Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên

88 176 0
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN LỜI NÓI ĐẦU Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu, của cải hoặc thực hiện quá trình kinh doanh thì vấn đề lao động con người không thể thiếu được, lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất cũng như trong việc kinh doanh. Những người lao động làm việc cho người sử dụng lao động họ đều được trả công, hay nói cách khác đó chính là thù lao mà người lao động nhận được khi họ bỏ sức lao động của mình. Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Do đó tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ được trả công theo đúng sức lao động mà họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương họ nhận được không phù hợp với công sức mà họ bỏ ra. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá, thì tiền lương là yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một công cụ đắc lực góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Với hình thức phân phối tiền lương công bằng và phù hợp, nó sẽ là động lực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh việc tăng năng suất lao động, chiếm lĩnh thị trường và mở rộng khả năng sản xuất đồng thời gắn bó người lao động với doanh nghiệp. Vì vậy việc trả lương cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên” làm báo SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 1 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN cáo thực tập chuyên đề. Với mong muốn nâng cao trình độ nhận thức, nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tiền lương, phân tích thực trạng kế toán tiền lương tại Công ty trên cơ sở những hiểu biết của bản thân trong quá trình học tập, đồng thời đánh giá và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Nội dung bản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu thì gồm 3 chương: Chương I: Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên. Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy nguyên. Chương III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của T.S NGHIÊM THỊ LAN, cũng như sự nhiệt tình của Ban Giám Đốc và các anh chị trong Công ty, đặc biệt là các anh chị Phòng Kế toán trong thời gian thực tập vừa qua, đã giúp em hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THỦY SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 2 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ,TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ DUY NGUYÊN 1.1 Đặc điểm lao động của Công ty 1.1.1 Số lượng lao động trong Công ty Lao động là lực lượng không thể thiếu và có đóng góp to lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì thế mà mỗi lao động cần có sức khỏe, kinh nghiệm chuyên môn nhằm đưa Công ty ngày một phát triền hơn nữa. Bên cạnh đó, mỗi Công ty cũng cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dường nguồn lao động đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động. Số lượng lao động được phản ánh trên sổ danh sách lao động của Công ty do Phòng Tổ chức lao động hành chính lập và theo dõi. Trên sổ hiện có bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, sổ được lập theo danh sách từng phòng ban, bộ phận khác nhau. Việc theo dõi số lượng lao động nhằm thống kê kịp thời, chính xác tình hình tăng, giảm số lượng theo từng loại lao động trên cơ sở đó là căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ Bảo hiểm cho người lao động. Đối với lao động tham gia đóng bảo hiểm, được theo dõi trên sổ danh sách lao động của Công ty, được cập nhật thông tin thường xuyên và liên tục khi có sự biến động như: thuyên chuyển công tác, ốm đau, nghỉ phép, thai sản, chấm dứt hợp đồng lao động, nâng bậc lương, nghỉ hưu… Mỗi sự biến động đều thể hiện qua văn bản, quyết định và được gửi tới từng phòng ban, bộ phận nơi từng SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 3 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN cá nhân làm việc để người lao động và người quản lý công việc được nắm rõ. Nhân viên làm việc dưới sự phân công chỉ đạo của các tổ trưởng và dưới sự chỉ đạo chung của lãnh đạo Công ty. Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty là 150 người, được chia thành các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại đóng một vai trò nhất định trong khâu sản xuất và quản lý, các bộ phận phối hợp với nhau một cách ăn ý nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và luôn giải quyết một cách nhanh nhất những vấn đề vướng mắc hoặc những biến cố trong quá trình sản xuất. 1.1.2 Tính chất lao động tại Công ty Do đặc điểm là Công ty sản xuất các loại thép hình cho nên lao động tại Công ty phần lớn là lao động nam, lao động nữ chỉ có ở bộ phận văn phòng và tổ nấu ăn. Lao động tại Công ty thường biến động, nhất là tại các bộ phận trực tiếp sản xuất, nhân viên phần lớn là lao động phổ thông có trình độ chuyên môn thấp, họ là những lao động còn trẻ tuổi nên khi điều kiện làm việc không phù hợp thì họ sẽ nghỉ. Nhất là với thời tiết mùa hè nóng nực như hiện nay, các bộ phận sản xuất trực tiếp phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nên rất nhiều công nhân đã xin chấm dứt hợp đồng lao động. Tại bộ phận gián tiếp sản xuất thì nhân viên lại rất ốn định, hầu như không có nhiều thay đổi trong đội ngũ cán bộ công nhân viên tại bộ phận này 1.1.3 Phân loại lao động trong Công ty Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định . *Các tiêu thức phân loại lao động:  Theo giới tính thì Công ty gồm có : • Lao động nam :140 lao động • Lao động nữ :10 lao động SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 4 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN  Theo độ tuổi lao động thì Công ty gồm có : • Tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi :90 lao động • Từ 31 tuổi trở lên :60 lao động * Phân loại lao động theo thời gian lao động: Toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia thành các loại sau: + Lao động thường xuyên trong danh sách: Lao động thường xuyên trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: Công nhân viên sản xuất kinh doanh và công nhân viên thuê các hoạt động khác gồm cả số hợp đồng dài hạn và ngắn hạn. + Lao động tạm thời mang tính thời vụ: Là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập… * Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Lao động thực hiện chức năng sản xuất: chế biến bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ như: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng…. + Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…. + Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như: các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính… Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác phân định đượcchi phí và chi phí thời kỳ. Hiện nay Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên đang áp dụng hình thức phân loại theo tiêu thức quan hệ với quá trình sản xuất, gồm hai loại lao động là lao động : SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 5 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN + Lao động trực tiếp sản xuất: là những công nhân trực tiếp tham ra vào quá trình sản xuất số lượng lao động là 126 người trong đó: - Công nhân cán thép là :75 người - Công nhân cắt nắn sản phẩm là :18 người - Công nhân cắt phôi : 7 người - Công nhân hàn mài : 2 người - Công nhân Cơ điện : 14 người - Công nhân nấu ăn và thống kê sản phẩm : 10 người + Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất số lượng lao động là 24 người trong đó: - Ban lãnh đạo Công ty là : 8 người - Nhân viên Phòng Kinh tế tổng hợp là : 12 người - Bộ phận Bảo vệ: 4 người 1.2 Các hình thức trả lương và chế độ trả lương tại Công ty Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế thường áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, lương theo sản phẩm và tiền lương khoán. Dựa vào nguyên tắc phân phối tiền lương và đặc điểm, tính chất trình độ quản lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp trả lương theo các hình thức sau: + Hình thức trả lương theo thời gian. + Hình thức trả lương theo sản phẩm. 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương thời gian được thực hiện tính theo tháng làm việc của người lao động. Tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời giam làm việc của doanh SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 6 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN nghiệp, hình thức này chủ yếu áp dụng với bộ phận gián tiếp tại Công ty, còn đối với bộ phận sản xuất trực tiếp hình thức lương thời gian hay còn gọi là công nhật chỉ áp dụng cho những công việc khác ngoài sản xuất sản phẩm dựa trên “ Phiếu giao việc” được giao và căn cứ vào đơn giá của từng loại công việc để tính lương thời gian cho các bộ phận. 1.2.2. Hình thức trả lương trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành, được sử dụng trong doanh nghiệp phải trả lương cho lao động trực tiếp. Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho mỗi đơn vị sản phẩm đó. Việc xác định tiền lương theo sản phẩm phải dựa trên cơ sở tài liệu hạch toán kết quả lao động (Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành ). Và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với từng loại sản phẩm hay công. Tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên đang áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm và tiền lương theo thời gian, hình thức này được áp dụng cho tất cả các bộ phận trong Công ty. Hiện nay thang bậc lương cơ bản được Nhà nước qui định, Nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động. Hiện nay, mức lương tối thiểu do nhà nước qui định là 830.000đ/tháng. 1.3 Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty 1.3.1 Quỹ tiền lương Là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong kì do Công ty quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm: tiền SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 Tiền lương phải cho người lao động = Đơn giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phầm hoàn thành - 7 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp như phụ cấp, cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm. Căn cứ để xác định quỹ tiền lương của Công ty chính là sản lượng sản phẩm sản xuất trong tháng. Quỹ tiền lương được tính bằng sản lượng sản xuất trong tháng nhân với đơn giá từng loại sản phẩm. 1.3.2 Quỹ BHXH Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương và các khoản phụ cấp (chức vụ, thâm niên) của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 24% trong đó 17% là do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí trong kì, 7% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương trong tháng. Quỹ BHXH được trích lập nhằm hỗ trợ công nhân viên có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể: - Trợ cấp công nhân viên ốm đau thai sản - Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động - Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động - Chi phí công tác quản lý quỹ BHXH Theo chế độ hiện hành toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Hàng tháng, Công ty trực tiếp chi trả BHXH cho cán bộ công nhân viên bị ốm, đau, thai sản…Trên cơ sở chứng từ hợp lệ, sau đó cuối tháng Công ty phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm. 1.3.3 Quỹ bảo hiểm y tế Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được dùng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau… Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 8 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN Quỹ BHYT được tính toán và trích lập theo tỷ lệ quy định là 4,5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người tham gia đóng bảo hiểm. Theo chế độ hiện hành thì Công ty tiến hành trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng quỹ lương phải trả cho CNV, trong đó 3% tính vào chi phí kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động . Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 1.3.4 Kinh phí công đoàn Kinh phí Công đoàn (KPCĐ) là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty nhằm chăm lo, bảo vệ chính đáng cho quyền lợi của người lao động, đồng thời duy trì hoạt động công đoàn của Công ty. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty tiến hành trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong thàng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của đổi tượng sử dụng lao động. Toàn bộ kinh phí công đoàn được trích một phần để phục vụ chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty. Thực chất hoạt động công đoàn trong Công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân và tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. 1.3.5 Bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ BHTN là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp khủng hoảng kinh tế, hỏa hoạn, cháy nổ… người lao động bị mất việc làm. Theo chế độ hiện hành các DN phải thực hiện trích quỹ BHTN là 2% tổng quỹ lương, trong đó DN phải chịu 1% (tính vào chi phí) còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào lương). SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 9 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN 1.4 Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty 1.4.1 Tổ chức quản lý lao động tại Công ty Lao động có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy quản lý lao động tiền lương sao cho hợp lý và hiệu quả nhất là một vấn hết sức quan trọng. Tổ chức quản lý lao động tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. * Các cá nhân và bộ phận liên quan đến việc quản lý lao động tại Công ty: Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật và điều hành các hoạt động kinh doanh chung của Công ty dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời là người trực tiếp xét duyệt kế hoạch tiền lương và hợp đồng lao động trong việc tuyển dụng. Quyết định tuyển dụng sẽ do Giám đốc và Trưởng phòng tổ chức hành chính quyết định thông qua quá trình phỏng vấn các ứng viên. Nếu ứng viên nào có đủ năng lực thì sẽ được nhận vào làm việc. Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý cán bộ công nhân viên theo chính sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Công ty. Khi Công ty cần tuyển chọn tăng thêm người lao động để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm thông báo đầy đủ, công khai các điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc, giấy khám sức khoẻ, sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ có liên quan…Phòng Tổ chức hành chính thông báo kết quả tuyển dụng tới ứng viên và sẽ sắp lịch cho các ứng viên mới đến thử việc tại các bộ phận của Công ty. Phòng tổ chức có trách nhiệm soạn thảo hợp đồng lao động đệ trình Giám đốc Công ty. Sau khi đã kí kết hợp đồng lao động, người lao động được Công ty điều động về các bộ phận trong Công ty và phải tuân thủ đúng theo các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng lao động. * Hạch toán thời gian lao động Công ty rất chú trọng đến đến việc hạch toán thời gian lao động đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác, số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN LỚP : CDLTK5B5 - 10 - [...]... VÀ THIẾT BỊ DUY NGUYÊN 2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên Hàng tháng trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian và kết quả lao động kết hợp với chính sách xã hội về lao động tiền lương và BHXH do Nhà nước ban hành mà doanh nghiệp đang áp dụng, kế toán tiến hành tính lương và trợ cấp BHXH cho CNV 2.1.1 Chứng từ sử dụng Công việc tính lương, tính thưởng và các. .. toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định, lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” Số liệu của “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” là cơ sở để kế toán ghi sổ kế toán có liên quan Đến kỳ trả lương, kế toán phải làm các thủ tục rút tiền về quỹ Thủ quỹ căn cứ vào các “Bảng thanh toán tiền lương , “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho công nhân viên và người lao động trong công. .. CHÍNH THÁI NGUYÊN Tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên, mỗi lao động tại bộ phận trực tiếp sản xuất, số công thực tế hàng tháng có thể nhiều hơn công theo lịch Điều này không ảnh hưởng gì đến tổng lương phải trả cho các lao động vì Công ty thực hiện hình thức tính lương theo sản phẩm và lương thời gian Tổng lương thời gian (hay còn gọi là công nhật) được kê trên “Bảng chi tiết công việc”,... giá tiền lương thời gian : 88.000đồng/ công *Tổ Bảo vệ Công ty - Đơn giá tiền lương : 77.000đồng /công * Tổ hàn mài sản phẩm khuyết tật - Đơn giá: 2.200đồng/ tấn SP SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY LỚP : CDLTK5B5 GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN - 12 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG CƠ KHÍ VÀ... CHÍNH THÁI NGUYÊN chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32, 33, 34, 35, 36 Bảng chấm công được lưu tại Phòng Kế toán cùng các chứng từ liên quan Căn cứ để được chấm công lễ, phép vào bảng chấm công cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty như sau: * Các ngày... toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận tương ứng với bảng chấm công Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu tính lương - Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra, sau đó trình cho Giám đốc ký duy t, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. .. cứ vào “Bảng chấm công , Kế toán trích tiền lương cho người lao động Tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp cho từng bộ phận sau đó ghi vào “Bảng thanh toán tiền lương “Bảng thánh toán tiền lương lập cho mỗi phòng ban trong đó kê tên và các khoản được lĩnh của từng người Tiếp theo, căn cứ vào các chứng từ như “Phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động’’… kế toán tính số tiền. .. việc, người kiểm tra chất lượng và người duy t SVTH:NGUYỄN THỊ THỦY LỚP : CDLTK5B5 GVHD:TS.NGHIÊM THỊ LAN - 15 - CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN Để theo dõi hạch toán kết quả lao động, kế toán tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên đang sử dụng Bảng chấm công trong một tháng, từ bảng chấm công lập cho một tháng, các phiếu giao việc do quản đốc... động và phản ánh vào “Bảng thanh toán BHXH” Đối với khoản tiền thưởng của người lao động, căn cứ vào tình hình phân loại lao động của Công ty và mức thưởng quy định để tính tiền thưởng cho từng người và lập “Bảng thanh toán tiền thưởng” Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận để chi trả thanh toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ, tính toán. .. phát lương Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng kế toán của đơn vị Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay Sau khi kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng, trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại Công ty và lập bảng thanh toán tiền lương * Phiếu tính lương sản phẩm là chứng . THÁI NGUYÊN CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ DUY NGUYÊN 2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH phụ tùng cơ khí. - tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của Công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên. Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phụ. Công ty TNHH Phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy nguyên. Chương III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH phụ tùng cơ khí và thiết bị Duy Nguyên. Em xin chân

Ngày đăng: 11/09/2014, 09:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan