- Dùng để kẹp cầm máu phẫu trường nhỏ.. Kẹp Allis Kẹp răng chuột: - Dạng đặc thù với mấu răng nhọn ở đầu cành như răng chuột.. - Dùng để kẹp giữ mô bỏ đi, kẹp mô dưới da bộc lộ phẫu trư
Trang 1A MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này SV phải:
1 Gọi tên đúng của các dụng cụ cơ bản trong phẫu thuật
2 Diễn giải đúng công dụng của các dụng cụ cơ bản trong phẫu thuật
B PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu: 5’
- Lý thuyết: 20’
- Thực hành: 50’
- Tổng kết: 15’
C NỘI DUNG
1 DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ CẮT:
1.1 Dao:
- Lưỡi và cán liền nhau: Dao Bistouri
+ Dễ sử dụng cứng rắn
+ Phải mài khi sử dụng lại
- Lưỡi và cán rời nhau, lắp lại khi sử dụng (Bistouri – American): rất thông dụng và phổ biến Có hai nhóm cán dao và lưỡi dao:
+ Cán số 3 và số 7 tương ứng lưỡi dao số 10,11,12,14,15…
+ Cán số 4 tương ứng lưỡi dao số: 20,21,22,,,
Dao Bistouri – American cán số 3 Dao Bistouri – American cán số 4
DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHẪU THUẬT
Trang 2- Kéo MayO: có kéo thẳng, kéo cong, 2 cành cứng rắn, gờ cứng, dầy, dùng để cắt mô dai chắc (như cân cơ, cơ,…)
- Kéo cắt chỉ: có nhiều hình dạng:
+ Kéo cắt chỉ 2 đầu nhọn: cắt ngoài da
+ Kéo cắt chỉ 1 đầu bầu, 1 đầu nhọn: cắt ngoài da
+ Kéo cắt chỉ 2 đầu bầu: cắt chỉ trong sâu
Kéo cắt chỉ 2 đầu nhọn Kéo cắt chỉ 2 đầu bầu
Trang 3- Kéo cắt chỉ thép: 2 cành rất ngắn, chỉ dùng để cắt chỉ thép
- Kéo cắt băng: kéo Lister, 1 đầu tù, 1 đầu nhọn, dùng để cắt băng gạc
2 DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ KẸP:
2.1 Kẹp Halsted (kẹp Mosquitoes):
- Có hai hình dạng: thẳng và cong
- Mũi nhọn, răng chiếm hết cành
- Dùng để cầm máu, bóc tách phẫu trường nhỏ, nông
Trang 42.2 Kẹp Kelly:
- To hơn kẹp Halted
- Có hai hình dạng: thẳng và cong
- Răng to, chiếm ½ cành
- Dùng để kẹp cầm máu phẫu trường nhỏ
- Rất thông dụng, dùng để kẹp cầm máu, bóc tách
2.3 Kẹp Crile:
- Tương đương kẹp Kelly
- Có 2 hình dạng: thẳng và cong
- Răng thô chiếm hết cành
- Dùng để bóc tách, cầm máu diện cắt
Trang 5
2.4 Kẹp Rochester – Pean:
- To hơn kẹp Crile và tương tự kẹp Crile
- Răng thô hơn, chiếm hết cành
- Dùng cầm máu diện cắt rộng, kẹp mô bỏ đi, kẹp giữ
2.5 Kẹp Rochester – Carmalt:
- To như kẹp Rochester – Pean
- Răng ở đầu cành đan chéo, răng dọc xuôi cành
- Công dụng như kẹp Rochester – Pean
2.6 Kẹp ruột (Clamp intestinal):
- Cành dài mảnh khảnh
- Có hai hình dạng thẳng và cong
- Răng xuôi hoặc xéo, hoặc đan chéo
- Dùng để kẹp ruột mà không gây tổn thương thành
ruột
2.7 Kẹp Babcock:
- Rất đặc thù, đầu kẹp được uốn vòng đặc biệt với khe hình tam giác
- Dùng kẹp ruột thừa, kẹp dạ dày, vén tạng rỗng
Trang 6
2.8 Kẹp Kocher:
- Có hai hình dạng: thẳng và cong
- Tương tự như kẹp Crile nhưng có mấu nhọn ở đầu 2 cành
- Dùng để kẹp giữ mô bỏ đi
2.9 Kẹp Allis (Kẹp răng chuột):
- Dạng đặc thù với mấu răng nhọn ở đầu cành như răng chuột
- Dùng để kẹp giữ mô bỏ đi, kẹp mô dưới da bộc lộ phẫu trường
2.10 Kẹp xà mâu (Pine Right – angle):
- Răng chiếm ½ cành, đầu cành được uốn vuông góc với thân cành
- Dùng đẻ bóc tách mạch máu, thần kinh, niệu quản
Trang 72.11 Kẹp hình tim (Pince – en – Coeur):
- Đặc thù, đầu kẹp được uốn vòng hình tim
- Cầm máu trong sản khoa
2.12 Kẹp gắp sỏi:
- Đặc thù, đầu uốn cong nhiều dạng tương ứng hình dạng đường mật, đương niệu
- Đầu có thể hình thìa hay hình vợt
- Dùng để gắp sỏi đường mật, đường niệu
2.13 Kẹp khăn (fixe champ):
- Hai đầu kẹp rất nhọn, dạng như hai càng cua
- Dùng để kẹp giữ khăn mổ
- Kẹp phải luôn bấm nếu không dùng đến vì rất dễ bị đâm vào tay
Trang 8
2.14 Kẹp gạc (Porte Tampon) hay kẹp đầu vợt:
- Hình dạng giống kẹp hình tim nhưng dài hơn, đầu kẹp hình vợt có răng hoặc không
- Dùng để gắp bông, gạc; Kẹp không có răng dùng để vén tạng
2.15 Kẹp Bulldog:
- Kẹp giữ mạch máu trong phẫu thuật khâu nói mạch máu
3 DỤNG CỤ ĐỂ KHÂU MAY:
3.1 Kẹp mang kim (Porte aiguille):
- Thân kẹp dài, cành ngắn và cứng rắn, đầu cành có nhiều răng mịn dọc, chéo, đan chéo
- Dùng để kẹp kim khi khâu may
Trang 9
3.2 Kẹp phẫu tích (Pine à disequée):
- Hình dạng như cây nhíp, đi cùng với kẹp mang kim, có dạng dài dạng ngắn
- Có 2 loại:
+ Kẹp phẫu tích không mấu: dùng để giữ kim, mô mềm mại
+ Kẹp phẫu tích có mấu: dùng giữ kim, kẹp giữ da, kẹp giữ mô cứng chắc (cân)
3.3 Kim:
- Kim thẳng: thường có tiết diện đầu hình tròn
+ Nhiều kích cỡ
+ Liền chỉ (serti) hoặc sỏ chỉ
+ Uốn được hoặc không uốn được
- Kim cong:
+ Nhiều kích cỡ, nhiều độ cong
+ Liền chỉ hoặc sỏ chỉ hoặc ấn chỉ
+Tiết diện đầu hình tròn: Thường gọi là kim tròn, dùng để khâu bên trong cơ thể + Tiết diện đầu hình tam giác: thường gọi là kim tam giác, dùng để khâu da
3.4 Chỉ:
Nhiều cỡ số, gọi theo số 0, số 0 càng nhiều sợi chỉ càng nhỏ và ngược lại
Chỉ tan: cơ thể có khả năng hấp thụ, thời gian hấp thụ tùy loại chỉ từ 7-14 ngày, đến 30-90 ngày
+ Chỉ tan nhanh: chỉ plain
+ Chỉ tan vừa: Chromic
+ Chỉ tan chậm: Chỉ Safil, chỉ Vicryl…
Chỉ không tan: không hấp thụ, thường khâu da, đôi khi khâu bên trong cơ thể
+ Chỉ Silk
+ Chỉ Cotton
Trang 10- Thân trơn láng, uốn vuông góc,
hai đầu không cân xứng, có nhiều cỡ, luôn đi từng đôi
- Dùng để banh phẫu trường nông
4.2 Banh Hartmann:
- Hình dạng là thanh kim loại tròn khép kín,
uốn cong hình Z, khá mảnh khảnh
- Dùng để vén phúc mạc,
banh bụng tạm thời trong thì thám sát
4.3 Banh Richarson:
- Hình dạng vững chắc, có nơi tựa để cầm, với một đầu banh, với 2 đầu banh, bảng banh phẳng và rộng
- Dùng để banh bụng
4.4 Banh Deaver:
- Hình như dấu hỏi với bảng banh phẳng
- Dùng để vén tạng (như gan, lách)
Trang 11
4.5 Banh malleable:
- Là một mảnh kim loại dẻo có thể uốn được hình dạng mong muốn, rất tiện dụng
- Dùng để banh bụng che chắn các tạng bên trong bụng, che ruột trong thì đóng bụng…
4.6 Banh Balfour (mỏ neo):
- Hình dạng như mỏ neo, nhiều cỡ to nhỏ, bảng banh rất to và phẳng, thường đi chung với bộ banh tự động (Gosset)
- Dùng để banh bụng, vén tạng như: Bàng quang trong sản khoa hay phẫu thuật vùng bụng dưới Đôi khi vén dạ dày và ruột về phía trên vùng thượng vị
4.7 Banh tự động Gosset:
- Cành banh như banh Hartmann, được lắp chung với banh Balfour trong cùng hệ thống ốc vis, có thể tăng giảm biên độ banh
- Dùng để banh bụng không phải dùng lực tay kéo liên tục
Trang 12
4.8 Banh Volkmann:
- Hình dạng như cái bồ cào “lão trư”
- Dùng để banh cơ
4.9 Banh hầu (banh Pharynx):
- Là một banh tự động
- Dùng để banh vùng hầu họng, da đầu
5 CÁC DỤNG CỤ THÔNG THƯỜNG KHÁC:
5.1 Các đầu ống hút:
Để lắp vào dây hút, hút dịch máu trong lúc mổ xẻ
- Đầu ống hút Poole: có vỏ với nhiều lỗ nhỏ lắp vào một nòng, dùng hút trong phẫu thuật ngực bụng
Trang 13
- Đầu ống hút Yankauer: hình dáng đặc thù, dùng hút dịch trong phẫu thuật ngực bụng
- Đầu ống hút Frazier: mảnh khảnh, dùng hút dịch ở phẫu thuật mặt, tai mũi họng,…
5.2 Bộ Krisaber:
Gồm thông nòng, nòng trong, nòng ngoài Có nhiều cỡ số, dùng để đặt vào khí quản trong phẫu thuật khai khí đạo
5.3 Kim Trocar:
- Gồm nòng trong là một kim to nhọn, nòng ngoài hình ồng như một ống thông
- Dùng để chọc thăm dò, dẫn lưu tràn dịch màng phổi…
Trang 145.4 Bộ Michel:
- Kiềm bấm kim Michel, gỡ kim
- Kim Michel
- Dòng kẹp da thay cho khâu da
5.5 Que thăm dò vết thương:
- Que Probe, mềm mại, dễ uốn, dễ thăm dò vết thương, để dò đường dò hậu môn
5.6 Kềm gặm xương (Pince Gouge):
- Kẹp to, cành và thân cứng rắn hình dạng như cây kềm
- Dùng để gặm xương
Trang 15
D THỰC HÀNH:
- Lần 1: 40 phút
SV chia thành nhóm , mỗi nhóm 2 SV học nhận biết dụng cụ phẫu thuật cơ bản
- Lần 2: (10 phút)
+ Chọn 1 SV cho nhận biết 1 số dụng cụ phẫu thuật cơ bản
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến
- CBG nhận xét và tổng kết (15 phút)
E ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bài giảng phẫu thuật thực hành
2 Cẩm nang phòng mổ