Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
8,32 MB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Phần MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4 5. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 7. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4 8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 5 9. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 5 Phần NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 6 1.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI 6 1.2. VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 7 1.3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 7 1.4. ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC SO VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG 12 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM VÀO TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH CỰC 14 2.1. MỞ ĐẦU 14 2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 14 2.3. LÝ THUYẾT VỀ PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT 2007 15 2.4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỨC NĂNG QUAY PHIM BẰNG PHẦN MỀM CYBERLINK YOUCAM 3 40 2.5. BIÊN TẬP – DỰNG PHIM SỬ DỤNG WINDOWS MOVIE MAKER 43 2.6. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH CỰC 54 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỂ DẠY CHƯƠNG II “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” SGK VẬT LÝ 10 NÂNG CAO 76 3.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHƯƠNG II, VẬT LÝ 10 NÂNG CAO 76 3.2. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG II “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” SGK VẬT LÝ 10 NÂNG CAO 77 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 101 4.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 101 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 2 4.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 101 4.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM 101 4.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 101 4.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 101 4.6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM 104 CHƯƠNG 5: PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 106 5.1. KẾT LUẬN 106 5.2. ĐỀ XUẤT 106 PHỤ LỤC 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 3 Phần MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, việc đổi mới giáo dục theo chiều hướng tích cực hóa diễn ra sôi động trên thế giới và ở nước ta. Theo mục tiêu của giáo dục trong Nghị quyết Trung ương lần 2 khóa VIII: “Một mặt phải đảm bảo cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại, mặt khác phải phát huy tính năng động cá nhân, bồi dưỡng năng lực sáng tạo”. Trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) phát triển như vũ bão, các phương tiện dạy học (PTDH) nghe – nhìn ngày càng thâm nhập và được sử dụng trong dạy học các môn nói chung và vật lý nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho người học nắm vững chính xác, sâu sắc các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách. Để phục vụ cho việc giảng dạy nhiều giáo viên (GV) đã áp dụng nhiều phần mềm trình diễn từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ và kiến thức có được về CNTT. Xét về mọi gốc độ, việc đưa CNTT phục vụ cho giảng dạy và học tập vừa tiết kiệm thời gian, vừa phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của người học; Mặt khác, rèn luyện cho người học ý thức tự tìm tòi, khám phá cái mới, những cái mà họ không được đào tạo chuyên sâu, nhưng có sự đam mê sâu sắc. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều phần mềm trình diễn phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, trong đó Microsoft (MS) PowerPoint là đơn giản, dễ sử dụng, lại rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo, dễ dàng kết hợp với một số phần mềm hỗ trợ khác như CyberLink YouCam và Windows Movie Maker (WMM) 2.6, nó tạo ra một môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi, phục vụ nhu cầu tự học cho người học với tính năng đặc biệt là có thể ghi lại lời giảng và hình ảnh GV đang giảng bài. Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp các phần mềm trên với PowerPoint hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi, và phổ biến cần phải có một tài liệu giới thiệu cụ thể về cách sử dụng và những tính năng ưu việt của sự kết hợp này, giúp người sử dụng có thêm kiến thức và sử dụng thành thạo công cụ soạn bài giảng E-Learning. Vì lý do trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY VẬT LÝ 10 NÂNG CAO. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý thuyết về sự cần thiết của CNTT trong dạy học và một số phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC). - Nghiên cứu khai thác và biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng kết hợp giữa phần mềm PowerPoint và 2 phần mềm hỗ trợ khác là CyberLink YouCam và WMM 2.6 để phục vụ cho việc giảng dạy và học các môn nói chung và Vật lý nói riêng. - Áp dụng kết hợp các phần mềm trên để soạn giáo án giảng dạy một số bài trong chương II. Động lực học chất điểm Sách giáo khoa (SGK) Vật lý 10 Nâng cao (VL10NC) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 4 - Đáp ứng nhu cầu tự học và khả năng sáng tạo của người học. - Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho GV và sinh viên (SV). 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - Hiện nay, nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển nền giáo dục theo hướng tích cực hóa nhưng việc dạy học vẫn sử dụng SGK là chủ yếu. Việc ứng dụng CNTT thông thạo và hợp lý vào việc giảng dạy và học tập sẽ góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong dạy học. - Vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng phần mềm nào và sử dụng như thế nào để đáp ứng được nhu cầu tự học của người học mà người dạy có khả năng sử dụng thành thạo và dễ dàng, tiết kiệm thời gian. - Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng nên việc khai thác và phối hợp các ưu điểm của những phần mềm khác nhau để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt là điều mà GV cần thực hiện. 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Thu thập tài liệu từ thư viện, Trung tâm học liệu, Internet và ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè. - Nghiên cứu, phân tích, chọn lọc tài liệu và thông tin đã thu nhận. - Nghiên cứu kinh nghiệm: trao đổi và học tập kinh nghiệm của bạn bè và thầy cô về nội dung đề tài. - Quan sát và thực nghiệm giảng dạy trong quá trình thực tập sư phạm. - Tổng hợp các dữ liệu để hoàn chỉnh nội dung. 5. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Máy vi tính. - Các loại sách và tài liệu liên quan đến đề tài. - Mạng internet. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tập trung nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy: PowerPoint, CyberLink YouCam và WMM 2.6. - Tìm hiểu một số PPDHTC: PPDH nêu vấn đề, PPDH khám phá, PPDH đàm thoại gợi mở, PPDH diễn giảng, phương pháp thảo luận nhóm. - Chọn chương II: “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” SGK VL10NC để giảng dạy có sử dụng các phần mềm trên nhằm phát huy tính tự học của HS. 7. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Bước 1: Nhận đề tài, tìm hiểu mục đích của đề tài và tài liệu tham khảo. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu đã có, trao đổi và tiếp thu ý kiến của GV hướng dẫn nhằm xây dựng đề cương cho đề tài. Bước 3: Thực hiện theo đề cương, nộp bản thảo cho GV hướng dẫn và sửa chữa. Bước 4: Tiến hành viết đề tài hoàn chỉnh nộp cho GV hướng dẫn và GV phản biện. Bước 5: Thực nghiệm sư phạm. Bước 6: Báo cáo luận văn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 5 8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU - Giúp cho việc giảng dạy và học các môn đạt hiệu quả cao. - Giúp người học phát huy khả năng tự học, giúp người dạy giám sát và khống chế được thời gian trình bày. - Giúp người dạy hiểu và ứng dụng thành thạo CNTT vào việc giảng dạy. 9. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Công nghệ thông tin CNTT Dạy học khám phá DHKP Định luật ĐL Giáo án điện tử GAĐT Giáo viên GV Học sinh HS Microsoft MS Nhiệm vụ khám phá NVKP Phương pháp dạy học PPDH Phương pháp dạy học tích cực PPDHTC Phương pháp diễn giảng PPDG Phương pháp thảo luận nhóm PPTLN Phương tiện dạy học PTDH Quá trình dạy học QTDH Sách giáo khoa SGK Sinh viên SV Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Vật lý 10 Nâng cao VL10NC Windows Movie Maker WMM Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 6 Phần NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 1.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI Trong thời đại hiện nay, CNTT phát triển như vũ bão, đã và đang thâm nhập chi phối các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản suất và đời sống đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo nên ta cần khai thác triệt để để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục và đào tạo hiện nay. Việc áp dụng CNTT trong việc dạy học là một trong những hướng quan trọng góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường học tập có tính tương tác cao. Ngoài ra, còn trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân sinh quan và các phương thức giải quyết vấn đề. Vì vậy, các nhà giáo dục đã và đang tuyên truyền, quảng bá khuyến khích sử dụng CNTT trong dạy học để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. CNTT – đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kì vào năm 1995 và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều sách điện tử, các PTDH hiện đại được điều khiển bởi MVT, hệ thống trường học được trang bị phòng học đa chức năng với mạng máy tính, được các công ty sản xuất thiết bị dạy học ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, sản xuất và đã mở ra một bước ngoặc lớn cho công cuộc cách mạng mới về công nghệ dạy học. Đưa những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Đưa quá trình dạy học (QTDH) từ hình thức truyền thống thành dạy học trong môi trường CNTT. Đổi mới PPDH bằng CNTT là một chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”, những dự án thí điểm như trường học thông minh tại một số nước Châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, đã đem lại nhiều kết quả khả quan, giúp phát triển tư duy HS. Ứng dụng CNTT trong dạy và học là một hướng đi mang tính đột phá chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. Hầu hết các trường Đại học, THPT đều được trang bị các cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học như phòng máy tính, trang bị máy chiếu Projector cho các phòng học, phòng nghe nhìn với nhiều thiết bị hiện đại (máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, ). Nhiều trường đã triển khai mạng không dây phủ sóng toàn trường phục vụ cho GV, SV, HS tra cứu thông tin phục vụ cho nghiên cứu, soạn giảng và học tập của bản thân. Nâng cao trình độ Tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV và HS dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 7 Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học những năm gần đây, nền Giáo dục nước ta đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong việc đầu tư một lượng lớn ngân sách cho công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị về tin học và CNTT phục vụ cho việc dạy học. Theo chỉ thị 29/2001/CT – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. 1.2. VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm tất yếu, giúp cho người dạy chủ động có những bài soạn mang tính hiện đại và tạo ra được những tài liệu học tập, tham khảo phong phú cho người học. Với tác động của CNTT, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng, website và các PTDH hiện đại. Việc ứng dụng CNTT vào QTDH sẽ góp phần thay đổi hình thức dạy và học, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Mặt khác, ứng dụng CNTT trong dạy học còn có vai trò to lớn trong việc thay đổi nội dung và phương thức truyền đạt nhờ vào các công cụ đa phương tiện, GV sẽ xây dựng bài giảng sinh động làm tăng sự thích thú của HS, lôi cuốn và kéo dài sự chú ý của HS. Vì thế, GV có thể dễ dàng vận dụng các PPDHTC như PPDH khám phá, PPDH nêu vấn đề, PPDH đàm thoại gợi mở, nhằm phát huy vai trò chủ động và sáng tạo của HS, tiếp kiệm thời gian, tăng cường nhịp độ truyền thụ kiến thức của GV. 1.3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Theo Nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam, CNTT được định nghĩa như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Sử dụng CNTT trong dạy học là một trong những hướng quan trọng để đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nhờ vậy, ngày nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang dần dần được thực hiện ngày càng nhiều trên bục giảng. Một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức của GV được cải thiện, người học dễ tiếp thu bài và giờ học trở nên sinh động, lôi cuốn và kích thích sự hứng thú trong học tập. 1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo giáo án Hiện nay các công cụ, các phần mềm ứng dụng được dùng cho việc dạy học bằng CNTT rất phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng, từ các phần mềm thương mại cho đến các phần mềm miễn phí. Trong quá trình soạn thảo giáo án, CNTT đã hỗ trợ đắc lực Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 8 người GV trong quá trình này. - Khi soạn thảo văn bản cần sử dụng phần mềm như MS Word. Tuy nhiên, để sử dụng MS Word một cách hiệu quả, đòi hỏi GV cần nắm thêm một số tính năng nâng cao như chèn tự động đoạn văn bản, lưu viết, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản, - Khi soạn thảo bản trình chiếu điện tử có thể sử dụng các phần mềm như MS PowerPoint, Violet, Lecture Maker, ActivInspire, Song thông dụng và đơn giản nhất là phần mềm MS PowerPoint, để sử dụng phần mềm này hiệu quả, GV có thể tìm hiểu thêm một số tính năng nâng cao như chèn video clip, chèn âm thanh, tạo ảnh động, biên tập video, chèn liên kết, - Khi tính toán số liệu cần dùng các phần mềm như MS Excel, SPSS, hoặc sử dụng phần mềm Math type để nhập các công thức, biểu thức, các kí hiệu toán học, - Các phần mềm hỗ trợ việc vẽ sơ đồ, biểu bảng như Map info, Paint hoặc có thể vẽ trong Word, Excel, - Máy tính có kết nối mạng internet phục vụ cho việc tìm và hướng dẫn người học tìm tư liệu (hình ảnh, video, flash mô phỏng, ) - Các phần mềm hỗ trợ việc tạo các thí nghiệm mô phỏng như Crocodile, MS Producer, - Các phần mềm hỗ trợ việc làm video, ghi hình ảnh, âm thanh như WMM, CyberLink Youcam, Như vậy, tùy theo quá trình tiếp cận, kỹ năng và lĩnh vực nghiên cứu của từng GV mà các công cụ hay phần mềm ứng dụng được sử dụng để tạo ra các bài giảng điện tử có khuynh hướng khác nhau. Sử dụng CNTT trong soạn thảo giáo án, giúp GV có được một giáo án chứa đựng lượng thông tin phong phú, sinh động, lôi cuốn HS, giúp cho giờ dạy đảm bảo về chất và lượng. Để sử dụng CNTT đạt hiệu quả trong việc soạn thảo giáo án, cần nắm được quy cách thiết kế một giáo án điện tử như sau: Văn bản trong trang trình chiếu: Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Để phát huy sức mạnh từ việc hỗ trợ của máy tính trong việc nâng cao hiệu quả của QTDH không nên sử dụng quá nhiều dữ liệu dạng văn bản, cần chuyển thể thông tin dạng văn bản sang thông tin dạng mô hình, hoạt hình. Chữ viết trong trang trình chiếu: - Kiểu chữ: Nên dùng loại Font chữ phổ biến, đơn giản và không chân. Hai kiểu chữ thường được chọn nhất là Times New Roman và Arial. Hạn chế dùng Font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. Nên dùng WordArt để viết đề bài hoặc tiêu đề lớn. - Cỡ chữ: Size chữ thích hợp cho tiêu đề là 44, cho nội dung là 28 hoặc 32. - Số chữ trên một trang trình chiếu: Chỉ nên dùng từ khóa, tránh viết câu dài, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 9 trên mỗi trang Slide có khoảng 7 dòng, trên mỗi dòng không quá 10 chữ. Nên sử dụng sơ đồ khối để HS thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Sử dụng màu sắc trong các trang trình chiếu: Đảm bảo độ tương phản giữa chữ và nền để người học nhìn thấy rõ chữ. Màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời,… Màu nền được dùng thống nhất cho các trang/Slide, chỉ nên sử dụng màu nền trắng hay sáng cho chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm,…), ngược lại khi sử dụng chữ màu trắng hay sáng thì nên dùng màu nền sậm. Sử dụng các hiệu ứng trên trang trình chiếu: Không nên sử dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu “quay lộn”, “bay nhảy” thu hút sự tò mò không cần thiết của HS, làm phân tán chú ý trong học tập. Cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của HS. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thấy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Sử dụng các liên kết: Thực hiện liên kết hợp lí, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đặc biệt là thiết lập các liên kết giữa các Slide cùng lớp và khác lớp với nhau. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử, cần khai thác tối đa khả năng này. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu, bài giảng sẽ được trình bày ở mức rộng, sâu khác nhau tuỳ theo mức độ thực hiện các liên kết giữa một hay nhiều lớp slide. 1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bài giảng Để thực hiện được bài giảng, GV không thể không sử dụng các PTDH hiện đại như máy chiếu Projector, mạng internet, các trang web, Kết hợp CNTT và PTDH hiện đại có thể thực hiện các quy trình lên lớp, các loại hình tiết dạy, góp phần tích cực hóa các PPDH và đặc biệt có hiệu quả trong việc hướng dẫn HS cách tự học và tự tìm tư liệu. Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng góp phần phát huy mặt mạnh của các PPDH, tiết kiệm thời gian trong việc ghi chép trên bảng được thay bằng các Slide trình chiếu, tăng sự kích thích và hứng thú học tập của HS, giúp HS chủ động trong mỗi giờ học. Mặt khác, ứng dụng CNTT giúp tăng khả năng quan sát, ghi nhớ, trình bày vấn đề và lưu lại những kiến thức cần truyền đạt của GV. Khi thực hiện bài giảng bằng những đoạn video, các tranh ảnh có nội dung học tập làm vấn đề cho HS thảo luận, cung cấp tài liệu hoặc chỉ rõ địa chỉ trang web, những từ khóa để HS có thể tự tìm kiếm trên mạng. Việc tích cực ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH sẽ là hình mẫu, là động lực khuyến khích người học ứng dụng CNTT trong quá trình học tập của bản thân. 1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dữ liệu CNTT với khả năng cung cấp một lượng thông tin khổng lồ đang trở thành một kho Luận văn tốt nghiệp GVHD: Dương Bích Thảo SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang 10 tài nguyên vô giá, giúp mọi người có thể dễ dàng chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu thông qua mạng Internet. Có nhiều cách thức, dịch vụ cho phép tìm kiếm khai thác các thông tin trên internet như: google, yahoo, bamboo, search.netnam, vinaseek, socbay, , song đơn giản, hữu hiệu và phổ biến nhất có lẽ là google. Mọi người chỉ cần vào trang www.google.com sau đó nhập vào ô tìm kiếm những từ đặc trưng cho tư liệu cần tìm, sẽ có rất nhiều thông tin, hình ảnh , video, , liên quan người dùng có thể xem xét, chọn lựa tư liệu thích hợp cho mình. Khai thác thông tin từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng, thư viện tư liệu, để phục vụ cho việc dạy học và đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Từ điển mở Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, nhưng nhìn chung từ điển mở là một trong những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Từ điển mở có những đặc điểm như sau: + Là một bộ từ điển + Là một phần mềm nguồn mở + Tra cứu trên máy tính + Khi sử dụng có thể thêm vào các giải thích của cá nhân để chia sẻ với người khác. + Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, tăng cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm. Ngày nay, từ điển mở được dùng khá phổ biến trên các trang mạng internet như: + Bách khoa toàn thư mở : www.wikipedia.org + Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/ + Từ điển tiếng Việt mở : http://www.informatik.uni-lepzi.de/~duc/Dict/ + Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: http://vdict.com/ Một số thư viện trên internet Được phát triển dựa trên ý tưởng xây dựng học liệu mở (OpenCourseWare). Học liệu mở được Viện công nghệ Massachusetts – MIT (Mỹ) đưa vào triển khai áp dụng vào năm 2002. Học liệu mở thực chất là một website chứa các bài giảng của một trường hay một tổ chức giáo dục, cho phép người truy cập ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức cho cá nhân. Khái niệm học liệu mở chủ yếu dành cho giáo dục đại học. Ở các trường THPT, THCS, với ý tưởng của học liệu mở đã tạo ra thư viện bài giảng điện tử: http://baigiang.violet.vn/ hay http://baigiang.edu.vn/, Ngoài thư viện bài giảng điện tử, ta còn có thể khai thác, tìm kiếm thông tin trên các thư viện sau: + Thư viện giáo trình điện tử: http://ebook.edu.net.vn/ [...]... kỹ năng của toàn bộ chương trình 1.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh Do sự phát triển của CNTT mà nền giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu nâng cao một bước cơ bản về chất lượng học tập của HS, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn... của HS Quan hệ thầy – trò trong quá trình tổ chức dạy học đang có xu hướng chuyển từ “truyền thụ lấy người dạy làm trung tâm” sang học tập lấy người học làm trung tâm” Trước kia, quan niệm rằng: Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội một cách thụ động dựa trên những tri thức có sẵn và dạy học dựa trên những phản ứng đáp lại, tái tạo theo mẫu để đáp ứng mục tiêu cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, học. .. chèn vào tự động phát khi trình chiếu đến Slide này hoặc Click vào When Clicked để âm thanh chèn vào tự động phát khi có lệnh Click chuột Một biểu tượng hình sẽ xuất hiện trên Slide đại diện cho File âm thanh chèn vào Di chuyển nó đến vị trí mong muốn Click Save để lưu kết quả Lưu ý: Thường chèn File âm thanh có đuôi là mp3 hay wma thì dễ chấp nhận vì dung lượng nhỏ g Chèn đoạn phim vào Slide Click vào. .. PowerPoint, giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), tạo hoạt động điều khi n dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp Các phần mềm hỗ trợ trên đã biến PowerPoint thành công cụ soạn bài giảng E – Learning, có thể tạo bài giảng cho HS tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh của GV đang giảng bài, chèn... hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể thực hiện được trong điều kiện nhà trường để cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hóa hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật, nhằm thay thế GV giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng của mình, tự lĩnh hội kiến thức mới một cách hào hứng, tích cực - Tạo ra môi trường học tập mới mẻ,... Nay, học là quá trình kiến tạo, tích cực, tìm tòi khám phá dựa trên tư duy phê phán, sáng tạo bằng việc đưa ra những quyết định và dạy học thích ứng dựa trên những hoạt động có chủ định để đáp ứng mục tiêu hình thành các năng lực sáng tạo, hợp tác, học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai 1.4 ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC SO VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC... điểm của người dạy Hay người sử dụng có thể sáng tạo cho mình một bài giảng PowerPoint hoàn toàn mới nếu có thời gian - Công đoạn 3: Sau khi thiết kế bài giảng trên PowerPoint, ta đưa thêm multimedia vào bài giảng: cụ thể là video, âm thanh thuyết minh bài giảng, đưa các file flash và có thể ghép file âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình - Công đoạn 4: Xem lại bài giảng sau khi biên... pháp Xu hướng này chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức nữa mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS tự lực chiếm lĩnh tri thức - Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học Tránh được tình trạng lạc hậu so với thời đại vì GV thường xuyên truy cập Internet, tìm kiếm tài liệu cho bài giảng của mình - Tránh... quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân mình HS có thể ứng dụng CNTT để phục vụ cho việc học tập của mình dưới nhiều hình thức: - Tìm kiếm, tra cứu và khai thác các tài liệu học tập trên mạng Internet Cụ thể là lên các trang www.google.com, các thư viện, bài giảng trực tuyến như www.violet.com.vn, www.tailieu.vn, - Tham gia các lớp học qua mạng để học tập trực tuyến - Tự đánh giá kiến thức thông... tiếp thu diễn ra một cách tự nhiên, hiểu bài sâu và nhớ lâu hơn Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo - Tạo động cơ học tập, kích thích sự hứng thú nhận thức và say mê trong học tập Việc ứng dụng CNTT trong dạy học rõ ràng là có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả to lớn, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục SVTH: Khổng Thị Kim Hiếu Trang . tài: PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY VẬT LÝ 10 NÂNG CAO. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý thuyết về sự cần thiết của CNTT trong. các nhà giáo dục đã và đang tuyên truyền, quảng bá khuyến khích sử dụng CNTT trong dạy học để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. CNTT – đặc biệt là Internet,. học tập của HS, giúp HS chủ động trong mỗi giờ học. Mặt khác, ứng dụng CNTT giúp tăng khả năng quan sát, ghi nhớ, trình bày vấn đề và lưu lại những kiến thức cần truyền đạt của GV. Khi thực hiện