Sự tăng trưởng của rắn Rivoi trong điều kiện nuô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình (Trang 38 - 40)

ENHYDRIS BOCOURTI (GRAY, 1842) TẠI HỘ GIA ĐÌNH 4.1 Mô tả dụng cụ nuô

4.5.4. Sự tăng trưởng của rắn Rivoi trong điều kiện nuô

Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng, chúng ta dựa trên kết quả nuôi thử nghiệm của 40 cá thể trong điều kiện nuôi tại nhà và kết hợp với việc đi khảo sát ở một số trại nuôi rắn. Khối lượng cơ thể, chiều dài thân được dùng để đánh giá sự tăng trưởng và được phân tích qua từng tháng.

Bảng 4.5. Sự tương quan giữa khối lượng và chiều dài cơ thể của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi.

Tuổi Khối lượng cơ thể (gram)

Khối lượng cơ thể trung bình

(gram)

Chiều dài thân (cm)

Chiều dài thân trung bình (gram) 1 tuần 18 - 20 19 18 - 20 19 2 tuần 25 - 30 27,5 20 - 27 23,5 3 tuần 35 - 45 40 27 - 33 30 1 tháng 50 - 55 52,5 33 - 35 34 5 tháng 150 - 200 175 40 - 45 42,5 10 tháng 700 - 800 750 60 - 65 62,5 11 tháng 800 - 850 825 67 - 69 68 12 tháng 850 - 900 875 70 - 72 71 13 tháng 1000 - 1200 1100 72 - 74 73 14 tháng 1010 - 1215 1112,5 74 - 76 75 15 tháng 1035 - 1250 1142,5 76 - 78 77 16 tháng 1250 - 1290 1270 78 - 80 79

Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của rắn Ri voi được xác định theo phương trình hàm mũ của R.J.HBEVERTON – S.J HOLT (1956) là:

W = a x Lb

Trong đó các giá trị a, b được tính toán dựa vào các số liệu về mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của từng cá thể trong bảng 4.5, từ kết quả đã tính toán được (bảng phụ lục 1).

39

Suy ra: Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của rắn Ri voi được xác định theo phương trình hàm mũ:

W = 0,001172 x L3,176984

Từ đây ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.5. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa khối lượng cơ thể và chiều dài thân của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi.

Như vậy đồ thị biểu thị mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi theo phương trình hàm mũ trên có dạng đường gấp khúc hướng lên trên nhận các giá trị L (cm) và W (g) làm trục quy chiếu (hình 4.5). Qua đồ thị hình 4.5 biểu thị mối tương quan giữa khối lượng cơ thể và chiều dài thân của rắn Ri voi cho chúng ta thấy ở giai đoạn đầu rắn Ri voi tăng nhanh cả về khối lượng và chiều dài. Nhưng càng về sau, khối lượng và chiều dài cơ thể tăng rất ít. Vì thế, nếu nuôi kinh tế thì ta nên nuôi đến 12 tháng hoặc 13 tháng là bán. Vì lúc này rắn tăng trọng chậm lại nhưng ăn nhiều.

L (cm)W (g) W (g)

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w