1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Những bài thuốc dân gian giúp mắt sáng, những bài thuốc với sen và những bài thuốc với hoàng tinh

16 940 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Những bài thuốc dân gian giúp mắt sáng, những bài thuốc với sen và những bài thuốc với hoàng tinh.1.Những bài thuốc dân gian giúp mắt sáng. Người già càng cần gìn giữ thị lực cho mắt. Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần có chứa nhiều các chất như: vitamin A, betacaroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:2. Những bài thuốc với sen Sen là loại cây không chỉ cho hoa đẹp trang trí mà còn được sử dụng rất phổ biến trong chữa bệnh và ẩm thực phương đông.3. Những bài thuốc với hoàng tinh.1.Canh hoàng tinh chân giò lợn2.Gà rán hoàng tinh.....v..v... là những nội dung chính của tài liệu: Những bài thuốc dân gian giúp mắt sáng, những bài thuốc với sen và những bài thuốc với hoàng tinh Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc

Trang 1

Những bài thuốc

dân gian giúp mắt sáng, những bài

thuốc với sen và

những bài thuốc với

hoàng tinh.

Trang 2

1.Những bài

thuốc dân gian giúp mắt sáng.

Người già càng cần gìn giữ thị lực cho mắt Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần có chứa nhiều các chất như: vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…

Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:

– Giàu vitamin A: gan gà, gan heo, gan bò, gan vịt, lươn, trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt, sữa, thịt vịt, cá chép… – Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như càrốt,

đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô,

Trang 3

rau dền, rau muống, rau ngò, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau khoai lang, hẹ, súplơ xanh…

– Giàu vitamin C (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực): chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây,

cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súplơ, cải bẹ trắng,

ớt, kinh giới, rau ngò, thìa là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa…

– Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây, mỡ cá, sữa, thịt, gan…

– Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, trứng, cải bó xôi, cải xoăn…

– Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…), thịt gan, cật, trứng, ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè

Muốn mắt sáng, mắt hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hoá, cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết được đầy đủ Những thực phẩm có tác dụng bổ can gồm có: gan động vật, câu

kỷ tử, tang thầm (quả dâu tằm), mè đen, hà thủ ô, đương quy, đại táo, hoài sơn, trứng gà (kê tử), lươn…

Trang 4

Sau đây là một vài món ăn có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, làm sáng mắt

Gan gà chưng câu kỷ tử: gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng Các thứ làm sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng 2 giờ Nêm gia vị vừa ăn Dùng ăn lúc đói bụng

Gan heo nấu táo đỏ: gan heo (rửa sạch, xắt miếng) 60g, táo đỏ 8 quả, hoài sơn (củ khoai mài) 20g Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ 3 giờ Nêm gia vị vừa ăn Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm Canh gan heo – cải bó xôi: gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g, cải bó xôi 250g Nấu canh để ăn trong bữa cơm

Canh trứng gà – câu kỷ tử: trứng gà 2 cái, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng 1 giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm

Canh lươn – hà thủ ô: lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm mềm) 60g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ,

Trang 5

hầm khoảng 3 giờ cho nhừ Nêm gia vị vừa ăn Dùng trong bữa cơm

Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ (trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày

Trang 7

2 Những bài

thuốc với sen

Sen là loại cây không chỉ cho hoa đẹp trang trí mà còn được sử dụng rất phổ biến trong chữa bệnh và ẩm thực phương đông.

Công dụng mới được phát hiện của lá sen là trị béo phì, hạ cholesterol máu cao

Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen Toàn bộ cây sen đều có thể được dùng làm thuốc trong đông y Hạt sen (liên nhục) có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh

dưỡng; tâm sen (liên tâm) có vị đắng tính hàn, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao; gương sen (liên phòng) vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu tiện ra máu…; tua sen (liên tu) có vị ngọt sáp, tính bình, tác dụng thanh tâm cố thận, dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen Lá sen (hà

Trang 8

diệp) có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, đã được

nghiên cứu hiện đại chứng minh có tác dụng an thần,

chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim Công dụng mới được phát hiện của lá sen là trị béo phì, hạ cholesterol máu cao Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày một lá; ngó sen (ngẫu tiết) là một món ăn ngon và dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài… Sen có thể dùng riêng trong các toa thuốc hoặc bốc chung với một số vị khác để làm tăng dược tính:

1.Khó ngủ, hay hồi hộp, huyết áp cao: lấy từ 1,5 – 3g tâm

sen pha trà uống Cách khác, lấy lá sen, hoa hoè mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống hoặc lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống

2.Tiêu chảy, kiết lỵ: sen nguyên cọng chừng 60g, hai

muỗng đường trắng Cọng sen rửa sạch, sắc uống kèm với đường

3.Chán ăn do suy nhược: hạt sen 100g, bao tử heo một cái.

Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thuỷ với hạt sen, dùng trong ngày

Trang 9

4.Người nóng, nổi nhọt: hoa sen tươi 50g hoặc 30g loại

khô, đường phèn 20g đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ

5.Tuổi già hay uể oải trong người: củ sen tươi 100g nấu

chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều

6.Băng huyết, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu: lá sen tươi

40g, rau má 12g Sao vàng, thái nhỏ hai vị này, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày

Cách khác, lấy 10 ngó sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường

đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối Trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá có thể lấy nước ngó sen và

nước ép củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày

7.Rôm sẩy, ghẻ lở: lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu

xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn

8.Máu hôi không ra hết sau khi sinh: lá sen sao thơm 20 –

30g tán nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày

9.Sốt xuất huyết: lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g,

rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50 – 60g

Trang 10

10.Giun kim: hạt sen 50g, hạt hướng dương 30g, hạt bí đỏ

bỏ vỏ 30g, hạt cau 12g, đường phèn 20g Xay nhỏ bốn loại hạt này rồi cho vào nồi nước 250ml, đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày ba lần, ăn trong năm ngày

11.Chữa nôn: lấy 30g ngó sen sống, 3g gừng sống, giã nát

cả hai thứ vắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày

Khi dùng sen, cần lưu ý người yếu đường ruột, rối loạn tiêu hoá mãn tính không nên dùng tâm sen bởi có tính hàn

sẽ làm tình trạng sức khoẻ thêm xấu

12.Cá mè bọc lá sen

Thành phần:

Cá mè lọc thịt 500 g, Bạch khấu nhân 3 g, lá sen tươi 3 tấm, mỡ chài 150 g, gừng tươi 15 g, xì dầu 30 g, rượu 10

g, muối 1 g, bột hạt tiêu 2 g, mì chính 1 g, lá chè tươi 25 g, đường trắng 30 g, cơm tẻ 60 g

Chế biến:

1 Cá mè rửa sạch, thái thành 12 miếng vuông, khoảng 3

cm mỗi cạnh Gừng tươi rửa sạch giã nhỏ, lá sen rửa sạch, nhúng nước sôi cho mềm rồi lấy ra thả vào nước lạnh, cắt thành 12 mảnh Mỡ lợn cũng rửa sạch và cắt thành 12 miếng Giã bạch khấu nhân thành bột mịn

Trang 11

2 Ướp cá mè trong xí dầu, rượu, muối, bột bạch khấu nhân và bột gừng, hạt tiêu, mì chính trong khoảng 10 phút Sau đó dùng mỗi miếng mỡ chài gói một miếng cá mè, cho tất cả vào mảnh lá sen gói kín lại

3 Cho cơm, lá chè tươi, đường trắng vào nồi trõ, thêm 500

ml nước Bên trên đặt vỉ đồ sôi, xếp cá mè gói lá sen lên trên vỉ Đun nhỏ lửa để hấp cá, chờ cạn hết nước, cơm, lá chè tươi và đường cháy bốc khói hun trong khoảng 10 phút, có thể lấy cá ra, xếp vào đĩa, bóc lá sen khi ăn

Công dụng:

Ôn bổ tỳ vị, giải thử khứ thấp Thích hợp với người tỳ vị khí hư, do thử thấp sinh ra chướng bụng khó tiêu, kém ăn, tiêu chảy Có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm cho thiếu nữ da

dẻ hồng hào, tươi tắn sắc diện, bồi dưỡng trẻ đang tuổi lớn, làm giảm cân đối với người béo phì

Trang 12

3 Những bài thuốc

với hoàng tinh.

1.Canh hoàng tinh chân giò lợn

Thành phần:

Chân giò lợn 750 g, Hoàng tinh 20 g, Đảng sâm 10 g, Đại táo 50 g, Bạch khấu 2 g, canh nước thịt 2000 ml, Sinh khương 15 g, Hành hoa 15 g, rượu 50 ml, muối ăn 5 g, xì dầu 10 g, hạt tiêu 3 g, mì chính 2 g

Chế biến:

1 Rửa sạch đảng sâm, hoàng tinh, đại táo, thái đảng sâm thành từng đoạn dài khoảng 3 cm, giã nhỏ bạch khấu, đập dập sinh khương, thái hành thành từng đoạn ngắn

2 Rửa sạch chân giò, cạo hết lông, nhúng vào nồi nước sôi cho sạch hết máu, vớt ra dùng nước lã rửa sạch

3 Bắc nồi đất lên bếp, cho chân giò, hoàng tinh, đảng

Trang 13

sâm, đại táo, sinh khương, hành thái sẵn, muối, bột hạt tiêu vào trong nước thịt, thêm rượu, xì dầu rồi đun to lửa cho sôi, vớt bọt, lại đun nhỏ lửa cho chân giò chín nhừ, vớt bỏ hành và gừng, cho thêm mì chính đủ ngọt là xong

Công dụng:

Kiện tỳ bổ phế, thích hợp với người tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, kém ăn, phế hư ho nhiều, thân thể suy nhược sau khi ốm Có tác dụng tăng cường thể trạng, người khỏe dùng canh này sẽ có tác dụng làm da dẻ hồng hào nhuận sắc và trẻ trung hơn

Trang 14

2.Gà rán hoàng tinh

Thành phần:

Gà 1 con (khoảng 2000 g), Hoàng tinh 50 g, Đảng sâm 25

g, Hoài sơn dược 25 g, nước canh thịt 1500 ml, Sinh

khương 15 g, Hành hoa 15 g, muối tinh 5 g, hạt tiêu 5 g, rượu vang 50 g, mì chính 2 g, mỡ nước 70 g

Chế biến:

1 Rửa sạch hoàng tinh, đảng sâm, hoài sơn dược, thái đảng sâm thành từng khúc 5 cm, cắt lát hoài sơn dược Mổ

gà vặt sạch lông, chặt bỏ móng chân, moi hết lòng ruột, rửa sạch, nhúng qua nồi nước sôi, vớt ra chặt thành miếng

to Rửa sạch gừng tươi, đập dập, hành rửa sạch thái khúc

2 Bắc nồi lên bếp, cho mỡ vào, phi gừng hành thật thơm, cho thịt gà chặt miếng vào cùng với đảng sâm, hoài sơn dược, hoàng tinh, muối, bột hạt tiêu, thêm chút rượu, đun

to lửa để rán chín vàng, bỏ hết bọt váng, để nhỏ lửa 3 giờ đồng hồ

3 Lúc gà chín kỹ sẽ nhặt hết hành gừng ra không dùng, thêm chút mì chính vừa đủ vào là được

Công dụng:

Trang 15

Bổ tỳ vị, an ngũ tạng Thích hợp với người tỳ vị hư nhược,

đi ngoài phân lỏng, gầy yếu sút cân, kém tiêu hóa, đới hạ Dùng thường xuyên có thể phòng trừ suy nhược già yếu, tăng cường cơ bắp Đối với phụ nữ do sinh hoạt tình dục quá độ sinh ra các chứng đau lưng, mỏi mệt, đái dắt, nhức đầu, dùng món này cũng đều có hiệu quả tốt

Trang 16

Sưu tầm.

Ngày đăng: 30/08/2014, 07:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w