1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm sinh học nòng nọc loài ếch cây trung bộ rhacophorus annamensis smith, 1924 ở vườn quốc gia bạch mã

88 365 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 33,58 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI HA GIANG

ĐẶC DIEM SINH HOC NONG NOC LOAI ECH CAY

TRUNG BQ Rhacophorus annamensis Smith, 1924

O VUON QUOC GIA BACH MA

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC SINH HOC

NGHE AN - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN THI HA GIANG

DAC DIEM SINH HOC NONG NOC LOAI ECH CAY

TRUNG BỘ Rhacophorus annamensis Smith, 1924

O VUON QUOC GIA BACH MA

Chuyén nganh: Dong vat

Mã số: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Trang 3

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Tôi đã nhận được rất nhiễu sự quan

tâm giúp đỡ đề hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thây, cô giáo trong Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sinh học, Tổ bộ môn Động vật- Sinh lý, những người đã dày công giảng dạy, tạo điển kiện thuận lợi, giúp đố và đóng góp ÿ kiến giúp tơi hồn thành luận văn

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên của ỨQG Bạch Mã đã cho phép và tạo điễu kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy TS Hoàng Ngọc Thảo và Th.S NCS Lê Thị Quý đã hết lòng định hướng và trực tiếp chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã nhiệt tình động viên trong suốt thời gian qua!

Nghệ An, tháng 10 năm 2013 Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC Trang 9869.190 .).).).).).).) i DANH MUC CAC CHU VIET TAT .sssssssssssssssssssscssssssssnsnsnsnecssesesessesesssssnsnsnsnseesesee ii In ~ Ô.Ô Ô,ÔỎ ii 0 0)0:80/00/22 (e9 cm Vv 0 0\/:8010/02 (e0: ~ ,ÔỎ vi

DANH MUC BIEU DO H HẬH ,ÓÔỎ vii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC «-cccc¿ecccecv2vS2v2v222222222222222vcrrrrrrrrre viii MO DAU 1 1 Lý do chọn đề tài 22222252222 2c2c r2 tt 1.122212ceceeree 1

2 Mục đích nghiên cỨu -: ¿5:52 S222 SE221211212112317111211112711111 11221111 c1 2 (0c 225 2

CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu ©22222222222222222222212.22221212127171211121212 re 3

1.1.1 Lược sử nghiên cứu nòng nọc ở Việt Nam . - ¿55 +5+sc+cccse2 3

1.1.2 Lược sử nghiên cứu loài Éch cây Trung bộ, 222.2222222: 5

1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên xã hội khu vực nghiên cứu -:- 5 1.2.1 Vị trí địa lý 22222222222221212222 T.T.E TH HH H000 xe 5 In na 6 140 thy Vann 6 6 I X La 7 7 1.2.5 Tình hình đân sinh - 22 222222221111111111/2.0.0 0212121212 206 § CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -+ieirrsse 10 2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2-2 222E2222+++22E2E212222122212122222222xe, 10

2.2 Phương pháp nghiên cứỨu -::- ¿52522 1 2t2E12E212312121271211 2171112211 xrer 11

2.2.1 Thu thập mẫu vật - 22:22 2°EEEE++++22E2E2122112222171212222171212 te 11 2.2.2 Phương pháp xứ lí và bảo quần mẫu vật -£52222222cvccevz 11

Trang 6

2.2.5 Nghiên cứu sự phát triển trong điều kiện nuôi - 2+ 14

CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15 3.1 Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Éch cây trung bộ c2 15 3.1.1 Đặc điểm char 1odiee eecccceeccssecessssssesssssveesssssvesssseveesssssvessssssesssssusssssseessssesess 15 3.1.2 Mô tả đặc điểm hình thai eee cceescessseseesseensssseessssenesstneseeense 15

3.1.3 Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn phát triển của nòng nọc 18

3.1.4 Đặc điểm cá thể trưởng thành - 222222 2EEE22222222222e121.1.17111112,Xe 27

3.2 Đặc điểm giải phẫu nòng noc Ech cây trung bộ 2-c:c:ccccs.- - 28 3.2.1 Cấu tạo khoang miệng Ech cay trung bộ -2- 2222222222222 28 3.2.2 Đặc điểm giải phẫu miệng các giai đoạn của nòng nọc Éch cây trung

,ơƠỎ 29

3.2.3 Sự phát triển của chỉ trước -+22222222221212222222xet 1.11.1 xe 33

3.3 Thời gian phát triển nòng nọc loài Éch cây trung bộ - c2 39 3.3.1 Thời gian các giai đoạn phát triển 222222c2c2ccczzt.E.EE2.1222 xe+ 39

Trang 7

Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Tỉ lệ hình thái nòng nọc hacophorus annamensis ở giai đoạn 25 - 40

Sự thay đổi kích thước (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng nọc JJacOj2hOT1IS đHHIđTWI€FNSÏS s5 55s St S+‡E2xeEtzkerEerkrxrrkerver 18 Sự thay đôi kích thước (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng nọc hacophorus annamensis (tiếp) -222222222222222222ccczsses 19 Tóm tắt đặc điểm các giai đoạn phát triển hình thái nòng nọc Éch l0: 25 Tóm tắt đặc điểm giải phẫu các giai đoạn của nòng nọc Éch cây 0 8 1 36 Theo dõi các giai đoạn phát triển của nòng nọc Éch cây trung bộ 39 Tổng hợp các giai đoạn phát triển nòng nọc Éch cây trung bộ 41

Trang 8

Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 Hình 3.15 Hình 3.16 Hình 3.17 Hình 3.18 Hình 3.19 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang

Bán đồ vị trí Vườn quốc gia Bach Ma 10

Phuong phap do nong noc (theo Grosjean S 2001 có bổ sung) 12

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nòng nọc (26 - 46) theo Gosner, 1960 n5 13

Dia miéng néng noc cia Ech cay trung b6 Rhacophorus annamensis 17

Chi sau giai đoạn 27 - 30 + 2t TH HE Hy 20 Chỉ sau giai đoạn 32 - 35 5:22 2222 21211111212 1121112121 xe 21 Chi sau giai doar 36 TS 22

Chi sau giai doan 38 (phat) .cecceccceceeeeeesseseesnsseeseeeesesseeeeseeeeseeeeneesees 22 Chi sau giat doar 39 1n 23

Chi sau giai doar 40 oo 23

001810058 6 5n 24

Đầu và miệng giai đoạn 41, 42 2-2222 s22 2eccce 24 Mầm chỉ trước ở ếch cây trung bộ giai đoạn 25, 26 33

Mầm chỉ trước ở BAL Goa 02.115 34

Mầm chỉ trước ở Éch cây trung bộ giai đoạn 29, 30 :-: 34

Chỉ trước giai đoạn 32 .- 5-5: 2 tt TH re 35 Chi trurdc giat doan 0n 35

Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn nòng nọc Éch cây trung bộ 44

Sự phát triển chi sau của nòng nọc Éch cây trung bộ 46

Đặc điểm giải phẫu miệng nòng nọc Éch cây trung bộ 49

Các giai đoạn phát triển chi trước của Éch cây trung bộ 50

Trang 9

DANH MUC BIEU DO

Trang Biéu d63.1 Thoi gian hoan thién bién thai cia nong noc loai Ech cay

Trang 10

DANH MUC CAC PHU LUC

Phụ lục 1 Bảng theo dõi nhiệt độ, độ âm

Phụ lục 2 Bang sé liệu chỉ tiêu hình thái các giai đoạn phát triển nòng noc Rhacophorus annamensis

Trang 11

nghiêm trọng và sự tuyệt chúng cục bộ hàng loạt đã được ghi nhận từ những năm 1980 từ các địa điểm trên thế giới Những suy giám này được nhận thức là một trong những mối đe dọa quan trọng nhất đối với sự đa đạng sinh học toàn cầu

Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng cao về số lượng các loài lưỡng cư Ở nước ta hiện nay đã thống kê được 176 loài lưỡng cư, trong đó có rất nhiều loài đang đứng trước nguy cơ đe dọa đo mất dần môi trường sóng

Vườn quốc gia Bạch Mã là phần cuối của đãy Trường Sơn Bắc và là trung tâm

của dải rừng xanh tự nhiên nói liền biển Đông với biên giới Việt- Lào duy nhất còn lại của Việt Nam Địa hình cao và gần biển mang lại cho Bạch Mã kiểu khí hậu rat đặc biệt Đây cũng là một trong những vùng ẩm nhất Việt Nam với độ âm không dưới 73.6%, tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài lưỡng cư sinh sóng Hệ lưỡng cư ở

đây có tính đa dạng sinh học cao Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở Bạch Mã

bởi các tác giả trong và ngoài nước như Bourret R (1927-1942), Smith M A (1942), Ngơ Đắc Chứng (1995), Hồng Xuân Quang và cộng sự (2007, 2012) đã xác định được 44 loài lưỡng cư Lê Thị Quý (2010) đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một số loài

Ech cay trung b6 (Rhacophorus annamensis) là một loài ếch trong họ Rhacophoridae Loài này được phát hiện ở Việt Nam và sau này được tìm thấy ở Campuchia Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng âm ướt nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như VQG Bạch Mã Cho đến nay, nghiên cứu vé Ech cay trung bộ chú yếu là về cá thể trường thành Chưa có nghiên cứu nào về nòng nọc được thực hiện tại đây

Việc nghiên cứu nòng nọc loài Êch cây trung bộ góp phần bổ sung các dấu

hiệu hình thái, các giai đoạn phát triển nhằm cung cấp dẫn liệu hoàn chỉnh về loài

ếch cây này

Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh học nòng

Trang 12

triển của nòng nọc Éch cây trung bộ (#acophorius annamensis) Tìm hiểu thời gian của quá trình phát triển của nòng nọc loài Éch cây trung bộ Trên cơ sở đó góp phần xây dựng các biện pháp bảo tồn loài lưỡng cư này ở Việt Nam

3 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Éch cây trung bộ (Rhacophorus annamensis) ở các giai đoạn phát triển khác nhau

- Đặc điểm giải phẫu khoang miệng của loài Éch cây trung bộ (hacophorus annamensis)

Trang 13

TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Lược sử nghiên cứu nòng nọc ở Việt Nam

Những nghiên cứu đầu tiên về nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam được tiến

hành từ những năm đầu thế ki 19 Smith M.A (1924) là người đầu tiên đã nghiên

cứu, thu thập về nòng nọc ở cao nguyên Langbiang Đà Lạt về nòng nọc của loài Rana johnsi thu tt nam 1917 6 dé cao 1.000m [theo 17]

Tiếp đó là nghiên cứu của Bourret R (1941, 1942) về lưỡng cư vùng Đông

Dương, ông đã mô tả tả đặc điểm hình thái phân loại và xây dựng khóa định loại

cho nòng nọc cúa 62 loài lưỡng cư trong đó có các loài ở Việt Nam [21]

Các tác giả Việt Nam cũng đã tiến hành những nghiên cứu về nòng nọc

lưỡng cư từ những năm 1990 do các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện như Hồ Thu Cúc [2] Đáng chú ý là nghiên cứu của Nguyễn

Kim Tiến (2000) [19] trên ếch đồng tác gia đã bổ sung thêm 6 giai đoạn phát triển

so với phân chia của Gosner (1960) và đưa ra ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển biến thái của nòng nọc ếch đồng

Thời kì sau này những nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài:

Tác giả Grosjean S (2001) [24] đã tiền hành nghiên cứu ở khu báo tồn thiên

nhiên Hoàng Liên tỉnh Lào Cai mơ tả nịng nọc lồi Lepfobrachium schiiratum va so sánh với đặc điểm cac loai trong giéng Leptobrachium 6 Viét Nam

Tac gia Ziegler R., Vences M., (2002) [32] nghiên cứu mô tả nòng nọc của

loai Rhacophorus verrucosus 6 KBTTN Ké Gỗ Hà Tĩnh, Việt Nam Tác gia đã mô

tả hình thái ngoài của nòng nọc, đặc điểm sinh thái và phân bó của loài này

Tac gia Grosjean S., Vences M., Dubois A (2004) [20] nghiên cứu các đặc điểm tiến hóa hình thái đĩa miệng 3 loài thuộc giống Joplobatrachus ở khu vực

Châu Á và Châu Phi Các mẫu nòng noc cua loai H chinensis duoc thu thap tai

VQG Bến En, Thanh Hóa từ giai đoạn 31 đến giai đoạn 40 Đây là những ghi nhận

Trang 14

Hendrix và cộng sự [25] có mô tá về nòng nọc loài Rhacophorus annamensis (2007) va loai Microhyla fissipes 6 VQG Phong Nha Ké Bang tinh Quang Binh

(2008) [26]

Cũng với các mẫu thu được ở VQG Phong Nha Kẻ Bang, Hendrix va cs (2009) đã có phân tích về đặc điểm hình thái và sinh thái nòng nọc loài Cóc rừng Ingerophrynus galeatus [27]

Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở hệ sinh

thái rừng Tây Nghệ An đã xác định được nòng nọc của 15 loài lưỡng cư, đồng

thời đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai

đoạn của nòng nọc một số loài [17] Trên cơ sở đó đã bổ sung 2 loài cho vùng nghiên cứu Từ những dẫn liệu đó, tác giá đã có nghiên cứu tiếp về nòng nọc các loài trong giống Limnonectes Fitzinger (2008) và họ Megophryidae ở miền núi

Tây Nghệ An (2009) [18]

Giai đoạn sau này, các nghiên cứu về nòng nọc các lồi trong điều kiện ni đối với những loài quý, hiếm và có giá trị khoa học đã được tiến hành như một giải

pháp bảo tồn ngoại vi nhằm bổ sung cho các quần thê tự nhiên, khai thác sử dung va

xuất khâu cũng được thực hiện Theo hướng này, các tác giá Lê Vũ Khôi, Đặng Tắt Thế, Hà Thị Tuyết Nga (2009) có nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của Chẫu

chang xanh dém Polypedates dennysi trong điều kiện nuôi tại Trại thực nghiệm Từ

Liêm, Ha Ndi [5]

Nam 2010, Lê Thị Quý nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch Mã đã xác định nòng noc cua 18 loài lưỡng cư, đồng thời đưa ra dẫn liệu sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một số loài, làm cơ sở

cho việc xây dựng bán đồ phân bồ các loài lrỡng cư ở vùng nghiên cứu, phục vụ cho công tác bao ton [8]

Năm 2011, Lê Thành Thắng nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc một số

loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An, đã xác định được 16 loài lưỡng cư, đồng thời bổ sung

các dấu hiệu hình thái, các giai đoạn phát triển nòng nọc trong nam, bổ sung tư liệu

Trang 15

Nghiên cứu về lưỡng cư ở VQG Bạch Mã có Bourret R (1927- 1942), Smith M.A (1942), Campden- Main (1970) tir nim 1996 - 2006 da xac định được 37 loài lưỡng cư trong đó có loài Éch cây trung bộ Rhacophorus annamensis Smith, 1924 (Tạp chí khoa học tập 36, số 3A- 2007 của viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Nghiên cứu về các giống Éch cây trung bộ có công trình của Hồ Thu Cúc và

Nikolai Orlov đã xác định được đặc điểm của các giống Rhacophorus ở Việt Nam,

trong đó có đặc điểm loài Rhacophorus annamensis [3]

Đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận loài /zcophorus annamensis Smith, 1924 phân bố ở VQG Bạch Mã của Ngô Đắc Chứng (1995), Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (1999): Lê Vũ Khôi và cs (2004), Hoàng Xuân Quang và cs (2007, 2012), tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về nòng nọc của loài này ở VQG

Bạch Mã

- Nòng nọc

Năm 2007, Hendrix R và cs đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc của loài

Éch cây trung bộ R aunamensis trên các mẫu vật thu được ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng, tuy nhiên công trình này mới chỉ tập trung mô tả nòng nọc ở giai đoạn 41 [25] Năm 2012, Lê Thị Quý và cs đã nghiên cứu, cung cấp và bồ sung dẫn liệu

về đặc điểm hình thái ở các giai đoạn phát triển nòng nọc cua loai R annamensis

thu được 6 VQG Bach Ma va theo dõi nòng nọc nuôi trong phòng thí nghiệm [ I 5] 1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên xã hội khu vực nghiên cứu

1.2.1 Vị trí địa lý

VQG Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn bắc, có tọa độ địa lý từ 16°05' dén 16°16' vi độ Bắc và từ 107243' đến 107054' kinh độ Đông, nằm trên địa phận huyện Phú Lộc và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và một phần điện tích

thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

Phía Bắc của VQG có đầm Cầu Hai, phía Nam nối liền với ngọn núi Mang

Trang 16

lên đến đỉnh núi VQG Bạch Mã nằm trên vùng chuyền tiếp ranh giới địa lý sinh vật của hai miền Bắc và Nam Việt Nam cũng như vùng chuyền tiếp giữa dãy núi Trường Sơn và đồng bằng duyên hải miền Trung

12.2 Địa hình, địa chất

VQG Bạch Mã là khu vực nằm ở phần cuối của dãy Trường Sơn, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông

và thấp dần ra biển Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình

quân toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 40° Dưới chân của các

dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong và sạch tạo nên vẻ

đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiêu khí hậu vùng và

cũng là một trong những điều kiện thuận lợi tạo nên vùng này Nhìn chung VQG Bạch Mã có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những ngọn núi cao, được phân

chia đặc trưng thành hai kiểu địa hình phụ là núi trung bình và núi thấp

Tổng diện tích điều tra của vườn là 37.487,0 ha, trong đó 98,9% diện tích

thuộc nhóm đất Feralit, được kiến tạo bởi nên vật chất gồm các nhóm đá mẹ: nhóm

đá Măc-ma axit, nhóm đá Sét và Biến chất, nhóm mẫu chất Phù sa cổ và nhóm mắấu chất Phù sa mới Nền địa chất của dãy núi Bạch Mã ít phức tạp, phần lớn diện tích

là đá Sét và Biến chất, đá Măc-ma axit Ở độ cao trên 900m có đất Feralit vàng trên núi phát triển từ đá Măc-ma axit Độ cao đưới 900m chủ yếu là đất Feralit vàng hay vàng đỏ Các thung lũng có đất dốc bồi tụ ven sông suối

1.2.3 Khí hậu thủy văn

Vườn Quốc gia Bạch Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Khí hậu nhiệt

đới của vùng chịu ánh hưởng của hai hiện tượng chính: gió mùa Đông Bắc kéo theo mưa từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Tây Nam kéo theo khô hạn từ tháng 5 đến tháng 9

Nhiệt độ bình quân năm của vùng Bạch Mã là 25°C (Trung tâm quản lý),

Nam Đông là 24°C, khu vực đỉnh Bạch Mã là 19°C Chế độ nhiệt có sự khác nhau

theo năm tháng, theo độ cao, theo vùng Sự phân biệt giữa mùa mưa và mùa khô

Trang 17

giữa hai đai cao có sự khác biệt lớn, từ độ cao 900m trở lên sương mù hầu như quanh năm bao phú, tạo khí hậu mát mé ơn hồ

Do đặc điểm của địa hình địa thế nên hệ thống thuỷ văn của khu vực Bạch Mã rất dày đặc Dây cũng là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: sông Truồi, sông Cuđê và nhất là sông Tả Trạch (đầu nguồn của sông Hương) Bạch Mã là nguồn dự trữ nước cực kỳ quan trọng cho các xã vùng đệm của VQG đồng thời cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp, đây mặn cho sông Hương, góp phần cải tạo tiêu khí hậu vùng và giữ âm cho cây nông nghiệp, lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển

1.2.4 Tài nguyên rừng a Thảm thực vật

Thảm thực vực là nền cơ bản, điều kiện, môi trường sống cho mn lồi động - thực vật trên cạn và dưới nước phân bó, sinh tồn và phát triển

Thảm thực vật tự nhiên có 2 kiểu thảm thực vật:

+ Kiểu 1: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa thuộc đai thấp dưới

900m: Gồm có 4 trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng non phục hồi

Rừng giàu (IIA3- IV): rừng này phân bố xung quanh các đỉnh núi cao như khu vực đinh Bạch Mã Rừng ở đây chia làm 3- 5 tầng Tầng vượt tán cao 25- 30m, tầng ưu thế sinh thái có tán liên tục cao 18- 25m Ở độ cao trên 900m có các loài cây lá kim chiếm ưu thế như Kim giao, Hồng đàn giả, Thơng tre

Rừng trung bình (IIA2): Trạng thái rừng này được hình thành do chiến tranh tác động hoặc bị nhân dân khai thác chọn các cây gỗ quý và lớn Thành phần loài và kết cấu tầng tán giống với trạng thái rừng giàu

Rừng nghèo (IIIAI): Trạng thái rừng này phân bố ở vùng thấp gần khu dân cư và một số đỉnh núi, nơi bị chiến tranh tàn phá trước đây Tùy mức độ bị tác động mà thành phần loài và kết cấu tầng tán có khác nhau gồm đa số các loài cây ho Dau

Rừng phục hồi (IIA, IIB): Gồm rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA) và Rừng

Trang 18

+ Kiểu 2: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa đai núi thấp trên 900m:

gồm có 3 quan xã của các trạng thái là rừng nghèo và rừng non phục hồi

Thảm thực vật nhân tạo: Là diện tích trồng cây lâm nghiệp của các Lâm trường trước khi quy hoạch thành lập VQG, diện tích này không đáng kể, chú yếu

các loài như Thông nhựa, Trầm, Keo tai tuong,

b Dong thue vat

Về hệ động vật điều tra nghiên cứu chưa đầy đủ nhưng đã ghi nhận được

1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cá nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống

Hệ động vật ở đây rất đa dang, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm và được thống kê

chỉ tiết: Côn trùng có 17 bộ, 137 họ, 708 giống, 1.029 loài: Cá có 6 bộ, 17 ho, 46

giống, 57 loài; Éch nhái - Bò sát có 3 bộ, 19 họ, 64 gióng, 134 loài: Chim có 16 bộ, 57 ho, 189 giống, 363 loài: Thú có 10 bộ 28 họ, 73 giống 132 loài

Về hệ nắm và thực vật có là 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước) Cụ thể chỉ tiết: Nắm có 55 họ, 332 loài Rêu có 25 họ, 87 loài:

Dương xi & họ hàng thân cận có 28 họ, 183 loài; Ngành Hạt trần có 7 họ, 22 loài;

Ngành Hạt kín có 157 họ, 1.749 loài, trong đó lớp Một lá mầm có 464 loài, Hai lá

mầm có 1.285 loài

1.2.5 Tình hình dân sinh

Vùng đệm của VQG Bạch Mã đã được quy hoạch ồn định bao gồm I1 xã, thị

trấn thuộc hai huyện Nam Đông và Phú Lộc của tính Thừa Thiên Huế, 4 xã thuộc

huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam Tổng diện tích vùng đệm 58.676 ha

Tinh Thừa Thiên Huế: Thị trấn Phú Lộc, xã Lộc Trì, Lộc Hòa, Lộc Điền,

Xuân Lộc (Huyện Phú Lộc): Thị trấn Khe Tre, xã Hương Phú, Hương Lộc, Thượng

Lộ, Thượng Nhật, Thượng Long (huyện Nam Đông)

Tỉnh Quảng Nam : Xã Tư, A tin, Sông Kôn, Ta Lu (huyện Đông Giang)

Theo số liệu thống kê mới nhất (2009) vùng đệm của VQG có tổng cộng

Trang 19

Mật độ dân số toàn vùng đệm là 191 người/kmỶ, cao nhất ở thị trấn Khe Tre

(849 người/km”) và thấp nhất ở xã Thượng Lộ (11 người/km”) Tý lệ tăng dan sé

trong khu vực không đồng đều, tỷ lệ tăng dân số bình quân trên toàn khu vực là

1.2%, thấp nhất là 0.6%, cao nhát là 1.8% Tý lệ đân số tăng cao chú yếu là ở các xã

miền núi như: Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ Dân số chủ yếu tập trung ở những nơi thi tran gần các trung tâm văn hóa, nơi có địa hình bằng phẳng, nhiều

đất canh tác, nơi giao thông thuận lợi cho việc đi lại và làm ăn buôn bán như thị trấn Phú Lộc, Khe Tre, xã Lộc Điền, Lộc Trì Những nơi ít đất canh tác, giao thong chưa

phat triển, dân số không tập trung đã gây khó khăn trong việc quản lý con người, nâng cao dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng và báo vệ tài nguyên rừng

Trong vùng đệm VQG có 4 dân tộc sinh sống là Kinh, Ka tu, Vân Kiều và Mông trong đó chủ yếu người Kinh (chiếm 81% tổng dân số vùng đệm) Các dân tộc sống tập trung và xen kẽ với nhau nên có sự đan xen và hòa nhập giữa các dân tộc Vì vậy những phong tục tập quán, bản sắc riêng của từng dân tộc không có sự

Trang 20

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013 ở VQG Bạch Mã Thời gian thu mẫu gồm 3 đợt, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày: - Dot 1: Thang 07/2012 - Dot 2: Thang 10/2012 - Dot 3: Thang 04/2013

Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: xen kẽ giữa các đợt thu mẫu

- Nuôi theo dõi sự phát triển của nòng noc ti tháng 11/2012 - 1/2013

Trang 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thu thập mẫu vật

Mẫu được thu bằng vợt hoặc bắt bằng tay vào các thời gian khác nhau trong năm Thu thập các dẫn liệu liên quan đến môi trường sinh cảnh sống:

- Loại hình thủy vực: khe suối, các vũng nước đọng

- Đặc điểm thủy vực: khe suối có nước chảy yếu hay mạnh, diện tích vực

nước, độ sâu nơi thu mẫu nòng nọc

- Địa điểm nền đáy thủy vực: nên cát, đá cuội, lá muc

- Thanh phan thực vật thủy sinh

- Vị trí nơi thu mẫu: ven khe suối, giữa suối

- Nhiệt độ, độ âm môi trường: nhiệt độ nước: pH nước

2.2.2 Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật

Mẫu thu được cố định và bảo quản trong dung dịch hỗn hop cén 70° +

formalin 10% với tỉ lệ 50:50

Mau thu 6 mỗi vị trí được đánh số và bảo quản trong hộp nhựa riêng

2.2.3 Dụng cụ hóa chất

- Vot: duoc lim bằng vai man mềm đề tránh mẫu bị cọ xát dẫn đến hư hong

- _ Dụng cụ đo nhiệt độ, độ âm môi trường, nhiệt độ nước, pH nước

- _ Hộp nhựa đựng mẫu

- _ Hóa chất: Formalin 35 - 40%, 10%: cồn 907, 70°

2.2.4 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc: theo Grosjean S (2001) (Hình 2.2)

Kí hiệu: bl: Dài thân (đo chiều dài từ mút mõm đến gốc đuôi); bh: Cao thân (đo ở

vị trí cao nhất của thân): bw: Rộng thân (đo ở vị trí rộng nhất của than); ed: Dai mat

(đo chiều dài lớn nhất của mắt): ht: Cao đuôi (đo ở vị trí cao nhất của đuôi): lf:

Chiều cao lớn nhất nếp dưới vây đuôi (đo ở vị trí cao nhất nếp đưới vây đuôi từ mép

Trang 22

mõm (đo khoảng cách từ mút mõm đến mũi): ss: Khoảng cách từ lỗ thở đến mõm (đo khoảng cách từ mút mõm đến mép trong lỗ thở): su: Khoảng cách mút mõm - nếp trên vây đuôi (đo khoảng cách từ mút mõm đến khởi điểm nếp trên vây đuôi); tl: Chiều dài từ mút mõm - đuôi (đo chiều dài từ mút mõm đến mút đuôi): tail:

Chiều dài đuôi (đo chiều dài từ gốc vây lưng đến mút đuôi): uf' Chiều cao lớn nhất

nếp trên vây đuôi (đo ở vị trí cao nhất nép trên vây đuôi kể từ mép trên của cơ vây đuôi); vt: Chiều đài bụng - mút đuôi (đo chiều dài từ lỗ hậu môn đến mút đuôi); tmh: Chiều cao cơ đuôi (đo ở vị trí cao nhất của cơ đuôi); tmw: Dày đuôi (đo ở vị

trí rộng nhát tại gốc đuôi): fl: Dài chỉ trước (đo chiều dài từ gốc chi trước đến mút ngón tay dài nhat); hl: Dai chi sau (do chiều dài từ gốc đùi đến mút ngón chân dài

nhất): svl: chiều đài mõm - bụng (từ mút mõm đến lỗ mở của ống hậu môn): LTRE: Công thức răng Đơn vị đo: mm pp nn bw Hình 2.2 Phương pháp đo nòng nọc (theo Grosjean S., 2001 có bé sung)

- Phương pháp định loại dựa vào tài liệu của Bourret R (1942) va Hendrix R et al (2007)

- Thu mẫu và nuôi đến giai đoạn con non để xác định

Trang 23

Âu trùng Ps Su phat trién mam chi sau 26 L<12D 27 L>12D 28 L2D 29 L>112D Dl | | Sự phát triển và tách biệt các ngón chỉ 31 ae 33g 34s > a ẩ 3 1 Cú chân Phân biệt ngón 4-5 Phân biệt ngón 3-4 Phân biệt ngón 2-3 Phân biệt ngón 1-2 36 37 38 39 < , s Ngón 3 - 5 tách biệt Tất cả các ngón tách biết Xuất hiện củ bàn trong Phân biệt các khớp dưới ngón 36 end — 39 Sang SN ——m— P7272 Dose

Chỉ trước hoàn thiện Miệng giữa mũi và mắt Miệng ở dưới mắt Miệng trước mũi Đuôi teo dẫn Duôi tiêu giảm mạnh

Miệng sau mắt Đuôi cụt Đi mất hẳn Hồn thiện biến thái

Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái

Trang 24

- Xử lý số liệu: Số liệu hình thái đo các loài được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học

2.2.5 Nghiên cứu sự phát triển trong điều kiện nuôi

- Trong điều kiện nuôi: mẫu vật được nuôi trong bề kính có kích thước

20x30x20em

- Theo đõi tốc độ phát triển của nòng nọc: tính thời gian phát triển ở mỗi

giai đoạn:

+ Giai đoạn mầm chỉ sau

+ Giai đoạn tách biệt các ngón chi + Giai doan chi trước

+ Giai đoạn lên cạn

+ Giai đoạn hoàn thiện biến thái

Trang 25

CHƯƠNG 3

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Éch cây trung bộ 3.1.1 Đặc điểm chân loại

Đặc điểm chân loại nòng nọc loài Éch cây trung bộ được xác định trên mẫu vật ở các giai đoạn từ 25 - 40:

- Cơ thể dẹp Đuôi dài, mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày, khỏe, vây đuôi thấp

Thân màu đen hoặc nâu sẫm

- _ Đĩa miệng cỡ trung bình, ở vị trí phía trước mặt bụng Gai thịt viền hai bên phía dưới đĩa miệng và 2 hàng gai thịt viền dưới môi đưới Bao hàm

mảnh, không phát triển LTRE: II(5+5)/

- Mõm hơi nhọn; mắt trung bình; lỗ mũi ở mặt bên, gần mắt hơn mút mõm

một chút: lỗ thở đơn, bên trái

3.1.2 Mô tả đặc điểm hình thái

Nòng nọc nhìn từ trên có hình bầu dục Cơ thẻ đẹp, dài gần gấp 2 lần rộng

(bl/bw: 1,69); chiều rộng thân bằng 1,24 lần chiều cao thân (bw/bh: 1,13 - 1,31) và bằng 0,57 lần chiều dài thân (bw/bl: 0.57 - 0.63) Mõm hơi nhọn, mắt trung bình, đường kính mắt bằng 0,15 lần chiều dài thân (ed/bl: 0,13 - 0,18) Lỗ mũi ở mặt bên,

có thể nhìn rõ từ trên, nằm ở gần mõm hơn mắt một chút (rn/np: 0,72); khoảng cách giữa hai mũi bằng 0.45 lần khoảng cách giữa hai mắt (nn/pp: 0,40 - 0,52) Lỗ thở ở

bên trái, hướng về phía sau và lên trên: vị trí lỗ thở nằm gần lỗ mở của ống hậu môn

hơn mút mõm một chút; khoáng cách từ mút mõm đến lỗ thở bằng 0,62 lần chiều

dài thân (ss/bl: 0,56 - 0.66) và bằng 0.58 lần chiều đài từ mút mõm đến lỗ mở của

ống hậu môn (ss/svl: 0,54 - 0,63)

Đuôi dài, bằng 1,84 lần chiều dài thân (tail/bl: 1,65 - 1,99), mút đuôi nhọn

Cơ đuôi dày, chiều cao nhất bằng 0,65 lần chiều cao nhất của thân (tmh/bh: 0,59 -

Trang 26

vây trên nằm sau gốc đuôi một chút, khoảng cách từ mút mõm đến nếp vây trên

bằng 0,93 lần chiều dài thân (su/bl: 0,86 - 0,97) Chiều cao đuôi lớn nhất bằng 1,18 lần chiều cao thân (ht/bh: 1,01 - 1,31) Tï lệ hình thái các phan co thé nong noc Rh

annamensis được tông hợp ở bảng 3 l

Trang 27

Ghi chú: X là giá trị trung bình cúa tí lệ ở các giai đoạn (25 - 40); mx là

độ lệch chuẩn: min, max là giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của tỉ lệ

Đĩa miệng:

Có kích cỡ trung bình, ở vị trí phía trước mặt bụng (Hình 3.1) Chiều rộng

đĩa miệng bằng 0,53 lần chiều rộng thân (odw/bw: 0,46 - 0,58) và bằng 0,32 lần

chiều dài thân (odw/bl: 0,29 - 0,35) Ở hai bên của môi trên có 1 hàng gai thịt, mép bên giữa môi trên và môi dưới gai thịt nhỏ: có 2 hàng gai thịt viền quanh môi dưới Bao hàm mảnh, không phát triển Bao hàm trên cong và nông, mảnh hơn bao hàm dưới: bao hàm dưới hình chữ V ngược, rõ ràng

Công thức răng LTRE: I(Š5+5)/II Môi trên có 7 hàng răng sừng, 2 hàng phía trên nguyên chiều dài hàng răng sừng đầu tiên bằng khoảng trống gai thịt ở môi trên: hàng răng sừng chia đầu tiên ở phía trên bao hàm trên, 4 hàng tiếp theo phân cách bởi bao hàm, hàng trong cùng ngắn nhất Môi dưới có 3 hàng răng sừng nguyên, chiều rộng tương đương nhau

Hình 3.1 Đĩa miệng nòng nọc của Éch cây trung bộ Rhacophorus annamensis

Mau sac: Than mau den hodc nau sim, vây đuôi dưới nhạt màu hơn phía trên Mẫu

ngâm trong dung địch báo quán: đầu và thân chuyên sang màu nâu sẫm, cơ và vây

đuôi màu nâu nhạt, phần bụng nhạt màu

Trang 28

3.1.3 Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn phát triển của nòng nọc

Từ giai đoạn 25 - 46: Đặc điểm phát triển nòng nọc các giai đoạn từ 25 đến

43 được quan sát trên các cá thể thu từ tự nhiên, các giai đoạn 44 45, 46 được quan

sát trên các cá thê nuôi Các số đo chỉ tiêu hình thái được thống kê ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Sự thay đổi kích thước (mm) qua các giai đoạn

Trang 29

Bảng 3.2 Sự thay đổi kích thước (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng nọc hacophorus annamensis (tiếp) GD 35 36 37 38 39 40 41 42 43 số mẫu 13 14 6 2 5 2 15 1 1 BI 12,25 12,75 | 13,76 | 15,00 | 15,32 | 13,10 | 13,36 | 14.27 | 11,33 Bh 591 619 | 6,25 | 7,29 | 7,54 | 6,05 | 10.10 | 5,91 | 4,61 Bw 6,96 743 | 809 | 9,42 | 938 | 7,59 | 8.24 | 8.63 | 5,63 ed 169 1,78 | 2/01 | 226 | 222 | 206 | 2437 | 2.47 | 2.13 ht 598 639 | 7,89 | 9,52 | 939 | 644 | 7,45 | 6,68 | 3,28 if 159 169 | 2,12 | 2,85 | 237 | 161 | 2,04 | 1.83 - nn 194 189 | 2,15 | 239 | 233 | 202 | 2,06 | 1,90 | 1,98 np 214 224 | 255 | 253 | 268 | 248 | 248 | 229 | 208 odw 383 397 | 431 | 437 | 454 | 387 | 4.18 | 3,09 | 277 pp 437 452 | 5,27 | 5,89 | 579 | 505 | 5,16 | 5,74 | 4,25 m 140 1,53 | 1,67 | 1,67 | 168 | 161 | 1,59 | 160 | 146 ss 765 7,79 | 872 | 938 | 961 | 802 | 8,45 - - su 1113 11,76 | 12,83 | 14,11 | 14,22 | 12,64 | 12,68 | 13,54 | 13,65 tl 33,26 34,31 | 39,88 | 38,97 | 44,10 | 37,57 | 37,56 | 37.32 | 24.72 tail 22,32 22.71 | 27,05 | 24,81 | 29,67 | 24,41 | 24,71 | 24,36 | 14,35 uf 196 2,09 | 2,67 | 298 | 279 | 222 | 2.54 | 2.55 - vt 20,34 20,64 | 24.91 | 22.70 | 27,06 | 23,49 | 23,71 | 23,53 | 10,69 tmh 3.95 3/87 | 408 | 505 | 465 | 383 | 429 | 3/71 | 295 tmw 2.87 2,88 | 3,32 | 3,81 | 378 | 285 | 3.37 | 292 | 3/06 fl - - - 7,55 | 6,51 hl 2,28 249 | 3/67 | 491 | 5,07 | 6.95 | 7,69 | 19,90 | 16,07 svl 12,99 13,57 | 14,77 | 16,40 | 16,46 | 14,05 | 13,10 | 14,60 | 13,74 - Từ giai đoạn 25 đến 40:

Hình dạng cơ thể tương đối ồn định, phần miệng không thay đổi, chỉ khác

nhau bởi sự xuất hiện và phát triển của chỉ sau

Trang 30

Chưa xuất hiện mầm chi sau, đặc điểm hình thái của nòng nọc giống như các

giai đoạn từ 26 - 30 Kích thước cơ thê nhỏ bé Đuôi ngắn, khỏe, màu đậm Đường

bên mờ, khó xác định

+ Giai đoạn 26 - 30 (hình 3.2):

Xuất hiện mầm chi sau, mầm chi kéo dài, thuôn dần về sau: chiều dài mầằm chi dat tir 0,24 dén 1,14 mm (GD 26: 0,24 mm; GD 27: 0,48 mm; GD 28: 0,61 mm; GD 29: 0,82 mm; GD 30: 1,14 mm) a Giai doan 27 b Giai doan 28 c Giai doan 29 d Giai doan 30

Hinh 3.2 Chi sau giai doan 27 - 30

+ Giai đoạn 31 (Hình 3.16 Sự phát triển chi sau của nòng nọc Éch cây trung bộ):

Mam chi dài, dat 1,20 mm (0,92 - 1,29 mm) Xuất hiện củ chỉ có hình dạng

giống như mái chèo

Trang 31

ề \ ⁄ | a Giai doan 32 b Giai doan 33 x N \ / j j e Giai đoạn 34 d Giai đoạn 35

Hình 3.3 Chỉ sau giai đoạn 32 - 35

Có sự phát triển về chiều dài chỉ và sự phân biệt các ngón chi Giai đoạn 32 có sự phân biệt giữa ngón 4 và 5, chiều dài chỉ trung bình đạt 1/7 mm (1,59 - 1,71 mm) Giai đoạn 33 giữa ngón 3 và 4 phân biệt nhau, chiều dai chi trung bình đạt 1,43 mm (1,37 - 1,49 mm) Giai đoạn 34 có sự phân biệt giữa ngón 2 và 3, chiều dài chi trung bình đạt 1,83 mm (1,43 - 2,29 mm) Sự phân biệt giữa ngón l và ngón 2

xuất hiện ở giai đoạn 35, chiều dài chỉ trung bình đạt 2,28 mm (1,95 - 2,59 mm)

+ Giai đoạn 36 và 37 (hình 3.4):

Các ngón của chỉ có sự tách biệt rõ ràng Ở giai đoạn 36, ngón 3, ngón 4 và ngón 5 tách biệt nhau, ngón 1 và ngón 2 chưa tách biệt, chiều dài chi trung bình đạt

Trang 32

chiều dài chỉ trung bình đạt 3,67 mm (2,96 - 4,91), đã xuất hiện màng bơi giữa các

ngón chân, thấy rõ các đĩa ngón chân Giai đoạn 36 Giai đoạn 37 Hình 3.4 Chỉ sau giai đoạn 36 - 37 + Giai đoạn 38 (hình 3.5): ‹ Hình 3.5 Chỉ sau giai đoạn 38 (phải)

Các ngón chân thấy rõ ràng, tuy nhiên mặt dưới chưa phân hóa thành các đốt

ngón, giai đoạn này đã xuất hiện củ bàn trong, chiều dài chỉ trung bình đạt 4.91 mm (4.49 - 5,33 mm), chiéu dai ban chan trung binh dat 1,76 mm (1,65 - 1,87 mm),

màng ngón chân rõ và gần như hoàn toàn + Giai đoạn 39 (hình 3.6):

Có sự phân biệt các khớp dưới ngón, chiều dài chỉ trung bình đạt 5,07 mm

Trang 33

Hình 3.6 Chỉ sau giai đoạn 39 + Giai đoạn 40 (hình 3.7):

Xuất hiện các củ khớp dưới ngón, chiều dài chi trung bình đạt 6,95 mm (6,82 - 7,08 mm), chiều dài bàn chân trung bình đạt 2,29 mm (2.20 - 2,38 mm), không có

củ bàn ngoài Lỗ huyệt có hình ống, ngắn, nằm bên phải của gốc vây đuôi

Hình 3.7 Chỉ sau giai đoạn 40

- Sự khác biệt hình thái thé hiện rõ từ giai đoạn 41 trở về sau

+ Giai đoạn 41 (hình 3.8, hình 3.9a):

Trang 34

Hình 3.8 Chỉ sau giai đoạn 41 + Giai đoạn 42 (hình 3.9b):

Chi trước hoàn thiện và xuất hiện ra bên ngoài, miệng trước mũi, gai thịt và răng hàm tiêu biến, các củ bàn tay rõ, đuôi và vây đuôi tiêu giảm, lưỡi đã xuất hiện nhưng chưa nhìn rõ Màu sắc cơ thể nhạt hơn, trên lưng xuất hiện các đốm đen nhạt, chưa rõ a Giai đoạn 41 b Giai đoạn 42

Hình 3.9 Đầu và miệng giai đoạn 41, 42

Giai đoạn 43: miệng nằm ở vị trí giữa mũi và mắt, lưỡi phát triển đầy đủ, rõ

rang, đuôi và vây tiêu giảm Các đóm đen trên thân rõ đần, màu sắc thân nhạt dần Giai đoạn 44: miệng nằm ở vị trí phía dưới của mắt, vây đuôi tiêu giảm mạnh Giai đoạn 45: miệng đã mở rộng, kéo dài ra phía sau mắt, đuôi cụt chỉ còn lại một phần nhỏ ở phía sau

Trang 35

Về màu sắc:

Nòng nọc trong điều kiện nuôi ở các giai đoạn từ 25 - 40 có thân màu đen

hoặc nâu sẫm, vây dưới đuôi nhạt màu hơn phía trên (hình 3.15-1, trang 44) Trong các giai đoạn phát triển tiếp theo, màu sắc nòng nọc nhạt đi, chuyên dần sang màu

nâu nhạt

Từ giai đoạn mầm chỉ trước (hình 3.15-2, trang 44) cho đến khi chi trước xuất hiện, màu sắc trở nên nhạt hơn và xuất hiện các vết đen trên dau, than, chi sau xuất hiện các vạch ngang (hình 3.15-3—>3.15-6,) Khi nòng nọc lên môi trường cạn

(giai đoạn 42, 43), các đốm đen rõ dần (hình 3.15-7, 3.15-8), đến giai đoạn 44 45,

các đốm rõ nét, sẫm màu và đuôi nòng nọc cụt dần, cơ thể chuyền sang màu vàng nhạt và đến cuối giai đoạn thì chuyền dần sang màu trắng (hình 3.15-9, 3.15-10,

trang 45) Đến giai đoạn 46, thân có màu trắng, các đốm đen trên thân đậm, rõ nét

(hình 3.15-1 1, trang 45)

Trong quá trình xuất hiện chỉ trước, chúng tôi quan sát thấy có những cá thê chỉ bên

trái xuất hiện trước (hình 3.15-3,3.15-4, trang 44), nhưng cũng có những cá thé chi

bên phải xuất hiện trước (hình 3.15-5, 3.15-6, trang 44)

Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của Éch cây trung bộ được tóm tắt như sau: Bảng 3.3 Tóm tắt đặc điểm các giai đoạn phát triển hình thái nòng nọc Éch cây trung bộ Dài : = ak ` son ok

GD chi sau Chi sau Dac diém nòng nọc + Mau sac 25 - Chưa có Hình dạng điển hình | Đen hoặc nâu sẫãm

- - Vay dudi trong 26 0,24 Mam chi Hinh dang dién hinh SUỐI, nhìn rõ các

châm nhỏ li ti

27 048 Mam chi Hinh dang dién hinh | N¢P vay đuôi trong

28 0,61 Mam chi Hinh dang dién hinh

29 0.82 Mam chi Hình dạng điển hình, ¡ Thân nâu đen đuôi vàng nhạt

Trang 36

œp chi sau „Dài Chỉ sau Đặc điểm nòng nọc Màu sắc

Củ chỉ - Thân đậm màu hơn

31 120 hình mái chèo ¬ Hình dạng điển hình | Đuôi có nhiều £

châm đen

32 170 | Phânbiệtngón4-5 | Hình dạng điểnhình, Mâm chícó các châm đen

33 1.43 | Phânbiệtngón3-4 | Hình dạng điển hình

34 1,83 | Phânbiệtngón2-3 | Hình dạng điển hình | Thân đen, đuôi màu nâu đậm 35 228 | Phânbiêtngónl-2 | Hình dạng điển hình | LTÊn thân có nhiêu cham den

36 2,49 | Ngon3-4-Stach | rik dang dién hinh, | NeP dudi co cae biét cham mo Tất cả các ngón tach 37 3.67 Xuât hiện màng bơi, | PIẾ | Hình dạng điểnhình ¡ Các châmlập trung mặt ngoài chân đĩa ngón Xuất hiện củ bàn trong Màng gân an ns

38 491 | hoàntoàn Chưa | Hình dạng điển hình ' hân nâu, đuôi xám Ð sa £ nhạt

phân hóa các đôt ngón

Mang hon toan n - Thân nâu đen, đuôi

39 5/07 ngoai Phan biét cac ee one wis, 2, | Hinh dang dién hinh | xám nhạt, không À

eee déu khớp dưới ngón

ma Thân nâu đen

40 69s | Nuathien cu khop | tịnh dạng điển hình | Màng ngón có các dưới ngón £

cham den Vi tri chi trước

ee Lỗ huyệt biến mát | Trên lưng và chỉ có

41 7,69 Đĩa ngón phình to Đuôi, vây đuôi bắt nhiều vạch đen đâu tiêu giảm

Chi trước hoàn thiện

Di ón nhình t Miệng trước mũi Màu nhạt dan

42 19.90 | ‘4 ngonPhinhto Í Gai thit,ringham | Đếm đen bắt đầu tron va det wa ek ne

tiéu bién xuat hién

Mâm lưỡi

Trang 37

œp chỉ sau „Dài Chỉ sau Đặc điểm nòng nọc " Màu sắc

Di Miệng giữa mũi và Đếm đ

43 16,07 1a ngon to, tron, mắt Luỡi rõ ràng - 0m 4 en

mau trang trên thân rõ

44 - Miệng dưới mắt | Dém den trén thân

- , rõ, sâm

45 7 ene sau mat Than mau uôi cụt vàng nhạt ¬ Dém den rõ 46 - Hoan thién bién thai SỐ cự

Than mau trang

3.1.4 Đặc điểm cá thể trưởng thành

Đầu bằng hoặc rộng hơn chiều rộng thân một chút Răng lá mía tạo thành gờ mảnh, xếp ngang, không chạm nhau, chạm bờ trước lỗ mũi trong: lưỡi hình bầu dục dai, phan géc hep, phan đầu lưỡi xẻ thuỳ sâu Mõm nhọn gờ mõm không rõ: vùng trán hơi lõm, vùng má lõm Lỗ mũi nằm gần mõm hơn mắt Mắt lớn và lồi, đường kính mắt lớn hơn gian ô mắt và lớn hơn chiều rộng mí mắt trên Màng nhĩ rõ rang, nằm gần sát ô mắt, bằng khoảng 1/2 lần hoặc hơn một chút so với đường kính mắt Có nếp da từ sau mắt qua màng nhĩ đến trước vai

Chỉ trung bình: khớp khuỷu và khớp gối hơi gối lên nhau khi ép sát thân

Mut ngón tay, ngón chân phình rộng thành đĩa: đĩa ngón tay bằng hoặc lớn hơn đường kính màng nhĩ, lớn hơn đĩa ngón chân Ngón tay có màng hoàn toàn trừ ngón 1 có 1⁄2 màng: ngón chân có màng hoàn toàn Màng giữa các ngón tay và ngón chan rộng Bờ ngoài ống và cổ bàn tay, cô bàn chân có riềm đa mảnh, hẹp, kéo dài thành nếp ở mép ngón tay và ngón chân ngoài Bờ ngoài ống chân không có nếp da Củ

bàn trong rõ, dài bằng khoảng 1/2 lần chiều dài ngón I, không có củ ngoài

Trang 38

Mặt trên đầu, lưng và các chi màu nâu, vàng nâu, hai bên sườn sáng hơn với

các đốm sẫm nhỏ Mặt dưới màu vàng nhạt hoặc trắng bắn Màng giữa các ngón chân có màu đen

3.2 Đặc điểm giải phẫu nòng nọc Éch cây trung bộ 3.2.1 Cau tạo khoang miệng Éch cây trung bộ

Nòng nọc của Éch cây trung bộ chưa có tầng sừng ở biêu bì, thiếu mí mắt, có cơ quan đường bên, chỉ có tai trong và thở bằng mang

Cấu tạo giải phẫu bên trong của nòng nọc không có nhiều sự thay đổi qua các giai đoạn Chủ yếu là sự thay đổi số lượng các nót sần trên nền khoang miệng Miệng, khoang miệng, hầu, họng, thanh môn và thực quản được sắp xếp nói tiếp chỉ trong giai đoạn nòng nọc Miệng đến màng khẩu cái bụng không thay đổi

Thêm miệng bắt đầu phía sau của hàm dưới, mầm lưỡi nằm ở giữa hai bên, mam lưỡi bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn 35 Trong giai đoạn đầu, mầm lưỡi tạo

thành gai thịt nhỏ, sau phình to dần, sau đó có sự thay đổi hình dạng Sang tới giai

đoạn 42, lưỡi xé thùy Trên lưỡi xuất hiện các nốt san va cdc gai thịt trên bề mặt

Trong quá trình phát triển, vòm họng không thay đổi cấu trúc tổng thê của cá thé Các mầm của sàn miệng nằm ở khoảng vòm lên giữa các dấu hoa thị

Trong khoang miệng lớp cảm giác của nội bì nằm phủ ngoài túi nội tạng hình thành mầm của các tắm lọc Vùng bên phải, mặt trước của vùng biểu bì mang và mam của tắm lọc Sàn miệng uốn cong hướng lên và sau sẽ là nơi của hàm dưới và xương móng uốn vòm (tắm dưới mang) Nép gap biểu bì quanh vùng mang che phủ và kéo dài ở vùng trống của biểu bì mang Vùng bên trái, mặt trước của vùng thoáng biểu bì mang mầm của tấm lọc, và cuống họng Màng khẩu cái bụng, vùng

sàn miệng, và mắm lưỡi được hình thành Màng khẩu cái bụng kéo dài ra ở phạm vi

sàn miệng Phần bên nhìn thấy các mầm của tắm lọc Khoang miệng, và vùng quanh phé quản mở và nếp gấp biểu bì của vùng quanh phé quản đi chuyền

Vùng thềm miệng nằm sau mầm lưỡi và hai bên là các nhú dài Bề mặt thềm

miệng có các đốm đen, trên có sự sắp xếp các nhú với chiều dài, số lượng có sự

Trang 39

đoạn thì những mụn mú này mọc trên toàn bộ thềm miệng lan xa đến túi miệng Túi miệng nằm bên thềm miệng, là khe trong thêm miệng, là nơi hình thành một đường

vòng giữa lòng miệng hầu và buồng quanh phế quản (vùng mang ) Những túi này

không phải là khe mang Túi bên miệng có liên hệ với các khu vực bên màng khâu cái bụng Sàn miệng giới hạn phía sau màng khẩu cái bụng Bên lề của màng khẩu cái, có nhiều nhú khác nhau, dài, mồng, ngắn, trên diện rộng

Vòm miệng bắt đầu từ sau bao hàm trên và phân ra phía trước mỗi và sau mũi, và cả toàn bộ phạm vi vòm miệng Phía sau cuối của vòm miệng là vùng tuyến va mang khẩn cái lưng Một SỐ lượng mụn mủ trước lỗ mũi ở khu vực sàn miệng được sắp xếp với khoảng cách đều nhau Lỗ mũi sau nằm giữa khu vực trước mũi

và sau mũi Lỗ mũi sau có hai bên là các gai thịt gần lỗ mũi và van mỗi nhô ra 1

đến 5 gai thịt ở sau mũi hướng vào phạm vi mũi sau, chạm vào cạnh trước của lỗ choanae: choanae hình bầu dục, lõm hình chữ V phía sau Bề mặt vòm miện ø cũng

có màu sắc tương tự như thềm miệng, có các đốm nhỏ, trải đều trên bè mặt

3.2.2 Đặc điểm giải phẫu miệng các giai đoạn của nòng nọc ch cây trung bộ - Giai đoạn 25

Thêm miệng: dưới bao hàm có 4 gai thịt nhỏ, viền sau có 8 gai thịt nhỏ, dài

và tròn Hai bên có 10 - 12 gai thịt Giữa thm miệng có 30 gai thịt

Vòm miệng: dưới bao hàm có 6 - 7 gai thịt nhỏ, mọc sát nhau, xung quanh có 3 - 4 gai nhỏ Hai bên vòm miệng có 6 - 8 gai thịt nhỏ và dài Ở giữa có khoảng

50 nót sần nhỏ, đều nhau

- Giai đoạn 26

Thềm miệng: dưới bao hàm có 1 hang gai thịt dài, trên có cá hạt nhỏ và 3- 4

gai thịt nhỏ Viền bên trái có 3- 4 gai thịt dài Ở giữa có khoảng 40 nốt sần nhỏ,

tròn, đều nhau

Vòm miệng: Hai viền bên có 8 - 10 gai thịt dài, hướng vào trong, ở giữa có

50 nốt sần nhỏ, đều nhau

- Giai đoạn 27

Trang 40

Vom miệng: dưới bao hàm có 1 hàng các cụm gai thịt nhỏ, xung quanh rải rác các gai thịt nhỏ Trên bề mặt nóc miệng có khoáng 26 nót sần sắp xếp đều nhau

Mầm chỉ dài hơn Cơ quan đường bên rõ nét hơn Cơ đuôi dày hơn, nếp vây

trong suốt

- Giai đoạn 28:

Thân dẹp, đuôi ngắn và dày, hướng chếch lên phía trên, nếp vây trong suốt Cơ quan đường bên rõ

Thềm miệng: dưới bao hàm có 1 - 2 gai thịt rất nhỏ Giữa nền của thềm

miệng có 40 nét san nhỏ, hai viền bên , mỗi bên có 3 gai thịt dài

Vòm miệng: dưới bao hàm có 4- 6 gai thịt nhỏ xếp sát nhau Cạnh hai lỗ khoan có 2 - 3 gai thịt dài Giữa sàn nóc miệng có 40 nót san

- Giai đoạn 29

Thêm miệng: đưới bao hàm sâu vào trong là một dãy các gai thịt nhỏ, chỉ chít, xung quanh có điểm vài chấm trắng là các gai nhỏ Gần hai lỗ khoan, mỗi bên có 2 - 4 gai nhỏ, trắng Ở giữa có khoảng 36 nốt sẵn nhỏ, đều nhau Hai viền bên có 5 - 6 gai thịt dài, hướng vào trong

Vòm miệng: dưới bao hàm có 3 - 5 gai thịt nhỏ Ở giữa có 25 nốt sần nhỏ, xen kẽ với 3 - 5 gai thịt dài, số lượng ít

- Giai đoạn 30

Thêm miệng: dưới bao hàm có 4- 6 gai thịt dài, trong suốt, trong đó có 2 gai thịt hướng vào trong, 2 - 3 gai thịt hướng xuống phía dưới Hai bên có 6 - 8 gai thịt

nhỏ, thưa nhau Giữa thềm có 40 - 46 nốt sần nhỏ, ngắn, xen kế 5 - 6 gai thịt dài

Vòm miệng: dưới khoang miệng là các chấm nhỏ Hai lỗ khoan có các gai

thịt dài, xếp chồng nhau Giữa nền có 55 - 60 nét san nhỏ Hai bên có các gai thịt

dài Mầm chỉ thuôn dài

- Giai đoạn 31

Thêm miệng: ngay dưới bao hàm có các gai thịt dài, phân nhánh Đáy thềm miệng có khoảng 45 nốt san, hai viền bên có 8 - 10 gai thịt dài, phân nhánh

Vòm miệng: dưới bao hàm có các gai thịt nhỏ, mọc thưa thớt (11 cái) và một cụm gai thịt nhỏ sít nhau, xếp thắng hàng Trên 2 lỗ khoan có 2 gai thịt dài, phân nhánh Hai viền bên có 8 gai thịt đài, xép hướng vào trong Trung tâm có 60 nốt san

Ngày đăng: 20/08/2014, 03:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w