Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không có hoạt động sống nào không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, số lượng rác thải ngày càng nhiều, dần trở thành mối đe dọa thật sự với cuộc sống. Nếu không giải quyết vấn đề rác một cách hợp lý, chẳng mấy chốc, cuộc sống của chúng ta sẽ tràn ngập trong rác. Lượng rác thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng một cách khó kiểm soát. Rác thải sinh hoạt đang trở thành gánh nặng cho xã hội. Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết, rác thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối đối với con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó có môi trường địa chất.
Đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH XẢ THẢI (CHẤT THẢI SINH HOẠT) ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT. I. Đặt vấn đề Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không có hoạt động sống nào không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, số lượng rác thải ngày càng nhiều, dần trở thành mối đe dọa thật sự với cuộc sống. Nếu không giải quyết vấn đề rác một cách hợp lý, chẳng mấy chốc, cuộc sống của chúng ta sẽ tràn ngập trong rác. Lượng rác thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng một cách khó kiểm soát. Rác thải sinh hoạt đang trở thành gánh nặng cho xã hội. Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết, rác thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối đối với con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó có môi trường địa chất. II. Nội dung 1. Hiện trạng của vấn đề xả thải sinh hoạt Chất thải sinh hoạt là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [12].n Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế cũng là “vấn đề rất lớn” với tổng khối lượng khoảng 2.000 tấn/ngày. 1 Rác thải sinh hoạt đô thị Rác thải y tế Số liệu thống kê mới đây cho thấy, trung bình một ngày Hà Nội thải 458.000 m 3 nước thải, trong đó 41% là nước thải sinh hoạt, 57% nước thải công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện, chỉ có khoảng 4% nước thải được xử lý. Phần lớn nước thải không được xử lý đổ vào các sông Tô Lịch và Kim Ngưu gây ô nhiễm nghiêm trọng 2 con sông này và các khu vực dân cư dọc theo sông. Cũng theo số liệu đó, cách đây gần 10 năm thì nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) tại sông Kim Ngưu cao tới 92,4 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới 9 lần. Hồ cá tại hai quận Hoàng Mai và Thanh Trì đã bị ô nhiễm nặng do lấy nước từ 2 con sông trên. Số liệu thống kê cho thấy, toàn lưu vực đang có khoảng 26.300 giường bệnh (trong đó Hà Nội chiếm tới 47%) thuộc hơn 1.400 cơ sở y tế, với lượng nước thải y tế ước tính khoảng hơn 10.000 m 3 /ngày và nước thải bệnh viện không hề được xử lý mà đổ thằng vào các dòng sông. Không chỉ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng 2 không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép, các thông số: chất lơ lửng (SS), BOD, nhu cầu oxy hóa học (COD), Oxy hòa tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần Tiêu chuẩn cho phép. Tại các vùng nông thôn, các cụm dân cư (làng, xã) tình hình vệ sinh môi trường còn đáng lo ngại hơn. Phần lớn các gia đình không có nhà xí hợp vệ sinh. Hầu hết nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn E.Coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100 ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100 ml ở các kênh tưới tiêu. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về 3 quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1 và bảng 1). Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương 4 nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 2. Những ảnh hưởng của quá trình xả thải chất thải sinh hoạt đến môi trường địa chất. - Rác thải sinh hoạt làm mất đất: Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ Hầu hết trên các tuyến đường, tại các khu phố và các khu chung cư đều có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi… Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành, nhưng thực tế vẫn còn những đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường,… 5 Sự thiếu ý thức của người dân cùng với việc thu gom rác thải không hợp lý làm cho rác có mặt ở khắp nơi và xuất hiện những bãi rác lộ thiên là nguyên nhân làm mất đi một phần đất ở và đất canh tác của con người. Theo một tính toán mới đây của các đơn vị xử lý môi trường thì đến năm 2015, Hà Nội sẽ không còn chỗ chôn lấp rác. Nguyên nhân chính là do hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố mới chủ yếu áp được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Bãi chứa rác thải ở thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Thực trạng này đang đặt ra cho các nhà quản lý, các đơn vị môi trường đô thị những vấn đề cấp thiết trong việc quy hoạch, áp dụng những công nghệ tiên tiến trong việc xử lý, tái chế rác thải. 6 Bãi rác Nam Sơn - Sóc Sơn là một trong những bãi rác lớn nhất ở Hà Nội và khu vực miền Bắc, hiện 8/9 ô chôn lấp của bãi rác này đã đầy. Theo tính toán của Xí nghiệp xử lý môi trường Nam Sơn - Sóc Sơn thì đến cuối năm 2012, bãi rác Nam Sơn sẽ không còn khả năng tiếp nhận rác thải của Hà Nội nữa. Một góc bãi rác Nam Sơn – Sóc Sơn Nilon trong bãi rác Nam Sơn Mỗi ngày, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn tiếp nhận và chôn lấp khoảng 4000 tấn rác thải sinh hoạt, trong tổng số gần 200.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày của cả khu vực nội, ngoại thành. Đến 90% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội không được phân loại từ nguồn được đưa về đây để chôn lấp. Với nhiều loại rác thải sinh hoạt, trong đó có nilon được chôn lấp lẫn lộn, đã gây rất nhiều khó khăn cho đơn vị xử lý rác, khiến cho bãi rác này quá tải nhanh chóng. Thiếu bãi rác theo quy hoạch, cộng ý thức của người dân nên những năm gần đây việc xử lý nguồn rác thải luôn là vấn đề khó khăn với nhiều địa phương, từ nông thôn đến thành thị. Năm nào cũng có nhiều bài báo, phóng sự truyền hình cảnh báo về vấn nạn xả rác thải bừa bãi ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, sức khỏe con người nhưng tình trạng này không giảm, thậm chí ngày một gia tăng. Những bãi rác thải tự phát tràn nan trên các quốc lộ bốc mùi hôi thối ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống xung quanh và người tham gia giao thông 7 Rác thải sinh hoạt làm mất diện tích đất ở và sinh hoạt của người dân Đối với nhiều khu xử lý rác khác ở những khu vực ngoại thành và nông thôn vẫn chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp rác thủ công, vấn đề môi trường đang hết sức nan giải. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Nhiều người coi việc giữ gìn, bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Đa phần người dân không tự xử lý, phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.Ở một số vùng nông thôn dễ dàng bắt gặp những bãi rác thải sinh hoạt ven các cánh đồng, ngập các đường làng, đường liên xã làm mất đi diện tích đất ở và đất canh tác của người dân - Chất thải sinh hoạt làm lây lan dịch bệnh: Những nơi có rác là môi trường lý tưởng để các loài vi khuẩn và sinh vật gây bệnh ẩn nấp và lây lan dich bệnh. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong 8 gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan. làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các loài sinh vật sống trong môi trường. + Ảnh hưởng của rác thải tới sức khỏe con người: Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại nước ta đã gia tăng mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm. Chất thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp rác. Chất thải sinh hoạt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt cả nước. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao. Hiện tại ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đã đến mức báo động, các chất độc hại như nylon, cao su, kim loại, thuỷ tinh khó phân huỷ trong chất thải rắn ngày càng nhiều. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là các khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải Nếu 9 các chất thải không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước và sức khoẻ con người. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da và phụ khoa. Hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan đến rác thải, đặc biệt là những xác động vật bị thối rữa, trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải, kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh thật sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. 10 [...]... MTD-k55 MTD-k55 21 Mục lục: Nội dung I Đặt vấn đề II Nội dung 1 Hiện trạng của vấn đề xả thải sinh hoạt trang 1 2 Những ảnh hưởng của quá trình xả thải chất thải sinh hoạt đến môi trường địa chất 5 3 Biện pháp hạn chế và giải pháp khắc phục ảnh hưởng của việc xả thải rác thải sinh hoạt đến môi trường nói chung, môi trường địa chất nói riêng III Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục 16 18 20 22 22 23 ... giải pháp khắc phục ảnh hưởng của việc xả thải rác thải sinh hoạt đến môi trường nói chung, môi trường địa chất nói riêng - Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ sử dụng và thải bỏ rác thải một cách hợp lý theo quy định qua báo, đài, truyền hình, khẩu hiệu, sách, Đặc biệt, tại các trường nên đưa vấn đề bảo vệ môi trường từ việc xả rác thải sinh hoạt vào nội dung... Ngoài ra, quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như: SO2, NOx, CO2, THC, bụi Quá trình đốt rác làm các chất khí độc hại lây lan vào môi trường đặc biệt là Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp và sự phát tán của các vi sinh vật gây hại trong không khi gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, về da Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi... hấp, về da Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất , giảm lượng oxy trong đất - Làm phá hại cảnh quan: Rác thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông ngày càng nhiều, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường sông ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung Nhất là du lịch sông nước hiện đang chiếm 80% lượng... nay lượng rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng đang gia tăng nhanh chóng Môi trường địa chất đang bị suy thoái, ô nhiễm một cách nghiêm trọng Nếu tất cả chúng ta, cả thế giới còn để tình trang này tiếp diễn một ngày nào đó thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải sống chung với rác Diện tích đất ở, đất nông nghiệp,đất du lịch, đất vui chơi giải trí, sẽ ngày càng bị thu hẹp Ô nhiễm môi trường nghiêm... đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi… Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành, nhưng thực tế vẫn còn những đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường,… Nó tác động trực tiếp tới tất cả các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học, hệ sinh thái cho đến môi trường xung quanh Ở khu vực nông thôn, người dân vứt rác sinh hoạt bừa bãi khắp nơi, một số... chuyển rác thường lại nằm ở những nơi đông dân cư, đường đi lại, ngay tại lòng đường,…nhiều khi đứng xa vài chục mét vẫn còn ngửi mùi rất khó chịu.Xe rác tại các điểm trung chuyển rác ban ngày và tối không hề được che đậy + Ảnh hưởng tới sinh vật: Các chất độc trong rác xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, làm cho môi. .. các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy - Ô nhiễm nước ngầm: Việc xả nước thải sinh hoạt chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm... tràn trên mặt đất vào kênh rạch Nước rỉ rác có màu đen đậm đặc từ bãi rác Tóc Tiên 12 Mương nước chảy từ bãi rác trong nhà máy Vietstar ra thẳng kênh 18 Các chất độc như kim loại nặng cao như: Cu , Zn, Pb, Al ,Fe, Cd , Hg và cả các chất như P ,N, …, hàm lượng NO-3, NO-2, NH4+, PO4-3v.v vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật chứa trong rác thải sinh hoạt ngấm qua đất vào nguồn nước ngầm làm... Để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường nặng nề ở hiện tại và trong tương lai Vậy còn chờ gì nữa chúng ta cần có những hành động thực tế ngay từ bây giờ Vì môi trường ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp – An toàn! 19 Tài liệu tham khảo: - Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới” Cục Bảo vệ môi trường 2008 - PGS.TS Đoàn Văn Điếm . phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 2. Những ảnh hưởng của quá trình xả thải chất thải sinh hoạt đến môi trường địa chất. - Rác thải sinh hoạt làm mất đất: Rác xuất hiện ở khắp. tài: ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH XẢ THẢI (CHẤT THẢI SINH HOẠT) ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT. I. Đặt vấn đề Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không có hoạt động sống nào không sinh ra rác. . khoảng 4000 tấn rác thải sinh hoạt, trong tổng số gần 200.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày của cả khu vực nội, ngoại thành. Đến 90% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội