Công trình này trên thực tế là nhà tôi, đặt tại Hà Nội. Tôi đưa ra để phân tích và các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách dùng phần mềm để phân tích như thế nào. Công trình thực sự là một ngôi nhà hình ống, kích thước khoảng 512 như một bạn đã hỏi. Bài phân tích này đã được đưa ra trong hội thảo về kiến trúc xanh IGBC tổ chức tại Taipei 2009.Để hiểu được thì sẽ mất nhiều thời gian, do vậy tôi sẽ đăng tải một cách ngắn gọn, xuc tích kèm theo hình ảnh để mọi người cùng hiểu thêm về vấn đề nàyTôi không nói nhà tôi là một ngôi nhà xanh, nhưng thông qua quá trình phân tích năng lượng của toà nhà, chúng ta có thể hiểu thêm vấn đề nào ảnh hưởng đến năng lượng sử dụng của toà nhà, đễn việc tiết kiệm năng lượng mà thiết kế cho đúng, trong khi vấn đề về sử dụng vật liệu bền vững ở nước ta còn rất hạn chế và khan hiếm.
Trang 1Công trình này trên thực tế là nhà tôi, đặt tại Hà Nội Tôi đưa ra để phân tích và các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách dùng phần mềm để phân tích như thế nào Công trình thực sự là một ngôi nhà hình ống, kích thước khoảng 5*12 như một bạn đã hỏi Bài phân tích này đã được đưa ra trong hội thảo về kiến trúc xanh IGBC tổ chức tại Taipei 2009
Để hiểu được thì sẽ mất nhiều thời gian, do vậy tôi sẽ đăng tải một cách ngắn gọn, xuc tích kèm theo hình ảnh để mọi người cùng hiểu thêm về vấn đề này
Tôi không nói nhà tôi là một ngôi nhà xanh, nhưng thông qua quá trình phân tích năng lượng của toà nhà, chúng ta có thể hiểu thêm vấn đề nào ảnh hưởng đến năng lượng sử dụng của toà nhà, đễn việc tiết kiệm năng lượng mà thiết kế cho đúng, trong khi vấn đề về sử dụng vật liệu bền vững ở nước ta còn rất hạn chế và khan hiếm
Trang 2Ngôi nhà nằm về hướng Nam, theo phong thuỷ là một hướng tốt, gió mát về mùa hè, và tránh được những cơn gió lạnh về mùa đông
Kiến trúc sư thiết kế công trình vào khoảng năm 2000, đã cố gắng đưa hai mặt công trình đều thông thoáng gió đi vào từ hướng đằng trước nhà, và đi ra theo cửa sau ( gió xuyên nhà- cross ventilation), đồng thời, do công trình là nhà ống, hẹp, và dài, nên kts thiết kế một lối thông tầng, nhằm đem ánh sáng vào giữa nhà, và tạo thông gió theo chiều đứng (stack ventilation)
Điều này đã được chứng minh sau nhiều năm sử dụng
WEATHER TOOL cũng gợi ý rằng hướng Nam , ĐÔng Nam là những hướng tôi ưu khi thiết kế một công trình ở Hà Nội, hay miền Bắc - Việt Nam, vì chúng ta có hai hướng gió rất rõ ràng vào hai mùa rõ ràng trong năm
WEATHER TÔOL cũng đưa ra nhận định rằng giải pháp thông gió có thể cải tạo cho công trình, làm mát và tăng cảm giác dễ chịu từ 4-10% lên đên 8- 60% trong suốt chiều dài một năm
Ứng dụng lý thuyết của Olgyay, chúng ta vẽ được biểu đồ mặt trời, lúc nào nóng, luc nào mát, lúc nào cần che nắng ( có thể coi nhiệt độ trên 25 độ là overheated ) trong trường hợp này chúng ta được biểu đồ mặt trời như trên Tiếp tục chúng ta có thể thiết kế được tấm chắn nắng, dài rộng bao nhiêu, bao nhiêu độ là thích hợp Và theo như nghiên cứu của tôi thì tấm chắn nắng ở Việt Nam, cụ thể ở Hà Nội, đối với tấm chắn nắng ngang thì độ che nắng từ 45-50 do có thể che hoàn toàn những thời điểm nắng nóng nhất trong năm Cụ thể như sau:
Trang 3Như hình vẽ với tấm chắn ngang 50do, có thể giảm thiểu được sự hấp thụ năng lượng từ mặt trời lên đên 100% vào những tháng nóng thang 3 thang 10, đối với những tháng 6-7-8 có thể che đến 97%, ( khi đó đương nhiên ánh sáng không phải trực tiếp mà là ánh sáng tán xạ, phản
xạ và khúc xạ, trong khi ánh sáng trực tiếp lại không tốt cho mắt người thường xuyên làm việc
Nguyễn
Ngọc Tú
TV đặc
biệt
Bài gửi :
15
Cảm ơn :
85
Xếp
hạng :
Điểm :
1255
21:26 28/09/2011
Đây là hiện thí nghiệm với thiết kế giếng trời ở trong nhà
Cửa sổ đằng trước hướng Nam mở, cửa sau hướng Bắc mở, hiện tượng đói lưu giúp gió lưu thông trong phòng Các bạn có thể đọc thêm phần mình viết về các loại hình thông gió mình viết trước đây để hiểu thêm vấn đề này
http://songxanh.vn/ct/421/Thong-gio-tu-nhien-cho-mot-cong-trinh Natural-ventilation.html
Trang 4Dùng Ecotect xác định năng lượng hấp thụ và tỏa ra của công trình, mùa đông tòa nhà mất nhiệt còn mùa hè thì luôn thu nhiệt như hình 8
Trang 5Dùng Phần mềm Heeds để xác định xem các bước cải thiện của công trình đối với các thiết kế thay đổi thì sẽ có tác dụng như thế nào Bảng trên chỉ ra các bươc thay đổi trong thiết kế, thay đổi trong việc thêm các ovang chống nắng, vật liệu cách nhiệt, vật liệu tường, mái nhà, sàn nhà, thiết bị sưởi ấm và làm mát, trong đó trường hợp thứ 3 cho thấy có thế tiết kiệm được 70% năng lượng so với phương án đầu