nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

39 1.9K 3
nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐHKT TP HCM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TI Ể U LU Ậ N: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG KSNB VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XNK VIỆT NAM GVHD : PGS.TS Trần Thị Giang Tân Thực hiện : Nhóm 25 Lớp : Kế toán-Kiểm toán Đêm Khóa : 20 Hệ : Cao học TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 DANH SÁCH NHÓM 25   Nguyễn Lê Huy Phương  Đặng Nguyễn Châu Phương  Lê Quốc Diễm TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 MỤC LỤC Mở đầu Trang 01 1. Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trang 02 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Trang 05 3. Tổng quan về lý thuyết Trang 05 3.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ Trang 06 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát nội bộ- Trang 06 3.1.1.1 Lịch sử hình thành Trang 06 3.1.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ Trang 08 3.1.2 Các yếu tố của kiểm soát nội bộ Trang 09 3.1.2.1 Môi trường kiểm soát Trang 09 3.1.2.2 Đánh giá rủi ro Trang 10 3.1.2.3 Các hoạt động kiểm soát Trang 11 3.1.2.4 Thông tin và truyền thông Trang 11 3.1.2.5 Giám sát Trang 11 3.1.3 Hạn chế của lý thuyết kiểm soát nội bộ Trang 12 3.2 Quản trị rủi ro doanh nghiệp theokhuôn mẫu báo cáo COSO năm 2004 Trang 13 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 3.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro doanh nghiệp Trang 13 3.2.2 Lợi ích của quản trị rủi ro doanh nghiệp Trang 14 3.2.3 Các yếu tố của quản trị rủi ro doanh nghiệp Trang 15 3.2.3.1 Môi trường quản lý Trang 16 3.2.3.2 Thiết lập mục tiêu Trang 16 3.2.3.3 Nhận dạng sự kiện tiềm tàng Trang 17 3.2.3.4 Đánh giá rủi ro Trang 18 3.2.3.5 Phản ứng với rủi ro Trang 19 3.2.3.6 Hoạt động kiểm soát Trang 19 3.2.3.7 Thông tin và truyền thông Trang 20 3.2.3.8 Giám sát Trang 20 3.3 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng thương mại Trang 20 3.3.1 Hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ ngân hàng theo báo cáo Basle Trang 20 3.3.1.1 Mục tiêu và vai trò của nguyên tắc kiểm soát nội bộ ngân hàng Trang 21 3.3.1.2 Các nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng Trang 21 3.3.2 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong các ngân hàng thương mại Trang 25 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 3.3.2.1 Tín dụng Trang 25 3.3.2.2 Các loại hình nghiệp vụ tín dụng Trang 26 3.3.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng Trang 27 3.3.3 Rủi ro tín dụng Trang 28 3.3.3.1 Rủi ro tín dụng Trang 28 3.3.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Trang 28 3.3.4 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và quản lý rủi ro Trang 29 3.3.4.1 Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ Trang 29 3.3.4.2 Thiết lập hệ thống KSNB và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả Trang 30 4. Kết luận – Các đóng góp chính về lý thuyết của đề tài Trang 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 32 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 Mở đầu Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính vừa thực hiện huy động vốn đồng thời sử dụng nguồn vốn huy động cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng đem lại nguồn thu nhập chính cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro không chỉ tác động trực tiếp đến bản thân NHTM mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng luôn được các NHTM chú trọng. Bên cạnh các kỹ thuật nghiệp vụ, NHTM luôn hướng tới việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả nhằm góp phần trong việc kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng. Thời gian qua, NHTM không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường đồng thời nâng cao các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, yếu kém và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại như: chính sách còn nhiều sơ hở, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ, kinh tế suy thoát tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, nhiều tổ chức tín dụng trong nước đã và đang đối đầu với nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Trên thực tế, đề án tái cấu trúc nền kinh tế và tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng đã được Chính phủ quyết liệt thực hiện nhằm tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả hơn. Đồng thời đi đôi với tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng, việc giải quyết nợ xấu tồn đọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng cũng là vấn đề cần quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế. Do đó, để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh trong điều kiện mới, các Ngân hàng thương mại cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đặc biệt là việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. TR. 6 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những Ngân hàng đang có xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động trong giai đoạn hiện nay. Chiến lược phát triển của Ngân hàng cũng không nằm ngoài việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, bên cạnh nhiệm vụ đưa ra các chính sách phù hợp, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam còn cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động tín dụng trong điều kiện tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng TMCP và giải quyết nợ xấu tồn đọng. Từ những khái quát chung như trên, nhóm thực hiện chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” để nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp góp phần giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. 5. Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, đây là mảng đề tài đã được khai thác nhiều khía cạnh trước đây: a. Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả Phi Thị Thu Hiền, bảo vệ năm 2004 tại Hội đồng trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Nội dung đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết báo cáo COSO (1992) và báo cáo của Ủy ban Basel (1998) để khảo sát và phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan về chính sách, con người, môi trường kinh tế tác động đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả thiết lập một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB như các giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát, thiết lập bộ phận đánh giá rủi ro tín dụng, xây dựng hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng để ra quyết định tín dụng… TR. 7 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 b. Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo, bảo vệ năm 2010 tại Hội đồng trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Nội dung đề tài dựa trên nền tảng báo cáo COSO (1992) và báo cáo của Ủy ban Basel (1998) tập trung nghiên cứu những tồn tại, yếu kém của hệ thống KSNB về con người, hệ thống thông tin, môi trường pháp lý… đối với hoạt động tín dụng tại 14 Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp về việc phát triển kênh thông tin cho Ngân hàng và Doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng, lượng hóa rủi ro tín dụng theo mô hình 6S… c. Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả Vũ Thị Thu Minh, bảo vệ năm 2012 tại Hội đồng Học Viện Ngân hàng Tp.Hà Nội. Nội dung đề tài tập trung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong các NHTM, sử dụng các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng, tìm hiểu kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng ở các quốc gia trên thế giới và theo chuẩn mực quốc tế. Qua đó, tác giả đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. d. Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả Nguyễn Trường Sơn, bảo vệ năm 2011 tại Hội đồng Học Viện Ngân hàng Tp.Hà Nội. Nội dung đề tài đánh giá thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nhìn nhận ưu điểm và tồn tại dựa trên cơ sở phân loại rủi ro tín dụng và phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng về TR. 8 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 chính sách, cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin, chất lượng phân loại nợ, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng. e. Luận văn thạc sỹ: Quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành – Thực trạng và giải pháp. Tác giả Nguyễn Thị Hải, bảo vệ năm 2011 tại Hội đồng Học Viện Ngân hàng Tp.Hà Nội. Nội dung đề tài tập trung vào việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM và kinh nghiệm thực tế tại các nước và Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở thực trạng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển – Chi nhánh Hà Thành, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh về nhân lực, trao đổi thông tin, sử dụng phương pháp thống kê số liệu dự báo biến động trong tương lai nhằm đảm bảo tính chính xác cao trong phân loại nợ. Do đó, nhóm thực hiện chỉ đi sâu nghiên cứu việc kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong điều kiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng TMCP và giải quyết nợ xấu tồn đọng trong Ngân hàng hiện nay. Tái cấu trúc Ngân hàng nói chung và tái cấu trúc Ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm và triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng và xuất hiện nhiều rủi ro đối với hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Do đó, việc tái cấu trúc Ngân hàng nhằm thay đổi nhận thức và cách thức hoạt động của các tổ chức tín dụng, thanh lọc các tổ chức không đủ khả năng hoạt động trong điều kiện mới là bước đi cần thiết để củng cố và phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh việc tái cấu trúc Ngân hàng thì nợ xấu tồn đọng trong các tổ chức tín dụng hiện nay cũng đang là vấn đề nóng bỏng và yêu cầu cấp thiết phải có biện pháp giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho hệ thống nói chung và nền kinh tế nói TR. 9 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 riêng. Bởi lẽ, nợ xấu với tỷ lệ ngày càng gia tăng trong điều kiện kinh tế khó khăn đã và đang hạn chế việc cung cấp vốn của các tổ chức tín dụng và tiếp cận nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội. Nghiên cứu dựa trên báo cáo COSO’s ERM và Basle trong việc quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng làm nền tảng lý thuyết để phát triển đề tài. Đây là khung lý thuyết đang được nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đưa vào ứng dụng thực tế trong việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. 6. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đi sâu vào việc nghiên cứu những tồn tại hiện nay của hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng trong điều kiện tái cơ cấu Ngân hàng và việc quản lý, giải quyết nợ xấu tồn đọng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những yếu kém của hệ thống KSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trong việc phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro tín dụng. b. Câu hỏi nghiên cứu: - Các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng là gì? - Hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam hiện nay có còn phù hợp trong điều kiện tái cơ cấu Ngân hàng không? - Hệ thống KSNB hỗ trợ quản lý và giải quyết nợ xấu tồn đọng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam như thế nào? 7. Tổng quan về lý thuyết TR. 10 [...]... MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 7.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 7.1.1 7.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết kiểm soát nội bộ Lịch sử hình thành Từ khi hoạt động kinh doanh xuất hiện, nhà quản lý phải sử dụng các biện pháp để kiểm soát các hoạt động tại đơn vị Hoạt động. .. mối quan hệ khác nhau như quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp (tín dụng Nhà nước), quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (tín dụng thương mại) , quan hệ giữa NHTM với NHTM (tín dụng liên ngân hàng) , quan hệ giữa ngân hàng Nhà nước với ngân hàng thương mại, quan hệ giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp, cá nhân (tín dụng ngân hàng) Quan điểm về tín dụng ngân hàng: TR 31 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN... tiêu của đơn vị mà hoạt động kiểm soát có liên quan như: chiến lược, hoạt động, báo cáo và tuân thủ Theo nội dung thực hiện thì hoạt động kiểm soát được thực hiện tại đơn vị bao gồm: kiểm soát cấp cao, kiểm soát các hoạt động chức năng, kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ, kiểm soát vật chất, hoạt động phân tích soát xét lại, phân chia trách nhiệm Nội dung các hoạt động này tương tự như... ro tín dụng Muốn vậy, ngân hàng thương mại trước tiên cần có những biện pháp sau: 7.3.4.1 Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có tác dụng. .. bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng thương mại 7.3.1 7.3.1.1 Hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ ngân hàng theo báo cáo Basle Mục tiêu và vai trò của nguyên tắc kiểm soát nội bộ ngân hàng (1) Theo Basle Kiểm soát nội bộ là quá trình được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên Đó không chỉ là một thủ tục hoặc một chính sách được thực hiện tại một thời điểm mà... dụng của ngân hàng Quy trình tín dụng có tác dụng như sau: - Làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng; - Làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính; - Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng 7.3.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng  Đối với ngân hàng: Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp... rủi ro thương hiệu) KSNB cần xem lại những rủi ro chưa được kiểm soát trước đây cũng như mới phát sinh Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm: 5) Nguyên tắc 5: Hoạt động kiểm soát phải là một công việc quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của ngân hàng Một hệ thống KSNB hiệu quả đòi hỏi phải thiết lập một cơ cấu kiểm soát thích hợp, trong đó sự kiểm soát được xác định ở mỗi mức hoạt động. .. biệt của ngân hàng đó hay không 7.3.2 7.3.2.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong các ngân hàng thương mại Tín dụng Quan điểm về tín dụng: Quan hệ tín dụng là giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (người cho vay) cung ứng tiền, hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán trong tương lai của bên kia (người đi vay) Nếu xét về quan hệ giữa hai bên trong giao dịch tín dụng, có thể... ổn định của toàn hệ thống ngân hàng  Đối với khách hàng Nếu rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng, khách hàng không được đáp ứng nhu cầu vốn sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ 7.3.4 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và quản lý rủi ro Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng hữu hiệu và hiệu quả sẽ kiểm soát và ngăn ngừa... theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam Đặc biệt trong tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay vốn bằng nguồn vốn huy động Ngân hàng chỉ bán quyền sử dụng của mình với tiền, hàng hóa, chứng khoán, dịch vụ, không bán quyền sở hữu nên sau một thời gian sẽ thu hồi cả vốn lẫn lãi 7.3.2.2 Các loại hình nghiệp vụ tín dụng Hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm các loại . tài: Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp góp phần giảm thiểu và kiểm soát. pháp nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng về TR. 8 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 chính sách, cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin, chất lượng phân loại nợ, hệ thống xếp hạng tín. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam như thế nào? 7. Tổng quan về lý thuyết TR. 10 TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN NHÓM 25 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ngày đăng: 21/08/2014, 18:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan