1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới

25 6,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 296,19 KB

Nội dung

Qua bài này ta biết được hiện tượng sa mạc hóa là gì? những nguyên nhân, tác động mà sa mạc hóa mang lại, những biện pháp giúp ta hạn chế hiện tượng sa mạc hóa. giúp con người có thể làm chủ được thiên nhiên, cải thiện những hậu quả xấu nhất mà sa mạc hóa mang lại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA TÀI NGUYÊN&MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

Đề tài : SA MẠC HÓA

Nhóm sinh viên:

Giáo viên hướng dẫn:CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI,2013

Trang 2

Nhóm sinh viên thực hiện:

Thứ tự Họ và tên sinh viên Công việc thực hiện

I, ĐẶT VẤN ĐỀ trang 3

Trang 3

I, ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giai đoạn hiện nay song hành cùng với sự đi lên và phát triển của thế giới là vấn

đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra hết sức nghiêm trọng khiến môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, gây ra biết bao thảm họa cho cuộc sống của con người và những hệ lụy mà chúng ta không dễ gì giải quyết được trong một sớm một chiều Và một trong những loại hình thiên tai đang diễn ra ngày càng khốc liệt cả về chiều sâu lẫn bề rộng đó là vấn đề sa mạc hóa và khô hạn trên phạm vi toàn cầu

Sa mạc hóa ảnh hưởng vô cùng to lớn không chỉ đến cuộc sống của không nhỏ bộ phậndân cư đang từng ngày từng giờ sống chung với nó mà chúng còn ảnh hưởng to lớn đến

sự phát triển bền vững, an ninh lương thực thế giới và còn nhiều những tác hại nghiêm trọng khác mà chúng ta chưa có thể lường hết được vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống chúng ta về mọi phương diện của đời sống kinh tế, xã hội… Do vậy hơn bao giờ hết vấn đề liên quan đến sa mạc hóa đang là vấn đề cực kì nóng bỏng, cấp thiết và nangiải đối với các nhà chức trách cũng như cư dân trên toàn thế giới,và để hiểu biết hơn về

nó thì dưới đây là toàn bộ những vấn đề về‟ SA MẠC HÓA”trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

II,TỔNG QUAN VỀ SA MẠC HÓA

1 Sa mạc hóa là gì?

Theo định nghĩa của FAO thì “ Sa mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại

Trang 4

hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng trọt, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng cảnh hoang tàn”.

đã bị suy yếu.Hoang mạc hoá gây ra sự suy giảm về sản xuất lương thực, sự nghèo đói Hiện nay có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới (3,6 tỷ hecta) bị ảnh hưởng do suy thoái

2 Nguyên nhân gây ra hiện tượng sa mạc hóa.

2.1 Nguyên nhân tự nhiên

Trang 5

Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tác động qua lại và không thể tách rời, tạo nên những vùng khí hậu khô hanh, tạo nên tiền đề cho sự hình thành sa mạc hóa.

2.1.1 Do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là biến đổi sinh lý trong tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng dohoạt động của con người, cụ thể là phát thải khí nhà kình, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng đất bị sa mạc hóa như việc nó gây ra căng thẳng với sản xuất nông nghiệp, lượng mưa thay đổi mà đất bị ngắt đi nguồn bổ sung dinh dưỡng, làm giảm đa dạng sinh học và làm gián đoạn chu kỳ Nitơ.Có hoặc không có các khu vực định cư của con người, các khu vực khô cằn hoặc bán khô cằn được đặc trưng bởi lượng mưa biến đổi cao

Kết quả của hạn hán kéo dài đó là đất màu mỡ trở nên trơ, dễ bị tổn thương, cùng với sự biến đổi lượng mưa dữ dội và xấu đi do thiếu chất hữu cơ và tài nguyên nước đã gây ra sa mạc hóa

2.1.2 Do gió

Xói mòn do gió cũng làm mất tính năng sản xuất của đất, ảnh hưởng đến thực vật bề mặt,

là một trong những yếu tố chính gây sa mạc hóa, xảy ra bất kỳ lúc nào khi đất bị

khô,trống hoặc gần trống trọc, và tốc độ gió vượt quá tốc độ ngưỡng thì bắt đầu có sự di chuyển các hạt cát Lyles (1974) mô tả 3 phương thức di chuyển của đất: trườn trên bề mặt, di chuyển đột ngột và di chuyển lơ lửng Dưới tác dụng của gió,các hạt đất nặng được di chuyển theo phương thức trườn, lăn và lở dọc theo mặt đất,vì chúng rất nặng khó nhấc lên khỏi bề mặt, các hạt đất nhẹ thì di chuyển đột ngột bằng cách nhảy cóc từng đoạn ngắn Hoạt động vận chuyển của gió đã cuốn đi những hạt đất mịn, làm mất lớp đất canh tác, gây tích tụ cát dấn đến hiện tượng sa mạc hóa

Ví dụ: theo Sterk (1996) những gió gây xói mòn là những gió vượt quá tốc độ giới hạn xảy ra trong 2 thời kỳ ở Sahel Vào mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) khi vùng bị gió khô rất mạnh tấn công và được gọi là harmattan, chúng có thể gây nên xói mòn gió

Trang 6

thường mang đi một lượng lớn bụi từ những nguồn rất xa Thời kỳ thứ 2 của gió là xói mòn và quan trọng nhất vào đầu mùa mưa (tháng 5 – tháng 7), khi mưa đến cùng với giông, sấm sét thì cát được di chuyển theo hướng tây qua Sahel.

Những trận gió mạnh có thể quét qua một số quốc gia, mang theo ảnh hưởng hạn hán rất nghiêm trọng

Sự di chuyển của các cồn cát do gió cũng góp phần hình thành và mở rộng diện tích sa mạc hóa Khi gió mạnh gây bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét

Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuống sường đốc bên kia làm cồn cát tiến

2.1.3 Do hạn hán

Hạn hán cũng góp phần tạo nên sa mạc hóa nhưng nguyên do chính là do áp lực sinh hoạtcủa con người nên môi trường tự nhiên.Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng Chính việc lạm dụng đất đai làm suy thoái chất đất của con người đã tăng cường tốc độ sa mạc hóa ở vùng ven sa mạc

Trang 7

Hình 2:Hạn hán kéo dài

2.2 Nguyên nhân do con người

Trong các nguyên nhân gây ra sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người, từ khoảng 10.000 năm nay Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm (soil salinity)

và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất

Vào thập niên 1930 tại Hoa Kỳ, vì quá tải chăn nuôi mục súc và canh nông ở vùng Đại Bình Nguyên Bắc Mỹ cùng với cơn hạn hán kéo dài, kết quả là trận "Dust Bowl" vĩ đại làm hư hại đất canh nông và hàng chục nghìn người phải siêu tán Sau đó với nhiều cải tiến về lối canh tác đất và sử dụng nước con người đã phản ứng kịp thời nên vấn nạn DustBowl không còn tái diễn Tuy vậy ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn tiến hành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người

 Nạn phá rừng

Việc phá rừng làm nương rẫy hay do đô thị hóa và gia tăng trong nông nghiệp, các khurừng được cắt giảm trên quy mô lớn cho các mục đích cơ sở hạ tầng và nhiên liệu, làmmất đi thảm thực vật tự nhiên dẫn đến xói mòn đất thông qua gió và nước Trong khi đó,các chất dinh dưỡng từ đất cũng bị mất, làm cho nó vô dụng

Trang 8

Hình 3:Hậu quả của nạn quá rừng

 Kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu

Những người nông dân ở các vùng kém phát triển sử dụng kỹ thuật tưới tiêu không chínhxác và lỗi thời, như thủy lợi kênh, vì khan hiếm nước Điều này dẫn đến nhiễm mặn(muối tích tụ quá mức) của đất, dẫn đến sa mạc hóa

Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được nhưng khi áp lực của con người làm hư hại lượng thảo mộc thiên nhiên thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi Thiếu bóng rợp, nước trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ thổ diêm (soil salinity).Quá trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi

Những ảnh hưởng xấu về tài nguyên đất bắt nguồn từ một chu kỳ sản xuất trong sản xuấtnông nghiệp, canh tác gây ra sự xuống cấp đất và sau đó là xói mòn đất Có ba yếu tốtrong quá trình suy thoái đất: vật lý, hóa học và sinh học Kết quả tổng thể của các quátrình là làm giảm năng suất sinh khối, ô nhiễm nước, ô nhiễm dinh dưỡng tốt, giảm chấtlượng không khí thông qua các hạt bụi lơ lửng, và phát thải cacbon, nitơ oxit và các khínhà kính khác vào khí quyển (SEDAC / CIEN 2009)

Trang 9

Ngoài ra do sự thúc đẩy của nền kinh tế phát triển, các hoạt động sản xuất công nghiệpcủa con người cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc biến đổi khí hậu toàn cầu, gián tiếpgây nên hiện tượng sa mạc hóa.

3 Các mức độ sa mạc hóa.

Sa mạc hoá là quá trình mà tiềm năng sản xuất (productive potential) của đất khô hay đấtbán khô giảm xuống trên 10% Sự suy giảm này hầu hết là do hoạt động của con người

có thể nhận biết 3 mức độ của quá trình sa mạc hoá sau đây:

 Năng suất sản xuất giảm 10% – 25%: sa mạc hoá bắt đầu

 Năng suất sản xuất giảm 25% – 50%: sa mạc hoá trung bình

 Năng suất sản xuất giảm >50%: sa mạc hoá nghiêm trọng, trong trường hợp này có sự xuất hiện các rãnh hay ụ cát lớn

4 Tác động của sa mạc hóa.

Tác động của sa mạc hoá đến môi trường sinh thái –tự nhiên:

- Làm suy giảm tính đàn hồi tự nhiên của đất đai, khả năng phục hồi độ phì nhiêu donhững rối loạn của khí hậu

- Làm giảm tính năng sản xuất của đất

- Làm hư hại thảm phủ thực vật, những thực vật ăn được có thể thay thế bằng thực vật không ăn được

- Chất lượng dòng chảy giảm sút, làm gia tăng nguy cơ lụt lội

- Đặc biệt, sa mạc hoá có tác động rất lớn đến sinh thái học

 Do điều kiện khí hậu ở sa mạc rất khắc nghiệt cho nên nơi đây khá nghèo nàn

về chủng loại động, thực vật nói cách khác đa dạng sinh học ở mức thấp

 Sự đa dạng về loài của động – thực vật có liên quan rất mật thiết với nhau và lien quan trực tiếp tới lượng mưa Dưới gốc độ sinh thái học, lượng mưa là yếu

tố rất quan trọng vì nó quyết định đến năng xuất cây trồng và sự phong phú, đa dạng của sinh vật Nhiều tài liệu về năng suất của cây trồng cho thấy ở sa mạc

Trang 10

lượng sinh khối trung bình thường ở mức 0,02 – 0,7 kg chất khô/m2 so với 45 kg/m2 ở vùng nhiệt đới và 30 kg/m2 ở vùng ôn đới.

 Ở vùng bị sa mạc hoá chỉ có những thực vật có tính thích nghi cao mới có khả năng tồn tại điển hình như xương rồng, các cây bụi, cây có gai,… nhưng năng xuất sinh khối của chúng rất thấp

 Sự nghèo nàn của thực vật làm cho động vật không có điều kiện để phát triển Một số loài động vật đặc trưng như chuột, một số loài bò sát, đà điểu,…có cuộcsống gắn liền với lượng sinh khối thực vật là các trảng cỏ, cây than bụi,…thì cókhả năng tồn tại nhưng tình trạng sinh học vẫn rất nghèo nàn Các loài động vật

ở sa mạc cần có những khả năng thích nghi cao để có thể tồn tại trong điều kiệnkhí hậu khắc nghiệt

 Ngoài ra, ở những vùng bị sa mạc hoá dữ dội thì tiểu khí hậu thay đổi theo chiều hướng khắc nghiệt hơn trạng thái ban đầu, hạn hán liên tiếp xảy ra tác động xấu đến chức ngăn giá đỡ của đất, tạo ra một sự du nhập giống loài mới

có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu mới

Tác động của sa mạc hoá đến xã hội và đời sống con người:

- Sa mạc hoá kéo theo sự thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm

Thực tế tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm cao là nhờ vào công nghệsinh học và những cải tiến kỹ thuật canh tác, tuy nhiên sự phân chia không điềudẫn đến một số nơi lạm dụng và khai thác đất thiếu khoa học Dân số Thế giớingày càng tăng, đòi hỏi con người phải tấn công vào tự nhiên, bắt tự nhiên phảiphục tùng một cách vô tội vạ Vì vậy, diện tích đất bị sa mạc hoá ngày một tănglên Dân số gia tăng, sa mạc hoá tăng lên, đất canh tác giảm xuống Đó là hậu quả

về mặt xã hội của nạn sa mạc hoá

- Gia tăng các vấn đề về sức khoẻ do gió mang cát bụi nhiều như các bệnh về đường hô hấp, dị ứng và ảnh hưởng xấu đến tinh thần

Trang 11

- Làm mất nơi sinh sống dẫn đến di cư tìm nơi ở mới.

Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, thì hàng chục triệu người có thể bịmất chỗ ở do quá trình sa mạc hóa

- Sa mạc hóa làm cho diện tích đất đai bị thu hẹp

Theo thống kê từ giữa những năm 1990 đến năm 2000, mỗi năm Trái Đất bị mấtgần 4.000 km2 diện tích đất canh tác bởi tình trạng sa mạc hoá Do đó, diện tích trồngnông nghiệp giảm dẫn đến tình trạng thiếu đói xảy ra thường xuyên ảnh hưởng nghiêmtrọng đến các hoạt động kinh tế chính trị, xóa đói giảm nghèo

Bão cát bụi từ sa mạc hoá:

Các nhà môi trường thế giới mới đây đã cảnh báo các cơn bão bụi sa mạc đang tácđộng xấu đến môi trường toàn cầu

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường Đại học Oxford (Anh), cácphương tiện đi lại của con người, đặc biệt là ô tô trên sa mạc đã khiến những cơn bãobụi trở nên nghiêm trọng hơn Hàng năm các cơn bão cát cuốn bụi từ nơi này sang nơikhác đã gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng Các nhà môi trường thế giới ước tínhmỗi năm trên 3 tỷ tấn bụi từ sa mạc xâm nhập vào khí quyển trái đất Hiện nay, lượngbụi từ sa mạc Sahara tung vào khí quyển cao hơn gấp 10 lần so với cuối thập kỷ 1940 Các nhà môi trường khẳng định, lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăngnhanh hang năm là hậu quả của biến dổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người.Các cơn bão bụi ở Sahara tung bụi đi xa tới 5000km, phá hoại những dải san hô tạivùng biển Caribê, phủ bụi đỏ trên dãy núi Anpơ ở Châu Âu và những cơn mưa đỏ(mưa cát bụi) ở Anh Thông thường thì một cơn bão bụi mang theo từ 20 - 30 triệu tấnbụi và gây ra nhiều loại bệnh cho con người khi nó đi qua như gây ra nhiễm trùng mắt

cùng các vấn đề về hô hấp và dị ứng.

Trang 12

Do đó, việc tăng cường trồng rừng để kiềm chế tác hại của các cơn bão bụi là vôcùng cấp bách Những nỗ lực ở nhiều khu vực Châu Mĩ, Ôxtrâylia, và Trung Quốctrong thời gian qua đã làm giảm tình trạng sa mạc hoá và hậu quả của bão bụi sa mạc.

5 Hiện trạng sa mạc hóa trên thế giới.

Ngày 15/6/2004, Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo Thế Giới đang phải đối mặt với tìnhtrạng sa mạc hoá đang diễn ra với tốc độ đáng báo động , ảnh hưởng đến cuộc sống hàngtriệu người và vấn đề này dường như đang tăng với tốc độ gấp đôi kể từ những năm 1970.Liên Hợp Quốc cho hay năm 1990, chỉ 110 nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa Thế mà đến nay tình trạng sa mạc hóa đã tấn công 168 nước, gây thiệt hại kinh tế tới 490 tỷ mỗi năm và làm mất một diện tích đất gấp ba lần diện tích đất nước Thụy Sĩ

Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vềmôi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992 Trong thông báo nhân kỉ niệm 10 năm ban hành Công ước chống sa mạc hoá, LHQ cảnh báo 1/3 diện tích đất trồng trọt trên Thế Giới có nguy cơ bị sa mạc hoá

Theo đánh giá của UNEP thì diện tích sa mạc hoá đã lên tới 39,4 triệu km2, chiếm 26,3%diện tích đất tự nhiên của Thế Giới và hơn 1 tỷ người trên 100 quốc gia đang phải đối mặtvới tình trạng này

Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệungười dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.Theo tính toán, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích canh tác ở Châu Phi, 1/3 diện tích canhtác ở Châu Á và 1/5 diện tích canh tác ở Nam Mỹ không còn sử dụng được

Sa mạc hoá đã trở thành dạng thiên tai phổ biến trong những thập niên gần đây Các vùnghạn hán trên Thế Giới phần lớn nằm dọc theo vùng chí tuyến Nam, Bắc bán cầu Các samạc lớn trên Thế Giới hiện nay là sa mạc Sahara, Namip (Châu Phi); Gôbi (Trung Quốc),

Trang 13

Arabi (ở Tây Á), và các sa mạc ở Ôxtrâylia… Liên Hợp Quốc đã đưa ra những báo động

về quá trình sa mạc hoá như sau:

- Sa mạc hoá đang đe doạ toàn cầu chiếm khoảng 40% bề mặt trái đất, hơn 250 triệu người bị tác động trực tiếp và 1 tỷ người trong hơn 100 nước bị rủi ro

- Mọi khu vực trên Trái Đất đang phải đối mặt

- Có khoảng 30% diện tích trên Trái Đất là khô hạn và bán khô hạn đang bị sa mạc hoá đe doạ

- Có 18% dân số thế giới đang sinh sống ở vùng có nguy cơ sa mạc hoá Hiện nay, hằng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị sa mạc hoá và mất khả năng canh tác

do những hoạt động của con người

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa mạc hoá:

- Khai thác quá mức chiếm 25,4%

- Chăn thả, phá rừng bừa bãi chiếm 28,3%

- Lấy củi quá mức chiếm 31,8%

Nạn dân số tăng và đốt rừng canh tác nông ngiệp ở vùng nhiệt đới là nguyên do chính củanạn phá rừng Khi đã mất thảm thực vật, hậu quả là đất đai bị xói mòn, mất chất màu vàcuối cùng là biến thành sa mạc Đất bị sa mạc hoá phần lớn là đất chăn nuôi Trong 25%đất đai toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá có 73% đất chăn thả, 47% đất canh tác cómưa và 30% đất canh tác được tưới tiêu

Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn,

và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt Đây là nơi có thời gian hạn hánkéo dài và số dân quá đông, việc chăn thả nhiều và sự quản lý đất lỏng lẻo đã làm cho đấtdần dần trở thành sa mạc, vì thế diện tích sa mạc Sahara đang mở rộng về phía nam Ướctính khoảng 100.000 ha đất biến thành sa mạc mỗi năm ở Châu Phi Khoảng 800 triệungười dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói

Ngày đăng: 03/09/2014, 12:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2:Hạn hán kéo dài - hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới
Hình 2 Hạn hán kéo dài (Trang 6)
Hình 3:Hậu quả của nạn quá rừng - hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới
Hình 3 Hậu quả của nạn quá rừng (Trang 8)
Bảng 1. Phạm vi thoái hoá đất ở Sudan do các tác nhân khác nhau (triệu ha). - hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới
Bảng 1. Phạm vi thoái hoá đất ở Sudan do các tác nhân khác nhau (triệu ha) (Trang 15)
Bảng 2. Phân bố vùng đất đang bị sa mạc hoá ở Việt Nam - hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới
Bảng 2. Phân bố vùng đất đang bị sa mạc hoá ở Việt Nam (Trang 19)
Hình 4:Cảnh người dân khốn khổ vì sa mạc hóa ở Ninh Thuận - hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới
Hình 4 Cảnh người dân khốn khổ vì sa mạc hóa ở Ninh Thuận (Trang 20)
Bảng 3. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hoang mạc hoá tại Ninh Thuận. - hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới
Bảng 3. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hoang mạc hoá tại Ninh Thuận (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w