Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
Bộ KHOA HọC Và CÔNG NGHệ Dự án 14 EE5 Hợp tác Việt Nam - Italia giai đoạn 2004 - 2006 nghiên cứu động thái môi trờng đầm phá ven bờ miền trung việt nam làm cơ sở lựa chọn phơng án quản lý Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên và Môi trờng biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Chuyên đề tổng quan về chất lợng môi trờng và tài nguyên sinh vật các đầm phá miền Trung 6527-14 12/9/2007 Hải Phòng, 2006 Bộ KHOA HọC Và CÔNG NGHệ Dự án 14 EE5 Hợp tác Việt Nam - Italia giai đoạn 2004 - 2006 nghiên cứu động thái môi trờng đầm phá ven bờ miền trung việt nam làm cơ sở lựa chọn phơng án quản lý Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên và Môi trờng biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Hữu Cử Th ký: CN. Đặng Hoài Nhơn Chuyên đề tổng quan về chất lợng môi trờng và tài nguyên sinh vật các đầm phá miền Trung Chủ trì thực hiện CN. Phạm Văn Thơm CN. Nguyễn Xuân Hòa Hải Phòng, 2006 tæng quan vÒ chÊt l−îng m«i tr−êng vµ tµi nguyªn sinh vËt c¸c ®Çm ph¸ miÒn Trung 1 Tổng quan về chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật của các đầm phá miền Trung Trong dải ven bờ Việt miền Trung có nhiều vịnh và đầm phá. Đây là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế và xã hội rất nhanh. Các thủy vực ven bờ này, đặc biệt là các đầm phá, rất phong phú về tài nguyên sinh vật và đồng thời cũng chịu nhiều áp lực của các hoạt động của con người cũng như của các hiện tượng tự nhiên. Các đầm, phá, vũng, vịnh ở vùng Nam Trung bộ Việt Nam có địa hình đặc trưng và điều kiện môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các nguồn tài nguyên sinh vật. Những khảo sát trong những năm gần đây cho thấy các đầm ven biển Nam Trung bộ tuy có diện tích nhỏ nhưng là những nơi có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú. Sự đa dạng của các hệ sinh thái như: rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vùng đáy mềm đã tạo điều kiện thuận lợi cho nơi cư trú, kiếm ăn, sinh sản của các loài thủy sản, trong đó có nhiều loài có giá trị cao. Do vậy tính đa dạng loài trong các đầm ven biển cũng khá cao, đặc biệt là có sự phân bố của nhiều loài chim nước. Nguồn lợi thủy sản trong các đầm ven biển rất phong phú và là nguồn sống của một bộ phận đáng kể củ a cư dân ven đầm. Các đầm ven biển Nam Trung bộ còn là nơi phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản xuất khẩu trong những năm gần đây. Báo cáo này tổng quan lại chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật của các đầm phá miền Trung bao gồm các đầm Đề Gi, Thị Nại, Châu Trúc (Bình Định), các đầm Cù Mông và Ô Loan (Phú Yên), đầm Thủy Triều (Khánh Hòa) và đầm Nại (Ninh Thuận). Do nguồn tài liệu hạn chế và thiếu đồng bộ (đặc bi ệt là các tài liệu về chất lượng môi trường) nên trong báo cáo này chúng tôi chỉ nêu lên một số nét khái quát về các vấn đề trên. I. Đầm Đề Gi: Đầm Đề Gi còn có tên là đầm Nước Ngọt nhưng thực tế là đầm nước lợ, hình thành từ lâu đời và có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển. Đầm nằm trong khoảng tọa độ từ 109 o 07’42”E đến 109 o 10’30” E và 14 o 09’21” N đến 14 o 10’32” N, cách thị trấn Phù Mỹ hơn 10 km về phía Đông, thuộc huyện Phù Cát và Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (hình 1). Đầm chịu ảnh hưởng của thủy triều hổn hợp thiên về nhật triều, trong một tháng có từ 18 đến 20 ngày nhật triều. Trong thời kỳ triều kém, mực nước triều lên xuống không lớn, thường nằm trong khoảng 40-50 cm. Mực nước giữa thời kỳ triều cường và nướ c ròng có sự chênh lệch đáng kể. Nhìn chung, mực nước trung bình trong các tháng mùa đông lớn hơn mùa hè một phần là do ảnh hưởng của nước lục địa vào cuối thời kỳ mùa mưa lũ, một phần là do ảnh hưởng của hiện tượng nước dâng do gió mùa Đông Bắc. 2 Hình 1: Đầm Đề Gi Diện tích của Đầm Đề Gi khoảng 1600 ha, bãi triều rộng khoảng 600 ha. Đầm trãi dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài khoảng 7 km, chiều rộng thay đổi từ 2,5 đến 3 km. Độ sâu trung bình của đầm từ 2- 4 mét. Đầm tương đối khép kín và chỉ thông với biển bằng một cửa hẹp có chiều rộng khoảng 150 mét, độ sâu cửa đầm khoảng 7 mét. Đầm Đề Gi chịu ả nh hưởng mạnh của sông La Tinh. Sông này đổ ra đầm theo 2 nhánh chính có tên là sông La Tinh và sông An Xuyên. Ngoài ảnh hưởng của 2 nhánh sông chính trên đây, chế độ thủy văn trong đầm còn chịu tác động của các sông suối nhỏ khác như: Sông Bến Trễ, sông Lạch Mới Tất cả các sông suối trên đều đổ ra đầm (chứ không phải ra biển) và gần như tập trung tại một điểm phía Đông Bắc khu vực này nên vào mùa mưa nước trong Đầm Đề Gi thường b ị ngọt hóa. Đầm Đề Gi là loại hình đất ngập nước đầm tự nhiên ven biển (J) với tiêu chuẩn Ramsar: 1a, 2b, 3b, 4b. A. Chất lượng môi trường Có rất ít dẫn liệu liên quan đến chất lượng môi trường đầm Đề Gi. Theo Võ Sĩ Tuấn et al., 2004, đáy đầm chủ yếu là bùn cát và cát bùn; nền đáy cát chỉ gặp ở vài nơi gần vùng cửa đầm. Phù sa từ các sông khá giàu dinh dưỡng nên có thể dự đoán sự phong phú về ch ất dinh dưởng ở những vùng đáy cấu tạo bỡi vật liệu hạt mịn. Theo Bùi Hồng Long, 2005, Đầm Đề Gi có hệ sinh thái nước lợ, các tính chất thủy lý, thủy hóa, thủy sinh của đầm Đề Gi rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các giống loài thủy sản. Cụ thể một số chỉ tiêu môi trường như sau: 3 - Độ trong bình quân 0,5 – 1,5 m, vùng giữa đầm 2 – 2,5 m. - Nhiệt độ nước của các tháng chênh lệch 5 – 7 0 C. Mùa nóng nnhiệt độ trung bình của nước 28 – 31 0 C, các tháng VII và VIII nhiệt độ nước 31 – 32 0 C, các tháng I và II nhiệt độ nước 25 – 27 0 C. - Nồng độ muối biến đổi theo mùa và theo khu vực. Vùng giữa đầm đến cửa Đề Gi mùa mưa dao động trong khoảng 15 – 25‰, mùa khô trong khoảng 25 – 32‰. Vùng giáp cửa sông mùa khô độ mặn 15 – 20‰, mùa mưa 5 – 10‰. - Độ pH trong toàn vùng dao động trong khoảng 6,2 – 7,8. - Lượng oxy hòa tan từ 3,52 – 7,09 mg/l, trung bình 5,2 mg/l. - giá trị BOD dao động trong khoảng 0,5 – 2,7 mg/l. - Hàm lượng phosphat nằm trong khoảng 0,072 – 0,1 mg/l. - Hàm lượng ammonia dao động trong khoảng 0,043 – 0,05 mg/l. - Hàm lượng silic thay đổi trong khoảng 2,05 – 3,97mg/l. Lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp ở vùng quanh đầm hòa tan trong nước vào đầm không đáng kể. Lượng dầu mở thải ra từ các tàu thuyền, trạm bơm, máy móc… chưa gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường nước trong đầm . B. Tính đa dạng sinh học Đầm Đề Gi tuy có diện tích nhỏ nhưng là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Sự đa dạng hệ sinh thái như: rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vùng đáy mềm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phong phú của những loài thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản có giá trị. 1. Tính đa dạng hệ sinh thái - Rừ ng ngập mặn: Trước năm 1975 có khoảng hơn 100 ha rừng ngập mặn phân bố ven đầm Đề Gi, tập trung nhiều nhất là khu vực đỉnh đầm và dọc theo bờ tây của đầm. Hiện nay rừng ngập mặn còn lại rất ít, khoảng chừng 20 ha cây ngập mặn mọc phân tán dọc theo bờ tây và vùng đỉnh đầm. Thành phần loài cây ngập mặn mọc ven đầm có khoảng 15 loài. Các loài phổ biến nhất trong đầm Đề Gi là: Rhizophora mucronata (Đưng), Rhizophora apiculata (Đước đôi), Rhizophora stylosa (Đâng), Avicennia officinalis (Mắm đen), Avicennia marina (Mắm biển), Avicennia alba (Mắm trắng), Excoecaria agallocha (Giá), Thespesia populnea (Tra lâm vồ), Aegiceras corniculatum (Sú) Rừng ngập mặn bị phá hủy do nguyên nhân chủ yếu là lấy đất xây dựng khu dân cư, làm nông nghiệp, xây dựng ao nuôi trồng thủy sản (Nguyen Xuan Hoa, 2001, 2003, Viện kinh tế và quy hoạch(Bộ Thủy sản) và Sở Thủy sản tỉnh Bình Định, 1995, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Xuân Hòa, 2004). - Thảm cỏ biển: Tổng diện tích thảm cỏ biển trong đầm Đề Gi khoảng hơn 100 ha với 5 loài cỏ biển được xác định: Zostera japonica, Halodule uninervis, Halophila ovalis, Cymodocea serrulata và Thalassia hemprichii. Các loài Zostera japonica và Halodule uninervis chiếm ưu thế ở phần nửa trên đầm, nơi thường có độ mặn thấp. Các loài Cymodocea serrulata và Thalassia hemprichii thường phân bố ưu thế ở vùng hạ đầm vùng g ần cửa, nơi có độ mặn cao từ 25- 34‰. Độ phủ của thảm cỏ Zostera japonica dao động từ 76 - 100%, mật độ cây từ 4500 – 6.00 cây/m 2 . 4 Độ phủ của thảm cỏ Halodule uninervis từ 51- 75%, mật độ từ 1.425- 4.700 cây/m 2 . Độ phủ của thảm cỏ Cymodocea serrulata từ 30- 50%, mật độ dao động từ 280- 360 cây/m 2 . Độ phủ của thảm cỏ Thalassia hemprichii trong đầm từ 30- 50%, mật độ từ 285- 380 cây/m 2 (Nguyen Xuan Hoa, 2001, 2003, Viện kinh tế và quy hoạch(Bộ Thủy sản) và Sở Thủy sản tỉnh Bình Định, 1995, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Xuân Hòa, 2004). - Vùng đáy mềm: Vùng đáy mềm có diện tích lớn nhất trong đầm, là nơi phân bố quan trọng của nhiều loài Thân mềm, Giáp xác. 2. Tính đa dạng loài: Các tài liệu điều tra từ 1994- 2003 cho thấy: - Thực vật: Trong Đầm Đề Gi có 185 loài thực vật nổ i thuộc 5 giống, 25 họ, 5 ngành. Trong đó, tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm 78,07%. Rong và thực vật bậc cao có khoảng 136 loài, trong đó có khoảng 15 loài cây ngập mặn và 5 loài cỏ biển (IUCN, 2001). - Động vật: Động vật nổi có 64 loài thuộc 4 ngành, Trong đó, Copepoda chiếm 46 loài. Động vật đáy có 181 loài, thuộc 4 ngành: Chân đốt, Giun, Thân mềm, Xoang Tràng. Trong đó động vật thân mềm chiếm đến 100 loài. Giáp xác có 14 loài, 11 giống, 4 họ. Trong đó có 3 loài có giá trị kinh tế cao như : Tôm Sú (Penaeus monodon), Tôm Bạc (Penaeus merguiensis) Tôm Rả o (Metapenaeus ensis) (Nguyễn Trọng Nho, 1994, IUCN, 2001). Cá có 116 loài thuộc 86 giống, 64 họ và 15 bộ. Đáng chú ý là các loài cá Đối (Mulgil cephalus), cá Dìa (Siganus guttatus), cá Măng (Chanos chanos), cá Hồng (Lutjanus russelli) (Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Tác An, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Văn Lang, Nguyễn Thị Liên, 2004). Đáng chú ý là ở đầm Đề Gi có sự phân bố của loài cây ngập mặn Rhizophora stylosa (Đâng). Dựa theo các tài liệu và báo cáo khoa học thì loài cây này thường chỉ gặp ở Bắc Trung bộ và miền Bắc Việt Nam. Thêm vào đó loài cỏ biển Zostera japonica cũng thấy phân bố phổ biến trong đầm Đề Gi và đầm Thị Nại. Loài cỏ biển này theo các báo cáo khoa học trước đây thì chỉ thấy phân bố ở miền Bắc cho đến vịnh Đà Nẳng. Cho đến nay loài cỏ biển Zostera japonica chưa thấy sự phân bố của chúng ở các vùng biển các tỉnh phía nam Bình Định và các nước Đông Nam Á. C. Nguồn lợi sinh vật Nguồn lợi hải sản các loại đánh bắt được trong đầm Đề Gi vào khoảng 300 - 500 tấn/năm. Trong đó Tôm, Cua, Ghẹ chiếm khoảng 30 - 50 tấn/năm, cá Cơm khoảng 40 - 70 tấn/năm, cá Mai 30 - 40 tấn/năm, cá Măng 40 - 50 tấn/ năm, cá Đối 40 - 60 tấn/ năm, cá Dìa 10- 30 tấn/năm, cá tạp khác khoảng 80 - 150 tấn/năm. Đầm Đề Gi còn là nơi có nguồn giống cá Măng rất phong phú. Nguồn lợi Thân mềm (chủ yếu là Hai mảnh vỏ) trong đầm khai thác được khoảng 30 - 40 tấn/năm, đáng chú ý là sự phong phú của Sò huyết và Hàu. 5 Nguồn lợi hải sản trong đầm Đề Gi đang suy giảm do khai thác quá mức, các phương tiện khai thác hủy diệt vẫn còn lén lút hoạt động (Nguyễn Trọng Nho, 1994, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Tác An, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Văn Lang, Nguyễn Thị Liên, 2004). II. Đầm Thị Nại Đầm Thị Nại (109 o 08’53”E-109 o 22’15” E và 13 o 35’37”N-13 o 53’39”N) thuộc khu vực quản lý của thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Đầm tương đối kín và trãi dài theo phương Bắc - Nam, chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng khoảng 4 km, cửa Quy Nhơn thông ra biển có chiều dài 500 mét, lạch sâu từ 3 đến 9 mét. Mạng lưới sông suối đổ ra đầm khá dày đặc trong đó hai con sông Kôn và Hà Thanh có vai trò quan trọng nhất (hình 2). Đầm rộng trên 5000 ha lúc triều lên và khoảng 3200 ha lúc triều xuống. Lạch sâu từ 3 đến 9 mét, vùng bãi triều 1800 - 2000 ha và ngày càng rộ ng hơn. Đây là đầm nước lợ chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ bán nhật triều. Mạng lưới sông suối đổ ra đầm dày đặc nhưng chủ yếu là của hai con sông: Sông Côn và sông Hà Thanh đổ ra vùng đỉnh đầm và phía Tây của Đầm Thị Nại. Vào mùa mưa lũ nước vùng đỉnh đầm thường bị ngọt hoá, lượng phù sa rất dồi dào Đầm Thị Nại là loại hình đất ngập nước Đầm tự nhiên ven biển (J) với tiêu chuẩn Ramsar: 1a, 2b, 3b, 4b. Hình 2: Đầm Thị Nại (Bình Định) 6 A. Chất lượng môi trường: Các sông ngòi đổ vào đầm không lớn, tổng hàm lượng phù sa thấp. Hai con sông lớn nhất là sông Kôn và sông Hà Thanh. Độ che phủ của rừng đến nay không còn nhiều nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới. Chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng kiệt đến trên 1.000 lần. Kết quả của các đợt khảo sát vào tháng 12/2000 và tháng 6/2001 về ch ất lượng môi trường thủy sản cho thấy (theo Bùi Hồng Long, 2005): - Nhiệt độ nước tầng mặt tháng 12 là 23,4 – 24 0 C; tầng đáy 22,5 – 24 0 C; vào tháng 6/2001 ở tầng mặt là 28 – 29,5 0 C và tầng đáy là 26 – 28 0 C. Các tháng chênh lệch nhau từ 5 – 7 o C, mùa nóng nhiệt độ dao động từ 28 – 31 oc , vùng nước sâu từ 27 – 29 o C. - Độ mặn vào tháng 12/2000 là 0 – 12,5‰ ở tầng mặt, và 0,5 - 28‰ ở tầng đáy; vào tháng 6/2001 đạt giá trị 6 - 32‰ ở tầng mặt và 5,7 – 32,8‰ ở tầng đáy. Theo kết quả theo dõi nhiều năm tại đầm thì độ mặn trung bình toàn đầm là 21,8‰ , dao động từ 4,5‰ tới 32,2‰. Nhìn chung, độ mặn đều có xu thế giảm dần từ cửa đầm đến đỉnh đầm. Tầng nước mặt có độ mặn thấp và biên độ dao động lớn hơn lớp nước gần đáy. Vùng đỉnh đầm, mùa khô thường có độ mặn từ 5-20‰, mùa mưa chỉ 3-10‰, nhưng trong những ngày mưa lũ lớn, tầng mặt hầu như ngọt hoàn toàn. Vùng giữa đầm và cửa đầm thông với biển, mùa khô có độ mặn 25-32‰, còn mùa mưa độ mặn giảm xuống 10- 25‰, những ngày lũ lớn độ mặn có thể xuống dưới 10‰, nhưng chỉ trong thờ i gian ngắn, độ mặn lại tăng cao trở lại. - Độ pH của nước trong đầm Thị Nại dao động 7,2 – 8,2. Các tháng mùa mưa thường thấp hơn mùa khô là do nước mưa lũ rửa trôi nước từ nội đồng ra đầm. Độ pH ở tầng nước đáy thường ổn định hơn tầng nước mặt. - Giá trị độ đục dao động trong khoảng 5- 55 NTU trong tháng mùa mưa (12/2000) và là 7 – 35 NTU vào mùa khô (6/2001). Khu vực có độ đục cao kéo dài từ phía đỉnh đầm xuống đỉnh Cồn Chim và vùng cửa sông Hà Thanh. Nhìn chung, độ đục ở đầm Thị Nại tương đối thấp và nằm dưới ngưỡng cho phép về chất lượng nước nuôi thủy sản ven biển. - Hàm lượng vật lơ lửng (TSS) vào mùa mưa lớn hơn mùa khô, nhất là ở khu vực đỉnh đầm (Phước Thắng, Phước Hòa) và các cửa sông phía Tây đầm Thị Nại. - Lượng oxy hòa tan trong nước vào tháng 12/2000 dao độ ng trong khoảng 6,6 – 7,2mg/l ở tầng mặt và 6,55 – 7mg/l ở tầng đáy. Vào tháng 6/2001, giá trị oxy cũng biến đổi tương tự như tháng 12/2000. Kết quả theo dõi nhiều năm trước đây cho thấy lượng oxy hòa tan ở trong các ao nuôi lúc thấp nhất cũng đạt 3,52mg/l. Giá trị BOD nhìn chung rất thấp, từ 0,5 – 2,7 mg/l. - Hàm lượng nitơ hữu cơ hòa tan vào mùa khô dao động trong khoảng 417 – 554 µg/l, trung bình 442 µg/l đối với nước tầng mặt; 407 – 485µg/l, trung bình 435 µg/l đối vớ i nước tầng đáy. Các giá trị tương ứng vào mùa mưa lần lượt là 430 – 650µg/l, trung bình 560µg/l và 410 – 530µg/l, trung bình 468 µg/l. Hàm lượng phốtpho hữu cơ hòa tan vào mùa khô dao động trong khoảng 26 – 66µg/l với giá trị trung bình 38 µg/l đối với nước tầng mặt; 27 - 73µg/l với giá trị trung 7 bình 36µg/l đối với nước tầng đáy. Các giá trị tương ứng vào mùa mưa lần lượt là 36 – 76µg/l, trung bình 65µg/l và 36 - 72µg/l, trung bình 68µg/l. - Sự phân bố và biến động các chất hữu cơ dạng lơ lửng khá giống với sự phân bố các vật lơ lửng trong nước. - Hàm lượng amonia (NH 3,4 -N) trong nước tầng mặt dao động từ 21 – 54 µg/l; trung bình 19 µg/l; trong nước tầng đáy chúng dao động từ 10 – 120 µg/l; trung bình 23 µg/l. Vào mùa mưa hàm lượng ammonia trong nước tầng mặt dao động trong khoảng 40 – 70 µg/l; trung bình 52 µg/l; trong nước tầng đáy khoảng dao động là 44 – 80 µg/l; giá trị trung bình 56 µg/l. - Hàm lượng silic hòa tan trong cả 2 chuyến khảo sát đều cao ở đỉnh đầm và giảm dần khi ra cửa đầm. - Mật độ coliform trong nước tầng m ặt dao động từ 3 đến 13 tế bào/ml; trung bình 7 tế bào/ml vào mùa khô. Vào mùa mưa thông số này dao động trong khoảng 7 – 35 bào/ml; trung bình 9 bào/ml. Nhìn chung, mật độ coliform trong nước thường cao ở các cửa sông và vào mùa mưa. Gần đây tỉnh Bình Định có ý định qui hoạch Cồn Chim thành một khu bảo tồn và do đó một số chuyến khảo sát chất lượng môi trường nước và trầm tích đã được tổ chức trong vùng nước lân cận cồn này vào tháng 4 năm 2003 (thu 12 mẫu nước tầ ng mặt) và tháng 1 năm 2004 (thu 3 mẫu nước và 3 mẫu trầm tích). Từ kết quả phân tích các mẫu nói trên một đánh giá sơ bộ về chất lượng môi trường nước và trầm tích đã được đưa ra (Phạm Văn Thơm, 2004). Môi trường nước: a. Trong khu vực nghiên cứu hàm lượng ammonia và nitrite chỉ đáng kể vào mùa mưa, hàm lượng muối nitrate tương đối cao (nhiều giá trị ghi nhận được cao hơn mức cho phép (100µg/l) nhưng hàm lượng muối phosphate thấp (không có hàm lượng nào lớn hơn giá trị tới hạn 15µg/l, bảng 2). Do đó tỉ số mol nitrat/phosphat (14.73 – 53.78, trung bình 38.47 vào tháng 4; 34.05 – 44.20, trung bình 37.53) thường lớn hơn chỉ số Redfield (17). Như vậy trong vực nước này P đóng vai trò yếu tố dinh dưởng giới hạn (limiting nutrient) rất rõ ràng, đặc biệt là trong ao nuôi (tỉ số mol nitrate/phosphate = 93.26). Điều này cùng với sự phong phú của muối silicate làm giảm nguy cơ xảy ra bloom của thực vật nổi nhất là bloom của các tảo gây hại không silic mặc dù hàm lượng muối nitrate thường tương đối cao. So với kết quả khảo sát đầm Thị Nại vào năm 2000 (số liệu lưu trử của Phòng Thủy Địa Hóa, Viện Hải Dương Học) thì mức dinh dưởng ở vực nước lân cận Cồn Chim có vẽ thấp hơn (bảng 1). Tại một vị trí hàm lượng muối dinh dưởng lúc triều thấp thường cao hơn lúc triều cao; mặt khác, vào mùa mưa hàm lượng của muối nitrate cao hơn mùa khô gợi ý nguồ n gốc từ đất liền của các chất dinh dưởng. b. Hàm lượng các kim loại nặng trong mùa mưa và mùa khô không khác nhau nhiều (trừ trường hợp của Cu). Trong số các kim loại nặng được phân tích chỉ có Zn là có hàm lượng cao hơn mức cho phép, tuy nhiên mức độ nhiểm bẩn Zn không nghiêm trọng. [...]... đồng, các kênh dẫn nước ngọt từ Đa Nhim, nguồn nước mặn từ biển và chịu sự chi phối trực tiếp của biển theo thủy triều Đáy đầm bằng phẳng, vùng triều rộng (chiếm hơn 2/3 diện tích đáy) và giữ đầm là lạch sâu A Chất lượng môi trường: Các khảo sát về chất lượng môi trường tại đầm Nại đã được tiến hành vào các năm 1996 và 2002 (Phạm Văn Thơm, 2003) Các kết quả khảo sát này (bảng 5) cho thấy hàm lượng trung. .. trò nổi bật của đầm là nguồn lợi thuỷ sản đảm bảo thực phẩm cho nhân dân sống quanh đầm A Chất lượng môi trường Hiện có rất ít các nghiên cứu về chất lượng môi trường được triển khai trong khu vực này Các kết quả khảo sát vào tháng 2 và tháng 8 năm 1996 (Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huấn, Trương Quang Hải, Vũ Trung Tạng, 2000) có lẽ là những dẫn liệu duy nhất liên quan đến vực nước này Các kết quả này... một chút Vào mùa khô hàm lượng oxi hòa tan giảm rõ rệt: 1.0-6.6 mg/l, trung bình 3.4 mg/l - các giá trị được công bố liên quan đến các chất dinh dưởng cũng cần được xem xét lại, thí dụ như các giá trị trung bình 1.7 mg/l của ammonia, 2.6 mg/l của N tổng, 1.43 mg/l của P tổng số và 0.96 mg/l của P hữu cơ Chúng đều là những giá trị cao dị thường đối với các vực nước ven bờ miền Trung - dư lượng các loại... càng phát triển (như sự hình thành và phát triển khu kinh tế mở Nhơn Hội) và tai biến môi trường thường xảy ra ở bờ tây của đầm Hình : Sơ đồ phân vùng khả năng tổn thương và nhạy cảm môi trường đới ven bờ đầm Thị Nại (Tống Phước Hoàng Sơn, 2005) 11 B Tính đa dạng sinh học Đầm Thị Nại là nơi có tính đa dạng sinh học cao Các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vùng đáy mềm đã tạo điều kiện... của chất lượng môi trường đầm Thủy Triều trong phần dưới đây Môi trường nước: Mùa khô: Số liệu từ chuyến khảo sát tháng 4 năm 2002 (bảng 2) cho thấy vào mùa khô trong đầm Thủy triều có hiện tượng nhiễm bẩn nhẹ chất hữu cơ (thể hiện qua giá trị của COD), Zn và hydrocarbon Vật lơ lửng đôi khi có hàm lượng cao hơn mức cho phép tại đỉnh và phần phía nam của đầm Độ muối, pH có giá trị tương đối cao và ít... nitrate/phosphate dao động từ 18.2 đến 95.2 với giá trị trung bình 39.7 Không có hàm lượng silicate nào cao hơn mức 1000µg/l; các hàm lượng cao nhất gặp ở đỉnh đầm và gần các cửa sông Fe và Mn thường tập trung cao ở tầng đáy Hàm lượng Fe và Zn luôn luôn cao hơn mức cho phép Các kim loại Cu, Pb và As có hàm lượng thấp Hydrocarbon có hàm lượng dao động trong phạm vi rộng và một số giá trị cao hơn mức cho phép đã được... Môi trường nước đầm Thủy triều đang bị nhiễm bẩn nhẹ chất hữu cơ, hydrocarbon và Zn Mức độ nhiễm bẩn khá cao của vi sinh vật (Coliform và nhóm vi sinh gây bệnh vibrio) được gặp vào một số thời kỳ trong năm So với năm 1995 (Phạm Văn Thơm, 1998) có thể thấy sự gia tăng rõ rệt của hàm lượng các hợp chất chứa phospho và ammonia Trong môi trường trầm tích cũng có sự tập trung cao của phospho và đã xảy ra hiện... tổn thương và nhạy cảm môi trường ở các khu vực này rất cao Do đó, cần có các biện pháp bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trên Sử dụng phương pháp liệt kê (chesk list), cho điểm đánh giá độ nhạy cảm cũng như sử dụng các phép phân tích tổng hợp, chồng lớp thông tin và đánh giá trọng số thông qua phương pháp “Đánh giá đa chỉ tiêu – MCE: Multiple Criteria Evaluation”, các khu vực... 1994) 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Hồng Long, 2005 Tổng quan các vũng vịnh miền Trung Việt nam Báo cáo đề tài KC02-22-04 Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huấn, Trương Quang Hải, Vũ Trung Tạng, 2000 Nghiên cứu vùng đất ngập nước Đầm Trà ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững vùng ven đầm Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội- 2000 308 trang IUCN, 2001 Các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh. .. ưu thế, phát triển dày đặc, phủ kín hết diện tích đầm với sinh khối 5- 8 kg/m2 (Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huấn, Trương Quang Hải, Vũ Trung Tạng, 2000, Vũ Trung Tạng, 1999) - Động vật: Bước đầu đã ghi nhận được 33 loài Động vật nổi và 19 loài Động vật đáy sống trong đầm Tổng số loài Cá trong đầm là 67 loài thuộc 28 Họ và 12 Bộ Cá Trong thành phần các loài Cá, Bộ Perciformes có số loài đông nhất, . cáo này tổng quan lại chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật của các đầm phá miền Trung bao gồm các đầm Đề Gi, Thị Nại, Châu Trúc (Bình Định), các đầm Cù Mông và Ô Loan (Phú Yên), đầm Thủy. Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên và Môi trờng biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Chuyên đề tổng quan về chất lợng môi trờng và tài nguyên sinh vật các đầm phá miền Trung. nguyên sinh vật của các đầm phá miền Trung Trong dải ven bờ Việt miền Trung có nhiều vịnh và đầm phá. Đây là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế và xã hội rất nhanh. Các thủy