1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các tình trạng rối loạn thân nhiệt (temperature alterations)

11 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Các tình trạng rối loạn thân nhiệt (Temperature Alterations) ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Thân nhiệt được điều hòa bởi tình trạng cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt. Quá trình chuyển hóa cơ bản sản sinh nhiệt và một loạt các quá trình thích ứng từ giãn mạch và ra mồ hôi đến co mạch và run giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường ở 37 0 C. Duy trì tình trạng thân nhiệt không thay đổi (euthermia) được kiểm soát bởi vùng dưới đồi, hệ thống serotonergic của thân não, và quá trình phosphoryl oxy hóa của các ty lạp thể trong tế bào. Bất kỳ một gián đoạn hay thay đổi ở một khâu nào trong các quá trình này có thể dẫn tới rối loạn thân nhiệt. SỐT VÀ TĂNG THÂN NHIỆT Sốt là một đáp ứng tiến hóa sinh tồn đối với tình trạng nhiễm khuẩn và có liên quan tới quá trình đặt lại điểm đẳng nhiệt của vùng dưới đồi ở mức cao hơn với hậu quả là gây tăng nhiệt độ cơ thể. Trái lại, tăng thân nhiệt (hyperthermia) được quy cho các tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể đi kèm với một trung tâm điều hòa thân nhiệt bình thường và có thể do tăng sản sinh nhiệt hay giảm mất nhiệt gây nên. Các nghiên cứu đã chứng minh là khi nhiệt độ tăng lên hoạt tính miễn dịch của cơ thể cũng sẽ gia tăng, đồng thời sự sinh trưởng của vi khuẩn bị ức chế, và gây phong tỏa quá trình tăng thân nhiệt của cơ thể khi đáp ứng với nhiễm khuẩn (Vd: bằng làm lạnh cưỡng bức hoặc điều trị hạ sốt) có thể làm kéo dài thời gian bị triệu chứng nhiễm khuẩn. Tuy vậy, tình trạng sốt cao có thể gây các hậu quả bất lợi như co giật, tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch, suy thận và tử vong. Nhóm các chuyên gia của Hội Hồi sức Cấp cứu Nội khoa và Bệnh lý nhiễm khuẩn đã định nghĩa sốt là khi nhiệt độ cơ thể ≥ 38,3 0 C được đo tại một vị trí tin cậy (Vd: miệng, trực tràng, ống tai, hoặc bằng đầu đo nhiệt độ đặt trong lòng mạch hoặc bàng quang). Khi nhiệt độ > 38,3 0 C cần tiến hành khám thực thể toàn diện để xác định xem nguyên nhân gây sốt có phải do nhiễm khuẩn hay không. Cần lấy tối thiểu là hai mẫu máu từ 2 vị trí khác nhau để tiến hành nuôi cấy, chụp phim X quang ngực ( nhất là đối với các bệnh nhân được đặt NKQ) và các nuôi cấy cũng như có thể cần chỉ định các thăm dò chẩn đoán thêm, như được trình bày trong Lược đồ 32.1. Quyết định điều trị kháng sinh cho bệnh nhân được dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân có ổn định hay không, khả năng có nhiễm khuẩn và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch cần được điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm phổ rộng bao phủ hết các mầm bệnh nghi vấn (Xem Chương 40). Các bệnh nhân ổn định và không có nguồn gây nhiễm khuẩn rõ rệt có thể được theo dõi sát để phát hiện tình trạng sốt tái phát và chờ kết quả cấy máu trước khi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. [...]...tim Các ngoại lệ là bệnh nhân phục hồi được nhịp tim tự nhiên sau ngừng tim > 8 giờ, tình trạng trụy tim mạch sắp xẩy ra được thấy rõ, chảy máu có nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc nhiễm trùng , hoặc tình trạng bệnh lý nền ở giai đoạn cuối Các phác đồ điều trị thay đổi, song nói chung đều bao gồm bắt đầu tiến hành làm giảm thân nhiệt cho bệnh nhân càng sớm càng tốt bằng cách làm mát từ bên... thần và gây liệt cơ, thông khí nhân tạo với đích cần đạt là đưa thân nhiệt trung tâm của bệnh nhân xuống 32-34oC Duy trì tình trạng hạ thân nhiệt được thực hiện trong điều kiện theo dõi sạt tại khoa Hồi sức tích cực trong vòng 24 giờ, và làm ấm lại bệnh nhân một cách từ từ với tốc độ từ 0,2 đến 0,33oC mỗi giờ có thể giúp hạn chế xẩy ra các biến chứng huyết động Truyền bolus dịch, dùng thuốc tăng co... tưới máu não thỏa đáng, và kết hợp an thần, giảm đau và thuốc gây block thần kinh-cơ có thể giúp kiểm soát tính trạng run cơ khi làm bệnh nhân ấm lại Vì các lý do này, hạ thân nhiệt để điều trị cần được giành cho các trung tâm được trang bị đầy đủ các thiết bị để có thể theo dõi sát và điều trị các tác dụng phụ trên thần kinh và huyết động có thể xẩy ra khi áp dụng kỹ thuật đối với bệnh nhân GỢI Ý NHỮNG... đây của AHA về các thay đổi trong phác đồ ACLS ở bệnh nhân bị hạ thân nhiệt 6 Seder DB, Van der Kloot TE Methods of cooling: Practical aspects of therapeutic temperature management Crit Care Med 2009;37(Suppl): S211-S222 Từ các xuất bản phụ trương tập trung vào đặc điểm lâm sàng và sinh học của gây hạ thân nhiệt để điều trị và xử trí thân nhiệt ... bệnh nhân bị hạ thân nhiệt 2 Hadad E, Weinbroum AA, Ben-Abraham R Drug-induced hyperthermia and muscle rigidity: a practical approach Eur J Emerg Med 2003;10:149-154 Bài tổng quan về hội chứng hạ thân nhiệt liên quan với thuốc, hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt và lựa chọn điều trị 3 Marik PE Fever in the ICU Chest 2000;117:855-869 Bài tổng quan về nguyên nhân gây sốt trong khoa HSC và các tiếp cận hợp... kỳ đưa ra cách tiếp cận hợp lý và hiệu quả để chẩn đoán và xử trí bệnh nhân bị sốt khi nằm điều trị tại khoa HSCC 5 Peberdy MA, Callaway CW, Neumar RW, et al Part 9: Post cardiac arrest care: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care Circulation 2010;122( 18 Suppl 3): S768-S786 Các hướng dẫn điều trị gần đây của AHA về các thay đổi . Các tình trạng rối loạn thân nhiệt (Temperature Alterations) ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Thân nhiệt được điều hòa bởi tình trạng cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt. Quá. gồm tình trạng rối loạn nhận thức (Vd: tình trạng lú lẫn, kích động), mất ổn định thần kinh tự động và các bất thường thần kinh–cơ (đa động, tăng phản xạ và run cơ). Tình trạng tăng thân nhiệt. lại, tăng thân nhiệt (hyperthermia) được quy cho các tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể đi kèm với một trung tâm điều hòa thân nhiệt bình thường và có thể do tăng sản sinh nhiệt hay giảm mất nhiệt gây

Ngày đăng: 28/08/2014, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w