vấn đề nạn nhân chất da cam đi-ô-xin và quan hệ việt mỹ

10 388 1
vấn đề nạn nhân chất da cam đi-ô-xin và quan hệ việt mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 1 - Tiểu luận Vấn đề nạn nhân chất da cam đi-ô- xin và quan hệ Việt Mỹ Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 2 - <I> Khái quát - Nội dung chính:  Chất độc da cam đã được quân đội Mỹ sử dụng như thế nào tại Việt Nam  Phân tích chính sách của Mỹ đối với vấn đề nạn nhân da cam Việt Nam sau cuộc chiến tranh Việt Nam. - Mục tiêu nghiên cứu:  Tìm ra nguyên nhân vì sao quan hệ Việt – Mỹ luôn gặp bế tắc trong vấn đề nạn nhân da cam  Nêu lên những chuyển biến trong quan hệ Mỹ Việt và những nỗ lực giải quyết vấn đề nạn nhân da cam  Lý giải vì sao thời gian đầu sau cuộc chiến không thể giải quyết được vấn đề này và vì sao hai nước cần có những bước chuyển này trong chính sách đối ngoại hiện nay - Lý do chọn đề tài:  Điều chỉnh quan hệ với Hoa Kỳ là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Nếu đối đầu với Hoa Kỳ Việt Nam sẽ khó có th hội nhập và phát triển cũng như nắm bắt các thời cơ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.  Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ có vai trò khai thông và mang tính quyết định đối với các mối quan hệ song phương khác giữa hai nước như an ninh-quân sự, kinh tế- thương mại, văn hóa, …và quan hệ hai nước đặt trong các cơ chế ngoại giao đa phương.  Vấn đề nạn nhân da cam là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ hai nước. Nó là một trong những di sản của cuộc chiến tại Việt Nam mà cả người Việt Nam và người Mỹ đã phải gánh chịu. Trong cuộc chiến giành công lý cho Việt Nam, không thể nói rằng người Việt Nam chịu hậu quả nặng nề hơn người Mỹ. Vấn đề là ở chỗ Chính phủ Mỹ hành động như thế nào trước trách nhiệm bồi thường tội ác chiến tranh. Xem xét chính sách của Mỹ đối với vấn đề này cũng là một trong những nỗ lực để tìm ra một lối thoát cho những vấn đề phát sinh thời hậu chiến. Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 3 - <II> Nội dung 1. Phần mở đầu Kể từ năm 1975, khi cuộc chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam kết thúc và giành thắng lợi rực rỡ, hai nước đã giữ quan hệ thù địch trong suốt một thời gian dài. Cho đến nay, hơn ba mươi năm sau chiến tranh, những di sản của cuộc chiến tưởng chừng không thể nào xóa bỏ cũng đã dần phai nhạt theo thời gian. Mối quan hệ song phương Mỹ Việt đã dần ấm lên vì cả hai dân tộc đều mong muốn bỏ lại quá khứ và hướng tới tương lai. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam, ngày 12 tháng 7 năm 1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ Cuối năm 2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam … Những mốc lịch sử quan trọng này cho thấy rất nhiều nỗ lực đã được đưa ra từ cả hai phía và rất nhiều – tuy không phải là tất cả- các vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước đã được giải quyết. Tuy nhiên, một hiện thực không thể chối cãi là cuộc chiến xâm lược Việt Nam của Mỹ đã để lại một di sản lớn mà cho đến nay hai nước vẫn chưa thể tìm được cách giải quyết thỏa đáng, đó là sự tàn phá của chất độc đi-ô-xin đối với con người và môi trường Việt Nam và những di chứng của nó. Suốt hơn ba mươi năm, vấn đề nạn nhân của chất độc da cam vẫn thường được đặt lên bàn đàm phán bên cạnh những vấn đề được coi là quan trong đối với cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Rất nhiều vấn đề đã được thông qua song vấn đề nạn nhân da cam thì vẫn còn lại như một sự ám ảnh và bế tắc trong quan hệ hai nước, và thường xuyên được đặt ra thảo luận trong các buổi đàm phán song phương. Các kết quả khảo sát thu được cho thấy, quân đội Mỹ đã rải gần mười hai triệu gallon tương đương trên 500 triệu lít hóa chất độc hại lên khoảng 1/10 lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ 1961 đến 1971. Theo một nghiên cứu gần đây thì 2.1 đến 4.8 triệu người Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam, và ít nhất một triệu người Việt Nam bị mắc các căn bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc đi-ô-xin có trong hóa chất này. Những di chứng của chất độc da cam mà Mỹ trải lên lãnh thổ Việt Nam càng ngày càng cho thấy mức độ tàn bạo của cuộc chiến và hậu quả của nó đối với con người và môi trường nặng nề như thế nào. Người Việt Nam, đặc biệt là những người đã từng tham gia vào cuộc chiến, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất độc hóa học, và những thế hệ sau của họ, đã lên tiếng đòi công lý, thậm chí có những người đã không thể trở về ngay cả trong thời bình. Điều này đặt ra cho Chính phủ Việt Nam những áp lực lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và đưa ra chính sách hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam. Việt Nam liên tiếp yêu cầu Mỹ phải bồi thường thiệt hại sau chiến tranh, trong khi, phía Mỹ cũng đã có những động Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 4 - tác ủng hộ về khoa học và kỹ thuật giúp giải quyết hậu quả của chất da cam. Vấn đề là ở chỗ, những công ty hóa chất Mỹ nhất định không công nhận và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân da cam ở Việt Nam. Họ nói rằng họ đã sản xuất hóa chất theo yêu cầu của chính phủ Mỹ. Phiên tòa kiện các công ty hóa chất lớn của Mỹ mà nguyên đơn là những nạn nhân da cam Việt Nam đã kết thúc với một phán quyết được cho là không công bằng và phi đạo lý, trong khi đó rất nhiều các cựu binh Mỹ ủng hộ Việt Nam. Hàng loạt các sự kiện liên quan đến vấn đề nạn nhân da cam Việt Nam đã ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong giới hạn bài tiểu luận của mình, em chỉ tập trung phân tích những chính sách của Hoa Kỳ và mối quan hệ song phương với Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào từ vấn đề nạn nhân da cam Việt Nam. 2. Phần nội dung 2.1. Nguyên nhân Mỹ sử dụng chất da cam trong cuộc chiến tại Việt Nam. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ đã thực hiện một chương trình khổng lồ sử dụng hóa chất diệt cỏ trong suốt giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1971. Mục tiêu của chương trình này là một thứ mục tiêu kép: thứ nhất phá hủy diện tích rừng nhiệt đới của Việt Nam – nơi ẩn náu của quân du kích Việt Nam, thứ hai là chặn nguồn lương thực của quân Việt Nam. Chương trình này ban đầu được biết đến dưới cái tên là Operation Trail Dust sau đổi thành Operation Hade và cuối cùng là Operation Ranch Hands. Một loạt các chất hóa học, 15 loại tất thảy, đã được đem ra kiểm nghiệm và đồng thời “ứng dụng” luôn tại Việt Nam. Những hóa chất diệt cỏ đầu tiên được sử dụng hay nói cách khác, đem thử nghiệm trong những năm từ 1962 đến 1964 là “Agent Orange”, “Agent Purple” và “Agent White”. Trên thực tế, những chất này không có màu, nhưng được gọi tên theo màu của những thùng 55 gallon tương đương 247.5 lít đựng chúng. Một lượng lớn các hóa chất khác cũng đã được trộn vào trong các thùng hóa chất trước khi rải xuống Việt Nam. Năm 1964, sau hàng loạt các cuộc thử nghiệm như thế, chất da cam – “Agent Orange” được cho là hiệu quả nhất cho kế hoạch tàn phá những cánh rừng Việt Nam của quân đội Mỹ. Năm 1965, khi các vướng mắc về hậu cần của Mỹ được giải quyết, chiến dịch càn quét Việt Nam bằng chất da cam cũng được mở rộng. Phần lớn chất hóa học độc hại này được Lực lượng không quân Mỹ lúc đó là C-123K tiến hành rải lên Việt Nam. Từ năm 1968 trở đi, một phiên bản mới của kế hoạch này cũng được đưa vào chiến trường dưới cái tên “Orange II” hay “Super Orange”. Tính đến năm 1971, khoảng 24.000 km 2 trên tổng số 331.212 km 2 của Việt Nam đã ngập trong chất độc da cam. 2.2. Việc sử dụng chất diệt cỏ vào cuộc chiến Việt Nam là có ý đồ từ phía Mỹ Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 5 - Năm 1967, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Phía Mỹ cho rằng chi tiêu quân sự lớn sẽ chỉ góp phần làm gia tăng lạm phát trong nước, vấn đề đã khiến giới thượng lưu Mỹ đặt câu hỏi về cuộc chiến tranh Việt Nam. Chất độc hoá học được sử dụng vào chiến tranh vì một phần nào đỡ tốn kém hơn vũ khí tối tân. Tuy nhiên, trước những phản ứng mạnh mẽ từ người dân Mỹ phản đối cuộc chiến tại Việt Nam vì những chất hoá học mà không quân Mỹ đem trải thảm xuống hơn hai nghìn hecta rừng khu vực miền Nam Việt Nam đã ảnh hưởng đến cả những lính Mỹ chiến đấu tại đây, đã khiến cho Chính phủ phải lên tiếng. Ngày 25 tháng 11 năm 1969, Tổng thống Nixon ra lệnh phá huỷ tất cả những kho vũ khí vi trùng và cấm chiến tranh hoá học và chiến tranh sinh học, theo đó yêu cầu Thượng viện chấp nhận Nghị định thư Geneva 1925, nhưng lại vẫn duy trì quyền sử dụng vũ khí giết người của quân đội Mỹ trong trường hợp đe doạ an ninh của nước Mỹ. Hai chiếc tàu đầy khí độc hại được bọc trong những chiếc thùng bằng bê tông đã được thả xuống Thái Bình Dương vào tháng 8/1970. Tiếp đó là sự thất bại của thoả thuận SALT I và SALT II - những Hiệp ước về hạn chế vũ khí chiến lược. Vào những năm cuối của cuộc Chiến tranh Thế giới II, cụ thể là vào tháng 6/1961, quân đội Mỹ được chuẩn bị để sử dụng một số hoá chất làm rụng lá cây ở chiến trường Thái Bình Dương. Nhưng do sợ bị tố cáo là tiến hành chiến tranh hoá học, nên kế hoạch này bị huỷ bỏ. Thế nhưng đầu năm 1961, Tổng thống Mỹ Kenedi và Hội đồng an ninh quốc gia đã bật đèn xanh cho quân đội Mỹ sử dụng hoá chất (được gọi là chất làm rụng lá cây) để rải xuống các vùng đất Việt Nam không nằm trong khả năng kiểm soát của quân đội Mỹ. Các tài liệu công khai của quân đội Mỹ tiết lộ, trong 11 năm, từ 1962-1972, Mỹ đã dùng máy bay rải xuống lãnh thổ Việt Nam trên 72 triệu lít hoá chất da cam. Con số do Mỹ đưa ra còn xa với con số mà quân đội Mỹ thực sự rải xuống lãnh thổ Việt Nam. Đô đốc Hải quân Mỹ Zumwalt, người trực tiếp chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ từ 1968 đến 1971, đã tiết lộ: tỷ lệ thương vong hàng tháng của Hải quân Mỹ là 6%. Có nghĩa rằng trong một nhiệm kỳ 10 tháng tham dự chiến trận tại VN, một quân nhân Mỹ chỉ có 30% hi vọng sống sót. Để giảm bớt thương vong của Mỹ tại chiến trường, Chính phủ Mỹ bật đèn xanh cho việc sử dụng hoá chất da cam. Với việc phun rải hoá chất trên, Mỹ muốn huỷ diệt các khu rừng nguyên sinh làm cho lực lượng vũ trang Việt Nam bị bộc lộ, trở thành con mồi cho bom đạn Mỹ. Ngoài ra, còn nhằm mục đích triệt phá lương thực, môi trường sống của người dân. Dù ra sức bưng bít, ngay từ đầu việc sử dụng hoá chất da cam tại chiến trường Việt Nam đã gặp sự chống đối của rất nhiều nhà khoa học Mỹ. Ngày 15/06/1966, Hội Vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ đã đòi thành lập Đoàn điều tra tác hại của việc Mỹ sử dụng các hoá chất độc ở Việt Nam. Vào những năm Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 6 - 1967, 1968, 1969 Mỹ gia tăng gấp bội việc phun rải hoá chất da cam xuống các khu rừng và vùng dân cư của Việt Nam. Cũng vào những năm này phong trào chống chiến tranh hoá học tại VN đã lan tràn khắp nước Mỹ. Hơn 5.000 nhà khoa học Mỹ đã ký một kiến nghị đòi Tổng thống L.Johnson ngừng ngay việc sử dụng các chất độc hoá học ở Việt Nam. Trước áp lực của dư luận, vào tháng 4/1970, Bộ Quốc phòng Mỹ phải tuyên bố chấm dứt việc phun rải chất màu da cam tại VN. Nhưng Mỹ vẫn tiếp tục làm cái việc mà họ đã tuyên bố chấm dứt. Cùng với thời gian, tác hại của hoá chất da cam ngày càng bộc phát dưới dạng các bệnh nan y. Người của cả hai bên chiến tuyến đều trở thành nạn nhân của chất độc da cam. 2.3. Chính sách của Mỹ Kể từ khi nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã duy trì một chính sách tương đối nhất quán đối với vấn đề phơi nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin ở Việt Nam. Một mặt, Chính phủ Mỹ cấp kinh phí cho những nghiên cứu khoa học nhằm thẩm định mức độ lan rộng của chất da cam trên lãnh thổ Việt Nam nhiều năm sau chiến tranh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của hậu quả do phơi nhiễm đi-ô-xin. Tại những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của chất độc hoá học này, chính phủ Mỹ cũng đã có những hỗ trợ về tài chính và ký thuật nhằm hạn chế mức tối đa những tác hại của các hoá chất vẫn còn tồn tại trong môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân Việt Nam. Mặt khác, Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục không chịu thừa nhận trách nhiệm về mặt pháp lý của mình đối với tất cả những hậu quả được cho là do chất da cam sử dụng trong cuộc chiến Việt Nam gây nên. Thêm vào đó, Mỹ liên tiếp đặt ra những nghi vấn về mức độ tin cậy của các bằng chứng về chất đi-ô-xin chứa trong hàng triệu lít chất diệt cỏ và những thùng chất da cam đã dội xuống Việt Nam trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh và các tác hại của nó gây nên các căn bệnh hiểm nghèo cũng như các vấn đề về sức khoẻ và các khuyết tật bẩm sinh mà nhiều người Việt Nam phải chịu đựng. Viện trợ từ phía Chính phủ Mỹ đối với Việt Nam về vấn đề nạn nhân da cam chủ yếu là góp phần vào những nỗ lực của cả hai nước nhằm thẩm định, kiềm chế và xử lý những ca bệnh do phơi nhiễm chất da cam. Theo báo cáo đánh giá của một quan chức từ Bộ Ngoại giao Mỹ trước Uỷ ban Hạ Viện Hoa Kỳ (5/2008) cho thấy những nỗ lực hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong vấn đề nạn nhân da cam gồm có:  Thành lập Uỷ ban liên kết tham vấn (JAC) nhằm đưa ra các hoạt động liên kết giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến phơi nhiễm chất da cam.  Tiến hành các Hội thảo liên kết giữa Bộ Quốc Phòng Mỹ và Bộ Quốc Phòng Việt Nam nhằm trâo đổi các tư liệu lịch sử về các hoạt động của quân đội Mỹ tại Việt Nam cũng như là việc sản xuất, buôn bán và tích trữ chất da cam trong thời kỳ chiến tranh. Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 7 -  Đề ra một dự án trị giá 2 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm, với sự tham gia của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam tiến hành các thí nghiệm phân tích mẫu đất và vật phẩm.  Và khoản chi viện trợ từ Văn phòng Chính phủ và Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ trị giá 200.000 đô la Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, 40 triệu đô la Mỹ đã được chi ra cho các chương trình gỡ bỏ bom mìn tại Việt Nam từ năm 1993, và 43 triệu đô la cũng đã chi cho khoản viện trợ người khuyết tật từ năm 1989. Các khoản này đều trích từ Quỹ hỗ trợ nạn nhân chiến tranh Leahy. Trong đó, khoản chi cho các dự án về nạn nhân da cam là 2 triệu đô. Mặc dù Văn phòng Chính phủ Mỹ không đưa ra hạng mục cụ thể của các khoản chi này nhưng cũng có thể thấy rằng hầu như phần lớn các khoản chi ra từ quỹ này là cho các hoạt động nghiên cứu. Tính đến nay, diễn đàn đầu tiên giữa Chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam về vấn đề nạn nhân chất da cam là JAC. Cuộc họp đầu tiên của JAC diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5 và 6 tháng 6 năm 2006. Trong hội nghị này, đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực làm sạch môi trường, chăm sóc và điều trị cho các nạn nhân của chất da cam đi-ô-xin và cho các nghiên cứu khoa học. Trong hội nghị lần thứ hai của JAC tổ chức ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2007, tại Hà Nội, đồng Chủ tịch phái đoàn Mỹ nhấn mạnh rằng JAC không phải là một cơ quan ban hành chính sách mà là một uỷ ban tham vấn khoa học, chỉ có nhiệm vụ đưa ra những tham vấn khoa học cho các chương trình liên quan đến chất da cam đi-ô-xin tại Việt Nam. Hội nghị lần thứ ba của JAC tổ chức từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 9 năm 2008 tại Hà Nội, tập trung vào các nỗ lực cải thiện môi trường ở Việt Nam, cùng với sự hiện diện của các tổ chức tài trợ đang nỗ lực trong vấn đề chất da cam đi-ô-xin tại Việt Nam. Tháng 5 năm 2007, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật dành riêng cho các vấn đề binh lính Mỹ, cựu chiến binh, bão Katerina và Iraq, 2007 (P.L. 110-28), quyết định hỗ trợ 3 triệu đô la Mỹ cho khôi phục lại môi trường tại những địa điểm bị phơi nhiễm đi-ô-xin và hỗ trợ cho các chương trình y tế trong các khu dân cư gần những khu vực này. Ngày 1 tháng 2 năm 2008, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Michalak đã thông báo trước cuộc họp liên kết giữa các quan chức Mỹ và Việt Nam rằng “cần đi tới những bước thoả thuận cuối cùng để xác định cách thức mà những quỹ hỗ trợ từ chính phủ Mỹ chi ra ”. Trong bản báo cáo đánh giá trình lên trước Uỷ ban Thượng viện phụ trách các vấn đề quan hệ đối ngoại với Đông Á và Thái Bình Dương, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách vấn đề đối ngoại với Đông Á và Thái Bình Dương Christopher R. Hill nhấn mạnh: “ Quốc hội đã không hề quan tâm đến kế hoạch chi 3 triệu đô la cho các chương trình cải thiện môi trường và y tế mà chúng ta đang vạch ra lúc này ” Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 8 - Kể từ bản đánh giá của ông Hill, người ta không thấy có thêm một thông báo nào khác từ Đại sứ quán Mỹ hay từ Bộ Ngoại giao về việc sử dụng khoản chi 3 triệu đô này. Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Cơ quan phụ trách các vấn đề phát triển quốc tế Mỹ (USAID) sẽ chỉ đạo việc chi viện trợ này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USAID chỉ ra rằng một phần trong các quỹ viện trợ này sẽ được sử dụng để tạo nên một hình ảnh trọn vẹn về nước Mỹ ở Việt Nam với mục đích tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, cải thiện môi trường và hàn gắn vết thương da cam đi-ô-xin. Các hoạt động khác trích từ quỹ 3 triệu đô có thể bao gồm bổ sung nghiên cứu cải thiện môi trường và các hoạt động hợp tác về y tế, bao gồm hoạt động của các phòng khám gần những “điểm nóng”- khu vực ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh. Như đã tường trình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USAID sẽ tiến hành kiểm tra xác minh các chương trình hỗ trợ hiện nay cho các công dân Việt Nam bị nhiễm chất độc hoá học để khẳng định tính hiệu quả của số tiền 3 triệu đô la đã chi ra. 2.4. Lời kết Mười năm trở lại đây, các vấn đề kinh tế và an ninh thương mại được ưu tiên hàng đầu vượt lên trên vấn đề di sản chiến tranh trong mối quan hệ Việt Mỹ. Mặc dù tại Mỹ vấn đề di sản chiến tranh Việt Nam là rất phức tạp và tác động xấu đến những nỗ lực bình thường hoá quan hệ song phương giữa hai quốc gia nhưng hiện nay, những lợi ích mà đôi bên cùng nhận được từ thương mại song phương đã phần nào ảnh hưởng đến toàn bộ quan hệ Việt Mỹ. Tuy nhiên, những sai lầm trong việc giải quyết các di sản chiến tranh, như là địa vị của những nạn nhân chất da cam Việt Nam chẳng hạn, vẫn hoàn toàn có thể làm tổn hại hay ít ra là làm chậm lại tiến trình đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương Việt Nam và Hoa Kỳ. Về phần mình, Chính phủ Việt Nam dường như vẫn còn cân nhắc những vấn đề kinh tế mang tính chiến lược ưu tiên hơn so với vấn đề nạn nhân da cam vì lợi ích cao nhất là phát triển đất nước trong thời đại mới. Tuy vậy, 2.1 đến 4.8 triệu người Việt Nam hiện trong vùng ảnh hưởng phơi nhiễm của chất độc da cam và hơn một triệu người được xác nhận là chịu di chứng đi-ô-xin hiện vẫn còn là vết thương nhức nhối, và hàng ngàn trẻ em Việt Nam ngày nay vẫn còn bị những di chứng của chất da cam. Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam sẽ có thẻ không tiếp tục giữ thái độ tích cực với Mỹ nếu như Mỹ vẫn cứng nhắc không thừa nhận trách nhiệm của mình trong các vấn đề liên quan đến sử dụng chất độc da cam và hậu quả của nó để lại sau chiến tranh ở Việt Nam. Trong quá khứ, các chính sách của Mỹ về vấn đề chất da cam dường như theo chiều hướng phủ nhận mọi trách nhiệm pháp lý đối với các ảnh hưởng tới sức khoẻ con người do chất da cam gây nên, đồng thời vẫn đưa ra các khoản viện trợ song lại kèm theo những đánh giá nhận định về tính xác thực của các bằng chứng chiến tranh. Cuối cùng thì những hỗ trợ về Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 9 - tài chính và y tế từ Mỹ cho các nạn nhân chất da cam đã không thật sự hiệu quả. Mặc dù hiện nay, cả hai chính phủ gần như đã có được những bước tiến thực sự trong việc giải quyết vấn đề này, song cần có thêm thời gian, có thể là vài năm hoặc nhiều hơn thế để làm dịu lại vấn đề nóng này trong quan hệ ngoại giao hai quốc gia. Điều này phụ thuộc phần nhiều vào hành động của Chính phủ Mỹ. Bởi vì, người Việt Nam không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy sự suy xét của Chính phủ Mỹ đối với trách nhiệm bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, nhất là sau khi vụ kiện 37 công ty hoá chất Mỹ do các nạn nhân da cam là nguyên đơn đã kết thúc bằng một phán quyết không công bằng và phi đạo lý. Chính phủ Mỹ cho rằng không có đủ bằng chứng xác thực chứng tỏ rằng tình trạng của những nạn nhân bị phơi nhiễm chất da cam là hậu quả của hàng triệu lít thuốc diệt cỏ và hoá chất đi-ô-xin chứa trong chúng mà quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam những năm 60-70. Trên thực tế, có một mâu thuẫn rằng, Chính phủ Mỹ sẵn sàng chi các khoản hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân của bom mìn mà lại từ chối hỗ trợ trực tiếp cho những nạn nhân da cam đi-ô-xin tại Việt Nam. Mâu thuẫn này trong chính sách của Mỹ rất có thể là căn nguyên cho các vấn đề trong quan hệ song phương. Trái lại, nước Mỹ lo ngại rằng, nếu như chấp nhận một số trách nhiệm đạo đức hay pháp lý nào đó trước vấn đề nạn nhân da cam đi-ô-xin Việt Nam, thì rất có thể Mỹ sẽ phải đối đầu với những xung đột quân sự không mong muốn. Do vậy, trong hoàn cảnh này, điều quan trọng là bất kỳ hỗ trợ nào được gửi đến các nạn nhân Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất da cam nên được coi như một hành động nhân đạo, chứ không phải là một sự thú nhận tội ác chiến tranh. Bài tập môn Chính sách đối ngoại Lê Vũ Nguyệt Minh Lớp B33 - 10 - Tài liệu tham khảo [1] Hội thảo về vấn đề di chứng đi-ô-xin tại trường Đại học American Univesity, Theo Vn Express, truy cập ngày 20/4/2009 [2] Mỹ rải chất độc da cam tại Việt Nam: Vô tình hay cố ý, bài viết của L.S Lê Đức Tiết, Theo Vn Express, truy cập ngày 20/4/2009 [3] Báo cáo trình Quốc hội của CRS, 11-2008, Vấn đề nạn nhân chất da cam Việt Nam và quan hệ Việt Mỹ, truy cập ngày 20/4/2009 [4] Toà án Mỹ đi ngược lại tinh thần yêu chuộng công lý, Theo Vn Express, truy cập ngày 20/4//2009 [5] Nạn nhân da cam đi-ô-xin Việt Nam sang Mỹ vận động dư luận, Thanh Trúc tường trình từ Washington, RFA 10-7-2008, Truy cập ngày 20/4/2009 [6] Phóng sự của VTV phát trên chương trình Thời sự 2/2008, Truy cập ngày 20/4/2009 . ra nguyên nhân vì sao quan hệ Việt – Mỹ luôn gặp bế tắc trong vấn đề nạn nhân da cam  Nêu lên những chuyển biến trong quan hệ Mỹ Việt và những nỗ lực giải quyết vấn đề nạn nhân da cam  Lý. và mối quan hệ song phương với Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào từ vấn đề nạn nhân da cam Việt Nam. 2. Phần nội dung 2.1. Nguyên nhân Mỹ sử dụng chất da cam trong cuộc chiến tại Việt Nam 11-2008, Vấn đề nạn nhân chất da cam Việt Nam và quan hệ Việt Mỹ, truy cập ngày 20/4/2009 [4] Toà án Mỹ đi ngược lại tinh thần yêu chuộng công lý, Theo Vn Express, truy cập ngày 20/4//2009 [5] Nạn

Ngày đăng: 28/08/2014, 02:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan