1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

văn hóa đặt tên của người việt và người anh

7 1K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

đây là đề tài nghiên cứu khoa học đã được giải thưởng của tỉnh .tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc làm đề tài nghiên cứu cũng như làm khóa luận tốt nghiệp. nó mang lại cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về văn hóa đặt tên giữa người anh và người việt .thấy được sự giống và khác nhau

Trang 1

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài:

"

Văn hóa đặt tên của người Việt và người Anh”

2 Cơ quan quản lý:

Trường Đại học Hùng Vương - tỉnh Phú Thọ

3 Thời gian nghiên cứư:

Từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2012

4 Kinh phí cho đề tài:

500.000 đồng

5 Nhóm nghiên cứu:

1 Trần Tiến Độ

2 Nguyễn Thị Thúy Nga

3 Đào Văn Yên

Trang 2

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của xã hội Nó đang ngày càng được mở rộng và đi sâu vào trong mọi lĩnh vực của đời sống mỗi chúng ta Toàn cầu hóa cũng mang các quốc gia, các dân tộc xích lại gần nhau hơn Bên cạnh đó

nó tạo điều kiện cho các nền văn hóa gặp nhau và có thể giao lưu ngày càng rộng rãi hơn và sâu hơn Đặc biệt trong đó là văn hóa phương Đông và Văn hóa Phương Tây Sự khác nhau đó được thể hiện ngay trong cái tên của nó: Phương Đông, phương Tây Trong đó việc nghiên cứu, khám phá và nâng cao sự hiểu biết về các quốc gia, các dân tộc, cũng như các khu vực trên thế giới thì thật sự cần thiết Trong các lĩnh vực nghiên cứu đó, văn hóa đặt và gọi tên chứa đựng nhiều giá trị lớn lao

Đặc biệt hiện nay khi Tiếng Anh đang ngày càng phổ biến trên thế giới, thì văn hóa Anh ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tất cả các nước trên thế giới Do vậy, việc có chút kiến thức về văn hóa thì thật sự cần thiết và có ý nghĩa với tất

cả mọi người, đặc biệt và các sinh viên đang học và nghiên cứa về chuyên ngành Tiếng Anh _ những người có điều kiện tiếp cận hai nền văn hóa: văn hóa Anh và văn hóa Việt Nam, thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn

Thực tế, xã hội càng phát triển thì con người lại càng quan tâm hơn đến tên gọi của mình Thời xưa, cái tên không chỉ đơn giản là một dấu hiệu, công cụ để nhận biết và phân biệt người này với người khác, mà nó còn chứa đựng một ý nghĩa nhất định trong đó: Nó có thể liên quan trực tiếp với công việc, tính cách,

nơi ở, hay quan điểm, … Người xưa đã có câu: “Danh bất chính, ngôn bất

thuận” cũng vì lẽ đó Điều cũng hoàn toàn đúng trong văn hóa phương Tây Đặc

biệt trong kinh doanh, tên người đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều Trong khi đó, các kến thức văn hóa trong cách gọi và đặt tên có rất nhiều điều thú vị và mới mẻ cần được tìm hiều, đặc biệt trong văn hóa gọi tên của người nước ngoài Đấy cũng là những khó khăn cản trở trong quá trình giao tiếp của mọi người

Trang 3

Trong quá khứ, vấn đề tên gọi trong văn hóa các nước cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nghien cứu Tuy nhiên, các bài nghiên cứu đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong văn hóa đạt tên hoặc chỉ nghiên cứu riêng rẽ văn hóa

đặt tên hoặc chỉ văn hóa đặt tên của người Việt như: Việt danh học, 2001, Cao

Từ Linh; Ý nghĩa của các tên gọi người Việt, 1997, Tạ Quang Phúc, hay trong văn hóa đặt tên của người Anh có các bài nghiên cứu như: How to name for

children, 1998, John Andrew; English’s name, 1999, Kart Pilm, …

Tất cả những điều trên đã tạo động lực cho nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện các vấn đề còn tồn tại trong các bản nghiên cứu trước đó Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những nét đặc sắc trong văn hóa đặt tên của người Việt cũng như người Anh để mọi ngành có một cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa đặt tên

2 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu văn hóa đặt tên, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài báo, sách bàn luận về vấn

đề này Ta có thể điểm qua một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

 Các công trình nghiên cứu về văn hóa đặt tên của người Việt:

- Việt danh Học, (2001) của tác giả Cao Từ Linh xuất bản tại NXB

Thời Đại

- Bách khoa toàn thư: Cách đặt tên (1999) của tác giả Minh Đường

- Ý nghĩa của các tên gọi người Việt (1997) của tác giả Tạ Quang

Phúc Đây là 3 cuốn sách xuất bản tiêu biểu nhất về văn hóa đặt tên của người

Việt Cả Việt danh học và Bách khoa toàn thư: Cách đặt tên, cũng như Ý nghĩa của các tên gọi người Việt đều đã đề cập và giải thích tương đối rõ ràng

về văn hóa đặt tên của người Việt trên các mặt như: nguồn gốc cử việc đặt tên, việc đặt tên diễn ra như thế nào? Cần phải tuân thủ những điều gì trong việc đặt tên?,… Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới vẫn còn mang tính chất cục bộ, chỉ

Trang 4

nghiên cứu về văn hóa đạt tên trong văn hóa Việt, thiếu sự so sánh và tìm ra các điểm tương đồng, cũng như khác nhau với các nền văn hóa khác

 Các công trình nghiên cứu về văn hóa đặt tên của người Anh

Các công trình nghiên cứu về cách dặt tên của người Anh phần nhiều là do các tác gia nước ngoài nghiên cứu như:

- How to name for children (1998) của tác giả John Andrew xuất bản

tai NXB Luân Đôn

- English’s name (1999) của tác giả Kart Pilm,

Cũng giống như các cuốn sách của các tác giả Việt Nam, các cuốn sách này chỉ đề cập đến văn hóa đặt tên của người Anh mà thiếu đi sự soa sánh, mối liên

hệ giữa các nền văn hóa

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là bên cạnh việc tìm ra nhưng nét mới trong văn hóa dạt tên của 2 nền văn hóa, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể phắc phục những mặt còn tồn tại, thiếu xót trong các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời tìm ra nét mới, mối liên hệ trong văn hóa đặt tên của 2 dân tộc, đại diện cho 2 vùng văn hóa khác biệt nhau

4 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục đích như trên, các câu hỏi nghiên cứu được nhóm nghiên cứu đề ra là cần phải giải quyết là:

1 Người Việt đặt tên như thế nào?

2 Người Anh được dặt tên như thế nào?

3 Sự giống và khác nhau trong văn hóa đặt tên của người Việt và người Anh

là gì?

4 Xu hướng đặt tên của người Việt và người Anh hiện nay như thế nào?

Trang 5

6 Nội dung nghiên cứu

Văn hóa đặt tên của người Việt và người Anh

7 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi: đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa đặt tên của người Việt và người Anh

8 Đối tượng nghiên cứu:

Văn hóa đặt tên của người Anh và người Việt

9 Phương pháp và quy trình nghiên cứu

5.1 Quy trình nghiên cứu

+ Tìm hiểu cơ sở lí luận

+ Thiết kế đề cương nghiên cứu

+ Thu thập số liệu

+ Phân tích số liệu

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu

5.2 Phương pháp thu thập số liệu

+ Phong vấn những người Việt Nam có am hiểu về văn hóa đặt tên, cũng như các chuyên gia nước ngoài đã từng làm việc tại trường

+ Tìm kiếm các thông tin, tài liệu trên sách báo cũng như trên mạng và sách báo

+Các công trình nghiên cứu trước đó

10 Đóng góp của đề tài:

- Hy vọng có thể giúp cho sinh viên học Tiếng Anh nói riêng, tất cả mọi người nói chung có thêm hiểu biết về vấn đề đặt và gọi tên trong văn hóa Anh và văn hóa Việt, từ đó tạo điều kiện tốt trong việc giao tiếp văn hóa

- Cầu nối giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Phương Tây

Trang 6

- Đề tài có ý nghĩa khoa học cao Đối với nhóm nghiên cứu, đây là bước đi đầu tiên đến với khoa học, là cơ hội tốt để làm quen với việc làm nghiên cứu khoa học và từ đó là tiền đề để nhóm nghiên cứư có thể tiến hành các đề tài khác trong tương lai

11 Cấu trúc đề tài:

Đề tài gồm 3 phần: phẩn mở đầu, phần nội dung nghiên cứu và phần kết luận

Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích

nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài

Phần nội dung nghiên cứu:

- Chương 1: Văn hóa đặt tên của người Việt

- Chương 2: Văn hóa đặt tên của người Anh

- Chương 3: So sánh những nét tương đồng và sự khác nhau trong văn hóa đặt tên của người Việt và người Anh

Phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

PHẦN III: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

cần đạt

Thời gian

dự kiến

1 Tìm và xử lí tài liệu để có được 1 đề

cương chi tiết

Đề cương chi tiết 1/12 - 31/12

2 Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 1/1 - 28/1

3 Tiến hành thu thập số liệu Số liệu 1/2 - 31/2

4 Phân tích số liệu và viết báo cáo Báo cáo 1/3 - 30/3

5 Báo cáo lần 1 với giáo viên hướng

dấn, phân tích, đánh giá kết quả rồi

bổ sung vào sản phẩm nghiên cứu

Sản phẩm nghiên cứu lần 1

1/4 - 31/4

6 Báo cáo lần 2 với giáo viên hướng Sản phẩm nghiên 1/5- 30/5

Trang 7

hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu.

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách, công trình nghiên cứu

1 Cao Từ Linh (2001) Việt danh học NXB Thời Đại

2 Minh Đường (1999) Bách khoa toàn thư: Cách đặt tên, NXB Văn hóa

-Thông tin

3 Trần Đại Lan (1998) Meaning of English name, NXB Thành Phố Hồ Chí

Minh

4 Trần Ngọc Thêm (1992), Cơ ở văn hóa Việt Nam, NXB Văn Hóa – Thông

tin

5 John Andrew (1998), How to name for children, London Pushlisher

6 Kart Pilm (1999), English’s name, Cambridge Pushlisher

2.Website:

1 www.wikipedia.org

2 www.vi.wikipedia.org

3 www.phongthuy.vietaa.com

4 www.2000-name.com

5 www.behindthename.com

Ngày đăng: 30/08/2014, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w