1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

PHÁT HUY HIỆU QUẢ của tư LIỆU dạy học TRỰC QUAN TRONG TIẾT đọc văn 12

17 552 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 112 KB

Nội dung

Đây là sáng kiến kinh nghiệm về việc sử dụng tư liệu dạy học trực quan ở các tiết đọc văn ở lớp 12. Tuy là đề tài không mới nhưng người viết cũng đã cố gắng tiếp cận một cách khái quát, một số khía cạnh được nhìn theo hướng mới...

A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lý do chọn đề tài: - Vài năm trở lại đây, ngành giáo dục cả nước đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp trong dạy học theo tinh thần phát động của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Riêng những giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn cũng có sự hưởng ứng tích cực và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. - Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là việc dạy và học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường còn một số hạn chế nhất định. Đặc biệt là tình trạng học sinh ít hoặc không hứng thú, thậm chí quay lưng lại với môn văn ngày càng phổ biến. Đây là một điều mà khiến cho những nhà giáo dục tâm huyết nói chung cũng như những giáo viên dạy văn nói riêng vô cùng băn khoăn và trăn trở. - Là một giáo viên dạy văn, cũng là một người yêu nghề, yêu trẻ, tôi cũng có cùng nỗi niềm băn khoăn và trăn trở như trên. Qua một thời gian công tác, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy- học văn. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng làm sao để tạo ra sự hứng thú cho các em học sinh trong giờ học văn. - Xuất phát từ những điều nói trên, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tham khảo đồng thời tạo ra và áp dụng cho mình một phương pháp dạy học mới để giờ học văn thật sự là giờ học lí thú và đạt được kết quả cao. Phương pháp mà tôi chọn có đề tài đó là: “Phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn lớp 12” II. Mục đích nhiên cứu: - Học sinh lớp 12 là một đối tượng khá quan trọng. Ngoài việc hình thành thói quen học tốt ở học sinh, tạo được sự hứng thú trong giờ học văn nói chung và tiết đọc văn nói riêng thì việc làm sao cho các em đạt được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT cần được quan tâm. - Qua một thời gian giảng dạy 12, tôi cũng đã từng áp dụng đề tài “Phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn lớp 12” và đạt được một số kết quả nhất định. Qua đó, tôi cũng đã tự nâng cao được năng lực chuyên môn của bản thân nhưng vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục. Chính vì điều đó, tôi muốn thông qua việc nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm này để có thể trao đổi với đồng nghiệp, từ đó tôi có thể trau dồi, học hỏi nhiều hơn từ những kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị. III. Đối tượng ngiên cứu: - Có nhiều phương pháp để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học văn nhưng trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung vào các tiết đọc văn thuộc phần văn học Việt Nam ở lớp 12 và đối tượng học sinh cụ thể là học sinh lớp 12. 1 - Mặc dù vấn đề này ít nhiều đã có người nghiên cứu, song với lòng nhiệt thành cùng với kinh nghiệm thực tế công tác giảng dạy, tôi đã cố gắng viết sáng kiến kinh nghiệm này vì đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ và với mong muốn tiếp tục được trao đổi và mong nhận được nhiều sự góp ý chân thành. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Để viết được sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thu nhập thông tin, đúc kết kinh nghiệm sau một thời gian giảng dạy. Cụ thể là lớp 12A3 ( năm học 2011- 2012) và lớp 12A2 (năm học 2012-2013). - Một số phương pháp chủ yếu được sử dụng: + Phương pháp thu thập thông tin. + Phương pháp phát vấn. + Phương pháp phân tích. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp tổng hợp,… 2 PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận: - Ngày xưa, trong giờ dạy- học văn, người giáo viên cốt yếu dạy sao cho đầy đủ kiến thức, truyền đạt hết nội dung bài học đến với học sinh nhưng không cần thiết học sinh có tiếp nhận được hay không. Ngày nay, trong giờ dạy- học văn, trước tiên người giáo viên cần phải tạo ra sự hứng thú cho học sinh. - Từ việc tạo ra sự hứng thú cho học sinh, chắc chắn tiết học sẽ mang lại không khí thân thiện. Và chắc chắn tiết học sẽ đạt được kết quả cao hơn. - Vì vậy, mỗi giáo viên khi lên lớp không phải chỉ chú ý lo làm sao giảng bài cho đủ, cho hết lượng kiến thức, kịp phân phối chương trình, quan trọng hơn là họ phải tìm tòi những biện pháp mới để tạo sự hứng thú cho học sinh ngày càng yêu thích học môn văn và nâng cao hon chất lượng của bộ môn. Vì vậy phương pháp “Phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn lớp 12”cần được nghiên cứu và áp dụng. II. Cơ sở thực tiễn: - Trên thực tế, nhiều học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh ở khối lớp 12 nói riêng chưa mặn mà với tiết đọc văn. Có chăng, các em chỉ là học đối phó, học cho xong. Vì vậy khối lượng kiến thức và kĩ năng mà học sinh thu nhận được chẳng được bao nhiêu. Lâu dần, dẫn đến tình trạng có một số học sinh học yếu môn văn một cách nghiêm trọng. - Nhắc đến nguyên nhân thì có nhiều và hầu như tất cả chúng ta đều đã biết. Ở đây, tôi chỉ xin bàn đến biện pháp khắc phục. Và một trong những đề xuất đó là việc nâng cao chất lượng dạy học văn bằng cách sử dụng hiệu quả các tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn, đặc biệt là tiết đọc văn văn học Việt Nam lớp 12. - Thực tiễn cho thấy, tiết đọc văn sẽ hấp dẫn, đạt hiệu quả cao hơn, tạo được sự hứng thú ở học sinh nếu như người giáo viên biết sử dụng một cách hợp lí những tư liệu dạy học trực quan khi khai thác văn bản. Tư liệu dạy học trực quan sẽ giúp các em có bước cảm nhận đầu tiên bằng sự trực giác trước khi đến với lớp nghĩa ẩn dưới tầng ngôn từ. Điều đó sẽ giúp các em có thêm một bước để khắc sâu kiến thức. - Chính vì điều đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn lớp 12”nhằm nâng cao chất lượng dạy- học văn trong nhà trường, nhất là đối với lớp 12. III. Thực trạng: - Vài năm trở lại đây, chúng ta thấy được kết quả học văn không cao. Điều đó thể hiện phần nào qua kết quả của các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Cùng chung với thực trạng nói trên, học sinh tỉnh Long An của chúng ta cũng có 3 kết quả học văn không cao. Đó là một điều đáng quan tâm và cần có biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dạy- học văn. - Còn riêng đối với các trường trung học phổ thông đóng trên địa bàn vùng sâu thì điều ấy lại đáng lo ngại hơn. Hầu hết các em ở vùng này có khả năng học tập kém, chất lượng tuyển sinh lớp 10 không cao, cùng với việc hầu hết các em có hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em nói chung cũng như bộ môn văn nói riêng. Đơn cử như ở trường THCS & THPT Mỹ Quý, kết quả học sinh lớp 12 đỗ tốt tốt nghiệp của bộ môn văn hai năm đầu có học sinh 12 tham gia thi ( năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012) thì tỉ lệ khá thấp. Cụ thể tỉ lệ năm học 2010-2011 chưa đạt 70%, tỉ lệ năm học 2011-2012 có cao hơn đôi chút nhưng cũng chưa đạt được 80%. Điều này khiến cho tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường cũng như các giáo viên đảm trách bộ môn văn phải băn khoăn và tìm hướng khắc phục có hiệu quả hơn. IV. Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn- văn học Việt Nam lớp 12: 1. Một số khái niệm có liên quan: - Trong dạy học, xưa nay vấn đề trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một trong những vấn đề đem đến hiệu quả trong giảng dạy là việc lựa chọn và sử dụng yếu tố trực quan như thế nào trong dạy học. Và các khái niệm liên quan đến trực quan bao gồm: trực quan, phương tiện trực quan, phương tiện dạy học. Để làm rõ một số khái niệm nói trên, xin mượn lời của GS.TSKH Thái Duy Tuyên mà ông đã trình bày trong quyển Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới (NXB Giáo dục, 2008) 1.1.Trực quan: - Trong hoạt động dạy học, trực quan được hiểu là khái niệm dùng để biểu thị tính chất của hoạt động nhận thức, trong đó thông tin thu được từ các sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài nhờ sự cảm nhận trực tiếp của các cơ quan cảm giác con người. 1.2. Phương tiện trực quan: - Phương tiện trực quan là những công cụ mà thầy giáo và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tạo ra các biểu tượng, hình thành những khái niệm cho học sinh thông qua sự tri giác trực tiếp thí dụ như các vật tự nhiên cây, hoa quả, mô hình, biểu đồ, phim ảnh để dạy học 1.3.Phương tiện dạy học: - Phương tiện dạy học là những công cụ mà thầy giáo và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học đó là: các vật thật, các vật tượng trưng ( bản đồ, sơ đồ, biểu đồ), các vật tạo hình ( tranh ảnh, mô hình, hình vẽ, phim). Thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm, các phương tiện mô tả đối tượng 4 và hiện tượng bằng lời, bằng kí hiệu ( sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tài liệu in, các công thức, phương trình ); các phương tiện kỹ thuật dạy học ( phương tiện nghe nhìn, máy vi tính, máy chiếu, camera ) - Như khái niệm đã nói ở trên, phương tiện dạy học là một khái niệm rất rộng. Và rõ ràng tư liệu dạy học cũng là một phần của phương tiện dạy học. Nhưng ở đây với nội dung sáng kiến kinh nghiệm này, người viết chỉ xin đề cập đến vấn đề tư liệu dạy học trực quan. 2. Một số tư liệu dạy học trực quan: - Như đã nói ở trên, các tư liệu dạy học trực quan là rất nhiều. Nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến những tư liệu dạy học trực quan có liên quan đến bộ môn và thông dụng, đồng thời thông qua thực tế sử dụng mà tôi cảm thấy đạt được nhiều hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, vì nội dung có hạn nên tôi chỉ xin đưa ra kết quả ưng ý nhất cho một tư liệu dạy học trực quan mà tôi đã áp dụng hiệu quả nhất đó là tư liệu dạy học trực quan bằng trò chơi. 2.1. Hình ảnh: - Việc sử dụng hình ảnh trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn đã được chú ý từ rất lâu. Và nó cũng được Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn của các cấp học, trong đó có lớp 12. Và nó đã giúp ích phần nào cho học sinh trong việc nắm bắt một số thông tin cần thiết khi tiếp cận văn bản văn học. Hình ảnh minh họa có thể sử dụng vào một số hoạt động sau: để giới thiệu bài; để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, nội dung; để củng cố bài, - Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn hiện nay, theo ý kiến chủ quan của tôi thì nó vẫn còn một số hạn chế nhất định: + Việc minh họa trong sách giáo khoa còn quá sơ sài ( Hầu như chúng ta chỉ dừng lại ở việc minh họa chân dung tác giả). + Các hình ảnh trong sách giáo khoa thiếu tính thẩm mỹ ( Vì tất cả các hình ảnh đều là hình trắng đen nên khi học sinh nhìn vào cũng không thể thấy rõ và không mang tính kích thích cho lắm). + Nguồn tư liệu ảnh trong thư viện tuy là ảnh màu nhưng lại rất ít và chủ yếu là hình ảnh về tác giả. - Từ đó, người viết xin có một số ý kiến đề xuất như sau: + Người giáo viên phải linh hoạt, chủ động sưu tầm hoặc cho các em học sinh sưu tầm các hình ảnh mà mình cho là cần thiết để minh họa bài dạy có hiệu quả hơn. * Ví dụ: Khi chúng ta dạy bài Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh, chúng ta có thể sưu tầm thêm một số tấm ảnh liên quan đến buổi lễ để học sinh có hình dung phần nào về không khí của buổi lễ hôm ấy. Hay khi chúng ta dạy bài Người lái đò 5 Sông Đà- Nguyễn Tuân, ta có thể sưu tầm một vài bức ảnh về con sông Đà và thử hỏi học sinh xem các em có nhận xét gì hình ảnh con sông trong bức ảnh so với con sông trong trang văn của Nguyễn Tuân. + Ngoài ra, giáo viên có thể mạnh dạn yêu cầu học sinh tự vẽ bức tranh theo trí tưởng tượng của mình dựa theo nội dung bài học. Đây là một công việc khá mới mẻ ở trường phổ thông, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và khéo léo. Nếu áp dụng tốt thì ngoài việc giúp cho hoc sinh có thể tự củng cố kiến thức mà còn giúp cho các em tăng cường khả năng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng. * Ví dụ: Sau khi học xong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện yêu cầu sau: “ Em hãy vẽ một bức ảnh theo trí tưởng tượng của mình về bức ảnh mà nghệ sĩ Phùng đã chụp được và hãy thể hiện cảm nhận của mình một cách ngắn gọn về bức ảnh ấy”. Khi giao nhiệm ấy có hai điều mà giáo viên nên lưu ý, đó là: thứ nhất, khi yêu cầu vẽ tranh thì phải kèm theo lời bình của các em; thứ hai, phải yêu cầu các em làm việc theo nhóm và làm việc ngoài giờ, có sự ghi nhận, báo cáo sự nghiêm túc trong quá trình thảo luận của các thành viên trong nhóm. 2.2. Sơ đồ, bản đồ: - Việc sử dụng sơ đồ trong việc dạy học văn cũng không phải xa lạ gì tuy còn là khá ít. Còn việc sử dụng bản đồ ( gồm bản đồ địa lí và bản đồ tư duy- một khái niệm mới xuất hiện gần đây) trong việc dạy học văn là rất ít. Và cả hai tư liệu này hầu như không xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn hay đồ dùng dạy học dành cho môn văn trong phòng thiết bị, thư viện của trường học. Tuy nhiên, khi xét đến lợi ích thiết thực mà nó mang lại là khá lớn nên việc nên cần sử dụng nó trong một số giờ đọc văn là rất cần thiết. - Từ đó, người viết xin có một số ý kiến đề xuất như sau: + Về việc sử dụng sơ đồ: nó rất thích hợp cho các tiết ôn tập văn học hoặc phần củng cố bài học của tiết đọc văn. Việc sử dụng sơ đồ để sơ đồ hóa nội dung bài học giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng và tiết kiệm được nhiều thời gian. + Về việc sử dụng bản đồ địa lí: như chúng ta đã biết văn học và lịch sử, kể cả địa lí có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, khi dạy những bài văn có liên quan đến kiến thức lịch sử hay địa lí thì chúng ta cần phải sử dụng một số bản đồ thích hợp để minh họa. * Ví dụ: Khi dạy bài Tây Tiến- Quang Dũng khi cần thuyết minh về địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến ta có thể minh họa bằng bản đồ hành quân của đội quân này. Hay khi dạy bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường Ta có thể minh họa thủy trình sông Hương bằng bản đồ để cho học sinh thấy rõ hơn về dòng chảy của dòng sông này. 6 + Việc sử dụng bản đồ tư duy: Đây là một khái niệm mới, nó rất thích hợp với cách học hiện đại, nhất là các em học sinh 12- khi mà áp lực học tập rất lớn. Nó là hình thức ghi chép nhằm: tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề, chương, phần, giai đoạn…, là hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Một số lợi ích mà nó mang lại: giúp giáo viên tổng quan kiến thức mà học sinh đã học, vừa học; giúp giáo viên bổ sung được kiến thức khi thấy cần thiết; giúp giáo viên thích thú, gây trực quan mới; tiết kiệm thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng; giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện sự liên kết chặt chẽ của tri thức; giúp giáo viên và học sinh cùng làm việc tập thể một cách tích cực, sáng tạo. Với bản đồ tư duy, nó rất thích hợp dùng để củng cố nội dung của cả văn bản hoặc bài khái quát, bài ôn tập phần đọc văn. * Ví dụ: Khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam, sau khi dạy xong chúng ta có thể yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức thông qua việc vẽ bản đồ tư duy. Chúng ta có thể yêu cầu các em khái quát từng nội dung của bài học hoặc cả bài tùy ý. Hoặc khi dạy đến bài Ôn tập phần văn học, cúng ta cũng có thể yêu cầu các em áp dụng việc vẽ bản đồ tư duy này. 2.3. Bảng phụ: - Đây là một công cụ hỗ trợ khá hiệu quả cho giáo viên và đã được sử dụng khá lâu trong các giờ dạy học nói chung và giờ dạy văn nói riêng. Nó có nhiều ưu điểm sau: dễ làm, gọn nhẹ, ít hao tốn,…Và trong giờ đọc văn nó thường được sử dụng với những mục đích sau: ghi đoạn thơ, đoạn văn cần phân tích, bình giảng hay minh họa; ghi kết quả thảo luận của học sinh; lập bảng kẻ sẵn rồi cho học sinh hoàn thành theo yêu cầu của giáo viên; … * Ví dụ: khi dạy bài Đất nước- Ngyễn Khoa Điềm, vì đây là bài thơ khá dài nên chúng ta có thể ghi một số đoạn lên bảng phụ để thuận lợi hơn trong việc thầy và trò cùng tìm hiểu, khám phá đoạn thơ. Hoặc trong tiết Ôn tập phần văn học, để ôn lại kiến thức cơ bản của các văn bản đã học, chúng ta có thể kẻ bảng với tên các văn bản đã điền vào sẵn và tương ứng là các phần để trống như bố cục, chủ đề, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản,…sau đó yêu cầu các em học sinh hoàn thành. 2.4. Công nghệ thông tin: - Vài năm trở lại đây, khi Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động phong trào Đổi mới phương pháp dạy học và Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học được ứng dụng rộng rãi. Lợi ích của các tư liệu liên quan đến công nghệ thông tin mang lại là rất lớn. Nó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng minh họa bài dạy của mình; giúp giáo viên chủ động tiết kiệm thời gian; giúp cho học sinh hiểu hơn về bài học; giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học,… Sau đây, người viết xin đề cập đến một số tư liệu 7 công nghệ thông tin quen thuộc như: đoạn video, đoạn âm thanh Mp3, hình ảnh, bài giảng Powerpoint, bài giảng Violet,… * Ví dụ: Ở chương trình Ngữ văn 12, khi dạy bài Rừng xà nu- Nuyễn Trung Thành, giáo viên trình chiếu những hình ảnh về Tây Nguyên trong các trận chiến ác liệt thời kì chống Mĩ hay các hình ảnh ảnh của cánh rừng xà nu bát ngát, bạt ngàn; khi dạy bài Vợ nhặt- Kim Lân ta có thể chiếu đoạn Video về nạn đói khủng khiếp năm 1945 để học sinh có thể hình dung về bối cảnh của nạn đói ấy; hay khi dạy về bài thơ Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm ta có thể cho học sinh xem các đoạn Video hoặc hình ảnh có liên quan đến Vịnh Hạ Long, hòn trống mái, núi bút non nghiên, …để minh họa bài học. 2.5. Trò chơi: - Từ xưa đến nay, do mọi người quá đề cao tính chất nghiêm túc của một tiết học mà yếu tố trò chơi ít được nhắc đến và áp dụng. Nếu có chăng cũng dành cho những tiết ngoại khóa hoặc tiết học ngoài giờ lên lớp hay hướng nghiệp,…Ở đây, người viết xin mạnh dạn đề xuất: nếu thấy hợp lí thì cần áp dụng hình thức trò chơi vào một số tiết học cụ thể để tạo ra không khí vui tươi và đạt hiệu quả cao trong tiết học. Riêng đối với đối tượng học sinh 12, vì áp lực học tập và áp lực thi là khá lớn thì hình thức tổ chức trò chơi trong tiết học cần được phát huy. Đặc biệt ở những tiết đọc văn. Một số trò chơi mà người viết xin đề xuất: Trò chơi ô chữ, trò chơi bốc thăm trả lời có thưởng, trò chơi ai nhanh hơn,… * Ví dụ: Trong một số tiết bám sát, hoặc tiết Ôn tập phần văn học, giáo viên chủ động soạn một số câu hỏi theo ba mức độ: tái hiện, thông hiểu, vận dụng và mỗi loại câu hỏi ấy cho vào một hộp. Sau đó chúng ta quy định như sau: mỗi học sinh khi lên tham gia trò chơi thì phải bốc thăm và trả lời câu hỏi ở ô thứ nhất trước, trả lời được câu hỏi ở ô thứ nhất sẽ sang bốc thăm câu hỏi ở ô thứ hai và cuối cùng là ô thứ ba. Và giáo viên cần chú ý để tạo tính kích thích, hấp dẫn cho trò chơi, chúng ta có thể thêm vào hộp câu hỏi số ba một số thăm may mắn bằng những phần quà nhỏ. Và nếu học sinh bốc được thăm này thì khỏi cần phải trả lời câu hỏi. Nhưng giáo viên cần chú ý là tỉ lệ các câu hỏi may mắn không nên vượt quá 5% trong tổng số câu hỏi ở hộp. - Một số kết quả đáng lưu ý khi áp dụng tư liệu dạy học trực quan bằng trò chơi: + Đa số các em học sinh cảm thấy rất thích thú. + Kết quả khắc sâu kiến thức ở các em được nâng cao rõ rệt. + Giáo viên cảm thấy hứng khởi hơn trong tiết dạy văn. + Tiết học văn trở nên lí thú và thân thiện hơn. 8 + Kết quả khảo sát về sự hứng thú của học sinh đối với việc sử dụng tư liệu dạy học trực quan bằng trò chơi ( Kết quả được khảo sát ở lớp 12A2, năm học 2012-2013): ĐẦU HỌC KÌ I CUỐI HỌC KÌ II Chưa từng tiếp xúc Đã từng tiếp xúc Số học sinh không hứng thú Số học sinh hứng thú Số học sinh không hứng thú Số học sinh hứng thú 37 30 (81 %) 7 (9 %) 32 (86.4 %) 5 (13.6 %) 8 (21.6 %) 29 (79.4 %) + Thông qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng sau khi học sinh tiếp xúc với tư liệu dạy học trực quan bằng trò chơi đã có sự chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Và tôi tin rằng kết quả ấy đã phần nào góp phần tạo nên kết quả học tập rất đáng khích lệ của các em học sinh. 2.6. Tham quan thực tế: - Có thể nói rằng, tham quan thực tế là một hình thức rất tích cực sau những tiết học lí thuyết trên lớp. Thông qua các buổi tham quan thực tế, giáo viên và học sinh có thể hiểu hơn nhưng gì mình đã dạy và học, đồng thời họ có thể sưu tầm thêm một số tư liệu cần thiết cho mình. Tuy nhiên, có một điều rằng, việc tham quan thực tế là rất tốn kém, mất khá nhiều thời gian của giáo viên và học sinh vì thế hình thức này xưa nay ít được áp dụng. * Ví dụ: Khi dạy xong các bài đọc văn thuộc phần văn học Việt Nam, chúng ta có thể tổ chức cho các em tham quan thực tế một số điểm như: tham quan Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ( thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh) ở thành phố Cao Lãnh- Đồng Tháp; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội; Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu ở huyện Ba Tri- Bến Tre,… 3. Những công việc chuẩn bị cho một tiết dạy có sử dụng tư liệu dạy học trực quan: - Người giáo viên phải chủ động kiểm tra các tư liệu dạy học mà mình đang có. Tất cả phải dảm bảo các tư liệu ấy phải mang tính sư phạm, thẩm mỹ, khoa học và có lợi ích thiết thực khi minh họa cho tiết dạy. - Để có một tiết dạy đạt được kết quả cao, nhất thiết người giáo viên phải đào sâu nghiên cứu kĩ nội dung bài và soạn giảng nghiêm túc. Trước khi lên lớp cần hình dung trước các vấn đề sau: cần nhấn mạnh trọng tâm nội dung nào, áp dụng phương pháp dạy nào, cần sử dụng tư liệu dạy học nào, phân bố thời gian ra sao,… 9 - Ngoài ra, giáo viên còn phải chủ động liên hệ với thư viện, phòng thiết bị để mượn những tư liệu có liên quan hoặc các phương tiện hỗ trợ ( máy chiếu, màn hình, máy hát,…) nếu như tiết dạy đó có ứng dụng công nghệ thông tin. - Đối với một số tiết dạy, giáo viên yêu cầu học sinh trực tiếp hoàn thành các tư liệu thì chúng ta cần chú ý: kiểm tra sự chuẩn bị của các em xem có hoàn thành chưa, dặn dò các em một số lưu ý trước khi trình bày sản phẩm của mình ( chẳng hạn chú ý dung lượng, thời gian,…) 4. Một số lưu ý khi sử dụng tư liệu dạy học trực quan: 4.1. Lưu ý cụ thể: 4.1.1. Đối với việc sử dụng hình ảnh: - Giáo viên nên chú ý là không phải bài giảng nào cũng có thể sử dụng hình ảnh để minh họa hay sử dụng hình nào cũng được mà phải có sự lựa chọn phù hợp. - Để có một bức ảnh mang tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với nội dung dạy thì ít nhất người giáo viên cần phải có một chút kiến thức về hội họa như màu sắc, đường nét, bố cục,… - Khi sử dụng tư liệu ảnh thì giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi, nội dung bình giảng, lời dẫn dắt hợp lí để tránh lúng túng hoặc mất thời gian trong lúc tìm hiểu văn bản. 4.1.2. Đối với việc sử dụng sơ đồ: - Sơ đồ dùng để sơ đồ hóa kiến thức nên nó chỉ thích hợp cho các nội dung củng cố, bài ôn tập hay bài khái quát. - Sơ đồ cần mang tính thẩm mỹ, khoa học, ngắn gọn và bám sát nội dung bài học. 4.1.3. Đối với việc sử dụng bản đồ: - Đối với bản đồ địa lí, lịch sử: + Trước khi sử dụng bản đồ này, giáo viên cần chú ý bản đồ phải thích hợp với nội dung bài dạy. + Người giáo viên phải có những kiến thức tối thiểu về lĩnh vực lịch sử, địa lí có liên quan. - Đối với bản đồ tư duy: + Bản đồ phải cô động, súc tích và mang tính thẩm mỹ. + Tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. + Tránh ghi chép quá nhiều ý không cần thiết. + Tránh dành quá nhiều thời gian để vẽ, viết, tô màu. 10 [...]... trạng…………………………………….….………………….…3 IV Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn- văn học Việt Nam lớp 12 ……………….4 1 Một số khái niệm có liên quan ……………………….……….… 4 1.1 Trực quan ………………………………………….……………4 1.2 Phương tiện trực quan …………………………….…………….4 1.3 Phương tiện dạy học ……………………………….……… … 4 2 Một sô tư liệu dạy học trực quan ……………………….………….5 2.1 Hình ảnh………………………………………………….………... kiến thức - Trong các tiết dạy có sử dụng tư liệu dạy học trực quan, học sinh học sôi nổi, hứng thú hơn - Đa số học sinh đã nhớ và khắc sâu được kiến thức - Nâng cao được khả năng quan sát, nhanh nhạy, tư duy logic và sáng tạo ở các em - Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ngày càng thân thiện hơn 2 Kết quả cụ thể: - Sau một thời gian sử dụng tư liệu dạy học trực quan trong giờ đọc văn- văn học Việt... trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và đảm bảo tính thiết thực - Sở cần có những buổi tập huấn về nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng tư liệu dạy học trực quan - Nhà trường cần bố trí phòng học bộ môn, phòng dạy ứng dụng công nghệ thông tin,…để dễ dàng cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học - Nhà trường cần tận dụng những tư liệu dạy học trực quan có hiệu quả bằng cách... của học sinh còn yếu - Một số tư liệu dạy học và thiết bị hiện đại còn mới mẻ đối với nhiều giáo viên - Tập huấn của sở Giáo dục & Đào tạo về đổi mới phương pháp nói chung và cách thức sử dụng hiệu quả tư liệu dạy học trực quan nói riêng còn hạn chế 12 PHẦN C PHẦN KẾT LUẬN: I Kết quả: 1 Kết quả chung: 1.1 Về phía giáo viên: - Giáo viên đã làm quen dần với các tiết dạy có sử dụng các tư liệu dạy học trực. .. và biết tư ng tận những chi tiết cần thiết trong mỗi tư liệu trực quan để phát huy hết tác dụng của những tư liệu trực quan đó - Để học sinh quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được Trên cơ sở đó giúp họ rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết... thiết bị dạy học của nhà trường - Tổ chuyên môn cần linh hoạt hơn trong việc họp tổ Chúng ta có thể mạnh dạn họp chuyên đề một cách thường xuyên, trong đó có bàn về tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bằng các tư liệu dạy học trực quan - Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng phục vụ cho việc học của các em 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO -1 Giáo trình tâm lí giáo dục 2 Tài liệu giáo dục học. .. phương tiện trực quan ở từng bài dạy - Cần tránh quá lạm dụng làm mất đi đặc trưng của bộ môn - Cần uốn nắn kịp thời những suy nghĩ lệch lạc của học sinh khi quan sát, tiếp cận tư liệu trực quan - Kết hợp linh hoạt với phương pháp dạy truyền thống như phát vấn, bình giảng để đạt được hiệu quả cao nhất - Để đảm bảo tính khoa học và sư phạm, giáo viên cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của tư liệu trực quan mà... trực quan - Bản thân giáo viên có hứng thú hơn trong giờ dạy văn và hiệu quả lên lớp tăng lên rõ rệt - Giáo viên cũng có ý thức hơn trong việc tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ đọc văn - Giáo viên được nâng cao hơn về kĩ năng chuyên môn và đáp ứng được phần nào về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giờ học văn 1.2 Về phía học sinh: - Các em đã tích cực, tự giác và chủ động hơn trong. .. trong giờ đọc văn- văn học Việt Nam lớp 12, tôi nhận thấy việc hứng thú của các em và kết quả học tập cũng đã dược tăng lên đáng kể Sau đây tôi xin đưa ra một số kết quả khảo sát thông qua việc thăm dò khách quan bằng phiếu đối với học sinh ( Kết quả khảo sát được thực hiện lớp 12A2 trong năm học 2 012- 2013): Sĩ số Số học sinh có hứng thú với giờ đọc văn Số học sinh có điểm trung bình môn từ 6.5 trở... nhiều nguồn - Giáo viên cũng cần nắm vững tâm lí học sinh, gần gũi, chuyện trò cùng các em đển nắm bắt thái độ, nguyện vọng của các em đối với bộ môn cũng như giờ học Ngữ văn - Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng tư liệu dạy học trực quan vào đổi mới phương pháp giảng dạy - Khi dạy giáo án điện tử giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi bài và khắc sâu chuẩn kiến . đề tư liệu dạy học trực quan. 2. Một số tư liệu dạy học trực quan: - Như đã nói ở trên, các tư liệu dạy học trực quan là rất nhiều. Nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến những tư liệu dạy học trực. một trong những đề xuất đó là việc nâng cao chất lượng dạy học văn bằng cách sử dụng hiệu quả các tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn, đặc biệt là tiết đọc văn văn học Việt Nam lớp 12. -. mạnh dạn chọn đề tài Phát huy hiệu quả của tư liệu dạy học trực quan trong tiết đọc văn lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy- học văn trong nhà trường, nhất là đối với lớp 12. III. Thực trạng: -

Ngày đăng: 19/08/2014, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w