Ảnh hưởng của đánh giá rủi ro, trọng yếu đối với việc thiết kế

Một phần của tài liệu 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA (Trang 63 - 72)

trình kiểm toán

Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro đã xác định, kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp đối với từng khoản mục. Đối với các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện được đánh giá càng thấp, mức trọng yếu cao, kiểm toán viên càng cần tiến hành nhiều thử nghiệm cơ bản nhằm phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.

Đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A, rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình, mức trọng yếu là 6.582.184 (quy mô khoản mục là

5.975.489.487), kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.

Bảng 27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàng A

Thủ tục Người thực hiện Ngày thực hiện Tham chiếu 1. Phân tích

- So sánh các giá trị hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch

- Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến.

2. Thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết

- Chứng kiến các cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán.

+ Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho không. + Tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn.

+ Ghi lại trên giấy tờ làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển hoặc hàng thừa.

+ Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ, xem xét việc kiểm kê thực tế các mặt hàng này nếu có thể.

+ Đối chiếu kết quả kiểm kê với số liệu trên Báo cáo tài chính ngày 31/12

- Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ và thực hiện các công việc đối

chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, Báo cáo tài chính và số liệu kiểm kê.

- Kiểm tra phương pháp tính giá.

+ Xem xét cơ sở xác định giá trị hàng tồn kho.

+ Đánh giá tính hợp lí của giá trị hàng tồn kho cuối kì bằng cách so sánh giữa số lượng hàng tồn kho ghi sổ và giá hàng tồn kho theo kết quả kiểm kê và giá hàng nhập kho, xuất bán cuối năm.

+ Ước tính giá trị thực hiện thuần bằng cách dùng giá bán tại thời điểm khoá sổ trừ đi chi phí ước tính để hoàn thiện và bán các mặt hàng đã được kiểm tra (ước tính chi phí cần thiết để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng).

+ So sánh giá trị ghi sổ với với giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm (có thể tham khảo giá bán trong kì). - Xem xét việc xử lí và hạch toán các khoản thừa thiếu phát sinh trong kiểm kê. - Xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp hoặc hàng tồn kho không thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

3. Kết luận.

và giải quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có).

- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập đến trong thư quản lý. - Lập bảng tổng hợp nhận xét cho các khoản mục thực hiện.

2.2.2.Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện thấy những vấn đề bất thường làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro, trọng yếu của công ty A.

2.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG B

2.3.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng Bhàng B hàng B

2.3.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B

a) Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Công ty TNHH B là khách hàng thường xuyên của công ty DCPA, để đánh giá rủi ro của việc tiếp tục chấp nhận kiểm toán khách hàng B, công ty DCPA tiến hành tiếp xúc với ban Giám đốc, quan sát những biến động lớn trong bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng B.

Những tìm hiểu ban đầu về khách hàng B được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung có thể khái quát như sau:

CÔNG TY TNHH B

Loại hình doanh nghiệp: Công ty B thuộc loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, được thành lập năm 2003 theo giấy phép số 56349/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp.

Lĩnh vực hoạt động : nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm.

Ông Phan Mạnh Tuấn – Giám đốc Bà Phạm Minh Ngọc – Phó giám đốc Ông Đỗ Thanh Bình – Phó giám đốc.

Cuộc kiểm toán năm trước: đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính của công ty B

Nhận định ban đầu: Từ khi ra đời, công ty TNHH B chưa có những sai phạm lớn, doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm kể từ khi thành lập. Hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty có thái độ hợp tác tích cực với kiểm toán viên. Những cuộc kiểm toán năm trước đều cho thấy hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động hiệu quả.

Qua tiếp xúc và quan sát với khách hàng B, kiểm toán viên nhận thấy cơ cấu quản lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng B không có thay đổi gì đáng kể so với năm trước.

Để đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán, công ty DCPA lập bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên như sau:

Bảng 28. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007

STT Câu hỏi Trả lời

Có Không 1 Kiểm toán viên có phải thành viên hội đồng quản trị

của công ty B không? X

2 Kiểm toán viên có góp vốn vào công ty B không? X 3 Kiểm toán viên có cho công ty B vay tiền không? X 4 Kiểm toán viên có ký hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch

vụ với công ty B không? X

5 Kiểm toán viên có vay tiền của công ty B không? X 6 Kiểm toán viên có trực tiếp ghi sổ, giữa sổ kế toán và

lập báo cáo tài chính cho khách hàng B không?

X

7 Kiểm toán viên có họ hàng thân thiết giữ các chức vụ quản lý trong công ty B không?

X

đảm bảo nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên không?

X

Qua tìm hiểu về khách hàng B và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên, công ty DCPA xét thấy tính liêm chính của ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao, hoạt động kinh doanh của công ty tốt, kiểm toán viên của DCPA hoàn toàn độc lập với công ty B, do đó DCPA có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng B và quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán.

b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

 Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn

Để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với cuộc kiểm toán khách hàng B, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về quy mô, tình hình hoạt động, tình hình tài sản, công nợ… của khách hàng thông qua giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán năm trước, quan sát thực tế hoạt động… Có thể khái quát những thông tin kiểm toán viên thu thập và tiến hành phân tích như sau:

Về mặt quy mô, tổ chức của khách hàng B, không có thay đổi đáng kể so với năm trước, có thể khái quát thông tin thu được từ hồ sơ kiểm toán chung như sau

CÔNG TY TNHH B

Vốn đầu tư: 1.200.000.000 VND

Ban giám đốc:

Ông Phan Mạnh Tuấn - giám đốc : tốt nghiệp đại học ngoại thương, có 7 năm kinh nghiệm quản lý.

Bà Phạm Minh Ngọc - phó giám đốc phụ trách tài chính: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 5 năm kinh nghiệm làm quản lý cho tập đoàn Unilever.

Ông Đỗ Thanh Bình – phó giám đốc phụ trách kinh doanh: tốt nghiệp đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm.

Kế toán trưởng : Bà Trần Lan Anh: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 8 năm kinh nghiệm làm kế toán trưởng.

Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty B

Nhận xét: công ty B có bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, ban giám đốc và người đứng đầu các bộ phận đều có trình độ quản lý, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Bộ máy kế toán được phân chia đầy đủ các phần hành, các kế toán viên đều được đào tạo chính quy. So với năm trước, trong năm 2007, công ty B không có biến động đáng kể về cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ 10: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH B

Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty B, kiểm toán viên tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty B thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Kho hàng Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Kế toán trưởng Kế toán hàng tồn kho Kế toán bán hàng Kế toán tiền và các khoản phải trả Kế toán mua hàng Kế toán tổng hợp

Bảng 29: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B

Đơn vị tính: VND

Số tiền Chênh lệch

Năm 2006 Năm 2007 Số tiền %

A. Tài sản I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.356.484.115 3.800.136.662 443.652.54 7 13,22 1. Vốn bằng tiền 196.448.425 230.050.960 33.602.535 17,11 - Tiền mặt 61.778.755 84.006.050 22.227.295 35,98 - Tiền gửi ngân hàng 134.669.670 146.044.910 11.375.240 8,45 2. Hàng tồn kho 2.134.985.690 2.329.976.805 194.991.115 9,13 - Công cụ dụng cụ 354.096.789 270.896.040 (83.200.749) (23,5) - Hàng hoá 1.780.888.901 2.059.080.765 278.191.86 4 15,62 3. Phải thu 875.050.000 970.058.897 95.008.89 7 10,86 -Phải thu khách hàng 875.050.000 970.058.897 95.008.897 10,86 4.Tài sản lưu động khác 150.000.000 270.050.000 120.050.000 80,03 - Chi phí trả trước ngắn hạn 150.000.000 270.050.000 120.050.00 0 80,03 II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

197.046.000 387.050.000 190.004.000 96,43 1. Tài sản cố định 197.046.000 387.050.000 190.004.000 96,43 - Tài sản cố định hữu hình 197.046.000 387.050.000 190.004.000 96,43 Tổng tài sản 3.553.530.115 4.187.186.662 633.656.547 17,83 B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 1.755.836.115 1.806.286.575 50.450.46 0 2,87 1. Nợ ngắn hạn 1.105.836.115 1.156.286.575 50.450.46 0 4,56 -Vay ngăn hạn 450.540.000 421.098.807 (29.441.193) (6,53) - Phải trả người bán 655.296.115 735.187.768 79.891.653 12,19 2. Nợ dài hạn 650.000.000 650.000.000 0 0 - Vay dài hạn 650.000.000 650.000.000 0 0 II. Nguồn vốn chủ sở 1.797.694.000 2.380.900.087 583.206.08 7 32,44

hữu

1. Nguồn vốn kinh doanh

1.200.000.000 1.200.000.000 0 0

- Vốn góp 1.200.000.000 1.200.000.000 0 0

2. Nguồn kinh phí, quỹ 147.000.000 230.450.000 83.450.00 0

56,77 - Quỹ khen thưởng phúc

lợi

147.000.000 230.450.000 83.450.000 56,77

3. Lợi nhuận chưa phân phối

450.694.000 950.450.087 499.756.087 110,89

Tổng nguồn vốn 3.553.530.115 4.187.186.662 633.656.547 17,83

Bảng 30: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch

2006 2007 Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.567.890.000 4.470.048.950 1.902.158.95 0 74,07 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 180.000.000 180.000.000 100

3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.567.890.000 1.722.158.95 0 67,07 4 Giá vốn hàng bán 1.250.785.894 2.450.857.987 1.200.072.09 3 95,95 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.317.104.106 1.839.190.963 522.086.857 39,64

6 Doanh thu hoạt động tài chính

- - - -

7 Chi phí hoạt động tài chính

134.089.907 160.897.967 26.808.060 19,99

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 256.060.000 247.098.870 (8.961.130) (3,5) 10Thu nhập khác - - - - 11 Chi phí khác - - - - 12 Lợi nhuận khác - - - - 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 692.046.199 986.095.236 294.049.037 42,49 14 Chi phí thuế TNDN 193.772.936 276.106.666 82.333.730 42,49 15 Tổng lợi nhuận sau

thuế

498.273.263 709.988.570 211.715.307 42,49

Một phần của tài liệu 196 Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w