1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUY TRÌNH sản XUẤT NHÔM

10 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 465,03 KB

Nội dung

Đây là quy trình sản xuất nhôm được viết theo mức độ chuẩn hoá cho công ty vừa và nhỏ sản xuất nhôm thanh định hình. QUy trình xác lập từ giai đoạn đầu tiên là chọn nguyên liệu đầu vào và xử lý môi trường. Thích hợp để ứng dụng trong sản xuất cũng như làm đề tài tham khảo cho các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật chế tạo, quản lý công nghiệp

Trang 1

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÔM

A. QUY TRÌNH TỔNG THỂ

Trang 2

B. NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO

I. LỰA CHỌN SUPPLIER

- Khả năng cung cấp đều đặn số lượng phế liệu

- Chất lượng phế liệu( 6061, 6063 )

- Giá cả thấp nhất có thể

- Thời gian giao hàng

- Ưu tiên nhà cung cấp chấp nhận công nợ

II. LỰA CHỌN PHẾ LIỆU ĐẦU VÀO

- Hàm lượng nhôm cao

- Ít lẫn tạp chất, ưu tiên dập thành khối

- Dễ vận chuyển khi bỏ vào lò nấu

- Loại bỏ các tạp chất độc hại trong phế liệu

- Làm sạch

- Ép khối theo chuẩn lò

III. QUY TRÌNH NẤU NHÔM

1. Quy trình đốt lò

- Thời gian vận hành trước khi cho phế liệu vào nấu

- Ưu tiên phương pháp tiết kiệm dầu

- Quản lý khói thải, đảm bảo môi trường xung quanh

2. Quy trình chuẩn bị

- Quản lý nguyên liệu đốt đảm bảo luôn đủ để vận hành lò

- Quản lý phế liệu, đảm bảo không thiếu nguyên liệu nấu khi có lệnh sản xuất

- Đảm bảo ép khối, gom phế liệu, tiết kiệm diện tích kho bãi

- Đảm bảo nhân sự của các ca nấu

- Kiểm tra khuôn, máy móc thiết bị lò, bể nước, hệ thống xử lý khói thải thường xuyên, định kỳ

- Sửa chữa, bảo trì đúng, đủ, đảm bảo lò luôn vận hành tốt, kịp tiến độ

3. Quy trình nấu

- Đảm bảo khâu tiếp nguyên liệu nấu( phế liệu nhôm) theo từng mẻ lò

- Đảm bảo luôn đủ các hợp chất sẽ được pha vào theo tỉ lệ để ra sản phẩm nhôm

- Đảm bảo quy trình sục khí, pha chế hợp chất đúng khoa học, tạo sản phẩm đồng đều

- Đảm bảo đúng thời gian, nguyên tắc nấu để chất lượng nhôm là tốt nhất

- Đảm bảo khuôn cho sản phẩm đúng theo yêu cầu của lệnh sản xuất

- Đảm bảo đúng quy trình vận chuyển, lưu kho của phôi nhôm( theo khuôn)

Trang 3

- Thực hiện đúng kế hoạch sản xuất, đảm bảo nấu đủ, đúng tiến độ của kế hoạch

4. Quy trình kiểm tra nấu

- Kiểm tra qua máy quét quang phổ của từng mẻ lò

- Chỉnh sửa mẻ nấu cho phù hợp với yêu cầu sản xuất

- Theo dõi kỹ quá trình nấu, tránh phát sinh lỗi

- Kiểm tra khuôn, hệ thống làm nguội phôi

- Nếu phát sinh vấn đề phải kịp thời báo cáo và đưa ra phương pháp xử lý – nếu có

- Đảm bảo chất lượng của phôi khi ra lò

- Nghiên cứu phương pháp nấu hoàn chỉnh nhằm tiết kiệm nhiên, nguyên liệu đầu vào

- Thường xuyên phối hợp với ban giám đốc để đưa ra các sáng kiến tối ưu khi vận hành lò

C. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÔM

I. QUY TRÌNH SỬ DỤNG, XỬ LÝ KHUÔN

1. Quy trình chuẩn bị khuôn, chêm

- Đảm bảo đặt khuôn( với suppliers khuôn) đúng với yêu cầu của khách hàng

- Đảm bảo có khuôn bao, chêm đúng với khuôn nhôm, tuyệt đối tránh tình trạng chêm nhiều mảnh đối với khuôn để tránh tình trạng lệch tâm, lệch khuôn dẫn đến tình trạng không đùn được nhôm

- Đối với sản phẩm khác nhau nhưng có cùng kích thước( 6061 vs 6063,…) thì vẫn dùng khuôn khác nhau( mỗi chất liệu nhôm khác thì thiết kế phôi khuôn khác), tuy nhiên khuôn bao hay chêm có thể dùng chung

- Đảm bảo nguyên tắc thay khuôn do nhà cung cấp khuôn đưa ra hoặc do yêu cầu của sản xuất

- Khi lên xuống khuôn phải rất thận trọng, tránh va đập mạnh dẫn đến tình trạng méo mó, trầy xước( mà mắt thường không trong thấy được) dẫn đến tình trạnh sản phẩm không đồng nhất( bị đổi màu, có vệt, vết…)

Trang 4

- Khi lắp khuôn phải rất thận trọng, đo đếm kỹ tránh tình trạng lệch tâm, lệch khuôn, dùng đúng khung bao, chêm…nhằm đảm bảo đúng quy trình, sản xuất đúng tiến độ mà chất lượng sản phẩm luôn đồng đều

2. Quy trình xử lý khuôn

- Đảm bảo khuôn được hấp đúng nhiệt độ của nòng, lò ủ nhôm

- Thời gian hấp ủ khuôn tối đa không quá 8 tiếng, tránh tình trạng bỏ quên khuôn dẫn đến khuôn bị mềm, méo…

- Tránh va đập khuôn, tốt nhất nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển, lên xuống khuôn

- Khi phát hiện khuôn bị lỗi( do nhà sản xuất) phải kịp thời chuyển sửa chữa, bảo trì khuôn

- Hợp tác với nhà sản xuất để đảm bảo quy trình xử lý khuôn tốt nhất

II. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ Ủ NHÔM

- Đảm bảo đúng quy trình, đúng nhiệt độ để phôi nhôm mềm đều

- Đảm bảo hoạt động đúng, liên tục theo đúng kế hoạch sản xuất

- Đảm bảo phôi luôn đủ, đúng tiến độ, kế hoạch sản xuất( phối hợp bộ phận vật tư)

- Kiểm tra, bảo trì thường xuyên, định kỳ lò ủ để đảm bảo hoạt động thông suốt

III. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY ĐÙN

- Đảm bảo khởi động đúng, đủ nhiệt để tiến hành đùn phôi( đều nhiệt 3)

- Kiểm tra, bảo trì thường xuyên, định kỳ máy đùn

- Luôn kiểm tra nhiệt độ phôi, khuôn để đảm bảo đồng nhất về nhiệt

- Phối hợp QC để đảm bảo bề mặt, chất lượng của sản phẩm phải đạt đúng chuẩn

- Đảm bảo các thiết bị liên quan của máy luôn hoạt động tốt, thông suốt

- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình về khuôn

IV. QUY TRÌNH Ủ CỨNG

- Ủ đạt độ cứng theo yêu cầu

- Đạt độ cứng đồng nhất

- Thường xuyên kiểm tra thiết bị lò ủ

- Thường xuyên kiểm tra các lồng ủ nhôm, đảm bảo không làm cho sản phẩm

ủ bị móp méo, cong vênh…

- Lên phương án cải tiến lồng, cải tiến phương pháp ủ

Trang 5

D. QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG( Q.A)

1. Hệ thống QA – QC – KCS

Trang 6

2. Kiểm tra chất lượng đầu vào

- Đảm bảo billets( phôi nhôm) phải đạt đúng chuẩn sản xuất( tuỳ theo sản phẩm mà ta chọn đúng kích thước và chất lượng billets…)

- Đảm bảo số lượng billets theo đúng tiến độ sản xuất, lên kế hoạch nhập billets về kho nhà máy sản xuất theo đúng kế hoạch sản xuất

- Thường xuyên phối hợp với bộ phận thu mua, kho để kiểm tra số lượng Billets

- Thực hiện lưu kho đúng với chuẩn J.I.T( Just in time – hệ thống lưu kho hoàn chỉnh)

- Phân phối billets cho sản xuất theo đúng tiến độ sản xuất( chuẩn FCFS, EDD, SPT…)

3. Kiểm tra tiến độ sản xuất

- Tiến độ sản xuất phải thực hiện theo đơn hàng, tuỳ mức độ gấp( Urgent) hay không mà sử dụng phương pháp sản xuất hợp lý( FCFS, EDD, SPT )

Trang 7

- Thực hiện Kaizen( Hoàn thiện sản xuất, nâng cao sản lượng mà chất lượng không đổi, loại bỏ thời gian thừa của các bộ phận…) thông qua các sáng kiến của các bộ phận, cán bộ công nhân viên của nhà máy…

- Theo dõi, báo cáo tiến độ theo ngày, tuần, tháng hoặc theo các đơn hàng

- Nếu phát hiện tiến độ chậm phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, báo cáo kịp thời

để giải quyết

4. Kiểm tra chất lượng sản xuất( Q C – Quality Control)

- Theo dõi chặt chẽ tất cả các công đoạn của quy trình

- Phát hiện sai sót, đề xuất phương hướng xử lý của các công đoạn

- Lên kế hoạch chỉnh sửa, thay đổi các thao tác của công nhân nhằm tăng chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất( Kaizen)

- Thường xuyên đo, đếm, định lượng các công việc của các công đoạn để lên

kế hoạch chỉnh sửa cũng như báo cáo

- Phối hợp tốt với các bộ phận, phòng ban để đảm bảo chất lượng sản xuất là tốt nhất

- Nắm rõ chu trình sản phẩm để có chiến lược hoàn thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng sản xuất

- Nghiên cứu, áp dụng 5S trong sản xuất

5. KCS( Kiểm tra chất lượng sản phẩm)

- Kiểm tra sản phẩm của từng công đoạn theo quy trình sản xuất chính

- Đảm bảo các sản phẩm ấy phải đạt đúng chuẩn( dung sai 5%)

- Nghiêm ngặt trong quá trình kiểm tra bề mặt, vật lý, chất lượng đầu vào của các loại nguyên liệu…

Trang 8

- Đảm bảo khâu kiểm tra cuối cùng( sản phẩm chính) phải đạt chuẩn theo đơn đặt hàng hoặc đúng chuẩn quy định của công ty

- Tham gia tư vấn bộ phận kho nhằm lưu trữ sản phẩm mà không bị hư hỏng hoặc bị phát sinh lỗi

- Phối hợp với các bộ phận liên quan( Sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, bảo trì…)

để thực hiện tốt công việc của mình

E. CÁC QUY TRÌNH CẦN BỔ SUNG

1. Quy trình kế hoạch sản xuất( chuẩn bị sản xuất)

2. Quy trình nội bộ - Bộ phận Kế hoạch sản xuất

Trang 9

3. Quy trình Kaizen

4. Quy trình xử lý bụi – xưởng wood pellet

Ngày đăng: 31/08/2014, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w