1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

TÀI LIỆU GIẢI PHẪU CÁNH TAY

7 2,2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 340,99 KB

Nội dung

chæång 2. caïnh tay 31 CÁNH TAY Mục tiêu bài giảng: 1. Kể tên, nêu được nguyên ủy, bám tận và giải thích được các động tác của các cơ ở cánh tay. 2. Nêu được nguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của động mạch cánh tay. 3. Mô tả được các thần kinh ở cánh tay. 4. Vẽ được thiết đồ cắt ngang qua 1/3 giữa cánh tay. I. Giới hạn Cánh tay được giới hạn từ nền nách tới một đường ngang cách 2 khoát ngón tay trên nếp khuỷu. Ở đây, cánh tay nối tiếp với vùng khuỷu. II. Lớp nông 1. Da và tổ chức dưới da Mỏng và mềm mại ở trước, dày ở sau. Trong lớp tổ chức dưới da có tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền và các nhánh của thần kinh bì cánh tay trong, thần kinh nách và thần kinh quay. Hình 1. Tổ chức dưới da vùng cánh tay trước 1. TK bì cánh tay trong 2. TK bì cẳng tay trong 3. TM nền 4. TM đầu chæång 2. caïnh tay 32 2. Mạc nông Bao bọc chung quanh cánh tay, ở trên liên tục với mạc nông của nách, ở dưới liên tục với mạc nông của khuỷu và cẳng tay. Mạc nông mỏng ở trước và dày ở sau; ở phía trong và ngoài, mạc nầy tách ra 2 trẻ đến bám vào xương cánh tay gọi là vách gian cơ trong và vách gian cơ ngoài. III. Cơ của cánh tay Hai vách gian cơ trong và ngoài cùng với xương cánh tay chia cánh tay làm 2 vùng trước và sau. 1. Cơ vùng cánh tay trước Gồm cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay, cả 3 cơ do TK cơ bì điều khiển. Hình 2. Cơ vùng cánh tay trước 1. Cơ trên gai 2. Cơ dưới vai 3. Cơ tròn lớn 4. Cơ tam đầu cánh tay 5. Cơ đen ta 6. Cơ quạ cánh tay 7. Cơ nhị đầu cánh tay 8. Cơ cánh tay 9. Trẽ cân cơ nhị đầu 1.1. Cơ nhị đầu cánh tay 1.1.1. Nguyên ủy: phát xuất từ xương vai bởi 2 đầu. + Đầu dài: từ củ trên ổ chảo xương vai. + Đầu ngắn: từ mỏm quạ, cùng 1 gân chung với cơ quạ cánh tay. 1.1.2. Bám tận: bởi 1 gân gắn vào phần sau của lồi củ quay và 1 trẽ cân đi xuống dưới, vào trong và hòa lẫn vào mạc cẳng tay. 1.1.3. Động tác: gấp cẳng tay, góp phần làm ngữa cẳng tay. chæång 2. caïnh tay 33 1.2. Cơ quạ cánh tay 1.2.1. Nguyên ủy: mỏm quạ. 1.2.2. Bám tận: chỗ nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trước trong xương cánh tay. 1.2.3. Động tác: khép cánh tay. 1.3. Cơ cánh tay 1.3.1. Nguyên ủy: bám vào 1/3 dưới mặt trước ngoài và mặt trước trong xương cánh tay cùng 2 vách gian cơ trong và ngoài. 1.3.2. Bám tận: mặt trước mỏm vẹt xương trụ. 1.3.3. Động tác: gấp cẳng tay. 2. Cơ vùng cánh tay sau Gồm 1 cơ là cơ tam đầu cánh tay. Hình 3. Cơ vùng cánh tay sau 1. Cơ đen ta 2. Cơ nhị đầu cánh tay 3. Cơ cánh tay 4. Cơ cánh tay quay 5. Cơ duỗi cổ tay quay dài 6, 7, 8. Đầu dài, đầu ngoài và đầu trong cơ tam đầu cánh tay 2.1. Cơ tam đầu cánh tay Gồm có 3 đầu 2.1.1. Nguyên ủy * Đầu dài: xuất phát từ củ dưới ổ chảo xương vai. * Đầu ngoài: mặt sau xương cánh tay, phần nằm trên rãnh TK quay. chæång 2. caïnh tay 34 * Đầu ngắn: mặt sau xương cánh tay, phần nằm dưới rãnh TK quay. 2.1.2. Bám tận 3 đầu tụm lại thành một gân bám vào mỏm khuỷu xương trụ. 2.1.3. Động tác Duỗi cẳng tay. 2.1.4. Thần kinh điều khiển Nhánh của TK quay. IV. Thần kinh của cánh tay Các cơ ở vùng cánh tay trước được điều khiển bởi thần kinh cơ bì, cơ tam đầu cánh tay được chi phối bởi thần kinh quay. Ba thần kinh chính đến cẳng tay và bàn tay (thần kinh giữa, thần kinh trụ và thần kinh quay) phát xuất ở nách từ các bó của đám rối cánh tay, đi kèm theo động mạch nách và phần đầu của động mạch cánh tay, thần kinh giữa và thần kinh trụ trực tiếp đến cẳng tay, còn thần kinh quay có phân nhánh cho cơ và da ở cánh tay. Hình 4. Thần kinh và mạch máu vùng cánh tay A. Nhìn trước B. Nhìn sau 1, 2. Bó trong và bó ngoài của ĐRTKCT 3. TK cơ bì 4. TK quay 5. TK trụ 6. TK giữa 7. ĐM cánh tay 11. ĐM mũ cánh tay sau và TK nách12, 13. Đầu dài và đầu ngoài cơ tam đầu 14. ĐM cánh tay sâu 15. Đầu trong cơ tam đầu cánh tay 1. Thần kinh cơ bì Là nhánh của bó ngoài đám rối tháön kinh cánh tay, thông thường nó xuyên qua cơ quạ cánh tay và đi xuống giữa cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay rồi tiến đến bờ ngoài của phần dưới cánh tay. Trên đường đi nó phân nhánh cho các cơ nói trên, cuối cùng nó trở thành thần chæång 2. caïnh tay 35 kinh bì cẳng tay ngoài, đâm thủng mạc nông ngay phía ngoài gân cơ nhị đầu ở trên khuỷu và chia thành các nhánh trước và sau chi phối cho da vùng cẳng tay ngoài. 2. Thần kinh giữa Được tạo thành bởi 2 rễ từ 2 bó trong và ngoài của đám rối cánh tay. Ở 1/3 trên cánh tay, thần kinh giữa nằm phía trước ngoài của động mạch cánh tay rồi dần dần bắt chéo từ ngoài vào trong ở mặt trước động mạch để đến 1/3 dưới cánh tay thì nằm ở trong của động mạch thần kinh này không cho nhánh ở cánh tay. 3. Thần kinh trụ Là nhánh của bó trong đám rối cánh tay, đi xuống phía trong ĐM nách và tiếp tục phía trong ĐM cánh tay. Ở giữa cánh tay nó xuyên qua vách gian cơ trong và đi xuống cùng với ĐM bên trụ trên. Sau đó nó tiến đến mặt sau của mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay nằm trong rãnh thần kinh trụ. Ở cánh tay thần kinh trụ không cho nhánh bên. 4. Thần kinh bì cẳng tay trong Là thần kinh cảm giác, tách từ bó trong của đám rối cánh tay, đi theo động mạch cánh tay trong một đoạn ngắn, đến 1/3 giữa cánh tay, nó chọc qua mạc nông rồi chạy xuống chi phối cho da mặt trong cẳng tay. 5. Thần kinh bì cánh tay trong Cũng là thần kinh cảm giác, tách từ bó trong đám rối cánh tay, chui qua mạc nông ở khoảng giữa cánh tay để chi phối cho da mặt trong cánh tay, thần kinh này thường nối với thần kinh gian sườn cánh tay (nhánh bì ngoài của thần kinh gian sườn 2). 6. Thần kinh quay Là nhánh của bó sau đám rối cánh tay và là nhánh lớn nhất của đám rối. Ở chỗ xuất phát, thần kinh nằm ở sau động mạch nách và ở trước cơ dưới vai, đến cánh tay tiếp tục nằm sau động mạch cánh tay nhưng lập tức đi ra sau ngoài cùng với động mạch cánh tay sâu chui qua tam gíác cánh tay tam đầu rồi nằm trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau xương cánh tay. Khi ra khỏi rãnh nầy thần kinh xuyên qua vách gian cơ ngoài để ra trước, đi trong rãnh nhị dầu ngoài, đến ngang mức mỏm trên lồi cầu ngoài chia 2 ngành cùng để xuống cẳng tay. Thần kinh quay cho các nhánh bên để chi phối cơ tam đầu cánh tay và các nhánh bì chi phối cảm giác cho da mặt sau cánh tay. V. Động mạch cánh tay Động mạch cánh tay là động mạch chính ở cánh tay, động mạch nối tiếp với động mạch nách và tận cùng bằng cách chia 2 nhánh: Động mạch quay và động mạch trụ. 1. Đường đi Động mạch bắt đầu ở bờ dưới cơ ngực lớn chay đến giữa hố khuỷu. động mạch cánh tay đi dọc xuống ở phần trong của cánh tay theo một đường thẳng, nằm trong ống cánh tay ,ống naìy có hình lăng trụ tam giác có 3 thành: Thành trước: 1/2 trên là cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, 1/2 dưới là cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước. Thành sau: Vách gian cơ trong. Thành trong: Mạc nông, da và tổ chức dưới da. Khi đến hố khuỷu nó chạy xuống dưới và chãúch nheû ra ngoài. 2. Liên quan chæång 2. caïnh tay 36 - Ở cánh tay nó liên quan với bờ trong của cơ quạ cánh tay và cơ nhị đầu ở trước, ở sau động mạch nằm trước cơ tam đầu cánh tay và cơ cánh tay, ở trong động mạch được bao phủ bởi mạc cánh tay. - Ở hố khuỷu động mạch nằm giữa cơ sấp tròn ở trong và cơ nhị đầu cánh tay ở ngoài, nằm trước cơ cánh tay và được che phủ bởi trẽ cân cơ nhị đầu cánh tay. - Trên đường đi, động mạch được kèm theo bởi 2 tĩnh mạch nằm trong và ngoài, động mạch liên quan với nhiều thần kinh: Phần đầu của động mạch liên quan với thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh trụ ở trong, thần kinh quay ở sau. thần kinh giữa lúc đầu ở ngoài động mạch, đến giữa cánh tay thần kinh nầy bắt chéo trước động mạch, sau đó nằm trong động mạch ở phần dưới cánh tay. 3. Các nhánh bên 3.1. Động mạch cánh tay sâu: Là nhánh lớn nhất của động mạch cánh tay, phát xuất ngang mức sau trong cánh tay ngay dứới bờ dưới cơ tròn to. Động mạch nằm sâu ở sau cánh tay nằm giữa đầu ngoài và đầu dài của cơ tam đầu cánh tay, rồi cùng với thần kinh quay đi trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau xương cánh tay. Động mạch có 5 nhánh bên: Nhánh lên: Chạy lên trên nối với động mạch mũ cánh tay sau. - Động mạch bên quay: Cùng với thần kinh quay đi xuống cẳng tay, khi đến phần dưới cánh tay nó xuyên qua vách gian cơ ngoài, chạy xuống giữa cơ cánh tay quay và cơ cánh tay (nằm trong rãnh nhị đầu ngoài), cuối cùng nối với động mạch quặc ngược quay . - Động mạch bên giữa: Đi xuống dọc theo mặt sau xương cánh tay đến khuỷu thì nối với ĐM quặc ngược gian cốt. Các nhánh cơ: Cung cấp cho các cơ vùng cánh tay. Nhánh nuôi xương: Đi vào lổ nuôi xương ở mặt trước ngoài xương cánh tay phía sau lồi củ delta. 3.2. Động mạch nuôi xương Đến thân xương cánh tay bằng cách chui qua lỗ nuôi xương ở mặt trước trong của xương cánh tay. 3.3. Động mạch bên trụ trên Xuất phát ở khoảng giữa của động mạch cánh tay, nó chọc thủng vách gian cơ trong và đi xuống trước đầu trong cơ tam đầu cánh tay, đi theo thần kinh trụ và nối thông với động mạch quặt ngược trụ sau và động mạch bên trụ dưới. 3.4. Động mạch bên trụ dưới Phát xuất gần khuỷu (cách khuỷu khoảng 5cm), động mạch nầy chạy vào trong và cho nhánh nối với động mạch quặt ngược trụ trước và động mạch bên trụ trên . 3.5. Các nhánh nuôi cơ chæång 2. caïnh tay 37 Hình 5. Thiết đồ ngang qua 1/3 giữa cánh tay 1. TK cơ bì 2. TM đầu 3. Cơ nhị đầu cánh tay 4. Cơ cánh tay 5. ĐM bên quay 6. TK quay 7. ĐM bên giữa 8, 9, 10. Đầu ngoài, đầu trong và đầu dài cơ tam đầu 11. TK trụ 12. TM nền 13. ĐM cánh tay 14. TK bì cẳng tay trong 15. TK giữa . cẳng tay. 2. Cơ vùng cánh tay sau Gồm 1 cơ là cơ tam đầu cánh tay. Hình 3. Cơ vùng cánh tay sau 1. Cơ đen ta 2. Cơ nhị đầu cánh tay 3. Cơ cánh tay 4. Cơ cánh tay quay 5. Cơ duỗi cổ tay. vai 3. Cơ tròn lớn 4. Cơ tam đầu cánh tay 5. Cơ đen ta 6. Cơ quạ cánh tay 7. Cơ nhị đầu cánh tay 8. Cơ cánh tay 9. Trẽ cân cơ nhị đầu 1.1. Cơ nhị đầu cánh tay 1.1.1. Nguyên ủy: phát xuất. cánh tay gọi là vách gian cơ trong và vách gian cơ ngoài. III. Cơ của cánh tay Hai vách gian cơ trong và ngoài cùng với xương cánh tay chia cánh tay làm 2 vùng trước và sau. 1. Cơ vùng cánh

Ngày đăng: 22/08/2014, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w