Ngộ độc rượu (ALCOHOLS)

3 347 0
Ngộ độc rượu (ALCOHOLS)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGỘ ĐỘC RƯỢU (ALCOHOLS) Nicholas M. Mohr, Devin P. Sherman và Steven L.Brody - Triệu chứng: Tất cả các người nghiện rượu biểu hiện bằng tình trạng đi đứng loạn choạng giống nhau, rối loạn vận ngôn, ngủ gà, ức chế hô hấp, và có mùi rượu trong hơi thở. - Chẩn đoán: Tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu, tăng khoảng trống anion (methanol, ethyleneglycol), nồng độ rượu cồn trong máu - Điều trị: Fomepizol Ngộ độc rượu dễ gây tử vong. Nguồn ảnh: Internet Lạm dụng ethanol được thấy ở khắp mọi nơi và là một chất thường gặp trong trường hợp uống nhiều loại chất gây độc, nhất là ở các đối tượng có ý định tự sát. Ngộ độc ethanol có thể được biểu hiện bằng thất điều, rối loạn vận ngôn, ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp. Chẩn đoán được đặt nghi vấn khi có biểu hiện mùi rượu đặc trưng và có thể được khẳng định bằng cách định lượng nồng độ ethanol máu. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ và được tập trung vào việc đảm bảo kiểm soát đường thở (A: airway) và thông khí (B: Breathing) thỏa đáng. Cần chẩn đoán nhanh ba loại alcool độc song không phải là ethanol được bệnh nhân uống rất quan trọng ở các bệnh nhân HSCC là: isopropanol, methanol và ethylene glycol. Tiêu chí chính để chẩn đoán các trường hợp uống các chất độc nói trên là luôn đề cao cảnh giác và tiến hành định lượng các anion và đánh giá khoảng trống áp lực thẩm thấu. Isopropanol là một thành phần của cồn đánh bóng và một số sản phẩm gia dụng khác có thể bị người nghiện rượu cố ý lạm dụng như một chất thay thế cho rượu ethanol. Các biểu hiện lâm sàng của ngộ độc isopropanol bao gồm tình trạng kích ứng đường tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa cao, ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và nhiễm xêtôn. Cần xem xét chẩn đoán này ở các bệnh nhân có tình trạng bị ức chế thần kinh trung ương, nhất là khi bệnh nhân có biểu hiện hơi thở mùi trái cây (do tạo aceton), tình trạng nhiễm xêtôn không giải thích được, hoặc có tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu máu. Chẩn đoán được khẳng định bằng cách định lượng nồng độ isopropanol trong huyết thanh. Giống như ngộ độc ethanol, điều trị ngộ độc isopropanol chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Các bệnh nhân có tình trạng lú lẫn hoặc hôn mê phải được xét nghiệm sàng lọc hạ đường máu và cần được điều trị bằng thiamin (100mg TM) sau đó là 25g glucose. Isopropanol có thể được lấy bỏ bằng các biện pháp thẩm tách máu nhưng hiếm khi cần thiết phải lọc máu. Chảy máu tiêu hóa cao cần được xử trí bằng hồi sức thể tích thỏa đáng, điều chỉnh các rối loạn đông máu, và các điều trị thông quy đối với tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa (thuốc ức chế bơm proton, can thiệp nội soi cầm máu nếu cần). Methanol là dung môi của nhiều hóa chất gia dụng và có thể bị người nghiện rượu cố ý lạm dụng như một chất thay thế cho rượu ethanol. Bệnh nhân có thể biểu hiện ban đầu bằng tình trạng như say rượu và kích ứng đường tiêu hóa. Sau một giai đoạn tiềm tàng đặc trưng (không có triệu chứng) kéo dài khoảng 12 giờ hoặc lâu hơn, các biểu hiện nặng của ngộ độc có thể xẩy ra và bao gồm toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion, rối loạn thị lực, mù, suy hô hấp, co giật và hôn mê. Khám thực thể cần tiến hành đánh giá phản xạ đồng tử với ánh sáng. Phải xem xét khả năng bệnh nhân có uống methanol ở tất cả các trường hợp có tăng khoảng trống anion. Test sàng lọc được lựa chọn là khoảng trống áp lực thẩm thấu. Chẩn đoán được xác định bằng cách định lượng nồng độ methanol máu, mặc dù các trường hợp đến muộn có thể có nồng độ methanol ở mức không phát hiện được (song có tăng nồng độ format máu). Độc tính xẩy ra khi methanol được chuyển đổi thành formaldehyd và sau đó thành format bởi enzym alcohol dehydrogenase. Cần cho fomepizol (hoặc ethanol) như một chất ức chế cạnh tranh đối với enzym alcohol dehydrogenase đối với các trường hợp nồng độ methanol máu > 20 mg/dL, nhiễm toan máu, hoặc có tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu. Fomepizol được cho với liều 15 mg/kg tiêm TM trong vòng 30 phút, sau đó là 10mg/kg tiêm TM mỗi 12 giờ/lần x 4 liều, sau đó là 15mg/kg tiêm TM mỗi 12 giờ/lần nếu cần tới khi nồng độ methanol máu < 20mg/dL. Nếu dùng ethanol (thay vì dùng fomepizole), cần dùng tới khi đạt được nồng độ đích ethanol trong huyết thanh từ 100 đến 150 mg/dL. Cần dùng acid forlic (Vd: 50mg tiêm TM mỗi 6 giờ/lần) để xúc tiến quá trình chuyển đổi format thành CO2 và nước. Có chỉ định tiến hành lọc máu đối với các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn thị lực, nồng độ methanol máu > 50mg/dL, hoặc nhiễm toan máu nặng. Điều trị cần được bắt đầu nhanh trong các trường hợp nhiễm toan có tăng khoảng trống anion với gia tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu và lâm sàng nghi vấn mà không chờ tới khi có được tiêu chuẩn chẩn đoán xác định là định lượng nồng độ methanol máu. Ethylen glycol được tìm thấy trong các chất chống đóng băng và có thể được bệnh nhân uống với mục đích tự tử hoặc người nghiện rượu dùng thay thế cho rượu ethanol. Các biểu hiện sớm của ngộ độc là tình trạng ức chế TKTW. Giống như ngộ độc methanol, các biểu hiện ngộ độc bị trễ lại (sau 4 đến 12 giờ) thường nặng hơn và có thể bao gồm tình trạng toan chuyển hóa, suy thận, co giật, hôn mê và tử vong. Độc tính của ethylen glycol là do tạo thành các sản phẩm chuyển hóa độc (Vd: glycolaldehyde và oxalat) dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase. Cần xét tới khả năng bệnh nhân có sử dụng ethylen glycol đối với tất cả các trường hợp có tăng khoảng trống anion và tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu. Nước tiểu của bệnh nhân có thể phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn Wood hoặc phát hiện được các tinh thể oxalat khi soi kính hiển vi. Chẩn đoán được xác định bằng cách định lượng nồng độ ethylen glycol máu, nhưng không được trì hoãn điều trị nếu bệnh cảnh lâm sàng rất gợi ý bệnh nhân có uống ethylen glycol. Điều trị bằng Fomepizol (hoặc ethanol) cần được sử dụng theo cách tương tự như đã được mô tả trong xử trí ngộ độc methanol đối với các bệnh nhân có nồng độ ethylen glycol máu > 20 mg/dL, có tình trạng nhiễm toan hoặc có tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu. Lọc máu cần được tiến hành khi có suy thận, nồng độ ethylen glycol máu > 50 mg/dL, hoặc nhiễm toan nặng. Điều trị co giật bằng benzodiazepin và điều chỉnh giảm nồng độ can xi máu, nếu thấy có. . tự tử hoặc người nghiện rượu dùng thay thế cho rượu ethanol. Các biểu hiện sớm của ngộ độc là tình trạng ức chế TKTW. Giống như ngộ độc methanol, các biểu hiện ngộ độc bị trễ lại (sau 4 đến. có mùi rượu trong hơi thở. - Chẩn đoán: Tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu, tăng khoảng trống anion (methanol, ethyleneglycol), nồng độ rượu cồn trong máu - Điều trị: Fomepizol Ngộ độc rượu dễ. NGỘ ĐỘC RƯỢU (ALCOHOLS) Nicholas M. Mohr, Devin P. Sherman và Steven L.Brody - Triệu chứng: Tất cả các người nghiện rượu biểu hiện bằng tình trạng đi đứng

Ngày đăng: 28/08/2014, 20:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan