Tiết 22 chuyện cũ trong phủ chúa trịnh

7 9.1K 26
Tiết 22  chuyện cũ trong phủ chúa trịnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ngữ văn lớp 9 năm 2014 có từ tiết 1 đến tiết 30 chuẩn cực hay,các bạn vào xem ngữ văn 9 học kì 1 đầy đủ nội dung chi tiết cho học sinh lớp 9, giáo viên soạn giáo án ngữ văn lớp 9 có cả cá tiết kiểm tra, trả bài, dàn ý để viết văn, giúp học sinh giáo viên chuẩn bị bài tốt hơn, có tài liệu bổ ích hơn

Ngày soạn 18/ 09/ 2011 Ngày dạy 9A: 21 / 09 / 2011 9B: 21/ 09 / 2011 Tiết 22 Văn bản CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích “ Vũ trung tuỳ bút” – Phạm Đình Hổ) 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại. - Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. b. Kĩ năng - Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại. - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh. c. Thái độ - Phê phán XH cũ, yêu quí cuộc sống hôm nay. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV: N/c soạn bài. b. Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi Qua tìm hiểu truyện: Chuyện người con gái Nam Xương em hiểu gì về nhân vật Vũ Nương? * Đáp án: - Vũ Nương + Thuỳ mị, nết na tư dung tốt đẹp. + Luôn giữ gìn khuôn phép. + Thương yêu chồng con. + Chăm sóc gia đình nhà chồng chu đáo. + Bị chồng nghi oan  tự vẫn.  Bi kịch của VN là lời tố cáo XHPK  niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của người phụ nữ bất hạnh. * Giới thiệu bài (1’) Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đại Lê - Trịnh phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng lộng hành của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò: nếu Ngô Gia Văn Phái chọn thể loại tiểu thuyết LS, Lê Hữu Trác chọn thể kí sự thì Phạm Đình Hổ lại chọn thể tuỳ bút với cốt truyện đơn giản kết cấu bố cục tự do tuỳ theo cảm xúc mà ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong 88 mẫu chuyện nhỏ… chúng ta cùng tìm hiểu. 86 b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Nội dung ghi bảng H ? G ? G G H G ? H ? H ? Đọc chú thích sgk Nêu một số nét cơ bản về TG ? VH, triết học, lịch sử, địa lí…Tất cả đều bằng chữ Hán. Nêu những hiểu biết của em về tập “ Vũ trung tuỳ bút ” ? Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm.(SGV / T61) Nêu yêu cầu đọc: Giọng kể, như thủ thỉ tâm tình như lời oán thán và sự căm phẫn. Đọc, nhận xét. Giải nghĩa một số từ khó. Thể loại của VB ? Là một loại bút kí thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản (thậm chí không có truyện) kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết. Tuỳ bút trung đại không hoàn toàn giống với tuỳ bút hiện đại (Cô Tô, Cây tre VN). Bố cục của văn bản? Từ đầu  triệu bất tường => Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm. Còn lại => Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. Khi ghi chép những truyện xảy ra trong phủ chúa Trịnh tác giả đã kể theo ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể đó? I. Đọc và tìm hiểu chung ( 10 ’ ) 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. - Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) sống vào thời buổi đất nước loạn lạc. Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị. - Vũ trung tuỳ bút viết đầu đời Nguyễn (TK XIX) đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội. - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một áng văn xuôi giàu hiện thực. 2. Đọc văn bản. - Thể loại: Tuỳ bút. 3. Bố cục: 2 phần 87 H H ? ? G ? H ? ? H ? H Ngôi kể thứ 3 đảm bảo tính khách quan cho sự ghi chép. Chú ý đoạn 1, 2. Tìm những chi tiết và sự việc thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh ? Cái thú chơi cây cảnh của chúa được ghi lại bằng những sự việc gì? Mô tả lại cảnh lấy cây cảnh của chúa theo SGK T61. máy chiếu Có khi lấy cả cây đa to… Qua những sự việc đó em thấy chúa Trịnh đã thoả mãn thú chơi cây cảnh của mình theo cách nào ? Dùng quyền lực để cưỡng đoạt. Không ngại tốn kém công sức của mọi người. Em có suy nghĩ gì về cách hưởng thụ đó ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích vừa PT ? Tác dụng ? Đọc đoạn: “mỗi khi đêm thanh vắng -> triệu bất tường ” – máy chiếu. Em hình dung ra đó là cảnh tượng như thế nào ? Rùng rợn, bí hiểm, ma quái. Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở nhưng khu vườn rộng đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch” lại được bày vẽ tô điểm như “bến bể đầu non” nhưng âm thanh lại gợi cảm II. Phân tích 1. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh. (8 ’ ) - Xây dựng đền đài, cung điện liên miên hao tiền tốn của. - Thú chơi đèn đuốc : dạo chơi 3, 4 lần…binh lính dàn hầu vòng quanh… bày trò lố lăng, tốn kém. - Bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, hoa cây cảnh khắp chốn nhân gian chúa đều thu lấy. -> Không phải là sự hưởng thụ cái đẹp một cách chính đáng mà là sự chiếm đoạt. -> Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của TG, có liệt kê, miêu tả tỉ mỉ cho ta thấy rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm. 88 ? H ? H ? G ? H ? H ? H giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải là cảnh đẹp yên bình, phồn thịnh. Cảm xúc chủ quan của TG đến đây mới được bộ lộ nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường”. “ triệu bất tường” là gì? Điềm gở, điềm chẳng lành nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến việc ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của dân lành…Sau đó không lâu thì Thịnh Vương mất. Suy nghĩ của em về cảnh trong phủ chúa ? Đọc “ bọn tham quan hết” Tác giả đã thuyết minh thủ đoạn “ nhờ gió bẻ măng” của bọn “hoạn quan cung giám” như thế nào ? Biên hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng vua chúa)  Thủ đoạn tinh vi… Thủ đoạn này đã gây tai hoạ như thế nào cho người dân lành ? Bỏ của chạy “tội” tự đập bỏ, phá bỏ cây cảnh, non bộ để khỏi gây tai hoạ -> Đau xót trước thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng. Kết thúc đoạn văn này TG kể lại một sự việc xảy ra ở GĐ mình đó là sự việc gì? Mẹ của TG sai người chặt hai cây lựu và một cây lê quý. Tác dụng của cách dẫn dắt truyện qua chi tiết đó? Tăng tính thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả ghi chép ở trên đông thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú, sinh động. Cảm xúc của TG (bất =>Trong phủ chúa không phải là một cảnh đẹp yên bình, phồn thịnh mà gợi một cái gì đang tan tác, đau thương, báo trước sự suy vong của một triều đại. 2. Sự tham lam nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa. (8 ’ ) - Lợi dụng uy quyền của chúa để vơ vét của cải trong thiên hạ. + Dò xét của quý của dân lành. Đêm cho lính đến lấy rồi buộc tội dân doạ lấy tiền. + Phá nhà, đập tường. 89 ? H ? G ? G ? H ? H bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo qua đó. Từ đó, em cảm nhận được sự thật nào trong phủ chúa ? Từ vua Lê đến chúa Trịnh đều ăn chơi xa hoa, không chăm lo đến đời sống của nhân dân mà còn đẩy họ vào cảnh khốn cùng bởi sưu thuế, phu phen và cả những thú chơi tao nhã của họ cũng bị tước đoạt => Chế độ phong kiến bạo tàn ắt sẽ bị sụp đổ bởi làn sóng căm phẫn của nhân dân…mà sau này nghĩa quân Tây Sơn đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ ấy… Yếu tố nghệ thuật nào làm nên sự thành công của đoạn trích? Từ nghi lễ của chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những âm thanh khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại Em cảm nhận gì về thái độ và tình cảm của tác giả ? Thái độ yêu ghét rõ ràng của nhà văn, ông đứng về phía nhân dân để phản ánh hiện thực xã hội-> tư tưởng tiến bộ=> Tính nhân văn của tác phẩm… Đoạn trích đã giúp em hiểu gì về tình cảnh nước ta thời Lê Trịnh? Phản ánh chân thực xã hội Việt Nam thời Lê Trịnh: Vua chúa ăn chơi xa đoạ, nhân dân cùng cực…=> Sự cảm thông, thương xót trước cảnh khốn cùng của người dân… Qua văn bản, em hiểu gì về Phạm Đình Hổ PĐH là cây bút hiện thực, mỗi trang viết => Trong phủ chúa: vua nào tôi ấy tham lam, lộng hành, mặc sức vơ vét của dân. III. Tổng kết . (8’) 1. Nghệ thuật. - Lựa chọn ngôi kể phù hợp. - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất, sự việc, con người. - Miêu tả sinh động. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. 2. Nội dung. 90 H của ông là một bức tranh thu nhỏ của xã hội đương thời -> tính nhân văn sâu sắc… Đọc ghi nhớ. Ghi nhớ / sgk c. Củng cố, luyện tập (4’) GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nội dung của đoạn trích trong SGK trang 63. * Định hướng: - Hiện thực xã hội phong kiến: + Thái độ của vua, chúa, quan lại… + Cuộc sống của nhân dân: đời sống vật chất? đời sống tinh thần? - Bài tập trắc nghiệm: 1.Thể loại của văn bản là: A. Tiểu thuyết chương hồi C.Truyền kì B.Tuỳ bút D.Truyện ngắn 2. Ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh? A. Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài. B. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ. C. Chúa sai nhiều người thu mua và cướp đoạt những vật quí trong thiên hạ. D. Cả A, B, C đều đúng. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Học và nắm chắc nội dung bài học. - Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩm Vũ trung tùy bút. - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. - Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong vb. - Soạn bài Hoàng Lê Nhất thống chí. 91 Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, dễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bể, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường 92 . của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh. - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. . cục tự do tuỳ theo cảm xúc mà ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong 88 mẫu chuyện nhỏ… chúng ta cùng tìm hiểu. 86 b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động. Ngày soạn 18/ 09/ 2011 Ngày dạy 9A: 21 / 09 / 2011 9B: 21/ 09 / 2011 Tiết 22 Văn bản CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích “ Vũ trung tuỳ bút” – Phạm Đình Hổ) 1. Mục tiêu a. Kiến thức

Ngày đăng: 01/09/2014, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan