1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

các quy trình vô khuẩn chuẩn bị cuộc mổ

13 5,6K 75

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 585,1 KB

Nội dung

Kíp mổ sau khi rửa tay mặc áo mổ thì nên tạo ra một khu vực vô khuẩn hợp lí khu vực vô khuẩn: khoảng không gian bao gồm bệnh nhân, các thành viên tham gia phẫu thuật, bàn dụng cụ phẫu t

Trang 1

I Lịch sử

Phẫu thuật vào thế kỉ 19 gặp phải 4 vấn đề khó khăn : đau, nhiễm trùng, kĩ thuật lạc hậu và những thay đổi không giải thích được của sinh bệnh học của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật

16-10-1846, William Morton gây mê thành công cho bệnh nhân phẫu thuật với ether ở Boston

Vào đầu những năm 1840, trước thời kì phát hiện ra vi khuẩn, tỉ lệ tử vong có liên quan đến nhiễm khuẩn khoản 40-59% Semmelweis, một bác sĩ sản khoa, sau

đó đã tìm ra nguyên nhân gây ra là do những chất trên tay bác sĩ thăm khám có liên quan đến sự lây nhiễm Năm 1847, ông đề xuất rửa tay bắt buộc đối với các bác sĩ

và sinh viên thăm khám bệnh nhân và giữa các lần thăm khám các bệnh nhân khác nhau Tỉ lệ tử vong có liên quan đến nhiễm khuẩn hậu sản giảm từ 14,5% xuống chỉ còn 1,2%

William S Halsted, một phẫu thuật viên ở bệnh viện Johns Hopkins University,

là người phát minh ra găng tay phẫu thuật, làm giảm nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật

II QUY TẮC CƠ BẢN TRONG PHÒNG MỔ:

Chỉ những người thật sự cần thiết mới nên ở lại phòng mổ

Tránh các hoạt động gây ra nguồn không khí ô nhiễm ( nói chuyện, cười đùa, hắc hơi hay đi vòng vòng xung quanh) Không khí trong phòng mổ phải yên tĩnh, nói chuyện hay di chuyển trong phòng mổ phải ở mức tối thiểu

Khi bước vào phòng mổ, phải mặc áo và mang giày chỉ dành riêng cho phòng

mổ Phải mang nón, khẩu trang che phủ toàn bộ tóc, miệng và mũi Không được mặc những đồ này ra bên ngoài khu vực phòng mổ

Cửa phòng mổ phải luôn luôn đóng

Trang 2

Chỉ được tham gia vào cuộc mổ sau khi đã rửa tay vô khuẩn Không được mang

nữ trang, đồng hồ, nhẫn Móng tay nên cắt ngắn và sạch sẽ, không được sơn móng tay

Kíp mổ sau khi rửa tay mặc áo mổ thì nên tạo ra một khu vực vô khuẩn hợp lí ( khu vực vô khuẩn: khoảng không gian bao gồm bệnh nhân, các thành viên tham gia phẫu thuật, bàn dụng cụ phẫu thuật vô khuẩn và bất kì dụng cụ phẫu thuật nào

đã được trải khăn vô khuẩn cho cuộc mổ)

Những người chưa mặc áo mang găng phẫu thuật không vào khu vực vô khuẩn

và không chạm vào người của kíp mổ Không được chạm vào bất kì bề mặt vô khuẩn nào Chỉ nên xử lí khi cóhỗ trợ của dụng cụ vô trùng

Các thành viên của kíp mổ phải luôn mặt đối mặt, không bao giờ nhìn thấy lưng của người khác Phải quay mặt vào phẫu trường trong bất kì thời điểm nào của phẫu thuật

III CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ

Đồng phục phẫu thuật đóng vai trò như hang rào bảo vệ bệnh nhân nhiễm khuẩn phẫu thuật Đồng phục này gồm: nón, mắt kính bảo vệ, khẩu trang, áo choàng, găng tay, giày và tạp dề chống thấm

Nón và khẩu trang phẫu thuật:

Nón phải che phủ tóc hoàn toàn

Khẩu trang che phủ miệng, mũi, khít với sống mũi, đến hai bờ má và phủ dưới cằm

Trang 3

IV RỬA TAY NGOẠI KHOA (Video clip đi kèm)

Tháo hết nhẫn, đồng hồ, trang sức

Mở vòi nước và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp

Rửa lần lượt 2 bàn tay đến trên khuỷu tay 5cmm với xà phòng

Mở túi đựng bàn chải và cây dũa móng tay

Dùng cây dũa móng tay làm sạch móng tay và phần dưới móng, bỏ cây dũa móng Cho xà phòng vào lòng bàn tay

Dùng bàn chải bắt đầu chà rửa 2 tay : từ đầu ngón đến khuỷu tay

+ chải các móng tay và các đầu ngón tay ( đánh 30 lần), chải các ngón tay cùng bên, chải 4 mặt của ngón tay mỗi mặt 10 lần

+ chải 4 mặt của bàn tay, mỗi mặt 20 lần

+ tiếp tục các bước tương tự với bàn tay bên kia

+ chải 4 mặt cẳng tay 2 bên, mỗi mặt 20 lần

+ chải khuỷu tay và trên khuỷu 5cm 2 bên

Bỏ bàn chải

Rửa sạch xà phòng bằng nước, lần lượt từ bàn tay đến khuỷu tay

Rửa tay lại bằng dung dịch sát khuẩn

Chú ý trong suốt quá trình, bàn tay luôn cao hơn khuỷu tay

Nếu không đếm số lần chải thì đếm thời gian: tổng thời gian rửa tay là 5 phút Móng tay và ngón tay 30 giây, bàn tay 1 phút 30 giây, mỗi bên cẳng tay và khuỷu tay 30 giây

Trong quá trình rửa tay, nếu chạm tay vào bất kì vật nào không vô khuẩn thì rửa lại chỗ đó 1 phút

Trang 4

Áp 2 lòng bàn tay vào nhau, để trước ngực Đi vào phòng mổ, dùng vai hoặc chân mở cửa phòng mổ

Dùng khăn vô khuẩn lần lượt lao khô ,đối xứng 2 bên từ bàn tay đến khuỷu tay Chú ý mỗi mặt khăn chỉ lau một bên tay

*RỬA TAY KHÔNG DÙNG BÀN CHẢI:

Theo AORN: Sử dụng bàn chải cho phẫu thuật thì không cần thiết và rửa với bàn chải làm tăng sự tổn thương da

Rửa tay theo khuyến cáo của AORN: rửa giống như trên nhưng không dùng bàn chải mà dùng một miếng xốp không san chấn ( chỉ sử dụng bàn chải để rửa móng tay và các phần dính bụi bẩn nhìn thấy) Rửa tay lại với nước vô khuẩn Rửa lại dung dịch sát khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Trang 5

V MẶC ÁO MỔ:

Áo mổ luôn được xếp sau cho mặt trái ra ngoài, mặt ngoài của áo được xếp quay vào trong Tuyệt đối không được chạm vào mặt ngoài của áo

Phẫu thuật viên cầm áo và đi ra khu vực trống, mặt hướng vào phẫu trường Không để áo chạm vào bất cứ vật gì

Giữ 2 mép của bờ cổ áo, giơ lên đủ cao sao cho khi buông ra áo không được chạm vào sàn Khi buông áo tránh áo chạm vào cơ thể

Giữ mặt trong cổ áo, mở áo ra, không để chạm vào vật gì không vô khuẩn

Trang 6

Rung lắc nhẹ áo, để áo mở ra Đưa 2 tay vào bên trong tay áo.Phải giữ 2 cánh tay trên cao ngang ngực

Người phụ sẽ đứng sau lưng, nắm mặt trong cổ áo kéo áo lên trên vai, đúng vị trí và cột các dây phía sau áo Áo sẽ được kéo lên phủ hết vai, tay áo kéo lên đến

cổ tay

Áo có khẩu trang đi kèm thì mang khẩu trang, đưa dây cột cho người phụ

Cột dây áo ở hông:

+ Nếu dây cột ở 2 bên phía hông thì người phụ tự cột lấy

+ Nếu dây cột phía trước: Đưa dây cột phía trước cho người phụ Tránh chạm tay vào áo và tay người phụ Người phụ cầm dây cột áo phía trước, không được chạm vào áo, và cột lại

Trang 8

VI MANG GĂNG VÔ KHUẨN:

Mang găng vô khuẩn sau khi rửa tay, mặc áo vô khuẩn

Có 2 cách mang găng:

Trang 9

Dùng bàn tay được che phủ bởi cánh tay áo của mình để lấy 1 cái găng tay Đặt găng tay lên cánh tay kia, các ngón của găng tay hướng lên vai, lòng găng tay úp xuống trên cổ tay, ngón cái của găng tay đối diện với ngón tay của bàn tay (hình a)

Đặt cho đầu của cổ găng tay nằm ngay mí ráp của cổ tay áo rồi dùng ngón trỏ

và ngón cái của bàn tay có che kín cổ tay áo để nắm lại

Dùng 1 tay nắm lấy bìa của cổ găng nằm trên mí ráp của cổ tay áo và tay kia nắm giữ lấy bìa phía trên của cổ găng, phải cẩn thận để không bị tuột các ngón tay

ra (hình b)

Nắm bìa phía trên của cổ găng tròng vào bàn tay Dùng tay kia đã được bao kín bằng tay áo nắm bìa cổ găng tay và mối ráp nối của cổ cánh tay áo và kéo tròng găng vào bàn tay (hình c)

Xong 1 bàn tay tiến hành mang găng cho bàn tay bên kia cũng theo cách trên (hình d - h)

Găng đã mang xong và các cổ tay áo được các cổ găng giữ chặt (hình i)

2 Mang găng hở

Cổ tay áo kéo vừa qua các ngón tay

Dùng tay phải mở bao găng, cầm ngay mí găng gấp ngược găng trái ra (hình c) Tay phải kéo găng trùm vào bàn tay trái (vẫn để cổ găng lộn ngược ra y như vậy) (hình d)

Dùng các ngón tay trái (đã mang găng) đưa vào cổ găng bàn tay phải nơi gấp ngược lấy găng ra, trùm vào bàn tay phải (hình e)

Sau đó kéo cổ găng tay phủ lên cổ tay áo choàng (hình g)

Trang 10

e) g)

Trang 11

Hình ảnh mang tay hở Lưu ý:

Cổ găng phải trùm ngoài cổ tay áo choàng để không hở cổ tay của người mổ Sau khi mang găng xong 2 tay thì để tay trước ngực hoặc có thể phủ 1 khăn vô khuẩn nếu vì lý do gì đó chưa tiến hành ngay cuộc mổ

3.3 Cởi găng sau mổ

Trang 12

Tay còn mang găng cầm mặt ngoài của găng chỗ cổ tay kéo nhẹ ra Tay đã cởi găng rồi cầm mặt trong của găng còn lại kéo nhẹ ra

VII SÁT TRÙNG DA - TRẢI KHĂN PHẪU THUẬT:

1 Sát trùng da:

Tất cả dụng cụ dùng để sát khuẩn đều phải vô trùng ( gòn, gạc, kẹp gạc)

Vùng sát khuẩn phải đủ rộng phù hợp với vùng phẫu thuật và cả vùng dự định dẫn lưu

Sử dụng các chất sát khuẩn, thường là povidone-iodine (betadine, povidine) ít nhất 2 lần ( thường là 3 lần) Dung dịch cồn đôi khi cũng được sử dụng với những trường hợp da nhạy cảm với povidone-iodine

Vị trí bắt đầu sát khuẩn là chính xác tại vị trí đường mổ, sau đó đi ra ngoài với những đường tròn đồng tâm Khu vực đã sát khuẩn rồi sẽ không trở lại với cùng một miếng gạc đã sát khuẩn

Những vị trí da gấp nếp phải được sát khuẩn lại sau khi đã tiến hành xong việc sát khuẩn thong thường

2 Trải khăn phẫu thuật:

Sau khi sát khuẩn da xong, phần phẫu trường phải được cách ly với các phần khác của bệnh nhân để tránh nhiễm bẩn

Trải khăn phẫu thuật sau khi phẫu thuật viên đã mặc áo mang găng vô khuẩn Khăn phẫu thuật có 2 loại : sử dụng một lần và sử dụng nhiều lần sau khi được hấp vô trùng

Việc trải khăn thường được phẫu thuật viên phụ và điều dưỡng vòng trong thực hiện

Các bước tiến hành:

Tấm khăn đầu tiên được trải phía dưới cách ly chân bệnh nhân

Đặt bàn Mayo vào phía cuối của bàn phẫu thuật, trải khăn phủ bàn Mayo

Trang 13

Lần lượt trải 2 tấm khăn hai bên

4 tấm khăn này sẽ được giữ lại với nhau bởi các kẹp khăn( Backhaus towel clip) Khoảng trống giữa 4 tấm khăn tạo thành phải nhỏ hơn và nằm hoàn toàn trong vùng đã được sát khuẩn

Trải một tấm khăn có lỗ lên toàn bộ các tấm khăn đã trải

Ngày đăng: 31/08/2014, 13:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh mang tay hở  Lưu ý: - các quy trình vô khuẩn chuẩn bị cuộc mổ
nh ảnh mang tay hở Lưu ý: (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w