1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ PHẨM bả mì ủ CHUA, TĂNG TRƯỞNG gà LƯƠNG PHƯỢNG

60 1.1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y *********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM BÃ MÌ Ủ CHUA ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG Sinh viên thực hiện: LÊ KHẮC HÀ XUYÊN Lớp : DH08TA Ngành : Chăn nuôi Niên khóa : 2008 – 2012 Tháng 08/2012 BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y *********** LÊ KHẮC HÀ XUYÊN KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM BÃ MÌ Ủ CHUA ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chăn nuôi Chuyên ngành Sản xuất thức ăn chăn nuôi Giáo viên hướng dẫn TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH Tháng 08/2012 22 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực tập: Lê KHẮC HÀ XUYÊN Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng” Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày: Giáo viên hướng dẫn TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH 33 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quí thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này. Kính dâng lòng biết ơn lên Cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tận tụy, lo lắng và hy sinh để con có được ngày hôm nay. Xin chân thành biết ơn PGS. TS. Dương Nguyên Khang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tiến Thành đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong những năm học đại học và hoàn thành khóa luận này. ThS. Trương Phước Thiên Hoàng đã cung cấp chế phẩm cho tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Xin gởi lòng cám ơn chân thành đến Những người bạn trong và ngoài lớp DH08TA, các cô chú và anh chị trong trại bò sữa của trường đã giúp tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận này. Chân thành cảm ơn! Lê Khắc Hà Xuyên 44 TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng” nhằm khảo sát tác động của bốn mức bổ sung 0 %; 5 %; 10 % và 15 % chế phẩm BMUC trong thức ăn đến sức sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 - 8 tuần tuổi. Thời gian tiến hành đề tài từ 10/02/2012 đến ngày 07/04/2012, tại Trại bò thuộc Trung tâm Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên giống gà Lương Phượng 2 tuần tuổi được chia lô ngẫu nhiên đồng đều giới tính, trọng lượng và khỏe mạnh. Đến tuần thứ 4 chúng tôi tiến hành bổ sung chế phẩm BMUC vào các lô thí nghiệm với các nồng độ như sau: Lô I: Cám hỗn hợp. Lô II: Cám hỗn hợp có bổ sung 5 % chế phẩm BMUC trong thức ăn. Lô III: Cám hỗn hợp có bổ sung 10 % chế phẩm BMUC trong thức ăn. Lô IV: Cám hỗn hợp có bổ sung 15 % chế phẩm BMUC trong thức ăn. Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân của lô I, lô II, lô III và lô IV lần lượt là 1484; 1622,3; 1686,3; 1667,5 g/con. Bình quân lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của các lô I, II, III và IV lần lượt là 2,97; 2,76; 2,67 và 2,78 kg TĂ/ kg tăng trọng. Tỷ lệ móc hàm (%) của các lô I, II, III và IV lần lượt là 79; 80,98; 80,49 và 80,84. Tỷ lệ quầy thịt (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 61,78; 63,61; 62,53 và 64,37. Tỷ lệ đùi (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 25,51; 25,33; 25,09 và 24,36. Tỷ lệ ức (%) của các lô I; II; III và IV lần lượt là 34,21; 33,56; 34,16 và 33,06. Hiệu quả kinh tế của lô II; III và IV so với lô I lần lượt là 162; 178 và 124 %. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung 10 % bã mì ủ chua đã cho kết quả tốt nhất về năng suất và hiệu quả kinh tế của gà Lương Phượng. 55 MỤC LỤC Tên mục Trang DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ∑: Tổng CFU: Colony – forming unit (đơn vị khuẩn lạc) BMUC: Bã mì ủ chua FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực thế giới) FCR: Feed conversion ratio 66 Kcal: Kilo calori LTĂTT: Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần) ME: Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi) P n: Trọng lượng trung bình ở tuần n P n – 1: Trọng lượng trung bình ở tuần n – 1 SD: Độ lệch chuẩn TĂ: Thức ăn TB: Trung bình TTBQ: Trọng lượng bình quân (g/ngày) TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) UI: Unit international (1 đơn vị UI tương ướng 25 mg mẫu chuẩn quốc tế) X : Giá trị trung bình DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH Tên bảng và hình Trang • Bảng Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt Bảng 2.2 Diện tích khoai mì phân theo địa phương Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 77 Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Bảng 3.3 Lịch chủng ngừa Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần khảo sát (g/con ) Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của các lô gà qua các tuần (gam/con/ngày) Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần) Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (kg TĂ/kg tăng trọng) Bảng 4.5 Tỉ lệ nuôi sống (%) 40 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt của gà ở 8 tuần tuổi Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế • Hình Hình 4.1 Gà trống và gà mái Lương Phượng lúc 10 tuần tuổi Hình 4.2 Đùi và ức gà trống và gà mái mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi 88 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề: Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về lương thực – thực phẩm của con người ngày càng nâng cao. Vì vậy trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước tiến nhất định; đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là nghề sản xuất truyền thống lâu đời chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm (thịt, trứng) cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, phân bón cho cây trồng. Nhà chăn nuôi tự đầu tư cho mình về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng con giống, thức ăn và chuồng trại. Trong đó con giống được đặc biệt quan tâm chú ý. Thức ăn đóng vai trò quan trọng về mặt sinh học cũng như kinh tế, nên việc cân đối khẩn phần thức ăn là rất cần thiết. Trong quá trình nuôi, thức ăn chiếm khoảng 70 % - 80 % tổng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay do những bất ổn về giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh tràn lan khiến ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay, hoạt động của ngành chế biến tinh bột khoai mì phát triển đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Lượng bã mì thải ra từ các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì là rất lớn. Lượng bã mì này nếu sử dụng trực tiếp sẽ rất khó tiêu hóa và mùi vị không hấp dẫn đối với vật nuôi. Với mong muốn giúp người chăn nuôi giảm thiểu giá thành sản xuất, giảm chi phí do thức ăn tăng cao; giúp vật nuôi tiêu hóa tốt; đồng thời tận dụng được nguồn phụ phế phẩm tại địa phương. Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Thành, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng”. 99 1.2 Mục đích và yêu cầu Mục đích Tận dụng bã mì trong chăn nuôi gà nhằm bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn phụ phẩm tại địa phương. Giảm chi phí thức ăn góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Khảo sát tác động của chế phẩm BMUC trong thức ăn đến sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng từ đó đưa ra mức bổ sung BMUC hợp lý trong khẩu phần. Yêu cầu Theo dõi ảnh hưởng của các mức độ bổ sung 0 %; 5 %; 10 % và 15 % chế phẩm BMUC trong thức ăn đến sức sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 - 8 tuần tuổi, thông qua các chỉ tiêu tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, chất lượng quầy thịt và hiệu quả kinh tế. 1010 [...]... hưởng bổ sung chế phẩm VEM.K đến mức tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2 đến 10 tuần tuổi với các mức 0; 0,6; 0,9 và 1,2% trong thức ăn có kết quả tăng trọng tuyệt đối trung bình của các lô lần lượt là 28,42; 29,48; 30,84 và 32,35 g/con/ngày Kết quả này thấp hơn kết quả khảo sát của đề tài này Theo Đỗ Minh Khương (2011), ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm BIO - G trên tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2... g/con/ngày Kết quả này gần bằng kết quả khảo sát của đề tài này Kết quả khảo sát của đề tài này cũng cao hơn kết quả của Hồ Thanh Tùng (2011), khi khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm polyenzym – Vem - K đến tăng trọng của gà Lương Phượng đã thu được kết quả 28,36; 28,84; 29,84 và 30,91g/con/ngày Theo Nguyễn Hữu Văn (2011), khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm polyvem S lên sự tăng trọng của gà. .. khi khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm BIO - G trên tăng trọng của gà Lương Phượng từ 2 đến 10 tuần tuổi đã thu được trọng lượng bình quân ở tuần tuổi thứ 8 của các lô lần lượt là 1505; 1637; 1591 và 1575 g/con Theo Hồ Thanh Tùng (2011), khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm polyenzym - Vem - K đến tăng trọng của gà Lương Phượng đã thu được kết quả ở tuần tuổi thứ 8 của các lô lần lượt là 1400;... Lương Phượng thu được kết quả trọng lượng trung bình các lô ở tuần tuổi thứ 8 lần lượt là 1184,8; 1218,2; 1303,5; 1224,5; 1204 g/con Kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thủy thấp hơn kết quả của đề tài này Hình 4.1 Gà trống và gà mái Lương Phượng lúc 8 tuần tuổi 4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối Mức tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của gà Lương Phượng trong 8 tuần nuôi được trình bày qua Bảng 4.2 Bảng 4.2: Tăng. .. polyvem S lên sự tăng trọng của gà Lương Phượng đã thu được kết quả tăng trọng tuyệt đối trung bình của lô I; II; III và IV lần lượt là 32,02; 31,21; 31,49; 31,9 g/con/ngày Kết quả của Nguyễn Hữu Văn (2011) cũng thấp hơn kết quả khảo sát của đề tài này Theo Lê Thị Thùy Linh (2008), ảnh hưởng của hổn hợp chế phẩm Probiotic và trùn Quế trên sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng đã thu được kết quả 24,4;... tuần/∑ số gà trong tuần Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1kg tăng trọng (FCR) LTĂTT/kg tăng trọng = ∑ thức ăn trong tuần/∑ tăng trọng trong tuần 3.2.3.3 Chỉ tiêu về sức sống Hàng ngày, theo dõi tình trạng sức khỏe chung của đàn gà, nếu có gà chết xác định bệnh tích trên những con đã chết, đồng thời ghi rõ số con chết mỗi ngày từ đó tính ra tỷ lệ chết trong đàn Tỷ lệ nuôi sống tích lũy (%): TLNSTL = ∑ số gà ở... lượng từng con gà Các lô được trình bày ở bảng 3.1 Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô thí Số gà nghiệm (con) Khẩu phần thí nghiệm I 30 cám hỗn hợp II 30 cám hỗn hợp + 5% chế phẩm BMUC trong thức ăn III 30 cám hỗn hợp +10% chế phẩm BMUC trong thức ăn IV 30 cám hỗn hợp + 15% chế phẩm BMUC trong thức ăn 24 Hình 3.1 Gà con lúc 1 ngày tuổi hình 3.2 Đánh số từng con gà 3.2.1.2 Thức ăn dùng cho gà thí nghiệm... của Hồ Thanh Tùng thấp hơn kết quả khảo sát của đề tài này Theo Nguyễn Hữu Văn (2011), khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm polyvem S lên sự tăng trọng của gà Lương Phượng đã thu được kết quả ở tuần tuổi thứ 8 của các lô lần lượt là 1539,7; 1532,3; 1477,6 và 1458,3 g/con Kết quả của Nguyễn Hữu Văn thấp hơn kết quả khảo sát của đề tài này Kết quả đề tài này cũng cao hơn kết quả đạt được của... của bã đậu nành và khoai mì ủ AllzymerssF đến khả năng sinh trưởng của gà nuôi thả vườn đã cho kết quả trọng lượng bình quân của các lô ở tuần tuổi thứ 8 là 833,59; 771,47; 770 và 788,95 g/con (Đinh Thái Bình, 2008) Kết quả Đinh Thái Bình thấp hơn kết quả khảo sát của đề tài này Theo Nguyễn Thị Thủy (2009), khi thử nghiệm chế phẩm Eplus với các mức bổ sung 0; 5; 10; 15; 20 % trong thức ăn của gà Lương. .. Thùy Linh (2008), ảnh hưởng của hổn hợp chế phẩm Probiotic và trùn Quế trên sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng đã thu được kết quả ở tuần tuổi thứ 8 của các lô lần lượt là 1297,6; 1297,6; 1346,3 và 1352,4 g/con Theo Triệu Thị Phương (2009) khi khảo sát ảnh hưởng của các mức bổ sung chế phẩm Multi I lần lượt là 0; 0,05; 0,1 và 0,2 %, có kết quả trọng lượng bình quân của các lô ở tuần tuổi thứ . của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng nhằm khảo sát tác động của bốn mức bổ sung 0 %; 5 %; 10 % và 15 % chế phẩm BMUC trong thức ăn đến sức sinh trưởng. “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng . 99 1.2 Mục đích và yêu cầu Mục đích Tận dụng bã mì trong chăn nuôi gà nhằm bảo vệ môi trường. 08/2012 22 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên thực tập: Lê KHẮC HÀ XUYÊN Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm bã mì ủ chua đến khả năng tăng trưởng của gà lương phượng Đã

Ngày đăng: 19/08/2014, 21:18

Xem thêm: CHẾ PHẨM bả mì ủ CHUA, TĂNG TRƯỞNG gà LƯƠNG PHƯỢNG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO

    LÊ KHẮC HÀ XUYÊN

    XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

    Họ và tên sinh viên thực tập: Lê KHẮC HÀ XUYÊN

    Xin chân thành cảm ơn

    2.3 Dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm

    Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt

    2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng và tiêu thụ thức ăn

    2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn

    2.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tính ngon miệng với thức ăn

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w