1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết về tính ưa chuộng thanh khoản của keynes

3 5,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 79,67 KB

Nội dung

Lý thuyết về tính ưa chuộng thanh khoản của Keynes Trong lý thuyết về tính ưa chuộng thanh khoản (Keynes Liquidity Preference Theory), Keynes đưa ra 3 động cơ quan trọng khiến người dân (chủ thể kinh tế) nắm giữ tiền mặt: 1. Động cơ giao dịch 2. Động cơ đề phòng (lo xa) 3. Động cơ đầu cơ Hai động cơ đầu tiên ít nhiều có liên quan trực tiếp tới lý thuyết số lượng. Động cơ giao dịch thì rõ ràng nhắm tới chức năng thanh toán trong hoạt động giao dịch thương mại của xã hội. Động cơ đề phòng lo xa có thể xem như tiếp cận cân bằng tiền mặt trong trạng thái bất trắc, khi các chủ thể kinh tế không biết rõ sắp tới mình sẽ tiến hành loại giao dịch nào. Theo đánh giá của Keynes, hai động cơ này cơ bản dễ hiểu và là kết quả của hành động kinh tế trong nền kinh tế cũng như mức thu nhập của xã hội. Phần khó là đề cập tới động cơ thứ 3. Keynes nói rằng, khi ứng dụng cho M1, thì việc nắm giữ tiền mặt – tức là coi như không sinh ra lợi tức – cần giả định rằng chủ thể thực hiện chức năng cất trữ giá trị. Thông thường, để sinh ra một lý thuyết cầu tiền tệ, lại cần đến những giả định khá cứng nhắc. Trong trường hợp lý thuyết ưa chuộng thanh khoản của Keynes, ông giả định rằng bên cạnh tiền phải tồn tại duy nhất một loại tài sản tài chính là một trái phiếu cho lợi tức định kỳ, nhưng không trả lại giá trị gốc danh nghĩa. Người Anh gọi cái này là consol. Một người dân sẽ thích giữ tiền mặt nếu như theo tính toán cẩn thận, khoản đầu tư của họ trong một khoảng thời gian nào đó vào trái phiếu sẽ gây ra lỗ thực tế. Ví dụ, trong khoảng thời gian 1 năm, lợi suất danh nghĩa là thu được từ trái phiếu có thể xác định qua: (4.1) trong đó là lợi tức trái phiếu ngoại sinh; là giá trị danh nghĩa (par value) của trái phiếu. Phần trong ngoặc của (4.1) là độ chênh giữa thị giá trái phiếu tại điểm đầu và điểm cuối của quãng thời gian xem xét. Thị giá của trái phiếu vĩnh viễn như consol có thể được tính sử dụng công thức niên kim vĩnh viễn. Nếu thị trường có lãi suất dài hạn là và đặt , thì giá trị hiện tại của một niên kim là: (4.2) Theo (4.2), nếu ta tăng thì sẽ dẫn đến công thức niên kim vĩnh viễn: . Do đó, giá trị trái phiếu như Keynes đề xuất sẽ có giá trị thị trường là . Một nhà đầu tư sẽ chuộng tiền (không sinh lãi) nếu như lợi suất trái phiếu consol nói trên nhỏ hơn , tức là khi: (4.3) nghĩa là . (4.4) Như vậy, lợi suất trái phiếu sẽ âm nếu như: . (4.5) Đứng trước điểm lãi suất tới hạn trong tương lai xác định bởi: (4.6) Ta có thể nhận thấy, nhà đầu tư vào trái phiếu sẽ không còn mặn mà với tài sản này, vì một khi lãi suất tăng vượt quá , lợi suất tài sản này sẽ nhỏ hơn . Như vậy, nhu cầu đầu cơ phụ thuộc vào kỳ vọng của các chủ thể kinh tế đối với quá trình tăng lãi suất. Trong trường hợp Keynes đưa ra làm ví dụ, do lãi suất là dài hạn, do đó nhu cầu đầu cơ của cư dân căn cứ vào kỳ vọng lãi suất dài hạn trong tương lai để hình thành. Tùy vào họ tin rằng tại thời điểm , mức lãi suất dài hạn liệu có tăng cao hơn hay giảm thấp hơn mức giá trị tới hạn , mà người ta sẽ quyết định nắm toàn bộ là trái phiếu hay bán sạch hay giữ chỉ tiền mặt… - Động cơ giao dịch: Các cá nhân nắm giữ tiền vì đó là phương tiện trao đổi có thể dùng để tiến hành các giao dịch hàng ngày. Keynes nhấn mạnh rằng bộ phận của cầu tiền tệ đó trước tiên do mức giao dịch của dân chúng quyết định. Những giao dịch có tỷ lệ với thu nhập cho nên cầu tiền tệ cho giao dịch tỉ lệ với thu nhập. - Động cơ dự phòng Keynes thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền để tiến hành giao dịch hàng ngày, người ta còn giữ thêm tiền để dùng cho những nhu cầu bất ngờ. Tiền dự phòng được sử dụng trong các cơ hội mua thuận tiện hoặc cho nhu cầu chi tiêu bất thường. Keynes tin rằng số tiền dự phòng mà người ta muốn nắm giữ được xác định trước tiên tiên bởi mức độ các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong tương lai và những giao dịch đó tỉ lệ với thu nhập, do đó cần tiền dự phòng tỉ lệ với thu nhập. - Động cơ đầu cơ Keynes đồng ý rằng tiền tệ là phương tiện cất giữ của cải và gọi động cơ giữ tiền là động cơ đầu cơ. Keynes đồng ý với các nhà kinh tế Cambridge rằng của cải gắn chặt với thu nhập nên bộ phận cấu thành mang tính đầu cơ của cầu tiền tệ sẽ liên quan đến thu nhập, nhưng Keynes tin rằng lãi suất đóng một vai trò quan trọng. Keynes chia các tài sản có thể được dùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và trái khoán. Keynes giả định rằng lợi tức dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính đối với trái khoán gồm tiền lãi và tỉ lệ dự tính về khoản lợi vốn. Keynes giả định rằng: các cá nhân tin rằng lãi suất có chiều hướng quay về một giá trị thông thường nào đó. Nếu lãi suất thấp hơn giá trị thông thường đó thì người ta dự tính lãi suất của trái khoán tăng lên trong tương lai và như vậy dự tính sẽ bị mất vốn về trái khoán đó. Kết quả là người ta rất có thể giữ của cải của mình bằng tiền hơn là bằng trái khoán và cầu tiền tệ sẽ cao. Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn giá trị thông thường đó, cầu tiền tệ sẽ thấp. Từ lập luận trên cầu tiền tệ là liên hệ âm so với mức lãi suất. Đặt chung ba động cơ với nhau: Đặt chung ba động cơ giữ tiền vào phương trình cầu tiền tệ, Keynes đã phân biệt giữ số lượng danh nghĩa với số lượng thực tế. Tiền tệ được đánh giá theo giá trị mà nó có thể mua. Keynes đưa ra phương trình cầu tiền tệ, gọi là hàm số ưa thích tiền mặt, nó cho biết cầu tiền thực tế là một hàm số của i và Y. Dấu -, + trong hàm số ưa thích tiền mặt có ý nghĩa là cầu về số dư tiền mặt thực tế có liên hệ âm với i và liện hệ dương với Y. Cầu tiền tệ liên hệ âm với lãi suất, nên khi tăng lên, giảm xuống và tốc độ tăng lên. Do lãi suất bị biến động mạnh nên thuyết ưa thích tiền mặt chỉ ra rằng tốc độ cũng biến động mạnh. )(Yif, Như vậy thuyết của Keynes về cầu tiền tệ cho thấy cầu tiền tệ tỉ lệ với thu nhập và có liên hệ âm với lãi suất. Với sự biến động mạnh của tốc độ, học thuyết này cũng chỉ rằng tiền tệ không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của thu nhập danh nghĩa. . Lý thuyết về tính ưa chuộng thanh khoản của Keynes Trong lý thuyết về tính ưa chuộng thanh khoản (Keynes Liquidity Preference Theory), Keynes ưa ra 3 động cơ quan trọng. giá trị. Thông thường, để sinh ra một lý thuyết cầu tiền tệ, lại cần đến những giả định khá cứng nhắc. Trong trường hợp lý thuyết ưa chuộng thanh khoản của Keynes, ông giả định rằng bên cạnh tiền. loại: tiền và trái khoán. Keynes giả định rằng lợi tức dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính đối với trái khoán gồm tiền lãi và tỉ lệ dự tính về khoản lợi vốn. Keynes giả định rằng: các

Ngày đăng: 05/09/2014, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w