phận chính là bộ phậnkiểm toán và bộ phận tư vấn

Bộ phận kiểm toán bao gồm nhiều nhân viên nhất trong các bộ phận củacông ty, thực hiện dịch vụ kiểm toán mang lại hơn 80% doanh thu cho công ty

Bộ phận kiểm toán gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính

và kiểm toán xây dựng cơ bản

Bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính gồm 11 nhân viên, thực hiện các hợpđồng kiểm toán báo cáo tài chính theo theo quy định của công ty Khi cần thiết

bộ phận này có thể bổ sung nhân viên từ các bộ phận khác để hoàn thành tiến độcông việc do các hợp đồng kiểm toán báo tài chính chiếm đa số trong các hợpđông cung cấp dịch vụ của công ty

Bộ phận kiểm toán xây dựng cơ bản gồm 3 nhân viên, thực hiện các hợpđồng kiểm toán báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành theo quy định của công ty

Bộ phận này bao gồm các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kếthợp với các kiểm toán viên của bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính để hìnhthành nhóm kiểm toán

Bộ phận tư vấn có số nhân viên không lớn, gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận

tư vấn thuế và tư vấn quản lý

Bộ phận tư vấn thuế gồm hai nhân viên, thực hiện việc tư vấn về thuế vàluật cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp áp dụng đúng luật thuế và có giảipháp hữu hiệu về thuế

Trang 10

Bộ phận tư vấn quản lý gồm hai nhân viên, thực hiện việc tư vấn cho doanhnghiệp các giải pháp quản lý, kinh doanh có hiệu quả.

Nhân viên bộ phận tư vấn ngoài việc thực hiện chức năng tư vấn còn thựchiện việc trợ giúp cho bộ phận kiểm toán theo yêu cầu của chủ nhiệm kiểm toán

1.6 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

1.6.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty nhỏ, bộ máyquản lý đơn giản đồng thời đây là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cungcấp dịch vụ nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ chỉgồm kế toán trưởng, kế toán thanh toán và thủ quỹ

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DCPA

Kế toán trưởng là người điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty,chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc phụ trách hành chính về cácvấn đề liên quan đến tài chính kế toán trong công ty Do cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,

kế toán trưởng thực hiện việc kết chuyển chi phí, doanh thu, tính lãi lỗ, lập các

sổ sách tổng hợp và báo cáo quyết toán

Kế toán thanh toán thực hiện theo dõi tình hình thu chi, sử dụng tiền mặt,tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các bên như:ngân hàng, kho bạc, khách hàng…

Thủ quỹ có nhiệm vụ thu tiền vào quỹ và chi tiền theo các chứng từ đãđược phê duyệt, lập và ghi sổ tiền mặt

Kế toán trưởng

Trang 11

1.6.2 Đặc điểm vận dụng các chế độ kế toán

1.6.2.1 Đặc điểm vận dụng các chính sách kế toán

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA áp dụng các chính sách kếtoán cơ bản sau:

Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: theo tỷ giá thực

tế của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo số dư giảm dần

1.6.2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA áp dụng hệ thống tài khoản cấp

I, cấp II và hệ thống tài khoản ngoài bảng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của

bộ tài chính ra ngày 14/9/2006 vê chế độ kế toán tại các doanh nghiệp vừa vànhỏ Tuy nhiên DCPA là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấpdịch vụ nên công ty chỉ sử dụng một số tài khoản trong hệ thống tài khoản theoquy định, đặc biệt không sử dụng các tài khoản hàng tồn kho

1.6.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định tại quyết định48/2006/QĐ-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006 về chế độ kế toántại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sơ đồ 3: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán

1.6.2.4 Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA tổ chức hệ thống sổ kế toántheo hình thức chứng từ ghi sổ Theo hình thức này, hệ thống sổ kế toán củacông ty bao gồm các loại sổ sau:

ký chứng

từ kế toán

Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi

sổ kế toán

Lưu trữ, bảo quản chứng

từ kế toán

Trang 12

- Sổ cái

- Sổ chi tiếtQuy trình ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện trong

sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA

Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳQuan hệ đối chiếu

Báo cáo tài chính

và báo cáo kế toán khác

Trang 13

1.6.2.5 Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA lập hệ thống báo cáo kế toántheo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DNN

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN

 Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN

 Bảng cân đối tài khoản Mẫu số F01 – DNN

Báo cáo kế toán được lập theo tháng và năm tài chính, mỗi năm tài chínhbắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm

1.7 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

1.7.1 Đặc điểm về quy trình kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Trong số các dịch vụ công ty DCPA cung cấp cho khách hàng, kiểm toánđặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính được xem là dịch vụ quan trọng nhất,quyết định sự phát triển của công ty Mặc dù là một công ty nhỏ, mới thành lậpchưa lâu nhưng DCPA đã thể hiện được phong cách làm việc chuyên nghiệp,tạo được niềm tin cho khách hàng Đó là nhờ sự đầu tư thích đáng của công tycho việc đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán

Các nhân viên của công ty đều là những người được đào tạo bài bản, cóhiểu biết đầy đủ về lĩnh vực kiểm toán và có nhiều kinh nghiệm làm việc tronglĩnh vực này Mỗi cuộc kiểm toán cụ thể luôn được hướng dẫn bởi một kiểmtoán viên có hiểu biết sâu rộng về ngành nghề kinh doanh của khách hàng

Trong tất cả các cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên được yêu cầu phải tuânthủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tính độc lập, kháchquan và trung thực đồng thời tuân thủ các quy định về kỹ thuật nghiệp vụ trongchuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế

Trang 14

Hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán của công ty DCPA được xâydựng một cách khoa học trên cơ sở vân dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vàchuẩn mực kiểm toán quốc tế Phương pháp kiểm toán của DCPA tập trung vàocác vấn đề có mức rủi ro cao giúp các kiểm toán viên vừa tuân thủ các chuẩnmực kiểm toán vừa vận dụng linh hoạt vào từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Quy trình chung của một cuộc kiểm toán do công ty DCPA thực hiện gồm

6 giai đoạn như sau

Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA

Thực hiện các công việc trước

kiểm toán

Lập kế hoạch kiêm toán tổng thể

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Thực hiện kiểm toán

Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

Thực hiện các công việc sau kiểm

toán

Trang 15

1.7.1.1 Thực hiện các công việc trước kiểm toán

Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thậpnhững thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức

sở hữu, tình hình hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị, qua đó đánh giákhả năng thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó đánhgiá khả năng chấp nhận cuộc kiểm toán

Việc thu thập thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của khách hàng làmột quá trình tích luỹ liên tục, các thông tin này có thể thu được từ các nguồn cảbên trong và bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các nguồn sau:

 Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn

vị trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc, báo chí;

 Hồ sơ kiểm toán năm trước;

 Trao đổi với giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên củađơn vị được kiểm toán;

 Trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán nội

bộ của đơn vị được kiểm toán;

 Trao đổi với kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung cấpdịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnhvực với đơn vị được kiểm toán;

 Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vịđược kiểm toán;

 Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị đượckiểm toán;

 Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp (Nghị quyết và biênbản các cuộc họp, tài liệu gửi cho các cổ đông hay cho cơ quan cấptrên, báo cáo quản lý nội bộ…)

Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở để kiểm toán viên đưa racác xét đoán chuyên môn Mức độ hiểu biết về tình hình kinh doanh và việc sử

Trang 16

dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên trong cáccông việc:

 Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý;

 Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả;

 Đánh giá bằng chứng kiểm toán;

 Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán

Trong quá trình kiểm toán, hiểu biết về tình hình kinh doanh là rất quantrọng để giúp kiểm toán viên xét đoán trên các khía cạnh cụ thể sau:

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;

 Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của giámđốc;

 Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán;

 Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọngyếu đó trong quá trình kiểm toán;

 Đánh giá sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán;

 Đánh giá các ước tính kế toán và giải trình của giám đốc;

 Xác định các vùng phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán và các kỹnăng kiểm toán cần thiết;

 Xác định các bên liên quan và nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liênquan;

 Xác định các thông tin có mâu thuẫn;

 Xác định các tình huống bất thường;

 Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời;

 Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trênbáo cáo tài chính

Để sử dụng hiệu quả các hiểu biết về tình hình kinh doanh, kiểm toán viênphải đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thể từ những hiểu biết của mìnhđến báo cáo tài chính của đơn vị cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu

Trang 17

trong báo cáo tài chính so với những hiểu biết của kiểm toán viên về tình hìnhkinh doanh.

1.7.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vị dự kiến và cách thức tiến hànhcông việc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ

sở để lập chương trình kiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toántổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của côngviệc kiểm toán

Những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải trình bày trong kế hoạch kiểmtoán tổng thể gồm:

 Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Bao gồm

 Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh

có tác động đến đơn vị được kiểm toán;

 Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động,kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thayđổi từ lần kiểm toán trước;

 Năng lực quản lý của ban giám đốc

 Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thông kiểm soát nội bộ

Bao gồm:

 Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng vànhững thay đổi trong các chính sách đó;

 Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán;

 Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà kiểm toán viên dựkiến thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

 Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu

Bao gồm:

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những

Trang 18

vùng kiểm toán trọng yếu;

 Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán;

 Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của nhữngnăm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến;

 Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp bao gồm cảnhững ước tính kế toán

 Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

Bao gồm:

 Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán;

 Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán;

 Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủtục kiểm toán độc lập

 Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra

Bao gồm:

 Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểmtoán những đơn vị cấp dưới như các công ty con, các chi nhánh vàcác đơn vị trực thuộc;

 Sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác;

 Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán;

 Yêu cầu về nhân sự

 Các vấn đề khác

Bao gồm:

 Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;

 Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm;

 Điều khoản của các hợp đồng kiểm toán và trách nhiệm pháp lýkhác;

 Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thôngbáo khác dự định gửi cho khách hàng

Trang 19

1.7.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể

Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể là dự kiến chi tiết về các công việc kiểmtoán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa cáckiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sửdụng và thu thập Trọng tâm của kế hoạch kiểm toán cụ thể là các thủ tục kiểmtoán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán cụ thể được thiết kế phù hợp sẽ đem lại nhiều thuận lợicho kiểm toán viên và công ty kiểm toán như:

 Sắp xếp công việc và nhân lực hợp lý, đảm bảo sự phối hợp giữa cáckiểm toán viên;

 Giúp chủ nhiệm kiểm toán dễ dàng quản lý, giám sát cuộc kiểm toán;

 Là bằng chứng chứng minh các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện

Kế hoạch kiểm toán cụ thể gồm 3 phần: trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệmcông việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư Mỗi một trắc nghiệm được thiết kếgồm 4 nội dung:

 Thủ tục kiểm toán cần được sử dụng: hướng dẫn chi tiết về quá trìnhthu thập một loại bằng chứng kiểm toán ở một thời điểm nào đótrong khi tiến hành kiểm toán

 Quy mô mẫu chọn: kiểm toán viên cần tiến hành chọn mẫu theophương pháp khoa học để chọn được mẫu có tính đại diện, phản ánhđược đặc trưng cơ bản của tổng thể

 Khoản mục được chon: Khi quyết định được số lượng mẫu thì cầnphương pháp chọn mẫu

 Thời gian thực hiện: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủtục kiểm toán đã đề ra

1.7.2.4 Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ triển khai một cách tích cực và chủđộng kế hoạch kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ hợp lý vàtrung thực của bảng khai tài chính trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đầy đủ

Trang 20

và tin cậy.

Trước hết, cần đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ để quyếtđịnh việc sử dụng các trắc nghiệm kiểm toán

Nếu kiểm toán viên khẳng định không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội

bộ, công việc kiểm toán sẽ được triển khai với việc sử dụng một số lượng lớncác trắc nghiệm độ vững chãi

Nếu kiểm toán viên khẳng định có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ,

có thể sử dụng kết hợp các trắc nghiệm đạt yêu cầu với trắc nghiệm độ vữngchãi trên một số lượng ít hơn các nghiệp vụ

Nếu kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ ởmức cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắcnghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi

Nếu kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ ởmức thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số lượng lớn hơn

Có thể thấy trắc nghiệm đạt yêu cầu chỉ được triển khai với mục đích thuthập bằng chứng đảm bảo về sự tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ Cùng vớitrắc nghiệm đạt yêu cầu, trong mọi trường hợp phải sử dụng trắc nghiệm độvững chãi như trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư, trắc nghiệm

độ tin cậy

Có thể xem xét khái quát các thủ tục kiểm toán như sau:

 Thủ tục kiểm soát

Thủ tục kiểm soát được thực hiện trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội

bộ được đánh giá ban đầu là hoạt động có hiệu lực nhằm chứng minh được thiết

kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán là thích hợp và hoạtđộng kiểm soát được triển khai theo đúng thiết kế

Các phương pháp kỹ thuật kiểm toán được áp dụng trong thủ tục kiểm soátbao gồm:

 Điều tra;

 Phỏng vấn;

Trang 21

 Thực hiện lại;

 Kiểm tra từ đầu đến cuối;

 Kiểm tra ngược lại

 Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích thường được thực hiện kết hợp với thủ tục kiểm soát vàthủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng và khi sắp kết thúc cuộc kiểmtoán để đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính

Thủ tục phân tích thường gồm các giai đoạn chủ yếu sau:

 Phát triển mô hình: xác định các biến tài chính và quan hệ giữachúng;

 Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ:tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụngtrong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán

và tới bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thủ tục phân tích;

 Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ;

 Phân tích nguyên nhân chênh lệch: chênh lệch phát sinh có thể do số

dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sótcũng có thể do chính ước tính trong phân tích Lới giải thích cầnđược tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán Nếu quatiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lạigiả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính Nếu vẫn còn chênh lệchthì lời giải và bằng chứng cần được giải quyết qua các thủ tục kiểmtra chi tiết số liệu;

 Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

 Thủ tục kiểm tra chi tiết

Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong thủ tục kiểm tra chi tiết baogồm: so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế, quan sát, soát xét lại chứng

từ sổ sách

Trang 22

Quá trình kiểm tra chi tiết bao gồm các bước cơ bản sau:

 Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: gồm các công việc: xác định mục tiêucủa các biện pháp kỹ thuật, lựa chọn các khoản mục trong tổng thể

 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết: Nếu không lựa chọn tất

cả các khoản mục để kiểm tra chi tiết, có thể lựa chọn khoản mụcdựa trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính hoặc chọnmẫu đại diện hoặc kết hợp cả hai phương pháp

 Lựa chọn khoản mục chính: Thường là những khoản mục mà theođánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh củakhách hàng, kiểm toán viên thấy chúng là khoản mục không phátsinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm

 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoảnmục đã lựa chọn

 Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết

 Xử lý chênh lệch kiểm toán: chênh lệch kiểm toán nếu có cần đượcđiều tra tính chất và nguyên nhân, thực hiện các thủ tục kiểm toán bổsung, báo cáo cho ban giám đốc Với chênh lệch kiểm toán khôngđược sửa đổi, cần lập tóm tắt tính trọng yếu của những chênh lệchnày và xét khả năng ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính

1.7.2.5 Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tập hợp các saisót, đưa ra các bút toán điều chỉnh, đánh giá mức độ ảnh hưởng tới báo cáo tàichính Sau đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán.Trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về báo cáo tàichính được kiểm toán, trong đó trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trungthực và hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin địnhlượng này trên báo cáo tài chính do khách hàng lập Công ty DCPA yêu cầu cáckiểm toán viên trình bày báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quy định

cả về nội dung, kết cấu và hình thức Kết cấu một báo cáo kiểm toán bao gồm:

Trang 23

 Tên, địa chỉ công ty kiểm toán;

 Số hiệu báo cáo kiểm toán;

 Tiêu để báo cáo kiểm toán;

 Người nhận báo cáo kiểm toán;

 Mở đầu báo cáo kiểm toán;

 Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;

 Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính;

 Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán

1.7.1.6 Thực hiện các công việc sau kiểm toán

Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, Công ty DCPA thường tiến hành họp tổngkết các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán để rút kinh nghiệm Các vấn đềcần lưu ý cho các năm kiểm toán tiếp theo được đặc biệt lưu ý và được lưu giữtrong hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là nơi lưu giữ tất cả các giấy tờ làm việccủa các kiểm toán viên trong mỗi cuộc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là tài sảnquan trọng của công ty và vì vậy thường được lưu giữ một cách cẩn thận

Sau khi thực hiện kiểm toán, các Kiểm toán viên của công ty, tùy theo cấpbậc của mình sẽ phải thường xuyên có mối liên hệ với khách hàng để trợ giúpkhách hàng trong quá trình thực công việc theo đúng phương châm Công ty làngười bạn đồng hành của doanh nghiệp Ngoài ra, tại Công ty DCPA, việc đánhgiá nhân viên sau mỗi cuộc kiểm toán là một thủ tục bắt buộc Thông qua đó,mỗi nhân viên sẽ thu được các bài học kinh nghiệm thực tế rất hữu ích cho cáccuộc kiểm toán tiếp theo

Trang 24

1.7.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Hồ sơ kiểm toán bao gồm tất cả các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập,lưu trữ trong một cuộc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là tài sản của công ty kiểmtoán Hồ sơ kiểm toán gồm 2 loại: hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toánnăm Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liênquan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một kháchhàng Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về kháchhàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính Hồ sơ kiểm toán tạicông ty DCPA được lập rất khoa học, được lưu trữ bằng văn bản và trong mạngmáy tính nội bộ của công ty

Hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm: quyết định thành lập, giấy phéphoạt động, giấy phép kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, các văn bản pháp lý liênquan đến hoạt động của doanh nghiệp như chính sách thuế, các tài liệu liên quanđến nhân sự, thoả ước lao động, hợp đồng liên doanh, liên kết

Hồ sơ kiểm toán năm thường bao gồm:

 Thông tin về người lập, kiểm tra hồ sơ kiểm toán;

 Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế, báo cáo kiểm toán, thư quản

lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác;

 Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng, bảnthanh lý hợp đồng; những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán

và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng;

 Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát và những đánh giá khác;

 Những bằng chứng đánh giá của kiểm toán viên về những công việc

và kết luận của kiểm toán viên nội bộ, các sự kiện phát sinh saungày kết thúc niên độ;

 Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của nhữngthủ tục kiểm toán được thực hiện và kết quả thu được;

Trang 25

 Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phátsinh và số dư các tài khoản;

 Những phân tích về các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hìnhhoạt động của khách hàng;

 Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên

và người có thẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên,trợ lý kiểm toán viên hoặc chuyên gia khác thực hiện;

 Các thư từ liên lạc với các kiểm toán viên khác, các chuyên gia khác

và các bên hữu quan;

 Các văn bản hoặc những chú giải về những vấn đề đã trao đổi vớikhách hàng, kể cả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán;

 Bản giải trình của Giám đốc đơn vị được kiểm toán;

 Bản xác nhận do khách hàng hoặc người thứ ba gửi tới;

 Các kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộckiểm toán

 Các tài liệu khác có liên quan

Hồ sơ kiểm toán của công ty DCPA được sắp xếp rất khoa học, được đánh

số cụ thể để tiện cho việc quản lý và sử dụng, cụ thể như sau:

 100 : Tài liệu liên quan chung đến cuộc kiểm toán như hợp đồngkiểm toán, kế hoạch kiểm toán…

 200: Báo cáo của khách hàng báo gồm: báo cáo tài chính năm trước,báo cáo tài chính năm nay, giải trình của ban giám đốc…

 1000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán tài sản ngắn hạn

Trang 26

2100: Tài sản cố định

2200: Đầu tư tài chính dài hạn

2300: Phải thu dài hạn

 4000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán các khoản chi phí

4100: Chi phí nhân công trực tiếp

4200: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

4300: Chi phí sản xuất chung

4400: Chi phí bán hàng

4500: Chi phí quản lý doanh nghiệp

 5000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán doanh thu

 6000: Các tài liệu khác có liên quan

Tuỳ theo từng công ty khách hàng, hồ sơ kiểm toán có thể thay đổi cho phùhợp, đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ

1.7.3 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán

và tư vấn DCPA

1.7.3.1 Phân công trách nhiệm cho các nhân viên nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

Trang 27

Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA

Mỗi cuộc kiểm toán do một số nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện Đểđảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất cuộc kiểmtoán mà một hay một số cấp bậc kể trên với trình độ chuyên môn phù hợp sẽtham gia Trong mỗi nhóm kiểm toán có sự thống nhất cao về công việc và sựtuân thủ hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới

Giám đốc kiểm toán là người có chuyên môn cao nhất, chịu trách nhiệm

Giám đốc kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán

Kiểm toán viên chính

Một cấp

Chủ nhiệm kiểm toán cấp 3Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1

Kiểm toán viên cấp 3Kiểm toán viên cấp 2Kiểm toán viên cấp 1

Trợ lý kiểm toán viên

Trợ lý kiểm toán cấp 3

Trợ lý kiểm toán cấp 1Trợ lý kiểm toán cấp 2

Trang 28

cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán, là người soát xét cuối cùng nhằm đảmbảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ theo đúng yêu cầu chung của công ty DCPA.Mọi cuộc kiểm toán của công ty DCPA đều có sự tham gia của ít nhất một giámđốc kiểm toán tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của công việc Giám đốckiểm toán sẽ xem xét các vấn đề về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, về tính độclập của nhóm kiểm toán và các quy định khác.

Chủ nhiệm kiểm toán cũng là người có chuyên môn cao, chịu trách nhiệmđảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán bằng cách trực tiếp hướng dẫn cuộc kiểmtoán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán

Kiểm toán viên chính là người thực hiện các công việc chính của một cuộckiểm toán từ lập kế hoạch kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán Thông thường,kiểm toán viên chính là trưởng nhóm kiểm toán, chịu trách nhiệm phân côngcông việc cho các trợ lý kiểm toán Tại công ty DCPA, kiểm toán viên chínhphụ trách mọi cuộc kiểm toán đều là những kiểm toán viên được cấp chứng chỉhành nghề của bộ tài chính Trong suốt cuộc kiểm toán, kiểm toán viên chínhchịu trách nhiệm hướng dẫn và soát xét công việc của trợ lý kiểm toán

Trợ lý kiểm toán là những nhân viên có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm Trongcuộc kiểm toán, trợ lý kiểm toán thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sựphân công của kiểm toán viên chính và báo cáo mọi vấn đề xảy ra với kiểm toánviên chính

1.7.3.2 Xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách về kiểm soát chất lượng

 Tuân thủ nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp;

 Thường xuyên duy trì, cập nhật, nâng cao kỹ năng và năng lựcchuyên môn cho các nhân viên;

 Giao công việc kiểm toán cho các cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp,được đào tạo đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn để đáp ứngnhu cầu thực tế;

 Công việc kiểm toán cần được hướng dẫn và giám sát thực hiện ở tất

Trang 29

cả các cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện phù hợp với chuẩn mực;

 Khi cần thiết, có thể tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trongcông ty và bên ngoài;

 Duy trì các khách hàng hiện có và cân nhắc kỹ lưỡng việc chấp nhậncác khách hàng mới;

 Thường xuyên theo dõi việc thực hiện các chính sách đảm bảo chấtlượng của công ty;

 Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng phải được phổ biếntới tất cả các cán bộ, nhân viên của công ty giúp họ hiểu và thựchiện các chính sách đó;

 Việc áp dụng các chính sách kiểm soát chất lượng cần linh hoạt, phùhợp với đặc điểm riêng của từng công ty khách hàng

Trang 30

PHẦN II ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

Mặc dù được cụ thể hoá thành nhiều giai đoạn nhưng nhìn chung quy trìnhthực hiện kiểm toán của công ty DCPA tuân theo quy trình kiểm toán chung,gồm 3 bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.Việc đánh giá rủi ro được thực hiện trong cả 2 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán vàthực hiện kiểm toán

2.1.1 Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các côngviệc:

 Tìm hiểu về khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồngkiểm toán

 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán

2.1.1.1 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA

a) Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá banđầu về rủi ro trong việc chấp nhận cuộc kiểm toán đó, đánh giá việc chấp nhậnmột khách hàng mới hay tiếp tục với một khách hàng cũ có làm ảnh hưởng đến

Trang 31

uy tín, danh tiếng của công ty không, công ty có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán

có chất lượng cao cho khách hàng hay không

Đối với công ty DCPA, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

do chủ nhiệm kiểm toán cấp 3 thực hiện, bao gồm đánh giá: tính liêm chính củaban giám đốc công ty khách hàng, khả năng thực hiện cuộc kiểm toán, tính độclập của kiểm toán viên đối với công ty khách hàng Các thông tin được dùng đểđánh giá được thu thập từ các nguồn sau:

 Kinh nghiệm của kiểm toán viên;

 Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm;

 Trao đổi với ban giám đốc;

 Thu thập thông tin từ báo chí, ấn phẩm;

 Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan;

ra quyết định chấp nhận hợp đồng Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mứccao, chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với giám đốc kiểm toán về vấn đề nàynhưng thông thường hợp đồng kiểm toán không được chấp nhận

b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Khi quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hànhtìm hiểu kỹ hơn về khách hàng để đưa ra mức rủi ro cụ thể hơn nhằm lập kếhoạch phù hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán Trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán, rủi ro kiểm toán được xác định bao gồm: xác định mức rủi ro mongmuốn cho toàn bộ báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát,rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính Rủi ro được đánh giá tại 1 trong 3

Trang 32

mức độ: thấp , trung bình, cao.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể được minh họa qua côngthức sau:

AR = IR x CR x DRTrong đó: AR : mức rủi ro kiểm toán mong muốn

IR: rủi ro tiềm tàng

CR: rủi ro kiểm soát

DR: rủi ro phát hiện

Do đó, rủi ro phát hiện được xác định sau khi xác định rủi ro mong muốn,rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát bằng cách:

DR = IRAR x CR

 Xác định mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính

Việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tàichính phụ thuộc vào các yếu tố:

 Quy mô của khách hàng;

 Số lượng người sử dụng thông tin tài chính;

 Tình hình công nợ của khách hàng, khả năng thanh toán của kháchhàng;

 Khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận của khách hàng;

 …

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính

Rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính được đánh giá dựa trên cácyếu tố sau:

 Sự liêm khiết, năng lực của ban giám đốc;

 Sự thay đổi thành phần quản lý trong niên độ kế toán;

 Trình độ, kinh nghiệm, thái độ của kế toán trưởng, các nhân viên kếtoán, kiểm toán viên nội bộ;

 Những áp lực bất thường đối với ban giám đốc và kế toán trưởng cóthể khiến họ trình bày báo cáo tài chính không trung thực;

Trang 33

 Đặc điểm hoạt động của đơn vị;

 Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: thịtrường mua, bán, cạnh tranh, những thay đổi về pháp luật ảnh hưởngđến đơn vị;

 …

 Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính

Rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính được đánh giá dựa trên hiệuquả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, bao gồm:

 Môi trường kiểm soát: bao gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức,chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và môitrường kiểm soát bên ngoài

 Hệ thống kế toán: kiểm toán viên cần quan tâm đến việc tổ chức hệthống bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kếtoán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống bảng tổng hợp cân đối kếtoán, quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

 Các thủ tục kiểm soát: kiểm toán viên cần xem xét các thủ tục kiểmsoát có được xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản không: nguyên tắcbất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷquyền và phê chuẩn

 Bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị (nếu có) Đối với những đơn

vị tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ, hoạt động và vị trí của bộ phậnnày trong đơn vị là một yếu tố rất quan trọng để kiểm toán viên đánhrủi ro kiểm soát đối với báo cáo tài chính của đơn vị đó

 Xác định mức rủi ro phát hiện cần thiết cho báo cáo tài chính

Để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên dựa vào kếtquả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng để xác định mức rủi ro pháthiện cho cuộc kiểm toán theo công thức

DR = IRAR x CRc) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán

Trang 34

Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần đánhgiá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ trong báocáo tài chính để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp Quá trìnhđánh giá rủi ro trong giai đoạn này cũng bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro pháthiện và rủi ro kiểm soát được đánh giá trên 3 mức độ: thấp, trung bình, cao.

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loạinghiệp vụ

Rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ đượcđánh giá dựa trên các nhân tố sau:

 Báo cáo tài chính có nhiều điều chỉnh liên quan đến niên độ trước;

 Báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán;

 Có sự thay đổi chính sách kế toán trong năm kế toán;

 Cần chú ý đến số dư của các tài khoản dự phòng, các chi phí phátsinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định;

 Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi ýkiến của chuyên gia;

 Các nghiệp vụ kinh tế bất thường;

 Mức độ biến động của các số dư tài khoản;

 Bản chất của các khoản mục và rủi ro có thể xảy ra đối với từng loạikhoản mục;

 …

 Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng loạinghiệp vụ

Công ty sẽ lập ra một bảng hỏi để đánh giá hiệu quả kiểm soát đối với từng

số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ Đối với mỗi số dư tài khoản hay nghiệp vụ

sẽ có yêu cầu về kiểm soát khác nhau

 Đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, tưng loạinghiệp vụ

Để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức mong muốn, kiểm toán viên cần dựa

Trang 35

vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi rophát hiện cần thiết cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính theo công thức

Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính

Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính đã được thựchiện, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính trên

cơ sở tổng tài sản, cụ thể như sau:

Mức rủi ro phát hiện Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC

Tuỳ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro phát hiện chotừng khoản mục, các khoản mục được xếp vào 3 nhóm:

 Nhóm 1 tương ứng với hệ số 1 gồm các khoản mục được đánh giámức rủi ro phát hiện là thấp;

 Nhóm 2 tương ứng với hệ số 2 gồm các khoản mục được đánh giámức rủi ro phát hiện trung bình;

 Nhóm 3 tương ứng với hệ số 3 gồm các khoản mục được đánh giámức rủi ro phát hiện cao

Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục được xác định theo công thứcsau:

Trang 36

Hệ số củakhoảnmục A

Tổng số dư từng khoảnmục đã nhân hệ số

2.1.2 Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty DCPA

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, sau khi tìm hiểu sơ lược về kháchhàng, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán để từ đó đưa ra mức trọng yếucho cuộc kiểm toán và tiến hành lập kế hoạch kiểm toán Tuy nhiên, những đánhgiá này của kiểm toán viên cũng chỉ là những đánh giá ban đầu, dựa vào kinhnghiệm của kiểm toán viên Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, có thểkiểm toán viên thu thập được những bằng chứng để chứng tỏ nhận định ban đầucủa mình về rủi ro kiểm soát là không chính xác, kiểm toán viên có thể dựa vào

đó để thay đổi đánh giá, thay đổi kế hoạch kiểm toán

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, emđược tham gia vào nhiều cuộc kiểm toán với nhiều khách hàng khác nhau Đốivới mỗi khách hàng, công ty DCPA đều tiến hành đầy đủ các bước đánh giá rủi

ro, trọng yếu Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập này, em xin được trình bàyquy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu đối với hai khách hàng A và B với nhiềuđiểm khác biệt, phản ánh được sự linh hoạt của công ty DCPA trong việc ápdụng quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro với từng khách hàng cụ thể

Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất Cuộc kiểm toán công ty A lại làcuộc kiểm toán năm đầu tiên Do đó, rủi ro kiểm toán thường được đánh giá cao.Những tìm hiểu ban đầu về công ty A tương đối khó khăn

Công ty B là một doanh nghiệp thương mại lại là khách hàng thường niêncủa công ty DCPA với kết quả kiểm toán các năm trước tốt Do đó, kiểm toánviên không gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu về công ty B để đưa ra đánh giá vềrủi ro kiểm toán

Trang 37

2.2 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG A

2.2.1 Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A

2.2.1.1 Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A

a) Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Công ty DCPA đã gửi thư chào hàng đến công ty cổ phần A trong năm

2007 và được công ty này chấp nhận Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng kiểmtoán, công ty DCPA cần đánh giá rủi ro của hợp đồng, đánh giá khả năng ảnhhưởng đến uy tín của công ty khi chấp nhận một khách hàng mới là công ty A

Để tiến hành đánh giá rủi ro ban đầu về việc chấp nhận hợp đồng kiểmtoán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu sơ bộ về khách hàng và đánh giá tínhđộc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán

Qua tìm hiểu ban đầu về khách hàng, kiểm toán viên thu được các thông tinban đầu được lưu vào giấy tờ làm việc như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN A

Loại hình doanh nghiệp: Công ty A thuộc loại hình công ty cổ phần được

thành lập năm 2000 theo giấy phép số 1250/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp

Lĩnh vực hoạt động : Công ty A hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, tiêu

thụ tại thị trường Việt Nam

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị công ty A bao gồm

Ông Hoàng A - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc

Bà Nguyễn Ngọc B – phó chủ tịch hội đồng quản trị thứ nhất

Ông Dương Mạnh C – phó chủ tịch hội đồng quản trị thứ hai

Ông Phạm Lê D – Ủy viên

Ông Nguyễn Tiến E - Ủy viên

Bà Trần Ngọc F - Ủy viên

Kiểm toán viên tiền nhiệm: báo cáo tài chính năm 2006 do công ty kiểm

toán ACPA thực hiện với ý kiến chấp nhận toàn phần

Trang 38

Nhận định ban đầu: Từ khi ra đời, công ty cổ phần A chưa có những sai phạm

lớn, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, sản phẩm của công ty chiếm 50%thị trường gỗ đã qua chế biến tại miền Bắc Hội đồng quản trị và ban Giám đốccông ty có thái độ hợp tác tích cực với kiểm toán viên Kiểm toán viên tiền nhiệmđánh giá cao hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty

Để đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán, công

ty DCPA lập bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên như sau:

Bảng 2 Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán

công ty cổ phần A năm 2007

Có Không

1 Kiểm toán viên có phải thành viên hội đồng quản trị

2 Kiểm toán viên có góp vốn vào công ty A không? X

3 Kiểm toán viên có cho công ty A vay tiền không? X

4 Kiểm toán viên có ký hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch

5 Kiểm toán viên có vay tiền của công ty A không? X

6 Kiểm toán viên có trực tiếp ghi sổ, giữa sổ kế toán và

lập báo cáo tài chính cho khách hàng A không?

X

7 Kiểm toán viên có họ hàng thân thiết giữ các chức vụ

quản lý trong công ty A không?

X

8 Kiểm toán viên tham gia kiểm toán khách hàng A có

đảm bảo nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp của

kiểm toán viên không?

X

Qua tìm hiểu về khách hàng A và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên,công ty DCPA xét thấy tính liêm chính của ban Giám đốc công ty và hội đồngquản trị công ty A được đánh giá cao,hoạt động kinh doanh của công ty tươngđối tốt, kiểm toán viên của DCPA hoàn toàn độc lập với công ty A, do đó DCPA

có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng A và quyếtđịnh ký kết hợp đồng kiểm toán

Trang 39

b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

 Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn

Để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với cuộc kiểm toánkhách hàng A, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về quy mô, tình hìnhhoạt động, tình hình tài sản, công nợ… của khách hàng thông qua giấy phépđăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo kiểm toán năm trước, quan sát thực tế hoạt động… Có thể kháiquát những thông tin kiểm toán viên thu thập và tiến hành phân tích như sau: Trước hết, xem xét khái quát về quy mô, tổ chức của công ty A

Bà Dương Thu G - phó tổng giám đốc: tốt nghiệp đại học lâm nghiệp, amhiểu về lĩnh vực chế biến lâm sản

Bà Trần Tuyết H - giám đốc tài chính: tốt nghiệp học viện tài chính kế toán,

đã từng là kiểm toán viên tại công ty kiểm toán KPMG

Ông Vương Lâm I – giám đốc kinh doanh: tốt nghiệp đại học kinh tế quốcdân

Kế toán trưởng : Bà Trần Hải J: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 3

năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán

Trang 40

Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A

Nhận xét: công ty A có bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, ban giám đốc và

người đứng đầu các phòng ban đều có trình độ quản lý, am hiểu về lĩnh vực kinhdoanh của công ty và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan

Bộ máy kế toán được phân chia đầy đủ các phần hành, các kế toán viên đều cótrình độ đại học

Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A

Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty A, kiểm toán viên tiến hành phân tíchtình hình tài chính của công ty A thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán vàbáo cáo kết quả kinh doanh

kế toán

Phòng vật tư

Phân xưởng sản xuất

số 1

Phân xưởng sản xuất

số 2

Phân xưởng sản xuất

Kếtoánbánhàng

Kế toántiền vàcáckhoảnphải trả

Kếtoánmuahàng

Kếtoántổnghợp

Ngày đăng: 25/03/2013, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA (Trang 8)
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DCPA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DCPA (Trang 10)
Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
uy trình ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: (Trang 12)
Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 4 Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA (Trang 12)
Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 5 Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA (Trang 14)
Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 6 Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA (Trang 27)
Bảng 2. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty cổ phần A năm 2007 - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 2. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty cổ phần A năm 2007 (Trang 38)
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 7 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A (Trang 40)
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 8 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A (Trang 40)
Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phầ nA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 3 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phầ nA (Trang 41)
Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 3 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A (Trang 41)
Bảng 4: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 4 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A (Trang 42)
Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A (Trang 44)
Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A (Trang 44)
Bảng 7: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 7 Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A (Trang 46)
Bảng 7: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 7 Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A (Trang 46)
Bảng 8: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 8 Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty A (Trang 47)
8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty (Trang 48)
Bảng 9: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 9 Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A (Trang 48)
Bảng 10: Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 10 Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty A (Trang 49)
Bảng 12: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 12 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A (Trang 52)
Bảng 12: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của  công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 12 Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A (Trang 52)
Bảng 14. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 14. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu của công ty A (Trang 56)
Bảng 15. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho của  công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 15. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A (Trang 56)
Bảng 18. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước dài hạn của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 18. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước dài hạn của công ty A (Trang 58)
Bảng 18. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước dài  hạn của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 18. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước dài hạn của công ty A (Trang 58)
Bảng 19. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nợ ngắn hạn của  công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 19. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nợ ngắn hạn của công ty A (Trang 59)
Bảng 21. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 21. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu của công ty A (Trang 60)
Bảng 21. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu  của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 21. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu của công ty A (Trang 60)
Bảng 23. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí của công ty A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 23. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí của công ty A (Trang 61)
Bảng 25. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 25. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (Trang 62)
Bảng 25. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 25. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (Trang 62)
Bảng 27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàn gA - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàn gA (Trang 64)
Bảng 27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàng A - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàng A (Trang 64)
Bảng 28. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007 - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 28. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007 (Trang 67)
Bảng 28. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán  công ty TNHH B năm 2007 - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 28. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007 (Trang 67)
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 9 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty B (Trang 69)
Sơ đồ 10: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Sơ đồ 10 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH B (Trang 69)
Bảng 29: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 29 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B (Trang 70)
Bảng 29: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 29 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B (Trang 70)
Bảng 30: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 30 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B (Trang 71)
Bảng 30: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 30 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B (Trang 71)
Bảng 31: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 31 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B (Trang 72)
Bảng 31: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 31 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B (Trang 72)
Bảng 32: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của  công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 32 Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty TNHH B (Trang 72)
Kiểm toán viên lập bảng câu hỏi về từng yếu tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty để đánh giá - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
i ểm toán viên lập bảng câu hỏi về từng yếu tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty để đánh giá (Trang 74)
Bảng 33: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 33 Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty TNHH B (Trang 74)
Bảng 34: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 34 Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty TNHH B (Trang 75)
8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty (Trang 76)
Bảng 35: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 35 Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B (Trang 76)
Bảng 35: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 35 Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B (Trang 76)
Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B (Trang 84)
Bảng 27. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 27. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (Trang 84)
2.3.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
2.3.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (Trang 85)
Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 28 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (Trang 85)
Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục - 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA
Bảng 28 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w