Phần I. MỞ ĐẦU ................................................................................................61. Lí do chọn đề tài .............................................................................................62. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................73. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................7Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................8Chương 1. Lịch sử nghiên cứu............................................................................81.1. Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam ............................................81.2. Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp ..............................................101.3. Tình hình mua bán rắn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ............................10Chương 2. Thời gian, đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu............142.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................142.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................142.3. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................142.4. Tư liệu nghiên cứu .......................................................................................142.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................152.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ..................................................152.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm....................................152.5.3. Phương pháp nuôi thử nghiệm..................................................................162.5.4. Xử lý và thống kê số liệu ..........................................................................16Chương 3. Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842)..................173.1. Vị trí phân loại .............................................................................................173.2. Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842) .........17
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 4
Danh mục các bảng biểu 5
Phần I MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Nội dung nghiên cứu 7
Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
Chương 1 Lịch sử nghiên cứu 8
1.1 Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam 8
1.2 Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp 10
1.3 Tình hình mua bán rắn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 10
Chương 2 Thời gian, đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 14
2.1 Thời gian nghiên cứu 14
2.2 Đối tượng nghiên cứu 14
2.3 Địa điểm nghiên cứu 14
2.4 Tư liệu nghiên cứu 14
2.5 Phương pháp nghiên cứu 15
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 15
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 15
2.5.3 Phương pháp nuôi thử nghiệm 16
2.5.4 Xử lý và thống kê số liệu 16
Chương 3 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 17
3.1 Vị trí phân loại 17
3.2 Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 17
Trang 23.3 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 21
3.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng 21
3.3.1.1 Thành phần thức ăn 21
3.3.1.2 Độ no 22
3.3.2 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 23
3.3.2.1 Nơi ở và nơi kiếm ăn 23
3.3.2.2 Nơi đẻ 24
3.3.2.3 Tập tính bắt mồi 24
3.3.2.4 Tập tính tự vệ 25
3.3.2.5 Hiện tượng lột da 26
3.3.2.6 Đặc điểm sinh sản 28
* Đặc điểm sinh sản ngoài tự nhiên 28
* Đặc điểm sinh sản trong điều kiện nuôi 31
Chương 4 Kỹ thuật nuôi thử nghiệm rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại hộ gia đình 33
4.1 Mô tả dụng cụ nuôi 33
4.1.1 Nuôi trong hồ kiếng, lu, khạp 33
4.1.2 Nuôi trong bể xi măng 33
4.1.3 Nuôi trong ao 34
4.2 Điều kiện vô sinh 34
4.2.1 Nhiệt độ 34
4.2.2 Độ ẩm 34
4.2.3 Ánh sáng 34
4.3 Các nhân tố khác 35
4.3.1 Nước 35
4.3.2 Cảnh quan 35
4.4 Con giống 35
4.5 Đặc điểm dinh dưỡng trong điều kiện nuôi 36
4.5.1 Thành phần thức ăn và cách thức cho rắn Ri voi ăn mồi 36
4.5.2 Khối lượng thức ăn 37
Trang 34.5.3 Thời gian rắn thường ăn mồi trong ngày 38
4.5.4 Sự tăng trưởng của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi 38
4.6 Cách chăm sóc rắn Ri voi 40
4.7 Thời gian thu hoạch 41
Phần III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
PHỤ LỤC 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1 ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
2 J: độ no
3 Pn: khối lượng thức ăn
4 P: khối lượng cơ thể
5 L: chiều dài thân
6 n: Số mẫu thí nghiệm
7 PTB: khối lượng trung bình của cơ thể
Trang 5Biểu đồ 4.5 Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa khối lượng cơ thể và chiều dài
thân của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi
Trang 6PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) là một loài động vật sống
hoang dã rất phổ biến ở ĐBSCL Nhưng từ khi đất nông nghiệp chuyển sangtrồng 2 - 3 vụ lúa/năm cùng với việc săn bắt quá mức của người dân làm sốlượng rắn Ri voi trong tự nhiên giảm mạnh
Thịt rắn Ri voi rất ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng.Giá rắn Ri voi trên thị trường hiện nay rất hấp dẫn (700 - 800 nghìn đồng/kg).Nên trong những năm gần đây việc nuôi rắn Ri voi phát triển khá mạnh tại các hộgia đình ở các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang
Đồng Tháp cũng là tỉnh thuộc ĐBSCL, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bìnhnăm trên 27,30C, cao nhất vào tháng 4 với 29,50C, thấp nhất vào tháng 1 với25,10C Số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, 2.522,4 giờ/năm, cao nhất vàotháng 4 với 275,2 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 143 giờ Lượng mưa trung bìnhnăm là 1.739mm, phân bố không đều, 99% lượng mưa trong năm tập trung từtháng 5 đến tháng 11 Độ ẩm trung bình năm khoảng 83%, cao nhất vào tháng 9đến tháng 10 với khoảng 88%, thấp nhất vào tháng 12 với 81% Những điều kiệnngoại cảnh này rất thuận lợi cho việc nuôi rắn Ri voi thương phẩm và sinh sản [17]
Vì vậy, chúng ta nên tiến hành các biện pháp nuôi tập trung với số lượnglớn mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường hiện nay Riêng ở tỉnh Đồng Tháp vẫnchưa thực sự phổ biến những mô hình nuôi loại rắn này Nên qua việc nghiên cứunày, tôi hy vọng sẽ giúp nhiều hộ gia đình trong tỉnh hiểu biết và phát triển nghềnuôi rắn Ri voi hơn nữa
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình”.
Trang 72 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của rắn Ri voi
-Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
- Khảo sát thực tế tình hình mua bán rắn tại một số chợ ở thị xã Sa Đéc vàhuyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu nhu cầu về rắn thịt trên thị trườnghiện nay
- Tìm ra quy trình nuôi rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) hợp lý để
tiến hành nuôi tại hộ gia đình
3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học
- Nghiên cứu điều kiện vô sinh của nơi ở, nơi kiếm ăn, nơi sinh sản và môitrường sống
- Khảo sát một chợ ở thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
- Nuôi thử nghiệm rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại hộ gia
đình thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Trang 8PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam [14]
Việc nghiên cứu có liên quan đến bò sát đã thu hút sự quan tâm của nhiềunhà khoa học trong và ngoài nước ngay từ thế kỷ XVII và ngày càng phát triển.Tuy nhiên, việc nghiên cứu bò sát chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ XX cho đến nay
Có thể chia lịch sử nghiên cứu bò sát ở nước ta làm 3 thời kỳ khác nhau, mỗi thời
kỳ có những biến đổi đáng kể sau:
- Trước năm 1954: có rất ít các công trình nghiên cứu về bò sát ở giai
đoạn này Các công trình nghiên cứu chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoàithực hiện Trong thời kỳ này, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu về thànhphần loài bò sát
- Từ năm 1954 đến năm 1975: ở giai đoạn này các công trình nghiên cứu
về bò sát do người Việt đảm nhận, cũng tập trung nghiên cứu về thành phần loài.Kết quả thời kỳ này đặt cơ sở cho quá trình phát triển sau này
- Từ năm 1976 đến nay: nhiều trường đại học, Viện nghiên cứu ở nước tađược thành lập, công tác nghiên cứu cơ bản về bò sát được quan tâm nhiều hơn.Trong thời kỳ này, các nhà khoa học đã nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học,sinh thái học và quy trình nuôi một số loài bò sát:
+ Nghiên cứu sinh thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế như: Sinh thái sinh học rắn Hổ mang (Naja naja) châu Á của Trần Kiên năm 1984, Thức ăn hỗn hợp nuôi rắn Hổ mang (Naja naja) của Ngô Thị Kim năm 1987.
+ Hoàng Văn Ngọc, Hồ Thị Loan, Nguyễn Giang Sơn, Lê Nguyên Ngật
với nghiên cứu “Đa dạng di truyền và một số đặc điểm sinh học của thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron, 1836 ở vùng Đông Bắc Việt Nam” đã giải trình được trình tự nucleotide đoạn ADN đích và phân tích được
đặc điểm hình thái của loài này [10]
+ Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cùng kỹ thuật chăn nuôi có giá
trị, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước: Khả năng nuôi tắc kè (Gekko gecko) của Nguyễn Văn Sáng năm 1988, Cơ sở sinh học và sinh thái học của nghề rắn
Trang 9(hổ mang, cạp nong, cạp nia) của Hoàng Nguyên Bình năm 1991, nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của nhông cát Leiolepis belliana (Gray, 1987) ở đồng bằng và vùng ven biển Thừa Thiên Huế của Ngô Đắc Chứng năm 1991.
+ Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Nicolai L Orlov, Đậu Quang
Vinh với nghiên cứu “Đặc điểm hình thái các loài trong giống Sinonatrix Rossman & Eberle, 1977 (họ rắn nước Colubridae) ở khu vực Tây Nghệ An” đã
nghiên cứu được khóa định loại và đặc điểm hình thái các loài trong giống
Sinonatrix khu vực Tây Nghệ An [12].
+ Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Văn Lanh với nghiên cứu “Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của rắn lục xanh Trimeresurus stejnegeri (Schimdt, 1925) ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế” đã nghiên cứu được đặc điểm dinh dưỡng
(thành phần thức ăn, khối lượng thức ăn và độ no, độ béo) và đặc điểm sinh sản(đặc điểm sinh sản của cá thể đực và cá thể cái) của loài rắn lục xanh
Trimeresurus stejnegeri (Schimdt, 1925) [3].
+ Lê Thắng Lợi, Ngô Đắc Chứng với nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài thằn lằn bóng giống Mabuya Fitzinger, 1826 (M longicaudata, M multifasciata) ở Thừa Thiên Huế” [7].
+ Lê Thị Nga, Ngô Đắc Chứng với nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học của quần thể hai loài Leiolepis reevesii (Gray, 1831) Leiolepis
guentherpetersi ở Đà Nẵng” đã nghiên cứu được mật độ quần thể, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của hai loài nhông cát Leiolepis reevesii
và Leiolepis guentherpetersi [9].
+ Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Huy Hoàng, Hoàng Ngọc Thảo, Phạm
Thị Phương, Lê Thị Huệ với nghiên cứu “Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia (Blyth, 1853) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã” [11].
+ Ngô Đắc Chứng, Bùi Thị Thúy Bắc với nghiên cứu “Quy trình nuôi rồng đất (Physignathus cocinicinus Cuvie, 1829)” [2].
Trang 10+ Ngô Thái Lan, Hoàng Quỳnh Trang với nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh sản, lột xác và tái sinh đuôi của tắc kè Trung Quốc (Gekko Chinensis Gray, 1842) trong điều kiện nuôi” [5].
+ Nguyễn Đức Lương, Cao Tiến Trung, Hoàng Xuân Quang với nghiên
cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của kỳ đà hoa Varanus salvator (Laurentin, 1786) trưởng thành trong điều kiện nuôi tại thành phố Vinh, Nghệ
An, 2005 - 2006” [8].
+ Hoàng Văn Quý, Hoàng Thị Thuận với nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh thái học của ba ba gai Palea steindachneri (Siebenrock, 1906) trong điều kiện nuôi” [13].
1.2 Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp
Mặc dù Đồng Tháp là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho rấtnhiều loài bò sát sinh sống và bò sát ở đây cũng rất phong phú và đa dạng nhưngcác công trình nghiên cứu về bò sát ở khu vực ĐBSCL nói chung và Đồng Thápnói riêng còn hạn chế Công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Hoàng Thị Nghiệp –Phạm Văn Hiệp với công trình nghiên cứu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát
ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (2009) đã điều tra và mô tả được 49 loàilưỡng cư và bò sát
Hiện nay việc nghiên cứu lưỡng cư, bò sát đã và đang được thực hiện bởimột số giảng viên và sinh viên của các Viện, trường Đại Học, Cao Đẳng trongkhu vực nhằm mục đích có thể điều tra về thành phần loài lưỡng cư, bò sát trongvùng [4]
Tại thời điểm này, việc nghiên cứu rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) vẫn còn là một đề tài khá mới mà chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào
ở tỉnh Đồng Tháp
1.3 Tình hình mua bán rắn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Hầu hết các chợ ở tỉnh Đồng Tháp đều có mua bán rắn Thường vào mùanước nổi (khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch) tất cả các chợ đều tấp nập mua bánvới nhiều loại rắn khác nhau Còn vào các tháng mùa khô nhất là tháng 2, tháng 3
âm lịch thì rất ít chợ có bán rắn Ở huyện Lấp Vò và thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng
Trang 11Tháp thì chỉ có một số chợ lớn là có bán rắn hằng ngày như: chợ Đất Sét (ấp AnThuận, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), chợ Mương Điều(xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), chợ Sa Đéc (khóm 1,phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) Sau đây là một số hình ảnh mua bánrắn ở một số chợ điển hình:
Hình 1.1 Nơi mua bán rắn ở chợ Mỹ An Hưng B
Hình 1.2 Rắn Hai đầu - Cylindrophis ruffus và rắn Nước - Xenochrophis
piscator (Schneider, 1799).
Trang 12Hình 1.3 Nơi nhốt rắn để bán.
Hình 1.4 Rắn Mống - Xenopeltis unicolor.
Hình 1.5 Quán ăn đặc sản thịt rắn ở xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Trang 13Qua khảo sát ở các chợ, phần lớn là mua bán rắn Hai đầu và rắn Nước, rất
ít có rắn Mống và càng hiếm rắn Ri voi Qua tham khảo ý kiến người tiêu dùng,phần đông cho rằng thịt rắn Ri voi là ngon nhất nên nhiều người tìm bắt ráo riếtdẫn đến cạn kiệt Nên ngày nay, loài rắn này ít được bán ở các chợ mà hầu hết làđược nuôi và bán bởi các trại nuôi rắn Ri voi lớn nhỏ, hay được đánh bắt trong tựnhiên ở tỉnh An Giang chuyển xuống
Trang 14CHƯƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842)
2.3 Địa điểm nghiên cứu
Chúng ta tiến hành thu mẫu rắn Ri voi trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh ĐồngTháp và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình ở xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò,tỉnh Đồng Tháp
2.4 Tư liệu nghiên cứu
- Nhật ký quan sát thiên nhiên và phỏng vấn người dân khi đi khảo sát thực địa
- Các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
- Tiến hành mổ 25 cá thể rắn Ri voi (gồm 18 cá thể đực và và 7 cá thể cái)
- Tiến hành nuôi thử nghiệm 20 cặp rắn Ri voi tại hộ gia đình ở xã Tân Mỹ,huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Trang 152.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Quan sát, đo đạc, ghi nhận, mô tả các đặc điểm sinh thái như: sinh cảnh, độ chephủ, các điều kiện vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm…) của nơi ở, nơi đẻ; và các tập tính sinhhọc khác (bắt mồi, giao hoan sinh dục) bằng cách:
+ Khi quan sát, dùng máy ảnh chụp lại, ghi nhật ký nghiên cứu, lập cácphiếu ghi để ghi lại kết quả theo dõi, quan sát tại nơi nghiên cứu
+ Dùng nhiệt kế, ẩm kế để xác định nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố thờitiết khác trong vùng nghiên cứu, đo nhiệt độ, độ ẩm nơi ở, nơi nuôi rắn Ri voi đểtìm hiểu ảnh hướng của các yếu tố vô sinh đến hoạt động của rắn Ri voi
- Phỏng vấn người nuôi khác để tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh học, hìnhthái, sinh thái và tập tính của rắn Ri voi
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Đo kích thước các phần của cơ thể bằng thước kẻ
- Đo khối lượng cơ thể bằng cân kỹ thuật
* Xác định độ no theo công thức của Terenchev (1961)
Pn P
Pn J
Với J: độ no
Pn: khối lượng thức ăn
P: khối lượng cơ thể
+ Về sinh sản:
* Mô tả và phân tích đặc điểm cơ quan sinh dục: mổ và cân đo kíchthước, khối lượng tinh hoàn, buồng trứng từng bên, đếm số lượng trứng lớn trong
Trang 16buồng trứng của từng bên (nếu có), xác định kích thước và khối lượng của trứng.Trên cơ sở đó xác định số con mà rắn Ri voi đẻ trong một lứa
* Dựa vào hình ảnh, các số liệu thu được trên thực tế tại các cơ sởnuôi và trong quá trình nuôi thực nghiệm để mô tả, phân tích các đặc điểm sinhsản của rắn Ri voi như: hoạt động giao hoan, số lứa đẻ, mùa đẻ, nơi đẻ
- Nghiên cứu về sinh trưởng của rắn Ri voi: để tìm hiểu đặc tính sinhtrưởng của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi ta sẽ tìm hiểu:
+ Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể
Dựa vào số đo chiều dài và khối lượng thực của mẫu thu được để tính mốitương quan theo phương trình của R J H Berton – S J Holt (1959) [6]
Trong đó:
- W: khối lượng toàn thân
- L: chiều dài cơ thể
- a, b: các thông số tương quan
Các hệ số a, b được dựa trên phương trình toán học thực nghiệm và các kếtquả thực tế để tính Mối tương quan này được trình bày ở phần phụ lục 1
2.5.3 Phương pháp nuôi thử nghiệm
- Tiến hành nuôi thử nghiệm 20 cặp rắn Ri voi trong điều kiện nuôi đểnghiên cứu kỹ hơn về đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái của rắn Ri voi
- Ghi nhận lại chiều dài, khối lượng cơ thể, khối lượng thức ăn, đặc điểmsinh sản của rắn Ri voi
- Nghiên cứu những đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng vàphát triển của rắn Ri voi
Trang 17CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RẮN RI VOI
-ENHYDRIS BOCOURTI (GRAY, 1842)
Loài: Rắn Ri voi (Enhydris bocourti (Gray, 1842))
Tên đồng danh: Hipsirhina multilineata G Tirant, 1885, Rept Bart.
Cochichine et Cambodge, Saigon: 41
Tên Việt Nam: rắn Bồng voi
Tên địa phương: rắn Ri voi, rắn voi voi
3.2 Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842)
Cỡ trung bình, chiều dài cơ thể tới 1.200mm Đầu hơi dẹt, dài phân biệt với
cổ Lỗ mũi có nếp da che, nằm ở phía trên đầu, đuôi ngắn không thuôn dài Tấm
mũi chạm nhau, tấm bụng rộng hơn hai lần vảy bên, vảy thân nhẵn, tấm đỉnhphát triển Mắt nhỏ, ở phía trên đầu, con ngươi hình bầu dục đứng Vảy baoquanh giữa thân 27 - 29 hàng Đầu xám nhạt Lưng xám, môi họng và bụng trắngđục Có nhiều sọc xám nhạt, mảnh, chạy dọc lưng Ở sườn có hàng vệt xám đen
to, chạy từ lưng tới gần giữa bụng, xếp so le nhau [4]
Trang 18Hình 3.1 Hình ảnh mặt lưng của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842).
Hình 3.2 Hình ảnh mặt bụng của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842).
Trang 19Hình 3.3 Hình thái bên ngoài của rắn Ri voi đực.
Hình 3.4 Đuôi của rắn Ri voi đực
Trang 20Hình 3.5 Hình thái bên ngoài của rắn Ri voi cái.
Hình 3.6 Đuôi của rắn Ri voi cái
3.2.3 Con non
Theo thực nghiệm thì con non dài từ 18 – 20cm khi mới sinh ra Hình dánggiống như rắn trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn
Trang 21Hình 3.7 Hình ảnh rắn Ri Voi con mới đẻ một tuần.
Hình 3.8 Hình ảnh răn Ri voi mới đẻ
3.3 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842)
3.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng
3.3.1.1 Thành phần thức ăn
Rắn Ri voi thích thức ăn tươi sống, không bị ươn thối Thức ăn chủ yếucủa rắn Ri voi là các loại cá da trơn như cá trê, cá tra, cá chốt, lươn, lịch, nhái,ếch…
Trang 22Tuy nhiên nó cũng có thể ăn các loại cá có vẩy nhưng không ưa lắm.
3.3.1.2 Độ no
Chúng ta tiến hành xác định độ no dựa trên khối lượng thức ăn có trong dạdày của 15 cá thể rắn Ri voi theo bảng 3.3.1 Độ no được xác định theo công thứccủa Terenchev (1961)
J = x 100
P P
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Độ no trung bình của rắn Ri voi là 10,319 %
- Rắn Ri voi có thể nuốt được những con mồi lớn gấp đôi chúng trong tựnhiên (theo khảo sát ý kiến những người dân xung quanh xã Tân Mỹ, huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp đã từng bắt và mổ rắn Ri voi trong môi trường hoang dã)
- Trong những thời điểm hết thức ăn trong tự nhiên hay trong môi trường nuôinhốt thì rắn Ri voi có thể nhịn đói hơn hai tuần lễ (khi đó độ no bằng 0%) bằngcách nằm im bất động để tiết kiệm năng lượng và chờ bắt con mồi đi qua
3.3.2 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842)
3.3.2.1 Nơi ở và nơi kiếm ăn
Trang 23* Mô tả nơi ở và nơi kiếm ăn
Rắn Ri voi thường sống ở các vùng nước ngọt ở ĐBSCL Rắn Ri voikhông thích vùng nước lợ Khi thủy triều dâng, nước mặn tràn vào, rắn thường ditrú tới những vựa nước ngọt để sống Chúng bơi nhanh hơn là bò Nơi giàu thức
ăn là chúng thường tập trung tới Chúng thường thích sống trong những ao,mương có nhiều lục bình, nước động hơi dơ nhưng phải có nhiều thức ăn [17]
Hiện nay, khi đi thực địa chúng ta rất khó tìm thấy rắn Ri voi vì việc đánhbắt quá mức của người dân làm cho số lượng rắn giảm nhanh chóng Nông dânchỉ bắt được rắn Ri voi vào mùa nước nổi lúc gặt lúa Rắn thường sống ẩn tronglúa để ăn ếch nhái…
Rắn Ri voi thích sưởi nắng ở những chỗ ven bờ, yên tĩnh Chiều xuống,
chúng mới bắt đầu bò đi kiếm mồi
Chúng ngụp lặn giỏi, bắt cua, cá ở cả những tầng sâu Tuy nó hô hấp bằngphổi nhưng cũng có thể lặn lâu tới hơn 10 phút
* Điều kiện vô sinh của nơi ở và nơi kiếm ăn
- Nhiệt độ: nhiệt độ là nhân tố vô sinh có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt
động và nơi sống của rắn Ri voi Chúng chủ yếu sinh sống những nơi có nhiệt độtrung bình từ 25 – 300C Ở vùng mà tôi nghiên cứu nhiệt độ cao quanh năm vàtương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,3°C, nhiệt độthấp hơn khoảng 1 - 2°C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lênkhoảng 1 - 2°C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng6) Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16°C
- Độ ẩm: độ ẩm cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của loài rắn Ri
voi Ở vùng tôi nghiên cứu độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 83% Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40% Đây cũng là
-độ ẩm thích hợp nhất đối với loài này
- Ánh sáng: ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi phân bố của
rắn Ri voi, nhưng đây là nhân tố làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong môi trườngsống của chúng Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của rắn Ri voi.Chúng thường phơi mình dưới ánh nắng vào buổi sáng để sưởi ấm cơ thể và giúp
Trang 24tiêu hóa thức ăn Vào những ngày mưa chúng hoạt động rất ít, hoặc có thể làkhông hoạt động Và ánh sáng cũng là yếu tố cần thiết giúp chúng tổng hợp
vitamin D cho cơ thể
3.3.2.2 Nơi đẻ
* Mô tả nơi đẻ
Rắn Ri voi thường tìm những chỗ kín đáo gần bờ ao, có nhiều lá khô, bụirậm để đẻ Những nơi đó ít hoặc không bị tác động bởi những tác nhân gây nguyhiểm cho chúng
* Điều kiện vô sinh của nơi đẻ
Do chúng đẻ con nên nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng nơi sinh không ảnhhưởng nhiều đến con non như những loài bò sát đẻ trứng khác Nhiệt độ nơi đẻchỉ cao hơn nhiệt độ môi trường từ 1 – 20C (do chúng ẩn trú trong những nơi kínđáo có nhiều lá khô và bụi rậm) Ánh sáng cũng không ảnh hưởng nhiều đến connon vì chỉ sau khi sinh khoảng 3 giờ thì con con đã có thể tự đi tìm mồi để ăn
3.3.2.3 Tập tính bắt mồi
Chúng chỉ thích săn mồi vào ban đêm, lúc mát trời Chiều xuống, chúngmới bắt đầu bò đi kiếm mồi Rắn Ri voi là loài háu ăn Khi phát hiện ra con mồi,
dù con mồi lớn hơn nó, nó vẫn tấn công
Rắn Ri voi không có nọc độc như các loài rắn độc khác Tuy nhiên chúngcũng rất nguy hiểm vì bản tính hung dữ và khả năng luồn lách rất nhanh khi gặpcon mồi hoặc kẻ thù Bộ răng sắc nhọn đã giúp cho rắn giữ con mồi rất chặt Nếurắn Ri voi đang ở dưới nước, sau khi cắn con mồi xong, giữ cho con mồi chết rồimới đưa con mồi lên trên khỏi mặt nước và bắt đầu ăn Miệng của chúng có thể
há rộng rất lớn Xương hàm trên và hàm dưới ở rắn không ngoắc vào với nhau
mà co giãn được Nên nó có thể ăn được những con mồi to Sau đó, nó sẽ bò tìmmột góc nào đó kín đáo để nằm Có khi no tới cả tuần Khi nào tiêu hết mồi nómới lại đi tìm mồi mới
3.3.2.4 Tập tính tự vệ
Khi gặp nguy hiểm rắn Ri voi thường ngẩn đầu cao hơn thân mình, congthân mình lại và luôn luôn dõi theo hướng có nguồn gây nguy hiểm Khi thấy có