Những bài làm văn hay phân tích tác phẩm văn học lớp 11

21 2.4K 3
Những bài làm văn hay phân tích tác phẩm văn học lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU LỚP 11A3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 – HKI (2011 – 2012)  A – TÁC PHẨM VĂN HỌC. NHỮNG BÀI VĂN THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO – NAM CAO Đề Bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để làm nổi bật tấn bi kịch của Chí Phèo. Bài Làm Tham Khảo Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Người trí thức và nông dân nghèo là hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông. “Chí Phèo” là một tác phẩm được xem là kiệt tác của nhà văn Nam Cao, kết tinh đầy tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của Chí Phèo để làm bật lên tấn bi kịch của nhân vật này – một nhân vật người nông dân bị tha hóa điển hình trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Thật vậy, Chí Phèo là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Trước tiên là bi kịch con người bị tha hóa. Chí Phèo vốn là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, và may mắn được một người đi thả ống lươn nhặt về. Sau đó, Chí được mọi người truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên, Chí sống bơ vơ, không nơi nương tựa, không người thân thích. Đó là một tuổi thơ đầy bất hạnh! Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Bá Kiến – một chàng trai nông dân “hiền như đất” và chất phác, thật thà. Nếu không có những biến động xã hội bên ngoài thì cuộc sống của Chí Phèo cứ bình dị trôi qua. Nỗi khao khát giản dị có một gia đình nhỏ bé, hạnh phúc “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” luôn thường trực trong Chí, để sau này khi mọi thứ đều đổ vỡ thì đó là nỗi khắc khoải vô cùng tận trong suốt cuộc đời Chí. Những chi tiết về quãng đời lương thiện của Chí được tác giả lướt qua hoặc đan xen trong các đoạn hồi tưởng. “Hắn nhớ đến bà ba, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa Hắn thấy nhục hơn là thích!” Chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé này lại làm ánh lên được phẩm chất tốt đẹp của Chí: một người có lòng tự trọng và ý thức được về nhân phẩm. Thế nhưng, chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Bá Kiến mà Chí bị đẩy vào tù. Sau bảy, tám năm trở về, con người Chí đã thay đổi. Cái nhà tù thực dân nửa phong kiến đã cướp mất đi nhân hình lẫn nhân tính trong Chí. Chí về với “cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn ”, trông “gớm chết” Đây hoàn toàn là hình dáng của một thằng lưu manh, tên côn đồ. Bắt đầu từ đó, hắn tha hóa và dần mất hết tính người. Chỉ biết mỗi chuyện: uống rượu say khướt, rạch mặt, ăn vạ, dọa nạt, đâm chém, xin tiền… Chính bởi những cái đó càng làm cho hắn cô độc hơn khi cơn say trong hắn cứ triền miên từ ngày nay qua tháng nọ. Trong người hắn chẳng còn máu, mà chỉ có rượu thôi, rượu chảy trong hắn và nuôi sống hắn! Hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành công cụ thực thi những thủ đoạn & âm mưu cho Bá Kiến. Hắn đã làm chảy máu và nước mắt, phá tan bao nhiêu cơ nghiệp của dân làng. Cứ thế, hắn càng ngày càng bị đẩy tiến xa hơn vào con đường tội lỗi. Và rồi hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” lúc nào không hay. Tiếng nói của Chí Phèo thật nổi tiếng, đến nỗi mỗi khi Chí cất lên tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả, bởi họ không chấp nhận hoặc không muốn dây với thằng say rượu, kẻ lưu manh, một thằng tứ cố vô thân như hắn. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất; nhưng, nó lại không được ai đáp lại cả. Suy ra cho 1/22 cùng thì hắn cũng chỉ được xếp ngan hàng với mấy con chó. Xã hội thật sự đào thải hắn, không cho hắn dung thân và cũng không cho hắn có được cái cơ hội nào nữa cả. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có những nốt trầm bỏng khác nhau. Cuộc sống của Chí Phèo có một bước ngoặc lớn khi Thị Nở xuất hiện. Trong một cơn say bí tỉ, vô tình Chí Phèo gặp Thị Nở trong một đêm trăng bên bờ sông, người đàn bà xấu xí “ma chê quỷ hờn”, đần độn và quá lứa lỡ thì. Lúc đầu, sự chung đụng giữa Chí Phèo và Thị Nở là hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tình bản chất lương thiện của Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá thậm chí bị hủy hoại của Chí, phần bản chất lương thiện thường ngày bị lấp đi vẫn le lói ánh sáng lương tri, và nó đã bừng sáng lên khi gặp Thị Nở. Đầu tiên, Chí Phèo tỉnh rượu. Đây có lẽ là lần đầu tiên anh ta tỉnh rượu kể từ lúc ra tù về. Những lần trước, mỗi khi tỉnh rượu, anh lại uống, vì thế say kế tiếp say. Bằng sự miêu tả tinh tế và chính xác của tác giả, lần này Chí tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn. “Người thì bủn rùn, chân tay không buồn nhấc; hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu như những người ốm sợ cơm.” Đó là điều rất lạ ở Chí. Từ tỉnh rượu, Chí Phèo dần thức dậy ý thức vốn có của một người bình thường. Lần đầu tiên, anh ta nghe “tiếng chim hót ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng gõ mái đuổi cá của anh thuyền chài”. Tất cả những âm thanh ấy là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống, len lỏi vào ngõ sâu trong tâm hồn Chí và đánh thức bản chất lương thiện ở Chí. Chí còn biết ngoài cái lều ẩm thấp chỉ có hơi lờ mờ của mình, mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cũng như những người say tỉnh dậy, Chí Phèo đã thấy miệng đắng và lòng mơ hồ buồn. Nhưng với anh, đây là cảm giác, cảm xúc vừa được đánh thức. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết được trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống. Rồi anh nhớ về quá khứ, rắng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ, Thông thường, người ta nhớ lại thời gian đã qua để hiểu về hiện tại. Chí cũng vậy, hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Rồi Chí Phèo đã hình dung được tương lai đầy bất trắc: Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao là chất độc, đầy đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thề đã hư hỏng nhiều. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn: một tuổi già đau yếu, cô độc. Hắn dường như sắp bật khóc lên được mất. Rõ ràng, khi đọc được đến đây tác phẩm, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỹ dữ lạnh lùng của làng Vũ Đại nữa. Một người không những giàu cảm xúc mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc đời. Với bản thân Chí Phèo, anh đã trở lại hoàn toàn con đường tự ý thức. Những ngày kế tiếp, Thị Nở sống chung với Chí Phèo. Anh ta ốm và Thị Nở trở thành người duy nhất chăm sóc anh ta. Nhà văn không kể lể nhiều về sự chăm sóc đó mà dừng lại miêu tả thật chi tiết bát cháo hành. Chí Phèo hết sức ngạc nhiên và xúc động khi nhận được bát cháo hành mà Thị Nở mang sang cho hắn. Hắn dấy lên những đợt cảm xúc khó tả. Hắn cảm nhận được rất nhiều: Lần đầu tiên trong đời hắn được một người đàn bà cho, hắn vừa vui vừa buồn. Và rồi hắn nhận ra rằng cháo hành mới thơm, mới ngon làm sao! Không phải ngẫu nhiên mà hắn lại cảm giác được như vậy, mà đó là sự hạnh phúc, niềm hạnh phúc vô cùng của Chí Phèo. Chính Thị Nở là người đem lại hương vị cháo mà hắn cảm nhận được đó là hương vị của tình yêu, hương vị của tình người bằng lòng yêu thương chân thành và mộc mạc. Như vậy, qua bát cháo hành, Chí Phèo cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương của người khác dành cho mình và chính hắn cũng mong ước có niềm yêu thương ấy. Từ cảm nhận về tình yêu của Thị Nở, cảm xúc, cảm giác càng được đánh thức sâu sắc hơn ở Chí Phèo: Hắn thấy mắt hình như ươn ướt Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng Bùng nổ trong tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là khát vọng lương thiện. Hắn thèm một cuộc sống lương thiện, thèm cái tình nhân ái của con người!. Hắn khát khao được chung sống cùng Thị Nở, sống thân thiện với mọi người (hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!) Và hắn thốt lên với người mình yêu: “Giá như thế này mãi thì thích nhỉ”, sung sướng nhận được sự đồng tình của Thị (“Thị 2/22 không đáp nhưng cái mũi đỏ của Thị cứ bạnh ra”). Cả người kể chuyện ẩn hình, vốn rất lạnh lùng, cũng không giấu nổi cảm xúc khi hình dung về tương lai của họ: “Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi”. Thế mà Chí Phèo đã bị từ chối một cách phũ phàng. Bà cô Thị Nở không cho hắn lấy thị vì cho rằng lấy ai chứ lại lấy Chí Phèo, một kẻ chỉ có một nghề duy nhất là rạch mặt ăn vạ, là một điều quá nhục nhã. Dưới mắt bà cô Thị Nở, dưới những cái nhìn đầy định kiến của xã hội, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ chứ không thể là người. Định kiến ấy hằn sâu, khắc vào những vết mảnh chai rạch lên gương mặt Chí Phèo không thể xóa được. Chí Phèo bấy giờ mới nhận ra số phận bi đát và bi kịch đau đớn của mình. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đã diễn ra trong tâm hồn Chí. Hắn nhận ra rằng, hắn không thể trở lại làm người lương thiện được nữa rồi; bởi vì sự phản đối của bà cô Thị Nở đồng nghĩa với việc đóng chặt con đường trở về với xã hội loài người, một xã hội với những con người lương thiện. Vì thế, ban đầu hắn còn ngơ ngác, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Sự thất vọng và hụt hẫng đang trào dâng trong lòng Chí. Hắn sửng sốt gọi Thị Nở lại, đuổi theo, nắm lấy tay thị. Hắn muốn níu kéo hạnh phúc, níu kéo tình người và níu kéo lương thiện. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức, không vì tuyệt vọng”. Nỗi đau ấy khiến Chí Phèo uống rượu. Và trong cơn say cơn tỉnh, hắn muốn đi trả thù. Ban đầu, hắn lẩm bẩm “phải đến nhà cái con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Nhưng trong tiềm thức, hắn nhận ra kẻ gây ra nông nỗi này là Bá Kiến. Đây mới là kẻ đã vạch lên gương mặt lương thiện của hắn những vết sẹo tội ác, đẩy hắn đến chỗ tuyệt vọng. Cho nên dù say rượu mà bước chân hắn vẫn đủ tỉnh táo, hắn cứ thẳng đường mà đi đến nhà Bá Kiến. Đây có thể coi là những phút giây tỉnh táo nhất khi Chí đi tù về. Tỉnh táo xác định kẻ thù: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Và lòng căm thù đã biến thành hành động, hắn đã vung dao đâm chết Bá Kiến – nguyên nhân chính gây nên bi kịch của đời mình. Hành động giết chết Bá Kiến của Chí Phèo là đỉnh điểm của bi kịch cự tuyệt này. Đây là một hành động tất yếu của người dân khi họ bị đẩy đến bước đường cùng. Và cái chết của Chí là cách lựa chọn duy nhất để Chí giải quyết tấn bi kịch đời mình, bi kịch tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, giải quyết sự bế tắc, phẫn uất trong tâm hồn. Chí không chấp nhận mình trở về với cuộc sống tối tăm của quỷ dữ, kiếp sống của thú vật. Thế là trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về, Chí Phèo lại phải tự huỷ diệt cuộc sống của mình. Niềm khao khát sống lương thiện của Chí Phèo còn cao hơn cả tính mạng. Vì thế, chết mà uất ức, vẫn còn muốn nói to với mọi người khát vọng của mình: “khi người ta đến thì hắn cũng đã giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược, mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng ”. Cái chết của Chí Phèo là tiếng chuông cảnh tỉnh cả một xã hội đầy rẫy định kiến, thiếu tình nhân hậu, bao dung, vừa đẩy người ta đến chỗ tột cùng không lối thoát vừa không cho người ta cái cơ hội trở lại làm người. Nhà văn Nam Cao đã phát hiện ra một phẩm chất của con người: dù bị đẩy đến đâu, đến bờ vực thẳm thì bản chất lương thiện của họ vẫn luôn ngời sáng. Thành công của tác phẩm “Chí Phèo” đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của nhà văn Nam Cao: xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất đặc sắc, tinh tế; kết cấu tác phẩm linh hoạt, đảo trật tự thời gian; ngôn ngữ & giọng điệu dân dã, mộc mạc. Khép lại truyện ngắn “Chí Phèo” – một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao đã khát quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nhân dân lao động; đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. “Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ - mãi đọng lại trong lòng người đọc những dấu ấn khó phai mờ. ___HẾT___ 3/22 CHỦ ĐỀ 2: TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ”_THẠCH LAM Đề Bài 01: Phân tích tâm trạng chị em Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Bài Làm Tham Khảo “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn thường được nhắc tới nhiều nhất của Thạch Lam. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua một phố huyện nghèo thời trước đã được Thạch Lam miêu tả rất khéo léo, đã nổi lên thành một hình ảnh đầy ý nghĩa, bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” như một nỗi ngậm ngùi, xót xa của tác giả dành cho những số phận nhỏ bé, đặc biệt với những tâm hồn ngây thơ, mộc mạc. Truyện viết về cảnh một phố huyện mà nhân vật chính là Liên và An. Qua truyện này hiển hiện trước mắt người đọc là một bức tranh toàn cảnh mô phỏng cuộc sống ở phố huyện nghèo. Với bút pháp tả cảnh chân thực cộng với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tài ba, truyện để lại cho chúng ta sự cảm động sâu sắc. Mở đầu truyện, nhân vật An và Liên xuất hiện trong bầu không khí của một ngày sắp tàn. Cảnh vật và không gian gợi cho nhân vật những nỗi buồn man mác. Sống trong cảnh ấy, An và Liên nghĩ về những kỉ niệm của tuổi thơ khi cả gia đình đang đoàn tụ ở Hà Nội. Ngày đó, An và Liên không phải sống như bây giờ. Thầy Liên chưa mất việc, còn An và Liên chưa sớm trở thành chủ một cửa hàng bé xíu chỉ có mấy quả thuốc sơn đen và vài bánh xà phòng. Cuộc sống trôi đi chỉ có vậy, nỗi buồn đã ám ảnh vào tâm trí hai chị em Liên. Còn những người xung quanh chẳng lấy gì làm khấm khá hơn. Các hình ảnh ảm đạm như mẹ con chị Tí, gánh phở bác Siêu, cha con nhà hát xẩm, rồi một bà Thi “hơi điên”, “cười khanh khách và lẩn vào bóng tối” Mọi thứ như phô ra những hình ảnh lầm than và buồn tủi nhất. Đối diện với một khung cảnh ảm đạm ấy, hai chị em Liên không biết tìm đâu một chút niềm vui nho nhỏ. May mắn thay, ở cái phố huyện nghèo tồi tàn ấy lại được náo động lên trong giây lát nhờ những chuyến tàu đêm đi qua. Đó là hình ảnh duy nhất mang đến niềm vui, niềm hi vọng mong manh cho những số phận nghèo cơ cực. Tuy nhiên, cảnh vui tươi ấy chỉ diễn ra trong khoảnh khắc và lập tức chìm vào trong bóng đêm dày đặc, để lại sự xao xuyến mơ hồ cho Liên và An. Nhân vật Liên không hẳn đã trở thành một thiếu nữ, nhưng cũng không còn là một trẻ thơ khờ dại. Liên đủ khả năng để cảm nhận sự tẻ nhạt và buồn chán của mình ở cái phố huyện xơ xác ấy. Khi miêu tả nhân vật này, có thể nói rằng sự tinh tế của tác giả đã thể hiện rất rõ. “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, cái ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa ”. Luôn bao quanh cuộc sống của Liên và An là màu tối, hai chị em luôn khao khát có một luồng ánh sáng làm tan vỡ màn đêm u tịch. Cho nên đêm đêm, dù “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng vẫn cố đợi chuyến tàu qua như “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Tất cả chỉ là mơ ước, là giấc mơ nhưng không rõ ràng cụ thể. Bằng việc tạo nên tình thương có chuyến tàu đêm đi qua, ông muốn mang đến một niềm vui sống và những tia hi vọng mong manh để xoa tan bầu không khí nặng nề luôn bủa vây lấy họ. Toàn truyện có tới trên ba mươi chữ “tối” và những cụm từ chỉ màu tối, mới thấy được không gian và cảnh sống thật xơ xác, tiêu điều. Cảnh của phố huyện may thay chỉ được thắp sáng bằng những ánh đèn leo lét trong đêm như ánh đèn chị Tí hay gánh phở bác Siêu. Còn âm thanh thì những lời bàn chuyện sinh nhai nhưng chỉ thoáng qua và lặn vào đêm tối. Tất cả như đang chìm dần xuống, thu hẹp lại và những hoạt động cũng nặng nề ốm yếu. Chính vì vậy, tâm trí Liên thường hướng về những ánh sáng xa vời nhằm tìm kiếm một thế giới khác trước mặt chị. Ở đó cũng có thể tìm thấy những khoảnh khắc làm vơi đi nỗi đơn điệu của cuộc sống. “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng 4/22 nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Đối với một người chưa hẳn đã trưởng thành như Liên thì đứng trước cảnh ấy cũng đã cảm thấy nhẹ lòng đi rồi, nhưng Liên vẫn khát cái gì ồn ào, mạnh mẽ hơn. Vì vậy, hai chị em Liên và An luôn ham thích một cách hồn hậu nhất hình ảnh của chuyến tàu đi qua phố huyện. Và khi tàu đến, như có một luồng sức mạnh làm cho sự sống vốn lặng lẽ và tĩnh mịch ấy bừng tỉnh dậy. “Liên cũng trông thấy ngọn lửa màu xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi ”. Hai chị em Liên và An chỉ mong chờ vậy, mong chờ một sự đối lập với cuộc sống hằng ngày của hai chị em. “An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đàng xa, tiếp đến hành khách ồn ào khe khẽ ”. Đoàn tàu tạm thời đã xua tan bóng đêm và sự tĩnh mịch ở phố huyện nghèo này, nhưng hơn tất cả, hai chị em Liên và An được tận hưởng giây phút hiếm hoi nhất của một ngày. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa mãi rồi khuất sa rặng tre”. Đoàn tàu đi qua phố huyện dẫu được miêu tả rất chi tiết, nhưng cũng giống như giấc mơ của Liên và An, chỉ đến thoáng qua rồi tất cả lại trở về với hiện thực của cuộc sống u tối. “Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua ”. Qua những chi tiết trên, ta nhận thấy, nhà văn Thạch Lam đã có dụng ý khi xây dựng hai thế giới đối lập nhau, một bên là cảnh phố huyện với những gì tàn tạ nhất của cuộc sống nghèo và một bên là thế giới đầy ồn áo, huyên náo và sáng rực – Hà Nội trong mộng tưởng. Hai thế giới ấy lại diễn ra trước hai tâm hồn còn rất trẻ để rồi gieo vào đó những khát vọng tìm đến chân trời của niềm vui và hy vọng. Nhà văn am hiểu sâu sắc nỗi cơ cực của những người dân phố thị nghèo. Tác giả đã vẽ lên bức tranh xã hội với hai mảng màu sáng, tối rõ rệt nhằm tái hiện một giai đoạn tăm tối của dân tộc. Qua tác phẩm này, một lần nữa Thạch Lam muốn lên tiếng tố cáo một xã hội đã bóp nghẹt sự sống của con người khiến họ trở nên bần cùng và không hy vọng. Sự vô vị, vô nghĩa mà những con người đó từng phải chịu đựng thể hiện sự tù túng của một thời xã hội Việt Nam đang đứng trước bờ vực của cách mạng. Qua chi tiết hai chị em Liên và An thức đợi tàu, có thể khẳng định rằng, nhà văn Thạch Lam là một trong những người giàu lòng yêu thương những số phận bé nhỏ trong xã hội cũ và rất tinh tế trong miêu tả tâm hồn con người. Ông dường như còn có sự dự cảm chính xác về một ngày tàn và một cuộc cách mạng xã hội đang sắp sửa. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thành công trên nhiều phương diện nhưng đáng chú ý nhất là chi tiết hai chị em Liên và An thức đợi tàu đêm. Chỉ qua chi tiết này, có thể khái quát được nội dung của truyện với sức hấp dẫn như một bài thơ. Thạch Lam góp tiếng nói dù gián tiếp lên án xã hội tù đọng, ngột ngạt, trong đó, ý nghĩa cuộc sống, sự hứng thú vì vẻ đẹp của nó đã không còn. Từ đó, ông bộc lộ một cách thâm trầm mà mãnh liệt khán vọng “lên đường”, khát vọng đi xa, khát vọng được đổi thay cuộc đời này. ___HẾT___ 5/22 Đề Bài 02: Bên cạnh chất hiện thực, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam còn đậm đà chất lãng mạn. Anh (chị) hãy dựa vào tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ vấn đề này. Bài Làm Tham Khảo “Văn học là nhân học” (M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện vớI nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một minh chứng. “Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng day dứt về đời sống con người. Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lại càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trời đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trời phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổi chiều êm như ru như bao chiều khác. Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lại hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổi chiều chỉ còn lèo tèo vài ba người bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “Gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗi buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”. Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tới từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những người mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗi người đã có một thói quen. Như bác phở Siêu, chị Tí, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợi chờ. Hiện thực không làm ta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo với những người cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương. Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chất văn lãng mạn.Thời gian đi vào cuộc sống của phố huyện “rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. Thời gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nội tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng: “Chiều, chiều rồi” cất lên trong lòng, rồi trời nhá nhem tối đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trời với ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. Mỗi thời điểm lại có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển. Có buổi chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ có tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mới có cái mượt mà đượm chất thơ như thế. Sự tài tình chính là ở chỗ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. Hiểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồi quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lại”. “Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Những câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. Phải chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng người về muộn từ từ trong đêm”. Nếu như đầu tối phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lại càng gợi buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “ chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của người bút phác lên và đằm lại trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi. 6/22 Ánh đèn của chị Tí đủ soi một khoảng nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật với hai “gam màu” sáng tối. Khuôn mặt người phụ nữ chân quê chất phát đã trải qua một ngày bươn bải với cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tối tăm. Nhưng tối nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ. Vậy thì cái gì đã làm cho họ ra đây? Phải chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lời đối thoại, những hoạt động của con người nơi đây. Mỗi người đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo. Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con người có mặt đã làm nên tổng thể của cảnh vật cuộc sống. Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ với nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vị “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phát hoạ một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để người dân phải lao vào cuộc bon chen giành giật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hoà thực sự, ấm áp tình người và mỗi người khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quen thân dù rất buồn. Sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tuyệt vời của ông. Trở lại với cảnh sinh hoạt ban đêm nơi phố huyện, chất lãng mạn không dừng lại ở cảnh bao quát mà đắm lại ở những trang viết về chị em Liên. Đây chính lả điểm nhà văn đã tập trung khắc hoạ. Liên gây ấn tượng bởi nội tâm sâu sắc, xuất phát từ một con người đa cảm. Khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống cũng chính là lúc Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợi lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏi chạnh niềm thương: đó là những chú bé nheo nhóc nhớn nhác giữa chợ đã vãng từ lâu để nhặt những mẫu que kem và những gì còn có ích cho chúng. Ấn tượng đầu tiên là Liên có một tấm lòng chẳng trẻ con chút nào. Tư thế của một người chị còn bé hơn thế nữa, nỗi lòng buồn báo hiệu một sự “trưởng thành” về tâm sinh lí. Bức tranh phố huyện nghèo hẻo lánh, ẩn khuất trong bóng tối hư vô của phố huyện. Cuộc sống phố huyện đã ăn sâu trong tâm trí Liên. Tưởng như nếu có thiếu một thứ gì của cảnh ngoài kìa, Liên đã thốt lên rồi. Nhưng tất cả vẫn thế, ngay cả tiếng cụ Thi đôi lúc làm cho Liên sợ. Nhưng cảm giác thân thuộc vẫn thấy cụ đáng yêu và đáng thương. Từng cảnh đời, cảnh sống của mỗi người lần lượt đi qua tâm hồn tưởng như non nớt của Liên. Cuộc sống của từng người đã góp nên thành cuộc sống của cả một quần thể người dân quê nghèo khó. Từ những mảnh đời cũng giống như Liên cùng chung môi trường sống, ta thấy một điểm chung rất rõ, đó là sự quanh quẩn chật hẹp của môi trường xã hội. Ngày lại ngày vẫn chỉ là cái chợ tiêu điều, vài dãy hàng quán với những khoảnh đất trống “Lá đa lác đác trước lều” và những “con người ấy” mà thôi. Nhưng ở Liên lại có một sự khác lạ mà trong số trên chẳng có ai. Một hành động tưởng như quái gở và vô nghĩa, đó là “đợi tàu”. Nếu mẹ Liên ở đó chắc không cho cô thức. Nhưng đó mới chính là chiều sâu của tác phẩm khi tác giả khắc hoạ hình ảnh Liên cùng em đợi tàu với một niềm háo hức rất trẻ con. Và con tàu đã đến đúng như sự mong mỏi, đợi chờ, như một thoáng niềm vui cũng chợt tắt. Tàu hôm nay không đông khách, ánh sáng của toa tàu cũng kém đi. Điều đó càng làm lòng Liên có một nỗi buồn vô hình xâm lấn. Con tàu vô cảm lầm lũi mang đến niềm vui duy nhất nhưng lại chợt gợi thêm nỗi buồn khó tả. Tiếng rầm rầm của tàu đã lẩn khuất sau màn đêm dày đặc, không gian của phố huyện thoáng giao động rồi lại trở về như xưa. Tâm trạng của Liên bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn. Vui có lẽ đúng hơn vì hàng ngày chuyến tàu vẫn là niềm mong mỏi của chị. Có người nói “chờ đợi là một điều khủng khiếp”; song, không có gì để chờ đợi lại càng khủng khiếp hơn. Với Liên điều khủng khiếp chính là niềm vui mà chị có thể tự tạo cho mình. Chất lãng mạn ngay trong cảnh đợi tàu. Cảnh đợi tàu ở đây tuy có khác với cảnh đợi 7/22 tàu trên sân ga nhưng lại vẫn chung một nỗi niềm mong mỏi. Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đời lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được nhiềm vui để mình sống có ý nghĩa hơn trong cõi đời. Quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống với một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện. tạo nên bằng một cuộc đời. tạo nên như là người dẫn chuyện. Thành công của Thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với xu hướng hiện thực, nhân đạo. Điều này tạo cho mỗi tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình người của nhà văn với nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của Thạch Lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại “cuộc đời” thật nhiều sâu sắc. ___HẾT___ Ngoài 2 đề bài trên, còn có một tập đề đính kèm (^_^). 8/22 CHỦ ĐỀ 3: THƯƠNG VỢ _TRẦN TẾ XƯƠNG Đề Bài: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Thương Vợ” của Trần Tế Xương. Bài Làm Tham Khảo Trần Tế Xương là nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam. Khi nhắc đến ông, không ai trong chúng ta không nghĩ đến bài thơ “Thương Vợ” – một tác phẩm hay và xao động lòng người. Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh đã được đi vào trong thơ ca của ông với tất cả niềm thương yêu, quý trọng. Thật đúng như vậy, Tú Xương đã không ngần ngại nói lên tình thương yêu của mình đối với vợ ngay khi bà còn sống. Đây có thể nói là một bài thơ đặc sắc nhất khi viết về người vợ. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh của một người chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con; thông qua đó, người đọc còn nhận ra một người chồng biết cảm thông, thương yêu và quý trọng vợ. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề giới thiệu về nghề nghiệp của bà Tú cũng như trách nhiệm nặng nề của bà đối với gia đình: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.” Buôn bán cũng là một nghề kiếm sống như mọi nghề khác. Thế nhưng việc buôn bán của bà Tú thì không được vậy. Chẳng có cửa hàng, cửa hiệu, quán xá gì mà chỗ bà Tú “kinh doanh” là ở “mom sông”. Đó là nơi rất lầy lội, cheo leo, nguy hiểm ở một xóm chợ nghèo ven con sông Vị Hoàng, làng Vị Xuyên – quê hương của tác giả. Lèo tèo đôi ba gánh hàng, chỗ dành cho người buôn thúng bán bưng, đồng vốn ít ỏi, lấy công làm lãi, chắc chắn thu nhập chẳng đáng là bao. Thế mà công việc khó nhọc ấy, bà Tú không chỉ chịu đựng một hai buổi mà phải theo đuổi “quanh năm”. Chữ “quanh năm” gợi lên một thời gian triền miên, đằng đẵng; như một guồng quay của thời gian. Cái công việc nặng nề ấy dường như bà Tú theo đuổi suốt đời, bởi nó chẳng làm cho bà khá hơn lên để có việc khác nhàn nhã hơn hoặc phát triển việc “buôn bán” lên một cấp độ cao hơn. Mặc dù hoàn cảnh kiếm sống khó khăn và vất vả như vậy, song bà vẫn “nuôi đủ” “năm con” với “một chồng”. Đúng như vậy, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai bà được thể hiện qua cách đếm đặc biệt trong câu thơ thứ hai thật hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc. Nuôi năm đứa con nheo nhóc đã khiến bà mệt mỏi, bận rộn, lận đận lắm rồi; vậy mà giờ lại còn phải nuôi thêm một người chồng “vô tích sự” nữa. Chi phí cho ông chồng bằng năm đứa con cộng lại, có khi còn hơn thế nữa! Mỗi khi ông lều chõng đi thi là tiền lưng gạo lại đổ lên đầu vợ Chừng ấy thôi đã làm cho người đọc cảm thấy quý trọng bà Tú hơn; hình ảnh bà đã hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp; đồng thời ta còn thấy rõ được sự vất vả, gian truân của bà. Phải là người có tấm lòng quý trọng vợ thì Tú Xương mới viết được những câu thơ chân thực như thế! Mỗi câu thơ đều toát lên sự biết ơn chân thành của ông đối với người vợ bé nhỏ của mình: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Người phụ nữ tần tảo xưa nay vẫn được ví như thân cò trắng, lặn lội không quản nắng mưa. Tác giả cũng ví vợ mình như thế. Ở hai câu thơ này, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ: “lặn lội thân cò” và “eo sèo mặt nước” để một lần nữa tô đậm sự vất vả, chân dung bươn chải trong cuộc sống mưu sinh của bà Tú. Hình ảnh ẩn dụ “con cò” được Tú Xương vận dụng sáng tạo, buộc ta phải chạnh lòng nhớ đến câu ca dao quen thuộc: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” “Tiếng khóc nỉ non”! Câu ca nghe mà làm cho ta xốn xang cõi lòng! Qua hai câu thơ thực trên, chúng ta một lần nữa nhận ra tấm lòng thương yêu vợ vô hạn của Tú Xương. Đồng thời, nếu 9/22 con cò kia một mình “gánh gạo nuôi chồng” ở câu ca dao trên thì bà Tú cũng một mình chống lại với cuộc sống khắc nghiệt, chống chọi với cả nỗi cơ đơn. Và, nếu cò kia đã bật khóc thì ở đây ta lại nghe thấy tiếng than não nề: “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công.” Người đọc mới đầu tưởng chừng như bà Tú cất tiếng than nhưng thực ra đó là tiếng than của ông Tú than thay cho cuộc đời bà. “Một duyên – hai nợ - ba tình”: Cái công thức mang đậm nét Á Đông xưa kia nói lên những mối phiền lụy ở đời lại được đặt vào bài thơ này. Cái sợi dây ràng buộc vô hình không phương tháo gỡ luôn thắt chặt ông Tú với bà Tú. Bà lấy ông: vui sướng thì ít, đau khổ thì nhiều. “Chồng chi anh, vợ chi tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.” Mặc dù vậy, nhưng bà không hề kêu ca, phàn nàn mà vẫn nhẫn nại: “Năm nắng, mười mưa dám quản công”. Các con số đếm tăng cấp dần được sử dụng một cách hữu hiệu để nói về cái nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Hay nói cách khác, ông Tú ở đây muốn động viên bà một cách xót xa. Bên cạnh đó, câu thơ còn bộc lộ tấm lòng của bà Tú đối với chồng con: hết lòng vì chồng vì con, giàu lòng vị tha, đức hy sinh cao cả. Hình ảnh bà hiện lên với tất cả những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Viết “Thương Vợ”, Trần Tế Xương thực ra còn có nỗi thương mình và xót xa thay cho thế thái. Cho nên, hai câu thơ cuối bài không còn là tiếng cười hài hước, chua chát mà là tiếng chửi: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không.” Tác giả đã chửi thay cho vợ, chửi cái “thói đời”, tức là chửi cái thời đại ấy, chế độ phong kiến với những lề giáo cổ hủ đã khiến cho những con người tài năng như Tú Xương trở thành gánh nặng đối với gia đình, trở thành một người chồng vô tích sự, chỉ là một kẻ ăn bám và không giúp ích gì được cho vợ. Tuy nhiên, ngay trong cái tiếng chửi vẫn còn có chất hài hước. Chửi “thói đời” nhưng mà cũng chửi mình. Chẳng có ai lại tự nêu nguyên nhân nỗi khổ của vợ lại chính là mình như vậy. Tóm lại, nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bà Tú – hiện thân của cuộc đời vất vả, lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, đảm đang, nhẫn nại quên mình lo toan cho cuộc sống của chồng con. Điều đặc biệt, có một con người không trực tiếp xuất hiện là ông Tú, nhưng con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hằng ngày, và con tim thấu hiểu những nỗi cơ đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của bà. Bài thơ “Thương Vợ” là một bản tự kiểm điểm, tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng thơ dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu, cảm phục và biết ơn chân thành của người chồng đối với người vợ; vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả, khốn cùng giữa buổi “đò đông”. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương qua bài thơ “Thương Vợ”. ___HẾT___ 10/22 [...]... Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân Bài Làm Tham Khảo Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của trong nền văn học hiện đại Việt Nam, sáng tác của ông thường xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ... về Cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân? Bài Làm Tham Khảo Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục nằm ở phần kết của truyện ngắn có thể nói là một cảnh tượng độc đáo, hi hữu trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay, là sự kết tinh của những chuyện lạ lùng, là cuộc gặp gỡ của những người kì lạ Đây cũng là đoạn văn thể hiện tập trung tư tưởng của tác phẩm cũng như sự thăng... 15/22 Đề Bài 03: Hình tượng nhân vật Viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân gợi cho anh chị những suy nghĩ gì? Bài Làm Tham Khảo Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp, ông đã đem đến cho văn xuôi hiện đại phong cách tài hoa và độc đáo “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn có thể nói là xuất sắc trong tập “Vang bóng một thời” Tác phẩm không... Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau _HẾT _ 14/22 Đề Bài 02: Vì sao nói cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân” là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Bài Làm Tham Khảo... không chỉ là bài ca bi tráng về cái Đẹp, cái thiên lương mà ẩn đằng sau lớp màn ngôn ngữ và nhân vật là một tinh thần dân tộc đậm đà, sâu kín, một tấm lòng thiết tha với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Và, mỗi nhân vật trong “Chữ người tử tù” đều mang một màu sắc riêng Bên cạnh nhân vật trung tâm của tác phẩm là tử tù Huấn Cao, nhân vật Viên quản ngục hiện lên với những phẩm chất thật... kẻ xấu hay vô tình” Với những con người như viên quản ngục và thầy thơ lại, họ càng đáng quý, đáng trân trọng hơn bởi học như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Chỉ bằng một vài nét phác họa chân dung, cử chỉ, đi vào tâm tư, suy nghĩ nhân vật, ngòi bút Nguyễn Tuân đã lưu lại một gương mặt độc đáo trên những trang văn của “Chữ người tử tù” _HẾT _ 17/22 Đề Bài 04: Anh chị hãy phân tích về... Làm Tham Khảo Nguyễn Tuân là một trong những cây bút xuất sắc thuộc trào lưu văn học lãng mạn nửa đầu thế kỷ XX Với “Vang bóng một thời”, nhà văn tài hoa và độc đáo này đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc biệt, vừa cổ kính, vừa xưa cũ lại phảng phất bầu khí quyển xã hội Việt Nam buổi giao thời Đông – Tây, kim – cổ với những nhã thú nghệ thuật cao quý Tác phẩm là bài ca bi tráng về cái Đẹp, và tấm lòng... là bóng dáng của nhà văn Đó là một tinh thần dân tộc đậm đà kín đáo, gửi gắm vào những nhã thú văn hóa thẩm mĩ truyền thống của dân tộc, là thái độ bất 19/22 hòa với chế độ xã hội đương thời và sự kính trọng của những con người tài hoa, khí phách, thiên lương Đó cũng chính là cái tâm đáng quý trọng của nhà văn tài hoa độc đáo Nguyễn Tuân _HẾT _ 20/22 B PHẦN TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ VĂN HỌC I TIẾNG VIỆT 1... Biện pháp tu từ Thường sử dụng biện pháp tu từ và cú pháp So sánh ví von Ẩn dụ, hoán dụ… Sử dụng nhiều biện pháp tu từ II LỊCH SỬ VĂN HỌC 1 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam 2 Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 (Các bạn tự ôn trong SGK) CHÚC CẢ LỚP ĐẠT ĐIỂM CAO! (^_^) 22/22 ... toàn Tác giả của “sự đổi ngôi”ấy, không ai khác chính là cái đẹp của Nghệ thuật và tình người Ngoài ra, vẻ đẹp của Huấn Cao tỏa sáng rạng ngời nhất là ở cảnh cho chữ này Dồn nén trong đoạn văn ngắn này là những tình huống đầy kịch tính, là phép đảo ngược trái chiều; tất cả đã được tạo nên bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như: tương phản,… cùng với ngôn ngữ mang đậm màu sắc cổ kính, bi tráng Tác phẩm . “Liên cũng trông thấy ngọn lửa màu xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi ”. Hai chị em Liên và An chỉ mong chờ. khắc của ngày tàn. Cảm giác buồn ấy gợi lên từ cảnh phố huyện xơ xác buồn trong tiếng trống thu không vang vọng như hút hồn người. Bất giác, một cảnh tượng làm chị không khỏi chạnh niềm thương: đó là. Tuân là một trong những cây bút xuất sắc thuộc trào lưu văn học lãng mạn nửa đầu thế kỷ XX. Với “Vang bóng một thời”, nhà văn tài hoa và độc đáo này đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc biệt,

Ngày đăng: 29/08/2014, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan