Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC CHINH TRI
LE THI THUY
VAN DE NANG CAO CHAT LUONG NGUON NHAN LUC NHAM THUC DAY
SU PHAT TRIEN CUA LUC LUONG SAN
XUAT O VIET NAM HIEN NAY
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Triét hoc
Người hướng dẫn khoa học
TS TRAN THI HONG LOAN
HÀ NỘI - 2013
Trang 2
LOI CAM ON
Lời đầu tiên của khóa luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo - TS Trần Thị Hồng Loan - Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa và các thay, cô trong khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành tốt bài khóa
luận này
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian, do trình độ có hạn và cũng là lần
đầu tiên nghiên cứu khoa học cho nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi rất mong nhận được những đóng góp của quý
thầy (cô) và bạn đọc để đề tài của tôi được hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thang 5 nam 2013
Sinh vién
Trang 3LOI CAM DOAN
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - T.S Trần Thị Hồng Loan
Khóa luận với đề tài: “Vấn dé nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đây sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” chưa từng được công bồ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Nếu có gì sai phạm người viết sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học
Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Tác giá khóa luận
Trang 4DANH MUC CAC TU VIET TAT
CNH, HDH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa LLSX : Lực lượng sản xuất
Trang 5MUC LUC
908270012535 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VẺ NGUÔN NHÂN LỰC VÀ LUC LUONG SAN XUẤTT « -o° <c<e+esesessEsSsEsEsEsEsesesesrsesesesss 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản 2-2 xxx xxx HE re, 6
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong lực lượng sản XUẤT co cccceeco 21
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC Ở VIET NAM HIEN NAY VA MOT SỐ VẤN ĐÈ ĐẶT RA 29 2.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay . -c<<<<<<+ 29
2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 34 2.3 Nguyên nhân dẫn đến những mặt tích cực và tiêu cực của chất lượng
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay .- - c5 c- << Sssssssssss 44
2.4 Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
i5; 48
Chương 3: MỘT SỐ GIAI PHAP CHU YEU NHAM NANG CAO CHAT
LUQNG NGUON NHAN LUC DE PHAT TRIEN LUC LUQNG SAN
XUẤT Ở VIET NAM HIEN NAY .cccccsssssssscsssssssssscssssscssessssssessesassessseses 51
3.1 Giải pháp phát triển kinh tế - x4 HOi eects 51
3.2 Giải pháp nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế 55 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo 59 3.4 Giải pháp phát triển thị trường lao động . se +er+ererees 64 3.5 Giải pháp hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lỰC - - ke S1 S333 E SE TT T1 vn nen 66
48 ñ.) 0777 70
Trang 6MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, các thành tựu của nó ngày càng đóng vai trò to
lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Khoa học và công nghệ có mặt ở hầu hết các quy trình, công đoạn, các bộ phận của quá trình sản xuất và thực sự đã làm lực lượng sản xuất có sự thay đôi lớn về chất Chính các thành tựu
của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi các yếu tố câu thành của lực lượng sản xuất, làm thay đôi vị trí, vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại đòi hỏi người lao động phải
không ngừng trang bị những tri thức khoa học mới, những kỹ năng nghề nghiệp cao hơn dé lam chủ được các phương tiện máy móc và trang bị của quá trình sản xuất
Thực tế ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, muốn phát triển kinh tế - xã hội đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững thì trước hết phải có chiến
lược phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một loạt các chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là vẫn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đã thu được nhiều thành công đáng khích lệ như về công tác
nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người
lao động - bộ phận nòng cốt sản xuất ra giá trị cho toàn xã hội
Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta thoát khỏi chế độ phong kiến nửa thuộc
địa, lại bị kìm hãm bởi hơn 30 năm chiến tranh nên hiện nay ở nước ta thực trạng nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về số lượng, về chất
Trang 7hội, về trình độ văn hóa và trình độ kỹ thuật của người lao động hiện nay ở
nước ta vẫn còn thấp, năng lực quản lý còn kém, tỷ lệ cán bộ ở trình độ đại
học đạt 3,7%
Hơn nữa, Việt Nam hiện nay đang trong quả trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế ĐIỚI Đề sự
nghiệp này thành công thì chúng ta phải có một nguồn nhân lực có chất lượng cao
Đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta phải đựa trên cơ sở phân tích những thực trạng của nó; từ đó, có những giải pháp tích cực để hạn chế những mặt yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực Chỉ như vậy, chúng ta mới có nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chỉ có nguồn nhân lực với những con người có thê lực, trí lực, nhân cách và tài năng mới là tài nguyên vô tận, không bao giờ cạn kiệt, có khả năng
phục hồi và tái sinh nếu chúng ta biết nuôi đưỡng và phát triển Chỉ khi đào
tạo được một nguồn nhân lực bao gồm những con người có năng lực phát triển toàn diện, nắm bắt nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn tự nhiên cho sự phát
triển xã hội, nhanh chóng đưa nền kinh tế trong nước hội nhập vào nên kinh tế
thế giới, chúng ta mới có thể đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thăng lợi
Xuất phát từ những lý đo trên, tôi chọn đề tài: “Vấn đề nâng cao chất lượng nguôn nhân lực nhằm thúc đấy sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trang 8TS Nguyễn Thế Nghia, Đoàn Văn Khái đã có những nghiên cứu về yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy nó ở Việt Nam hiện
nay; tác động của yếu tố thời đại đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
“Nguồn nhân lực - Động lực của CNH, HĐH” của tác giá Nguyễn Thế Nghia, Tạp chí triết học, số 1, tháng 2 - 1996; Nguồn lực con người - yếu tố quyết
định sự nghiệp CNH, HĐH đất nước của Đoàn Văn Khái, Nxb Lý luận chính
trị, 1995)
Một số ân phẩm dưới dạng sách tham khảo như: Van dé con người trong sự nghiệp CNH, HDH của Phạm Minh Hạc (Chủ biên), NXb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996 Đây là một công trình lớn về vấn đề con người và phát triển
con người ở nước ta Tập thể tác giả đã đề cập một cách khái quát, phân tích lý giải một cách khá sâu sắc vẫn đề con người với sự nghiệp CNH, HĐH dưới góc
độ xã hội học Công trình Về động lực phát triển kinh tế - xã hội của GS.TS Lê
Hữu Tầng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 đã đưa ra và lý giải các tác
động của sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt nhân mạnh đến nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển
Ngoài ra, còn có những ấn phẩm đề cập đến kinh nghiệm về quản lý và phát triển nguồn nhân lực của một số nước có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam như: Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thể giới và thực tiễn nước
ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 của Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm;
Chiến lược con người trong thần kỳ Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996 của Lưu Ngọc Trinh
Trang 9Khóa luận này sẽ góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục dích nghiên cứu
Làm rõ được vai trò của nguồn nhân lực trong lực lượng sản xuất; đánh giả được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay; từ đó, đưa
ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
* Nhiệm vụ nghiÊn cứu
- Làm rõ được vai trò của nguồn nhân lực trong lực lượng sản xuất - Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay và
một số vẫn đề đặt ra
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; vận đụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; đường lỗi, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nguồn nhân lực
* Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp: Phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, khái quát hóa và trừu tượng hóa, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 10Nghiên cứu nguồn nhân lực trong mỗi quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau với
lực lượng sản xuat
* Pham vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiến hành khảo sát từ những năm cuối thập ký 90 của thế kỷ XX đến nay ở Việt Nam
6 Ý nghĩa của đề tài của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài, trước hết có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân
tác giả trong việc củng cỗ kiến thức, tiếp cận vẫn đề con người dưới góc độ triết học, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học
Khóa luận đã làm rõ được vai trò của nguồn nhân lực trong lực lượng sản xuất, nêu được thực trạng chất lượng nguồn nhan lực ở Việt Nam hiện
nay Qua đó, đề ra được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
7 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
Trang 11Chuong 1
MOT SO LY LUAN CHUNG VE NGUON NHAN LUC VA
LUC LUQNG SAN XUAT
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Nguôn nhân lực
1.1.1.1 Khai niém nguon nhán lực
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nguồn” là nơi phát sinh, nơi cung cấp “Nhân
lực” là sức lực của con người bao gồm sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những
ham muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định (tâm lực) Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó là bao gồm 3 yếu tố có sự
liên kết biện chứng với nhau đó là thê lực, trí lực và tâm lực Nguồn nhan luc
được hiểu là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức lực của con người trên đây đủ các phương diện cho lao động sản xuất
Nguồn nhân lực là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên
Cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát
triển Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đã đề cập đến nguồn nhân lực với nhiều góc độ khác nhau:
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng
Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thê lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, ) mà mỗi cá nhân sở hữu Nguồn lực con người được coi nhu là một nguồn vốn khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,
Trang 12năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguôn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia vào một công việc lao động nào đó” [11, tr.269] TS Nguyễn Thanh xác định: “Nguồn nhân lực đó là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thé
hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải
tạo xã hội ” [28, tr.70]
Nói đến nguồn nhân lực (nguồn lực con người, nguồn tài nguyên người), tức là nói đến con người - chủ thể đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khăng định: “nguồn lực con người - yếu tô cơ bản của phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bên vững, Con người và nguôn nhân lực là nhân tổ quyết định phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, ” [8, tr.112]
Như vậy, về khái niệm nguồn nhân lực ta có thể hiểu ở hai phương diện sau:
Thứ nhất, với tư cách là nguồn lực con người - chủ thể không tồn tại một
cách biệt lập, mà chúng liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống
nhất về tổ chức, tư tưởng và hành động Nói cách khác, nguồn nhân lực là tổng hợp những con người - chủ thể với những phẩm chất nhất định đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cần hiểu răng, tổng hợp những con người - chủ thể này không chỉ là số
lượng người mà nó thực sự là tong hợp năng lực, sức mạnh của chỉnh thê
người Năng lực, sức mạnh này bắt nguồn trước hết từ những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi con người - chủ thể và nó được tăng lên gấp bội bởi cái “chỉnh thể” thông nhất trong hành động
Trang 13những con người - chủ thể sẽ tham gia và quá trình này Bởi vì, lịch sử tự nhiên của đời sống xã hội là quá trình phát triển kế tiếp nhau của các nền văn
minh và các trình độ văn minh; trong đó, các gia tri do cac thế hệ trước tạo ra
là nền tảng của những thế hệ sau kế thừa, phát triển và sáng tạo ra những giá trị mới Không chú ý đến phương diện này của nguồn nhân lực thì không thê
triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa có hiệu quả và do đó, không thê có
sự phát triển bền vững của đất nước
Tóm lại, khái niệm nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng thể số lượng và chất lượng với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất
đạo đức - tỉnh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội loài
người đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển
và tiến bộ xã hội
1.1.1.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhán lực
Chất lượng nguồn nhân lực thê hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân
lực, với tư cách vừa là khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt
động kinh tế và các quan hệ xã hội “Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gôm những nét đặc trưng về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lỗi sống và tỉnh thần của nguồn nhân lực ” [25, tr.16] Nói cách
khác, nó là trình độ hoc van, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cầu nghề nghiệp, thành phần xã hội, của nguồn nhân lực Trong
đó trình độ học vẫn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực
+ Trí lực là toàn bộ năng lực của trí tuệ, tính thần, quyết định phần lớn
Trang 14nguồn lực con người Trí lực quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, là yếu tố ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt là trong thời đại khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại
do chính bàn tay, khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến những biến đôi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình
+ Thể lực đó là trạng thái sức khoẻ của con người biểu hiện ở sự phát
triển sinh học, không có bệnh tật, có sức làm việc trong một hình thải lao động - nghề nghiệp nào đó, có sức khoẻ dé tiếp tục học tập, làm việc lâu đài, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thé đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực,
thần kinh, cơ bắp trong lao động Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song sức mạnh trí tuệ của con người chỉ
có thể phát huy được lợi thế trên nên thể lực khoẻ mạnh Chăm sóc sức khoẻ cho người dân là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhan luc, tao tién dé phát huy có hiệu quả tiềm năng con người
+ Đạo đức cá nhân phản ánh những giá trị và những chuẩn mực đạo đức xã hội Những giá trị và chuẩn mực đó phản ánh bản chất của xã hội, lý tưởng
đạo đức mà xã hội vươn tới được cá nhân lĩnh hội và thể hiện trong đời sống
của mình, nhất là trong hoạt động lao động, trong lỗi sống và nếp sống hàng
ngày Các giá trị chuẩn mực đó phải thể hiện thành hiệu quả công việc, đóng
góp vào sự phát triển xã hội, vào sự hoàn thiện nhân cách cá nhân Đạo đức
găn liền với năng lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách, của chất lượng nguồn nhân lực từ phương diện cá thể đến phương diện xã hội Ngày
nay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài trí lực và thể lực, còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người Bởi vì, trí lực cũng như thé lực chỉ có thể tạo ra sức mạnh thúc đây tiến bộ xã hội khi chủ nhân của nó là
Trang 15nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội Do vậy, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng
cao mặt bằng và đỉnh cao dân trí, tới việc bồi đưỡng và nâng cao sức khoẻ cho mỗi con người, cho cộng đồng xã hội, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người
Như vậy, câu thành chất lượng nguồn nhân lực xét từ phương diện cá
thể, đó là tổng hợp các năng lực và giá trị về trí lực, thể lực và những phẩm
chất tinh thần Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải phát triển cá nhân con người, tức là phải đầu tư chăm lo cho sự phát triển
về trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, tỉnh thần của từng con người, từng thế hệ
1.1.1.3 Kết cấu của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm lao động đang tham gia hoạt động kinh tế và
nguồn nhân lực dự trữ:
*Lao động đang tham gia hoạt động kinh tế
Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có
công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội * Nguồn nhân lực dự trữ
Nguồn nhân lực dự trữ là những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì lý do nào đó chưa tham gia hoạt động kinh tế Số người này đóng
vai tro cua mot nguồn dự trữ về nhân lực cho xã hội Bao gồm:
- Những người làm công việc nội trợ gia đình
Trang 16- Những người đang trong thời gian hoan thanh nghĩa vụ quân sự
- Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc không có nghề), đang trong quá trình tìm việc làm
1.1.1.4 Những nhân tô ảnh hưởng đến chất lượng nguôn nhân lực
* Thứ nhất, sự biễn đôi kinh tế - xã hội
Chất lượng nguồn nhân lực bị chi phối nhiều bởi các nhân tố kinh tế - xã hội tăng trưởng là nhân tố quan trọng tác động trên nhiều phương diện Trước hết, nó trực tiếp cải thiện đời sống của người dân Qua tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống mà trước hết là chất lượng dinh
dưỡng được nâng cao hơn, người dân được hưởng tốt hơn các dich vụ giáo
dục cũng như chăm sóc sức khỏe Từ việc chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người dân được hưởng tốt hơn các dịch vụ giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe Từ việc chất lượng cuộc sống được nâng cao, các dịch vụ chăm
sóc được quan tâm hơn làm cho con người không những được cải thiện hơn về tình hình sức khỏe mà còn nâng cao được trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của mình Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào công cuộc phát triển con người
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn làm tăng tiết kiệm, tăng đầu tư
trong nước, qua đó tạo ra được nhiều việc làm mới cho người lao động, giảm
tỷ lệ thất nghiệp và giảm bất bình đẳng xã hội
Tăng trưởng kinh tế không chỉ là môi trường mà còn là động lực để thúc đây nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Yêu cầu đặt ra là phải có những con
người có thể lực tốt, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật tốt Chính vì vậy,
để có thể phát triển nhanh và bền vững thì yêu câu tất yếu là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhân tô quyết định tới quá trình sản xuất xã hội
Tuy nhiên, các biến đổi xã hội cũng có nhiều mặt tiêu cực của nó, những
Trang 17làm tăng bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cũng như chất lượng cuộc sống người lao động
* 7 hai, tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho con người
của xã hội
Như chúng ta đã biết, sức khỏe là vốn quý của mỗi con người Tình trạng sức khỏe có liên quan trực tiếp tới khả năng lao động cũng như năng suất của người lao động Có nhiều yếu tô ảnh hưởng đến sức khỏe của con người;
trong đó, chế độ dinh dưỡng cũng như sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cho người dân giữ vị trí quan trọng Ngoài thể trạng từ lúc được sinh ra là nền móng ban đầu thì chế độ dinh dưỡng trong suốt quãng đời là nhân tố quyết định đến thể lực Ăn uống hợp lý, đầy đủ không chỉ giúp con người ta có sức khỏe tốt mà khả năng phòng ngừa bệnh tật cũng được nâng lên Bên
cạnh đó, dinh đưỡng đảm bảm là điều kiện không thể thiếu để phát triển trí
não, thuận lợi cho học tập cũng như cho công việc Qua đây, ta cũng có thê
thay được chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng nguồn nhân lực Và thực tế trên thế giới hiện nay, với bất cứ quốc gia nào đều quan tâm tới vẫn đề dinh dưỡng và xem như là chiến lược trọng điểm của các quốc gia
Đi đôi với chế độ dinh dưỡng, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân
nói chung và người lao động nói riêng cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng Sức khỏe tốt là trước hết con người phải có thể trạng tốt, tức là không có bệnh tật gì Để phòng ngừa được bệnh tật trong khi mỗi chúng ta phải sống trong điều kiện ô nhiễm ngày càng tăng, thiên tai bệnh dịch hoành hành thì việc đảm bảo cho người lao động phòng chống được bệnh tật, phục
hồi sức khỏe sau khi chữa trị bệnh là công việc khó khăn Để làm được điều
Trang 18thống y tế là nhân tổ quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người dân nói chung và cho người lao động
* 17m ba, mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cũng
như nhân cách đạo đức cho mỗi con người Xét đến giáo đục và đào tạo cũng như chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ta không chỉ xét đến ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nhân lực đơn thuần mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ người dân của một quốc gia Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật không phải là sản phẩm của một giai đoạn học đơn thuần mà nó là kết quả của
cả một quá trình học tập kiến thức, rèn luyện từ khi bắt đầu bước vào phế nhà trường Vì vậy, giáo dục và đào tạo không chỉ đào tạo cho hiện tại mà nó là
một nhân tô có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực con người trong dài hạn Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo góp phần vào tăng trưởng
kinh tế Dựa vào lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận, các nhà nghiên cứu xác định
được tỷ suất lợi nhuận hoàn trả của giáo dục sau đầu tư, giáo đục góp phan vào tăng trưởng kinh tế thông qua cả tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ nâng cao trình độ và quan điểm của họ lẫn tích luỹ kiến thức Vai trò của giáo dục có thể được đánh giá qua tác động của nó đối với năng suất lao động được tính toán bằng so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm
ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó được học một
khoá đào tạo với chỉ phí cho khoá đào tạo đó Kết quả này được gọi là tỷ suất
lợi nhuận xã hội khi đầu tư vào giao dục Các nhà nghiên cứu đã chứng minh
tỷ suất lợi nhuận của giáo dục rất cao ở những nước có thu nhập vừa và thấp
Mỗi liên hệ giữa nguồn vốn nhân lực với các nguồn vốn vật chất được
thể hiện qua các thuyết tăng trưởng kinh tế; theo đó, ta có trữ lượng vốn
nhân lực tăng lên làm tăng giá trị lợi tức của máy móc, trữ lượng vốn vật
Trang 19không có sự hỗ trợ của giáo dục chỉ đóng vai trò không lớn đối với tăng trưởng kinh tế
Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ văn hóa,
trình độ chuyên môn kỹ thuật, của người lao động mà việc phát triển giáo dục còn có tác động lan tỏa sang các yêu tố khác nằm trong phạm vi các yếu tố có tác động đến chất lượng nguôn nhân lực
Phát triển giáo dục và đào tạo có tác động tích cực tới chất lượng dinh đưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhờ có hiểu biết và trình độ mà người lao động biết để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, bảo vệ mình
trong lao động để tránh những tai nạn lao động xảy ra và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
“Không có một nước công nghiệp hóa giàu mạnh nào đạt tăng trưởng có ý nghĩa trước khi hoàn thành phố cập giáo dục trung học, hơn thế nữa, sự thành công của các nước công nghiệp hóa mới như Hàn quốc, Singapore, Hồng Kông, những nước có GDP tăng nhanh nhất trong những năm thập ky
70, đã đạt tỷ lệ biết chữ cao và phô cập giáo dục trung học trước khi có nền
kinh tế của họ” (Báo cáo phát triển nguồn nhân lực của UNDP) * Thi tư, nhu cầu phát triển của thị trường lao động
Ngoài yếu tố chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng giáo dục và đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực thì yếu tổ môi trường lao động cũng có tác động không nhỏ tới việc tạo điều kiện cho người
lao động sau khi đào tạo ra có cơ hội làm việc đúng với thực lực của mình Tuy một người có sức khỏe tốt, có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn
Trang 20ngành, trải nghề vẫn tôn tại với tỷ lệ lớn Thị trường lao động tạo ra cho người lao động cơ hội để tìm kiếm việc làm thích hợp, tạo môi trường cho
con người ta phát huy hết khả năng trong lao động, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người Vì thế, xét đến các yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải xét đến vai trò ảnh hưởng của thị trường lao động cũng giỗng như là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp
* Thứ năm, các chính sách của Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực như chúng ta đã phân tích ở trên thì các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng có tác động đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việc đề ra các chính sách để cụ thể hóa mục tiêu của chiến lược quyết định đến việc có thực hiện được mục tiêu đó hay không? Bởi thế chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực Nhà nước hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát
triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng và chiều sâu Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con người sẽ là động lực to lớn
phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội Cơ chế, chính sách phải nhằm phát huy nhân tố con người
trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đắng về quyên lợi và nghĩa vụ công dân;
kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và tỉnh thần Cơ chế, chính sách phải theo hướng tạo mở, thúc đây và kích thích
người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo đến chất
Trang 21nhan luc cua quéc gia sẽ được nâng cao Nhà nước đã đề ra chính sách hỗ trợ,
phát triển giáo dục và đào tạo; các chính sách về việc làm, thất nghiệp; các chính
sách về nâng cao sức khỏe người lao động, an toàn lao động, Qua các chính
sách đó, Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu về vẫn đề phát triển bền vững con người Đề nâng cao sức khỏe người lao động, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn kỹ thuật cũng như tinh thần và ý chí của người lao động 1.1.2 Lực lượng sản xuất
1.1.2.1 Khải niệm lực lượng sản xuất
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Lực lượng sản xuất” là C.Mác, quan
điểm của ông về vẫn đề này được thể hiện trong một loạt tắc phẩm như: “Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khôn củng của triết học”, đặc biệt được trình bày và phân
tích sâu sắc trong tác phẩm “Tư bản”
Theo Mac: “Lao động là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên Một quá trình trong đó bằng hoạt động của chỉnh mình, con người làm trung gian, điêu tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [19,
tr.260] Từ đó, Mác đã vạch ra bản chất của lực lượng sản xuất là biểu hiện
mỗi quan hệ giữa con người với tự nhiên Căn cứ vào đâu mà Mác lại khẳng
định như vậy?
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử của nhân loại cũng như nghiên cứu về sự phát triển của con người, Mác cho răng: Con người ta muốn sống, muốn
tồn tại phải có thức ăn, thức uống, nhà ở và những thứ khác Để có được điều đó, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất vật chất, tức là con nguoi
phải tiến hành lao động sản xuất, phải tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự
nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của bản thân con người Chính sự tác động qua lại giữa tự nhiên với con người là biểu hiện của lực
lượng sản xuất
Mặt khác, hoạt động sản xuất vật chất giúp con người ngày càng khám
Trang 22vat, hién tuong, đồng thời cải biến những công cụ, phương tiện tắc động vào
tự nhiên Nhờ đó, con người không ngừng tạo ra các lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh
Trong tác phẩm “Góp phần phê phản khoa kinh tế chính trị”, Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định
của các lực lượng sản xuất vật chất của họ, Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quả trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tỉnh thân nói
chung Không phải ÿ thức của con người quyết định sự tôn tại của họ, trái lại,
tôn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [23, tr.14-15]
Đồng thời trong quá trình luận giải những vấn đề nêu trên, Mác là người
đầu tiên có công xây dựng nội dung khoa học của khái niệm lực lượng sản xuất
Theo Mác, lực lượng sản xuất là: “Biểu biện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quả trình sản xuất vật chất Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật
chat” [7, tr.351]
1.1.2.2 Kết cấu của lực lượng sản xuất
* Người lao động
Nhân tố đầu tiên của LLSX chính là người lao động - yếu tố giữ vị trí hàng đầu, chủ yếu của LLSX Nói đến người lao động trong lực lượng sản xuất không phải chỉ nói đến kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm mà còn phải nói
đến đó là người lao động có thể lực cường tráng, khỏe mạnh, có năng lực lao động trí tuệ cao, có trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức trong sáng., trong
đó, “#rí tuệ không phải là những trì thức trừu tượng mà trước hết phải là
năng lực chuyén mon duoc dao tao va qua dao tao, no biểu hiện ở trình độ
Trang 23người lao động Còn thể chất, không chỉ là sự phát triển cường tráng về thể lực mà còn phải bao hàm trong đó cả sự phát triển tốt về trí lực, tư chất thông mình, sự nhạy bén của thân kinh, cả tâm lý và tính sảng tạo cao trong lao dong” [21, tr.28]
Trong quả trình tác động vào tự nhiên sản xuất ra của cải vật chất, con
người không chỉ với cơ bắp sức lực mà còn dùng cá những tri thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo dé tac động vào tự nhiên, tạo ra những sản phẩm vật
chất có hiệu quả nhất Chính con người tạo ra tất cả những phương tiện máy
móc, tạo ra công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động, tạo ra phương
tiện sản xuất để cho hoạt động sản xuất của con người ngày một nâng cao
C.Mác viết: “Một vật do bản thân tự nhiên cung cap da tro thanh mot khi
quan của sự hoạt động của con người, khí quan mà con người dem chap vào những khí quan của cơ thể mình và do đó, kéo dài cái tâm thước tự nhiên của
co thé do” [20, tr.268]
Những tư liệu sản xuất đù quan trọng đến đâu thì riêng bản thân chúng
cũng không tạo ra được của cải vật chất, nó chỉ có tác dụng khi được con
người sử dụng Cùng với việc tạo ra công cụ sản xuất, con người còn sử dụng những công cụ đó để làm ra của cải vật chất cho xã hội Từ những công cụ thủ công bằng đá, bằng đồng, bằng sắt, con người tiễn tới chế tạo máy móc với kĩ thuật mới, công nghệ mới Trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, ngày nay con người bước những bước
kỳ diệu trong việc chính phục tự nhiên Cũng chính sự tiễn bộ của khoa học -
Trang 24* Tự liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là tất cả những điều kiện vật chất cần thiết cho con
người khi sản xuất
Theo Mác, tư liệu sản xuất được chia thành: Đối tượng lao động và tư
liệu lao động:
- Đối tượng lao động là “những sản phẩm có sẵn của giới tự nhiên như đất đai, sông ngòi, biển, khoảng sản, hải sản, mà con người tác động vào”, “là những sản phẩm có nguôn gốc trong tự nhiên được con người chế tạo như
Sợi tổng hợp, hóa chất, chất hợp kim, các loại nguyên liệu, vật liệu và cáy,
con mới” [22, tr.28] Những loại sản phẩm này không thê chuyên hóa từ cái tự nó thành cái cho con người và vì con người nếu không có sự tác động và vai trò sáng tạo của con người Chính bằng lao động sáng tạo của mình, con người đã khai thác, sử dụng có hiệu quá những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, đồng thời tạo ra những đối tượng mới có nguồn gốc trong tự nhiên
- Tư liệu lao động
Tư liệu lao động là “w„#ững vật thể hay phức hợp những vật thể được con người sử dụng nối giữa con người với đối tượng lao động” [22, tr.28] Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động và các phương tiện sản xuất, kết cầu hạ tầng, trong đó công cụ lao động là yếu tố quyết định, nó chính là tiêu chí cơ
bản thê hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người Công cụ lao động là
cái vật hóa trí tuệ và tài năng sáng tạo của con người Với mục đích tăng năng suất lao động và giảm cường độ lao động, con người đã sáng tạo ra công cụ lao động Nhờ đó, công cụ lao động ngày càng được cải tiến hiện đại Trình
độ của công cụ lao động là thước đo trình độ chính phục tự nhiên của con
người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau C.Mác viết:
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chủng sản xuất bang cách nào, với những tư liệu lao động nào”
Trang 25Công cụ lao động là cầu nối giữa người lao động với đối tượng lao động Đề tác động vào đối tượng lao động bắt buộc con người phải sử dụng công cụ
lao động để cải biến những vật liệu có sẵn trong tự nhiên thành những vật
phẩm theo yêu cầu, mục đích sử dụng của con người Công cụ lao động hiện thực hóa cái trừu tượng tư đuy của con người Công cụ lao động có thể là một
vật thể hay là một phức hợp những vật thể (tùy theo tính chất của việc sản
xuất sản phẩm) Nó có nhiệm vụ dẫn truyền sự tác động của con người với đối
tượng lao động để tạo ra của cải vật chất Lịch sử phát triển loài người được
đánh dấu bằng những mốc quan trọng trong sự phát triển của LLSX, trước hết
là công cụ lao động Thời trung cổ, công cụ lao động giản đơn, thô sơ lạc hậu
Ngày nay, đưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều công cụ lao động phát triển thành hệ thống thiết bị tự động và ngày càng phát triển Người lao động dân tách khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, đóng vai trò
kiểm tra, điều hành sự vận động của hệ thống tự động
Về các phương tiện sản xuất, kết câu hạ tầng bao gồm hệ thống dịch vụ, đường sá, cầu công, bến bãi, nhà kho, thông tin, Những yếu tố này không
trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó có ảnh hưởng lớn tới giá trị sản phẩm, đến sản xuất, nó là yếu tô nội sinh của quá trình sản xuất góp phan tao ra gia trị mới Sản phẩm làm ra chính nhờ các phương tiện sản xuất, kết cấu hạ tầng
như trên mà có thể tăng hoặc giảm gia tri san phẩm, lưu thông, tiêu thụ, Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay thì
LLSX không chỉ bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất mà còn có cả
yếu tố khoa học và công nghệ hiện đại
* Khoa học và công nghệ
Trang 26lực lượng sản xuất Khoa học đã thâm nhập, vật hóa vào các yếu tố, các quá
trình tác động, kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất
Chính vì thế, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Con người tác động vào tự nhiên không chỉ bằng hành động cụ thể của
riêng mình, mà quá trình đó còn được thực hiện bằng năng lực của các thế hệ
trước để lại
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, tự nó đã nói lên trình độ phát triển
của xã hội người chiếm lĩnh sử đụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của con người và quyết định quan hệ của con người trong sản xuất
Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì ngoài chức năng là chủ thể của quá trình sản xuất, con người còn là đối tượng khai thác của chính bản thân mình Trí tuệ con người đã trở
thành nguồn năng lực vô tận của mọi sự biến đổi khoa học, công nghệ và sản
xuất, là nguồn lực của mọi nguồn lực trong quá trình phát triển của xã hội 1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong lực lượng sản xuất
Như chúng ta đã biết, xét đến cùng yếu tô giữ vai trò chi phối, quyết định
sự vận động phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất Khi phân tích các yếu tố câu thành lực lượng sản xuất trong xã hội Tư bản, Mác đã chỉ ra: “Trong tất cả các lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất lớn nhất là bản thân
giai cấp cách mạng” [18, tr.410] Lênin cũng khắng định: “Lực lượng sản xuất hàng đấu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [16, tr.430] Ở đây, Mác và Lênin đều nhẫn mạnh con người là yếu tô có vai trò to
lớn trong lực lượng sản xuất Như vay, vai tro cua nguồn nhân lực trong lực
lượng sản xuất xuất phát từ vai trò của con người trong sự phát triển của lực
lượng sản xuất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nó thể hiện ở những
Trang 271.2.1 Con người sáng tạo ra các công cụ lao động
Hoạt động của con người là hoạt động đặc trưng, cơ bản chỉ có ở con người, đó là hoạt động có mục đích, có ý thức, nó khác hắn về chất so với loài
vật Mác đã so sánh hình ảnh: “Con nhện làm những động tác của người thợ dệt và bằng việc xây dựng những ngăn tô sáp của mình con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc sư phải hồ thẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc sư tôi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc sư đã xây dựng chúng ở trong đấu óc của mình
roi” [19, tr.260- 261]
Như vậy, hoạt động của loài vật chỉ là hoạt động mang tính bản năng, thỏa mãn những nhu cầu sinh vật của nó, nên nó chỉ sống dựa vào những ân
huệ sẵn có trong tự nhiên (ăn cây rừng, uống nước suỗi, sống trong hang
động, ) Hoạt động của con người thì trải lại, con người không chỉ biết thích nghi mà còn luôn chủ động cải tạo tự nhiên, làm thay đôi giới tự nhiên, bắt tự
nhiên phục vụ cuộc sống của chính mình Vậy con người thực hiện điều đó bằng cách nào?
Để tạo ra của cải vật chất, con người phải sử dụng công cụ lao động tác
động vào tự nhiên Tuy nhiên, công cụ không phải tự nó, mà do con người
Trang 28lịch sử chứng minh: từ những viên đá cuội, những tảng đồng, sắt, người
nguyên thủy đã mài, đúc và tạo ra những công cụ thô sơ đầu tiên như: rìu sắt, riu đồng, cung tên cùng các đồ vật bằng kim loại thuận lợi cho hoạt động sẵn bắt, hái lượm Đến thời đại công nghiệp, do nhu cầu phát triển sản xuất dẫn
tới sự ra đời của may dét, máy hơi nước Ngày nay, phục vụ cho nền sản xuất xã hội là những máy móc hiện đại, tĩnh vi, những phương tiện như: đường cao
tốc, nhà ga, bén cang, san bay, rôbốt và các thiết bị tự động, Có thể nói, con người đã tạo ra công cụ lao động từ những vật liệu của tự nhiên, đã nhào lặn
và truyền vào chúng bằng cả sức mạnh cơ bắp, trí tuệ của mình Nhờ đó, các công cụ trở nên năng động, phản ánh trí tuệ con người cũng như trình độ
chinh phục tự nhiên của họ
Con người không chỉ tạo ra công cụ mà còn quyết định cách sử dụng và công dụng của nó Chúng ta thử hình dung rằng: 01 cái máy có thế bị phá hủy hay đem vào sử dụng hay không là phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người Cũng là cái máy đó nhưng người này sử dụng thì lãng phí, sản phẩm
làm ra ít, người khác thì tiết kiệm được nguyên, vật liệu đem lại hiệu quả cao,
chất lượng tốt Điều đó có nghĩa là, con người không chỉ quyết định sự ra đời của công cụ lao động mà còn quyết định cách vận hành nó Nếu không có con
người có tri thức, kinh nghiệm sử dụng thì nó chỉ là vật chết, vật vô tri, vô
giác mà thôi
Như vậy, năng lực lao động và trí tuệ của con người càng phát triển thì càng tạo ra những công cụ, phương tiện hiện đại, góp phần thúc đây sự phát
triển của LLSX
1.2.2 Con người cải tạo đối tượng lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất
Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động con người
Trang 29Đối tượng lao động duoc C.Mac coi 1a yéu t6 khéng thé thiéu trong qua trình sản xuất Bởi lẽ, con người chỉ có thể biến khả năng lao động của minh
thành hiện thực và tạo ra của cải vật chất trên cơ sở những đối tượng lao động
nhất định Thời kỳ đầu, do lực lượng lao động sản xuất thấp kém con người
chủ yếu sử dụng những đối tượng có sẵn trong tự nhiên như: đất, nước, thực vật, động vật, Những đối tượng lao động này, con người chỉ cần tách chúng
khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là có thể dùng được Nhưng, từ khi sản
xuất phát triển với tốc độ cao nhờ ứng dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cùng với sự tắng cường trao đôi
chất giữa xã hội với tự nhiên dẫn đến nhu cầu về nguyên, vật liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi con người phải tạo ra những đối tượng mới, không có sẵn trong
tự nhiên như: sợi cốttông, sợi hóa học để dệt vải; thép đã được luyện để sản
xuất ra máy móc, xe hơi cùng hàng loạt những nguồn vật liệu mới với tính
năng siêu dẫn, siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng và các nguồn năng lượng mới như: năng lượng mặt trời, nhiệt năng, thủy năng, Nhờ khả năng biết ung dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
của con người mà ngày nay con người đã tạo ra được những nguyên, vật liệu
nhần tạo hiện đại như: sợi cốttông, vật liệu tong hop composit, hay cac nguồn năng lượng mới như: năng lượng mặt trời, sức g1ó, sức nước, Tuy
nhiên, tất cả những đối tượng lao động đó suy cho cùng đều xuất phát từ tự nhiên nhưng đã được lao động của con người cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển của sản xuất, xã hội
Tóm lại, chính nhờ năng lực lao động và khả năng sáng tạo của con
Trang 301.2.3 Con người sáng tạo ra những trí thức khoa học và những công nghệ mới
Con người không chỉ có vai trò trong việc sáng tạo, cải tiến công cụ lao
động, biến đổi tự nhiên thành đối tượng lao động hữu ích cho quá trình sản
xuất mà còn phát huy tính tích cực của mình trong việc tạo ra những tri thức khoa học và công nghệ mới Không phải ngay từ đầu con người đã làm được
việc đó, phải trải qua một thời gian khá dài tiến hành hoạt động sản xuất con
người mới dần nhận thức được bản chất của các sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan Chính trong quá trình đó, con người khơng chỉ hồn thiện các thao tác, kỹ năng lao động mà còn không ngừng phát triển nhận thức của
mình và đã hình thành nên các môn khoa học như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn,
Với đặc tính chủ động, sáng tạo con người đã kết hợp khoa học với kỹ
thuật, tạo ra những công nghệ tiên tiến đem lại những biến đổi to lớn trong
sản xuất và đời sông con người Chẳng hạn: công nghệ thông tin, quan trọng nhất là máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế, các sản phẩm phần mềm, có thể mang lại năng suất và chất lượng lao động cao trong quá trình sản xuất phi vật chất, công nghệ tự động hóa thông qua việc sử dụng máy tự động, mấy công cụ điều khiển bằng số, rôbốt, tạo ra năng suất cao trong
ngành sản xuất vật chất; công nghệ vật liệu mới có tính năng, tắc dụng hơn
hắn những vật liệu sẵn có trong tự nhiên Trong tiêu dùng có công nghệ sợi tông hợp vitcô, polyeste, công nghệ nhựa polymer Trong công nghiệp có
công nghệ chất bán dẫn, vật liệu tổ hợp composit, những vật liệu mới này
đã và đang mở ra triển vọng cho các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao;
công nghệ sinh học với kỹ thuật lên men, kỹ thuật vi sinh, được ứng dụng
rộng rãi Trong công nghệ năng lượng thể hiện ở nguồn năng lượng mới và
Trang 31mở ra con đường giải quyết một cách tương đối triệt để vẫn để nguồn năng lượng của loài người
Như vậy, khoa học và công nghệ là sản phẩm của quá trình hoạt động nhận thức của con người, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ con người Đồng thời, chính con người đã quyết định việc sử dụng những loại tri thức khoa học nào vào sản xuất và sử dụng như thế nào để sản xuất có hiệu quả Điều đó có nghĩa là, con người không chỉ sáng tạo ra khoa học và công nghệ mà còn sử dụng chính những công nghệ đó để cải tạo đối tượng lao động, chế
tạo và cải tiễn công cụ lao động
Với ý nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: con người vừa là chủ
thê sảng tạo, vừa là chủ thê sử dụng mọi yếu tố của LLSX, con người là yếu
tố quyết định sự phát triển của LLSX Bởi chỉ có con người mới có trí tuệ, có năng lực tự phát triển, tự hoàn thiện mình Nếu không có con người sẽ không có quá trình sản xuất và do đó cũng không có LLSX Mặt khác, sản xuất vật
chất là nền tảng cho sự tồn tại và sự phát triển của xã hội loài người, nên
chúng ta có thể suy rộng ra: con người là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử
1.2.4 Con người được coi là nguôn lực cơ bản cho việc thúc đấy tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Các nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia bao gồm: lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ, trong đó con người đóng vai trò quyết định trong các nhân tố của sự phát triển, thế nhưng nhận thức
được vấn đề trên là cả một quá trình
Giai đoạn đầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, người ta cho rằng điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển, cho nên các quốc gia hướng ưu tiên nhằm vào tìm kiếm sự phong phú
về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội Lúc này vai trò của
Trang 32Đến những năm 60 của thế kỷ XX, với những thành tựu phát triển mạnh
mẽ của khoa học - kỹ thuật, người ta cho rằng sự tiến bộ của khoa học - kỹ
thuật có thể giải quyết mọi vấn đề xã hội Với ý nghĩa đó, họ coi khoa học là
trung tâm và ưu tiên tìm kiếm nguôn lực ở công nghệ Theo mô hình này, con
người này đã bị đây xuống hàng thứ yếu và phụ thuộc vào kỹ thuật - công
nghệ, sức lao động được coi như một yếu tố của chỉ phí sản xuất cần hạn chế
tới mức tôi thiểu
Hiện nay, đứng trước thực trạng do khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên dần dần đang đến mức cạn kiệt, khan hiễm Và nếu đề cao kỹ thuật quá
mức làm tha hóa con người và lãng phí tiềm năng sáng tạo của con người, biến con người trở thành những cái xác không hồn Sự phát triển dựa trên kỹ
thuật thuần túy đã đe dọa trực tiếp đến kinh tế - xã hội của đất nước Yêu cầu cấp bách là phải thay đổi chiến lược phát triển nhận thức rõ tam quan trọng
của con người, hướng tới nguôn lực con người Vai trò của nguồn lực con
người đối với quá trình phát triển kinh tế có thể nhẫn mạnh ở những điểm sau:
- Người lao động là nguồn lực chủ yếu trong các ngành kinh tế (nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, ) quyết định việc tái tạo, sử dụng, phát triển
các nguồn lực còn lại Nếu không dựa trên nền táng phát triển cao của nguồn
lực lao động về thể chất, trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và
lòng nhiệt tình, thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực khác Thậm chí
thiếu nguồn lực lao động chất lượng cao có thể dẫn đến lãng phí, cạn kiệt và
hủy hoại các nguồn lực khác
- Lao động là một bộ phận của dân số nên sẽ tham gia tiêu dùng các sản
phẩm và dịch vụ của xã hội Như vậy, với tư cách là nguồn lực thì lao động
trực tiếp tham gia tạo cung của nên kinh tế, nhưng với tư cách là bộ phận của
dân số thì lao động tham gia tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ của xã hội và
Trang 33chính là nó vừa tham gia tạo cung, tao cầu của nền kinh tế, vừa trực tiếp điều
tiết quan hệ cung - cầu gắn với các thê chế kinh tế - xã hội đo con người tạo nên Hơn nữa, nguồn lực lao động còn là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Nói cách khác, con người không chỉ sản xuất thỏa
mãn nhu cầu mà còn tạo ra nhu cầu để sản xuất
Chính vì con người đóng vai trò là nhân tố quyết định trong lực lượng sản xuất và sự phát triển, tiến bộ của xã hội nên ngày nay, nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đề phát huy nhân tô con người, các nước đặc biệt quan tâm đến giáo dục, coi
đầu tư cho giao duc là đầu tư cho sức lao động, đầu tư cho tương lai Cho nên,
không phải ngẫu nhiên người Nhật Bản trong kế hoạch phát triển đất nước đã
đặt giáo dục vào hệ thống ba chiến lược: giáo dục, khoa học và mở cửa Thực tế là họ đã nhận thức đúng vai trò và nguồn lợi của giáo dục đối với tốc độ
tăng trưởng kinh tế - xã hội
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu và
động lực phát triển kinh tế là vì con người và do con người cho nên các hoạt động đôi mới được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều hướng tới phát triển con người, phát huy năng lực con người Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đáng ta đã khẳng định một số quan điểm chỉ đạo việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội: mục tiêu của chính sách xã
hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh
của yếu tô con người và vì con người Kết hợp hài hòa giữa kinh tế với phát
triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiễn bộ xã hội, với nâng cao
đời sống tinh thần của nhân dân Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để
thực hiện chính sách xã hội và thực hiện chính sách xã hội chính là động lực
Trang 34Chuong 2
THUC TRANG CHAT LUQNG NGUON NHAN LUC O VIET NAM HIEN NAY VA MOT SO VAN DE DAT RA
2.1 Diéu kién ty nhién va diéu kién kinh té - x4 hoi anh hưởng đến chat lượng nguôn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Châu A Lãnh thô Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của ban đảo này Phía bắc giấp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, phía đông và nam giáp biển Đông (Thái Bình Dương) Việt Nam có “điện tích là 331.680 km”, bao
gom 327.480 km’ dat lién và hơn 4.200 km” biển nội thủy với hơn 2800 hon đảo, bãi đá ngâm lớn nhó, và có chiêu đài bờ biển là 3260 km” [15, tr.9]
Địa hình Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phỉnh ra (Bắc Bộ và Nam Bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung Bộ) Địa hình miền Bắc tương đối phức
tạp Địa hình miền Trung trải dài với dai Truong son dọc phía tây về giải đồng bằng ven biển Địa hình miền Nam bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hàng năm tiếp tục lẫn ra biển hàng trăm mét
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Chính điểm này, đã làm
cho thiên nhiên của nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ như ở Tây Á, Châu Phi và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình hoạt động kinh tế của con người Việt Nam
Trang 35Về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam thì vô cùng phong phú va da dạng Biểu hiện:
Về tài nguyên nước: Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu Long bat nguén từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp nên hai châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam có mạng lưới sông ngòi phân bố đều khắp từ bắc tới nam với lưu vực lớn, nguồn thủy sản phong phú, tiềm năng thủy điện đồi dào cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của con người
Về tài nguyên rừng: Rừng ở Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ Hằng năm, cung cấp một lượng lớn gỗ dân dụng và gỗ củi cho hoạt động của con người trong khắp cả nước Ở nước ta, có các loại rừng như: rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, có các
khu bảo tồn thiên nhiên như Bu Gia Map, Bình Châu, Rừng có tác dụng rất
to lớn như tham gia điều hòa dòng chảy cho các con sông lớn như: sông Hồng, sông Cửu Long, và ngăn lũ lụt, chống xói mòn đất, chống sự xâm
nhập mặn từ nước biển vào, là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật quý
hiếm, là lá phối xanh cung cấp ô xi cho con người
Về tài nguyên khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng khoảng 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng
3 - 4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50 - 70 tỷ mét khối); và còn rất nhiều loại
khoáng sản khác như urami, kim loại đen (sắt, mangan, ), kim loại màu
(nhôm, đồng, vàng, )
Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế rất sôi nổi của thế giới, có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại,
Trang 36nguyên thiên nhiên phong phú rất thuận lợi cho chúng ta hoạt động kinh tế để phát triển đất nước
Tuy nhiên, về điều kiện tự nhiên ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như: - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai do thiên nhiên tạo ra như
bão, lũ lụt, hạn hán nên gây tôn thất rất nhiều cho nên kinh tế và đời sống của
nhân dân
- Đất nước ta kéo dài từ Bắc tới Nam làm cho giao thông xuyên Việt tốn
kém, khó khăn trong việc điều hành quản lý kinh tế
- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nê như tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng, tài nguyên nước ô nhiễm nặng nẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Vé kinh tế
Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước
(1986), kinh tế nước ta đã có nhiều biến đổi như: Nền kinh tế đã thoát khỏi
khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ôn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống của nhân dân được nâng cao, vai trò va vi tri của nước
ta trên trường quốc tế được khẳng định “Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt 6,87 %, thu nhập bình quân đâu người là 1168 USD/ năm” [33, tr.10]
Nền kinh tế nước ta mặc dù đang có sự chuyển dịch theo xu hướng giảm
tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - địch vụ nhưng sự chuyển dịch này còn rất chậm Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thô sơ Trong các ngành công
nghiệp, hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới Các chỉ tiêu chủ yếu như tiêu hao nhiên liệu, vật liệu thường gấp 1,5 đến 2 lần
Trang 37động nông nghiệp ở Việt Nam nuôi được 3 người, trong khi đó tỷ lệ này ở Mỹ là 1⁄30” [14 tr.14]
*Vê dân số
Việt Nam là một quốc gia có mật độ dân số khá đông, tong dân số năm
2011 xấp xi 88 triệu người (dự đoán khoảng 87,84 triệu người), là nước có
dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (nguồn: www Báo mới.com) Dân số Việt Nam có cơ cấu trẻ, năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi cái mới, trong đó dân SỐ trong độ tuôi lao động là 51,3
triệu người chiếm 56%, đây là nguồn lực quý giá nhất góp phần vào phát triển
kinh tế - xã hội mạnh mẽ của đất nước Việt Nam là một quốc gia co nhiéu
tiềm năng và loi thé trong phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó lợi thế về nguồn nhan
lực được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất
Tuy nhiên, dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng, khoảng 80% dân số sống tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, còn ở các vùng núi thì dân cư sống thưa thớt Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn, “khoảng 70,4% số dân sống ở nông thôn, còn ở thành thị chiếm khoảng 29,4% (năm 2010)” [32, tr.118] Nhưng nhìn chung, nguồn
nhân lực ở nước ta dồi dào, có đức tính chịu khó trong lao động và kinh
nghiệm sản xuất, lực lượng lao động chuyên môn cao
Hằng năm, tốc độ tăng dân số ở Việt Nam rất cao, “nỗi năm tăng
khoảng trên 1 triệu người (từ năm 2006 dén 2010 dân số mỗi năm tăng lên
khoảng 1,08%) ” [29, tr.128] Tốc độ tăng dân số cao là nhân tố bồ sung về số
lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên chúng ta lại gặp khó khăn trong vẫn đề giải quyết việc làm Nhưng tỷ lệ tăng cơ học ở nước ta cao do thu hút nhiều dân cư từ nước ngoài vào, chính điều này đã có tác động mạnh mẽ đến thị trường
lao động của Việt Nam, tạo nên tính cạnh tranh ngày càng cao trong việc tìm
Trang 38* Vé co sé ha tang
Cơ sở hạ tầng của nước ta ngày càng hiện đại, mọc lên nhiều trung tâm
kinh tế lớn, ngồi thủ đơ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ra còn nhiễu trung
tâm kinh tế phát triển mạnh mẽ như: Đà Nẵng, Hải Phòng, Hệ thống thông
tin liên lạc ngày càng hiện đại như: mạng internet, mạng điện thoại di động
phủ sóng khắp cả nước và nhiều quốc gia khác trên thế giới, hệ thống điện
lưới đã về đến các bản làng của các khu vực miễn núi, vùng sâu, vùng xa, thuận lợi cho việc làm ăn và sinh hoạt của mọi người, chất lượng cuộc sống
của người dân được nâng cao
Hệ thông đường giao thông vận tải ngày càng được mở rộng trên tất cả các loại đường: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu giữa các vùng trong nước với nhau và giữa nước ta với nhiều quốc gia khác trên thế giới về tất cả các lĩnh vực như kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
* Về các chính sách xã hội
Văn hóa — xã hội có nhiều tiễn bộ trên các mặt, việc gắn phát triển kinh
tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, đời sống các tầng lớp
nhần dân được cải thiện
- Các chương trình y tế được triển khai có hiệu quả, các cơ sở y tế từng
bước được đầu tư vật chất, trang thiết bị hiện đại, các kỹ thuật tiên tiến được
ứng dụng trong khám chữa bệnh
- Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn Chất
lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao, góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ dao tao nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp đôi mới
hiện nay
- Khoa học và công nghệ có nhiều bước tiến bộ, đã tập trung hơn nhiều
Trang 39323 66
- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, việc xây dựng các quỹ “vi người nghèo”, được quan tâm thực hiện có hiệu quả, các
chính sách xã hội ngày càng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng
đã tạo ra động lực phát huy nhân tố con người, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội,
Tuy nhiên các chính sách về văn hóa, xã hội vẫn còn chư phù hợp với cơ
chế kinh tế và theo kịp với yêu cầu phát triển của xã hội, chất lượng giáo dục
đào tạo còn thấp, vẫn còn tôn tại tệ quan liêu, lãng phí,
2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sức mạnh của nguồn
nhân lực, nó bao gồm nhiều nhân tổ như: sức khỏe, mức sống, trình độ giáo
dục, đào tạo về văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học van, kha
năng thích ứng, kỹ năng lao động, văn hóa lao động, đạo đức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm, tính cách, lỗi sống, Song khái quát lại, nó bao gồm: thê lực, trí lực và phẩm chất đạo đức của con người nói chung và của con người
Việt Nam nói riêng
2.2.1 Về thể lực
Thể lực của con người được xác định bởi kết câu cơ thê sinh học của con nguoi (chiều cao, cân nặng, sự cần đối của cơ thể, sự nhạy cảm và sức chịu đựng., ) hoạt động theo những chức năng tự nhiên do cơ thé sinh hoc điều
khiển và điều tiết Với sự phát triển nên kinh tế, nền văn minh xã hội, cơ thê
sinh học của con người cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện theo quy luật
tiến hóa
Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạt động của con người Phải có thê lực, con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội
Trong những năm gân đây, tầm vóc và thể lực của con người Việt Nam
Trang 40Song, nhìn chung vẫn còn kém so với một số nước trong khu vực và so với yêu
câu nguồn nhân lực cần có ở Việt Nam Viện nghiên cứu thanh niên, khi tiễn
hành nghiên cứu thể lực thanh niên 18 tuổi thì thấy rằng: “Ở Việt Nam, chiêu cao của nam thanh niên là lốI,5 cm, nữ thanh niên là 151,9 cm Trong khi đó,
ở Nhật Ban nam là 170,4 cm; nữ là 157,4 cm, ở Thái Lan nam là 165,9 cm; nữ
là 155,4 cm Về cân nặng của Việt Nam: nam nặng 48,2 kg; nữ nặng 45,ð kg So voi Nhat Ban, nam nang 62, 2 kg; nữ nặng 26,4 kg [30, tr.24]
Với chỉ tiêu này, ta có thể thấy rằng, nguồn nhân lực của Việt Nam tuy đã có sự tăng lên đáng kể về chiều cao và cân nặng, song so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì chỉ tiêu này vẫn còn thấp hơn rất nhiều
Các chỉ tiêu về thê lực tính trung bình vẫn ổn định Theo số liệu cục
thống kê năm 2010, tổng số dân Việt Nam hiện nay “số người bình thường là 48,2%, người quá gây chiếm 3,5%, người gây chiếm 18,5%, người hơi gây chiếm 24,1%, số người béo và quá béo là 5,7%? [17, tr.122] Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ gầy ở người lớn vẫn rất cao do thu nhập bình quân thấp, cuộc sống không được đảm bảo và người lao động không được hưởng
đầy đủ các chế độ y tế cần thiết
Ngoài ra, theo đánh giá chung thì tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có suy giảm Theo Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh đưỡng 2009 - 2010 của Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế thì “£ÿ lệ suy đỉnh dưỡng của trẻ em
dưới 5 tuổi giảm từ 43,3% năm 2000, 33,352 năm 200%, 30,924 năm 2008 va
xuống còn 29,3% năm 2010” [31, tr.3]
Đây là một tín hiệu đáng mừng, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em có xu hướng giảm trong những năm gần đây Song vẫn là một vấn đề xã hội khá nghiêm trọng, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước sau này
Bên cạng đó, nhờ không ngừng đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã