♣ Bệnh tật là gì? Bệnh là những bất thường xảy ra ở cơ thể sống làm ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển bình thường của sinh vật. ♣ Bệnh tật gây ra do đâu? Với định nghĩa bệnh như trên thì tất cả những gì bất thường trong cơ thể đều gọi là bệnh và tất cả những gì gây nên sự bất thường đối với cơ thể sống đều là nguyên nhân gây bệnh. Có 6 nhóm nguyên nhân gây nên bất thường ở cơ thể người là: a. Bẩm sinh. Nguyên nhân bẩm sinh chủ yếu do cơ thể bố hoặc mẹ bị bệnh trước hoặc trong khi mang thai, nguyên nhân bẩm sinh rất hiếm gặp. b. Hóa chất. Nguyên nhân này xảy ra bởi một hoặc cả hai trường hợp: Thiếu chất dinh dưỡng hoặc nhiễm nhiều chất độc. c. Nhiễm các vi sinh vật có hại. d. Sự tác động bất lợi của các yếu tố vật lý . Nguyên nhân này cũng thường xảy ra. e. Do áp lực của tâm trạng xã hội. f. Do tác động của các hiện tượng siêu nhiên.
GVHD SVTH: LƯỢC SỬ SINH HỌC MỤC LỤC Sơ lược về bệnh tật và quá trình đấu tranh chống bệnh tật…………….2 Phần I. Tiêm chủng 3 Phần II. Lý thuyết vi trùng về bệnh nhiễm trùng………………………9 Phần III. Vi khuẩn…………………………………………………….16 Phần IV. Côn trùng………………………………………………… 23 Phần V. Những yếu tố dinh dưỡng………………………………… 34 Phần VI. Vitamin…………………………………………………… 40 1 LƯỢC SỬ SINH HỌC ĐẤU TRANH CHỐNG BỆNH TẬT ♣ Bệnh tật là gì? Bệnh là những bất thường xảy ra ở cơ thể sống làm ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển bình thường của sinh vật. ♣ Bệnh tật gây ra do đâu? -Với định nghĩa bệnh như trên thì tất cả những gì bất thường trong cơ thể đều gọi là bệnh và tất cả những gì gây nên sự bất thường đối với cơ thể sống đều là nguyên nhân gây bệnh. - Có 6 nhóm nguyên nhân gây nên bất thường ở cơ thể người là: a. Bẩm sinh. Nguyên nhân bẩm sinh chủ yếu do cơ thể bố hoặc mẹ bị bệnh trước hoặc trong khi mang thai, nguyên nhân bẩm sinh rất hiếm gặp. b. Hóa chất. Nguyên nhân này xảy ra bởi một hoặc cả hai trường hợp: Thiếu chất dinh dưỡng hoặc nhiễm nhiều chất độc. c. Nhiễm các vi sinh vật có hại. d. Sự tác động bất lợi của các yếu tố vật lý . Nguyên nhân này cũng thường xảy ra. e. Do áp lực của tâm trạng xã hội. f. Do tác động của các hiện tượng siêu nhiên. ♣ Thời thượng cổ người ta đã quan niệm về bệnh tật như thế nào? - Lý thuyết triết gia Hy Lạp: + Loài người muốn tránh bệnh tật,giảm đớn đau,phục hồi sức khỏe thoát khỏi cái chết thì cầu tới lể nghi, tôn giáo hoặc phép thần thông. - Trường phái Ioni: + Hippocrates (460-377 TCN) được xem là người sáng lập ra nền y học hiện đại và cũng được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Ông đã thực hành y khoa của mình trên cơ sở các quan sát và các nghiên cứu cơ thể con người. Ông tin tưởng rằng 2 bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được. Ông bác bỏ những quan niệm cho rằng bệnh gây nên do các sức mạnh siêu nhiên và do người ta có những ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh. ♣ Cuộc đấu tranh chống bệnh tật mang lại ý nghĩa gì cho người thượng cổ? - Chống được bệnh gây chết hàng loạt(đậu mùa,sốt rét,…) để tồn tại. - Biết cách phòng chống bệnh tật. - Tạo ra nguồn tại liệu vô cung phong phú để lại nền tảng cho thế hệ sau I. Tiêm chủng ♣ Tiêm chủng là gì? Nhằm mục đích gì? - Là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể - Nhằm mục đích phòng trị bệnh - “Cái chết đen”- TK XIV (Yersinia Pestis ) Bệnh dịch hạch . The Black Death đã giết chết một nửa dân số châu Âu vào thế kỉ 14 – người ta vẫn thường rùng mình khi nhắc đến sự kiện này. Được đặt cho cái tên “the great dying”, viễn cảnh về sự trở lại của dịch bệnh đủ để đưa loài người đến bờ vực. Con đường lây truyền bệnh dịch hạch 3 Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vụ dịch lớn đầu tiên trên thế giới là sốt xuất huyết, nhưng cái tên “dịch hạch” cũng đã xuất hiện từ rất lâu, và đi cùng với nó là một vũ khí sinh học loại A: vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh dịch hạch thường có 2 thể: thể hạch và thể phổi. - Dịch hạch thể hạch – bubonic plague – thường được lây truyền qua vết cắn của bọ chét, nhưng cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc với dịch cơ thể. Bọ chét + Gọi là dịch hạch thể hạch vì cơ thể người bị bệnh sẽ nổi các hạch ở bẹn, nách và cổ. 4 Bệnh dịch hạch + Sưng hạch thường kèm theo sốt, rét run, đau đầu và kiệt sức. Triệu chứng xuất hiện sau 2 – 3 ngày và thường kéo dài 1 – 6 ngày. Nếu không được điều trị đúng cách, 70% số người nhiễm bệnh sẽ chết. - Dịch hạch thể phổi – pneumonic plague – hiếm hơn và có thể lan truyền qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện trực tiếp với người khác. Triệu chứng của thể bệnh này là sốt cao, ho, ho ra dịch lẫn máu và khó thở. - Vua Ramses V: chết vì bệnh đậu mùa ( 1157 TCN) 5 - Thế kỉ X, người Trung Quốc đã nghiền thành bột vảy của người mắc bệnh đậu mùa thể nhẹ rồi thổi vào mũi người lành để phòng bệnh. - Thế kỉ XVIII, người Anh cũng biết cách chủng đậu. Bệnh đậu mùa cũng được xếp vào những loại bệnh làm cho con người đau khổ. Điều rất bi thảm là nó lan truyền rộng rãi và nhanh chóng, một phần ba số người mắc bệnh chết còn lại những người mắc bệnh phải mang tật xấu xí suốt đời đó là để lại bộ mặt rỗ. Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Chứng tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaon Ramses V thời Ai Cập cổ đại. Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18, trong đó có 5 quốc vương đương tại vị. Bện này cũng và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù. Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong. Hậu quả là 300-500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20. Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt tiếng Anh: WHO) ước lượng riêng năm 1967 có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong. Sau chiến dịch chủng đậu vác-xin kéo dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979. Đậu mùa là một trong hai bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm; căn bệnh kia là bệnh dịch tả trâu bò (rinderpest) được công nhận đã bị tiêu diệt vào năm 2011 Bệnh đậu mùa 6 ♣ Ai là người đầu tiên tìm ra phương pháp tiêm chủng? - Edward Jenner (1749 - 1823) sinh ra ở miền Tây Nam nước Anh. 14 tuổi, được gửi đến Sudbury để theo thầy thuốc Daniel Ludlow học y. 21 tuổi, đến Luân Đôn và được John Hunter nhận làm học trò. 23 tuổi về quê và cũng từ nơi này ông đã tìm ra phương pháp tiêm chủng đầu tiên. Lúc bấy giờ, ở quê hương ông, bệnh đậu mùa đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người và gia súc. Mười người mắc bệnh có đến chín người chết, người nào còn sống thì cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cuộc sống cô độc, hẩm hiu suốt phần đời còn lại. Jenner tìm hiểu căn bệnh này và thấy ở bệnh "đậu bò" (căn bệnh ở bò), những người vắt sữa bò sau khi mắc phải căn bệnh "đậu bò" thì tuyệt nhiên không bị bệnh đậu mùa nữa. Ông suy nghĩ là có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Sau khi được thầy của mình khuyến khích sau khi hỏi ý kiến, ông bắt tay vào thực hiện - Đầu tiên, ông gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa bò đang mắc phải bệnh đậu bò (lây từ bò), lấy các mủ ở mụn đậu, sau đó cấy lên trên cánh tay của một đứa bé khỏe mạnh. Sau một tuần mắc bệnh thì đứa bé đã khỏi hoàn toàn. Một năm sau, ông thử cấy mủ đậu mùa vào đứa bé này thì hoàn toàn đứa bé miễn kháng và không mắc bệnh. Ông tiêm chủng cho đứa con trai 10 tháng tuổi của mình thì kết quả cũng tương tự, đứa bé không bị bệnh đậu mùa. Từ đó, ông hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng của mình thành các công đoạn như sau: + Đầu tiên, lấy ít vi trùng bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh này. + Tiếp theo, làm cho số vi trùng này yếu đi + Trích các vi trùng này vào máu người (tiêm chủng đậu), những người được tiêm chủng sẽ không mắc phải bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có một yếu tố kháng bệnh. 7 - Sau nhiều lần quan sát lâu dài và thận trọng, ngày 14 tháng 5 năm 1796, lần đầu tiên Jenner đã lấy chất có ở người đàn bà mắc bệnh đậu mùa bò và chủng chất đó sang đứa trẻ 8 tuổi - Nghiên cứu lý thuyết mới có thể đưa lại những thành tựu tiếp tục về sau này. Lúc đó chưa ai biết tác nhân gây bệnh nhiễm trùng, nhưng chưa tính đến việc sử dụng thể bệnh nhẹ vào mục đích tiêm chủng. Một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà sinh học là phải “sản xuất “ra những“ biến thể” thuộc các dạng bệnh nhẹ, nhưng điều đó đòi hỏi phải hiểu biết sâu hơn nhiều so với những điều người ta đã biết trong lúc sinh thời của Jenner. ♣ Một số loại vacxin hiện nay: • Vacxin viêm gan B • Vắc-xin Gardasil có hiệu quả phòng chống ung thư • Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm (cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B) • Bại liệt • Sởi • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván 8 • Viêm não Nhật Bản • Ung thư cổ tử cung II. Lí thuyết vi trùng về bệnh nhiễm trùng ♣ Vi trùng là gì? - Vi trùng (hay còn gọi là vi khuẩn) là một nhóm sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp. ♣ Sự ra đời của lý thuyết vi trùng: Louis Pasteur (1822 – 1895) là nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, là người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học, ông là người đưa ra lý thuyết vi trùng. Pasteur khẳng định rằng các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật là do các vi sinh vật gây nên. - Từ năm 1878 đến 1880, ông đã khám phá ra ba chủng vi khuẩn: liên cầu khuẩn (streptococcus), tụ cầu khuẩn (staphylococcus) và phế cầu khuẩn (pneumococcus). Xuất phát từ quan niệm rằng một loại bệnh được gây nên do một loại vi sinh vật nhất định do nhiễm từ môi trường bên ngoài, Pasteur đã thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn. Tỉ lệ tử vong hậu phẫu cũng như hậu sản giảm xuống một cách ngoạn mục nhờ áp dụng những nguyên tắc này. - Pasteur cũng tìm hiểu liệu người và động vật có thể được miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm nặng thường gặp như Jenner đã từng thực hiện với bệnh đậu mùa hay không. Năm 1880, Pasteur thành công trong việc tạo miễn dịch cho gà chống lại bệnh tả bằng cách cho chúng tiếp xúc với môi trường nuôi cấy vi khuẩn tả "già" (vi khuẩn này giảm độc lực). Những con gà này sau đó có khả năng chống lại bệnh tả khi được tiêm vi khuẩn độc lực mạnh. Pasteur nhanh chóng áp dụng nguyên lý chủng ngừa này cho các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh than ở lợn 9 - Ông cho rằng bệnh tật là do vi trùng gây ra. Bệnh tật có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏa mạnh thông qua tiếp xúc. - Do nghiên cứu vấn đề lên men, Pasteur đã chú ý đến vi khuẩn, và lý thuyết Pasteur rất cần thiết. Năm 1865, nghề nuôi tằm ở Pháp bị tổn thất rất nghiêm trọng. Tằm chết hàng loạt do mắc một bệnh gì đó. Người ta yêu cầu Pasteur giúp đỡ. Và ông đã phát hiện ra những ký sinh trùng cực nhỏ làm hại tằm và làm bẩn lá dâu - thức ăn của tằm. Kết luận của Pasteur nghiêm khắc nhưng duy nhất đúng: cần tiêu diệt tất cả tằm bệnh và thức ăn có mầm bệnh; sau khi lựa chọn những tằm khỏe mạnh và thức ăn không có bệnh, cần nuôi lại tằm từ đầu. Nhờ thực hiện đúng đắn những yêu cầu của Pasteur nên đã cứu vãn được nghề nuôi tằm của Pháp. Thầy thuốc người Hungari là Phillip Ignaz Semmelweis (1818 - 1965) đã nêu kết luận cuối cùng. Ngay khi còn chưa biết thuyết Pasteur, Semmelweis đã chú ý thấy trong các bệnh viện ở Viên tỷ lệ người chết do sốt nhiễm trùng hậu sản rất cao, nhưng phụ nữ đã sinh nở ở nhà thì tỉ lệ chết ít hơn nhờ những bà đỡ có hiểu biết thông thường. Ông nảy ra ý nghĩ rằng sự truyền bệnh do những sinh viên và thầy thuốc thường xuyên vào nhà hộ sinh sau khi làm việc ở phòng mổ xác chết. Ông kiên quyết đề nghị các thầy thuốc trước khi khám thai phải rửa tay thật sạch, nhờ đó tỉ lệ chết lại giảm ngay xuống. Semmelweis đã sớm từ trần không kịp chờ đón mọi người chấp nhận ý kiến của ông. Quy tắc của ông chỉ được chấp nhận khi Pastuer khẳng định thuyết vi trùng. Philipp Ignaz Semmelwei (1818-1865) 10 [...]... chủng Sau một thời gian gây bệnh cho tất cả số đàn cừu bằng những nòi vi khuẩn gây bệnh Số cừu được chủng không phát hiện thấy dấu hiệu nào của bệnh, những con không được chủng đều mắc bệnh và chết Pasteur đã dùng phương pháp tương tự để chống dịch bệnh 18 tả gà, và đặc biệt điển hình là chống bệnh dại, một trong những bệnh khủng khiếp nhất do động vật hoang dại hoặc gia súc mắc bệnh truyền cho người -... ra: “cuộc đấu tranh chống vi khuẩn” của cơ thể 16 I.I Metchnikov (1845 - 1916) Ông cho rằng bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ chống những tác nhân gây bệnh lọt vào cơ thể động vật và người, những bạch cầu thoát khỏi mạch máu và xông đến chỗ nhiễm bệnh, ở đó xảy ra cuộc ác chiến thực sự giữa bạch cầu và vi khuẩn Metchnikov gọi những tế bào giữ vai trò bảo vệ cơ thể là thực bào ♣ Cuộc đấu tranh chống vi khuẩn... toàn không có kích thước hiển vi, gây nên những bệnh trầm trọng Sau đó đã xác định được rằng thậm chí những động vật đa bào - không phải là tác nhân gây bệnh trực tiếp, có thể là vật truyền bệnh nhiễm trùng ♣ Bệnh sốt rét là gì? Nguyên nhân gây bệnh và tác nhân truyền bệnh sốt rét là gì ? 23 Bệnh sốt rét là bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra, bệnh có các triệu chứng ban đầu như dễ nổi cáu,... Pasteur đã vạch ra con đường chống bệnh loét Xibia - bệnh gây chết người và tiêu diệt hàng đàn gia súc Ông tìm ra tác nhân gây bệnh và chứng minh nó 17 thuộc về một dạng đặc biệt của vi khuẩn Pasteur đun nóng chế phẩm vi khuẩn để tiêu diệt khả năng gây bệnh Đưa những vi khuẩn đã bị làm yếu vào cơ thể động vật sẽ tạo thành những kháng thể có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh Phương pháp nghiên cứu... các bệnh nhân đã khỏi bệnh Đầu tiên, ông thử tự tiêm vắc-xin này cho mình, khi thấy mình vẫn khỏe mạnh, ông liền thử tiêm vắc-xin này cho vài trẻ em (vì chúng có hệ miễn dịch tốt hơn), chúng bị sốt phát ban nhưng bình phục Ông không thành công trong nỗ lực chế tạo một vắc-xin chống bệnh sốt phát ban do chấy rận Mãi đến năm 1930 Rudolf Weigl mới thành công ♣ Bệnh sốt hồi quy Bệnh sốt hồi quy là bệnh. .. Nguyên nhân: - Vi khuẩn lại có tính chất gây bệnh: + Tiết chất độc vào cơ thể vật chủ + Giảm chức năng miễn dịch của cơ thể Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể chủ yếu bằng ba con đường: + Qua đường hô hấp: lao, bạch cầu … + Qua đường tiêu hóa: thương hàn, lị, tả … + Qua da hay niêm mạc: xoắn khuẩn giang mai, cầu khuẩn lậu … ♣ Ai là người đã đưa ra cuộc đấu tranh chống vi khuẩn? Nhà sinh học lỗi lạc người... làm việc trong một bệnh viện quân sự ở Constantine, Algérie, ông đã phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là do một động vật nguyên sinh (protozoa), sau khi quan sát các động vật ký sinh trên một "màng máu trải trên tắm kính để soi kính hiển vi" (blood smear) lấy ra từ một bệnh nhân vừa mới bị chết vì bệnh sốt rét do muỗi truyền nhiễm Phát hiện đó đặc biệt hấp dẫn vì tác nhân gây bệnh không phải là... nhân lây truyền bệnh sốt vàng và tên khoa học của loài muỗi này là Aedes Aegypti Nhưng khẳng định này không được thừa nhận do ông chưa chứng minh được bằng thực nghiệm Năm tháng trôi qua, Finlay và giả thuyết của mình dần dần rơi vào quên lãng Năm 1898, chiến tranh khốc liệt giữa Tây Ban Nha và Mỹ bùng nổ, số quân nhân Mỹ mắc bệnh sốt vàng và tử vong ngày càng nhiều Một ban Phòng chống bệnh sốt vàng... Trong thời gian Chiến tranh Hoa Kỳ Tây Ban Nha (1898) hàng nghìn binh sĩ đã chết vì bệnh sốt vàng da, đã khẳng định rằng bệnh sốt vàng da không lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, và trên cơ sở công trình của Ross, Reed giả định rằng vật môi giới trong trường hợp này chính là muỗi, thuộc giống Aedes Các thầy thuốc cùng làm việc với Reed đã để cho muỗi, sau khi hút máu người mắc bệnh sốt vàng da đốt... kể ♣ Bệnh sốt phát ban 31 Người bệnh sốt phát ban Rickettsia prowazekii Bệnh sốt phát ban do Rickettsia prowazekii ký sinh trong cơ thể chấy, rận, gây sốt phát ban cho người bị chấy rận cắn Khi chấy rận cắn, phân của chúng có chứa Rickettsia nhiễm vào các vết cắn ngứa làm cho người bị cắn mắc bệnh Khi thời tiết khô, phân của chấy rận có thể vào trong cơ thể người qua đường hô hấp Sau khi khỏi bệnh, . SỬ SINH HỌC ĐẤU TRANH CHỐNG BỆNH TẬT ♣ Bệnh tật là gì? Bệnh là những bất thường xảy ra ở cơ thể sống làm ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển bình thường của sinh vật. ♣ Bệnh tật gây ra do. thánh. ♣ Cuộc đấu tranh chống bệnh tật mang lại ý nghĩa gì cho người thượng cổ? - Chống được bệnh gây chết hàng loạt(đậu mùa,sốt rét,…) để tồn tại. - Biết cách phòng chống bệnh tật. - Tạo ra. GVHD SVTH: LƯỢC SỬ SINH HỌC MỤC LỤC Sơ lược về bệnh tật và quá trình đấu tranh chống bệnh tật ………….2 Phần I. Tiêm chủng 3 Phần II. Lý thuyết vi trùng về bệnh nhiễm trùng………………………9 Phần III. Vi khuẩn…………………………………………………….16 Phần