Trong số các ao hồ tại thủ đô Hà Nội, Hồ Tây tại quận Tây Hồ là hồ tự nhiên lớn nhất với diện tích được xác định là 527,517ha theo nghiên cứu của Viện ST Tài nguyên và Sinh Vật, 2011,
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội
lớn nhất nước ta (cùng với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…) Bên
cạnh vai trò và vị trí quan trọng của mình trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị
và xã hội, Hà Nội còn được biết đến như là một thành phố của ao, hồ, sông
ngòi… với khoảng 20 hồ trong khu vực nội thành có diện tích mặt nước khoảng
765ha (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2010) Trong các thủy vực đó, hồ là
loại thủy vực khá lớn với vai trò và có tầm quan trọng liên quan trực tiếp đến
đời sống văn hóa, phong tục tập quán và nuôi trồng thủy sản của cư dân sống
trong khu vực
Trong số các ao hồ tại thủ đô Hà Nội, Hồ Tây tại quận Tây Hồ là hồ tự nhiên
lớn nhất với diện tích được xác định là 527,517ha (theo nghiên cứu của Viện
ST Tài nguyên và Sinh Vật, 2011), dung tích nước khoảng 9 triệu m3
(một số ý kiến khác cho rằng hiện nay diện tích của Hồ Tây nhỏ hơn - ước đạt chỉ còn
khoảng 517ha)
Hồ Tây được xem là một cảnh quan thiên nhiên đẹp và độc đáo ở ngay nội
thành Hà Nội, đây là địa danh gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam nói
chung và lịch sử của thủ đô Hà Nội nói riêng Với vị trí nằm ở trung tâm của
thủ đô Hà Nội, ngoài chức năng điều hòa không khí, Hồ Tây còn có nhiều giá
trị/chức năng khác như: nuôi trồng thủy sản, tiếp nhận và điều tiết nước ngầm,
kiểm soát ngập lụt và dòng chảy, tiếp nhận và giữ chất lắng đọng, tiếp nhận và
giữ chất dinh dưỡng, vui chơi giải trí và du lịch… (Hoàng Văn Thắng, 2003)
Có thể thấy rằng Hồ Tây là một sinh cảnh rất quan trọng trong cân bằng sinh
thái và bảo vệ môi trường của thủ đô Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá
trị của Hồ Tây cần được tiến hành cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa
và du lịch của thủ đô Hà Nội Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển đô thị và đặc
biệt là quá trình đô thị hóa hiện nay, diện tích hồ ngày càng bị thu hẹp Các
chức năng hệ sinh thái của hồ đã và đang có nhiều thay đổi thay đổi - chủ yếu
theo hướng xấu đi Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên hiện hữu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
BÙI NGUYÊN PHỔ
NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC HỒ TÂY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÁT TR IỂN ĐÔ THỊ TỚI CÁC CHỨC NĂNG ĐÓ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội - Năm 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-
BÙI NGUYÊN PHỔ
NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC HỒ TÂY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỚI CÁC CHỨC NĂNG ĐÓ
Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HOÀNG VĂN THẮNG
Hà Nội - Năm 2012
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài ……… 1
2 Mục tiêu nghiên cứu ……… 2
3 Phạm vi nghiên cứu ……… 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Các khái niệm ……… 3
1.1.1 Hệ sinh thái đất ngập nước ……… 3
1.1.2 Phát triển đô thị ……… 7
1.2 Các nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị trên thế giới ……… 8
1.3 Nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ……… 11
1.4 Các nghiên cứu liên quan tới Hồ Tây ……… 13
CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……… 17
2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ……… 17
2.2.1 Phương pháp luận ……… 17
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu 20
Trang 4MỤC LỤC
Trang
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ……… 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây ……… 22
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ……… 23
3.2 Hiện trạng môi trường và đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây 28
3.2.1 Hiện trạng môi trường Hồ Tây 28
3.2.2 Đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây 32
3.2.3 Chức năng hệ sinh thái Hồ Tây 41
3.3 Ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng của hệ sinh thái Hồ Tây 50
3.3.1 Phát triển đô thị ở quận Tây Hồ 50
3.3.2 Các công trình thu gom và xử lý nước thải xung quanh hồ Tây 55 3.3.3 Ảnh hưởng của phát triển đô thị và đô thị hóa tới các chức năng của Hồ Tây 55
3.3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý hệ sinh thái hồ Tây 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77 Phụ lục 1 Danh sách các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xung quanh Hồ Tây 77
Phụ lục 2 Các doanh nghiệp cùng với số tàu du lịch, xuồng và thuyền hoạt động trên Hồ Tây 82
Phụ lục 3 Tổng hợp các di tích lịch sử khu vực Hồ Tây 83
Phụ lục 4 Một số làng nghề xưa ở ven Hồ Tây 90
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 5 Thành phần loài thực vật nổi tại Hồ Tây ………… 98 Phụ lục 6 Thành phần loài động vật nổi Hồ Tây 101
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế xã hội lớn nhất nước ta (cùng với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…) Hà Nội là thành phố của ao, hồ, sông ngòi… với khoảng
20 hồ trong khu vực nội thành có diện tích mặt nước khoảng 765ha (Hoàng Văn Thắng, Lê Diện Dực, 2010)
Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất với diện tích được xác định là 527,517ha (theo nghiên cứu của Viện ST Tài nguyên và Sinh Vật, 2011.), dung tích nước khoảng 9triệu m3; một số ý kiến khác cho rằng hiện nay diện tích của hồ Tây nhỏ hơn (ước đạt chỉ còn khoảng 517ha) Hồ Tây được xem là một cảnh quan thiên nhiên đẹp và độc đáo ở ngay nội thành Hà Nội, đây là địa danh gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sủ của thủ đô Hà Nội nói riêng
Hồ là nơi tham quan du lịch của rất nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước Bởi vậy, việc “Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó” để nhận thức được tầm quan trọng và có thể đưa
ra biện pháp nhằm duy trì, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái hồ, bảo đảm chất lượng môi trường hồ ở mọi khía cạnh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hiện trạng các chức năng của hệ sinh thái ĐNN Hồ Tây; xác định các đặc trưng của phát triển đô thị tại khu vực quận Tây Hồ;
và nghiên cứu cứu những ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đô thị tới các chức năng, từ đó đề xuất các giải pháp để hạn chế những
Trang 7ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để việc sử dụng, khai thác hồ Tây được hiệu quả và bền vững
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực hồ Tây và quận Tây Hồ - là khu vực có vị trí và vai trò quan trọng của thành phố Hà Nội, trong đó đề tài tập trung vào hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây Phạm vi về chuyên môn: Đề tài tập trung nghiên cứu đến các khía cạnh sau: (1) - Chức năng ĐNN đô thị và (2) - Tác động/ảnh hưởng của phát triển đô thị lên các chức năng của ĐNN
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Hệ sinh thái đất ngập nước
Theo Công ước Ramsar, 1971: Đất ngập nước được định nghĩa như sau:
“ĐNN được coi là những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực
nước, bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm
thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt,
nước lợ hay nước mặn kể cả những vực nước biển có độ sâu không
quá 6m khi triều thấp” (Lê Diện Dực, Hoàng Văn Thắng, 2012)
ĐNN có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư,
kể cả dân cư sinh sống tại các đô thị Hiện nay, khoảng 70% dân số thế
giới sống ở các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các thuỷ vực nước
ngọt nội địa (Dugan, 1990) Đất ngập nước còn là nơi sinh sống của một
số lượng lớn các loài động vật và thực vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm
(Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực, 2006)
Các loại hình ĐNN Hà Nội: Gồm có đất ngập nước nội địa và đất
ngập nước nhân tạo
Các chức năng/ giá trị của ĐNN: Theo mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ, 2005 Đánh giá thiên niên kỷ HST có các dịch vụ/chức năng
gồm: (1) Dịch vụ cung cấp: Cung cấp lương thực – thực phẩm;
cung cấp nước sạch, gỗ, sợi, củi đốt, khoáng sản và tài nguyên di
truyền, (2) Dịch vụ điều tiết: Điều tiết khí hậu, điều tiết lũ lụt, thiên
tai và lọc sạch nguồn nước (3) Dịch vụ văn hóa: Giá trị thẩm mỹ,
giá trị về tinh thần, giá trị về giáo dục và nghỉ dưỡng (4) Dịch vụ hỗ
trợ: Gồm chu trình dinh dưỡng, hình thành đất và các sản phẩm sơ
cấp
Trang 91.1.2 Phát triển đô thị
(1) Là sự tập trung của dân số (2) Là quá trình lan tỏa của văn hóa
đô thị tới vùng nông thôn (3) Là quá trình di dân vào thành phố và hội nhập theo phong cách sống của thành phố (4) Là quá trình mà tỷ
lệ người sống ở các khu đô thị ngày càng tăng (5) Là quá trình phát triển các khu đô thị…
Tuy có nhiều các cách hiểu về phát triển đô thị và đô thị hóa nhưng
ta có thể thống nhất với định nghĩa sau: “Đô thị hóa là quá trình tập
trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống”
(Nguyễn Thế Bá,1999 trong Phan Thị Hương Linh, 2008)
Như vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra là quá trình hình thành các yếu
tố thúc đẩy xã hội phát triển, các yếu tố đó bao gồm:
(1) Dân số đô thị tăng lên, các hoạt động, sinh sống của người dân chuyển sang lối sống công nghiệp ở thành thị (2) Tỷ lệ phi nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng lên (3) Đô thị hóa tạo ra động lục phát triển và tăng GDP (4) Quá trình đô thị hóa là quá trình nền văn minh đô thị được xác lập ngay trong lòng cộng đồng dân cư đô thị
1.2 Các nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị trên thế giới
Phát triển đô thị và đô thị hóa bắt đầu ở phương tây, sau đó lan sang
Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX và tới châu Á những năm 60 của thế
kỷ XX Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển gần 80 - 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú tại đô thị, số người sống trong đô thị hiện nay đã tới 50% dân số của thế giới
Trang 10Trong thời đại ngày nay, sự phát triển đô thị và đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ - ước tính tới năm 2030 sẽ có hơn 60% dân số toàn cầu sẽ sống ở đô thị (UN, 2010) Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong đó có các khu vực ĐNN
là rất cần thiết đối với dân cư đô thị Chính vì vậy, vai trò của hệ sinh thái ĐNN đô thị đối với sự phát triển bền vững của các đô thị ngày càng được coi trọng và được cộng đồng quốc tế quan tâm nghiên cứu Phát triển đô thị mà điển hình là quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu của của quá trình công nghiệp hóa, là xu thế chung của quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp Đây là một tiến trình phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lưc lượng sản xuất, trong lối sống, văn hóa
1.3 Nghiên cứu về ĐNN và phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Từ việc là một nước cơ bản là nông nghiệp với số lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 80% dân số, cho tới những năm 90 của thế
kỷ trước, Việt Nam vẫn còn là đất nước có tỷ lệ đô thị hóa không cao (17 -18%) Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên quy mô toàn quốc (năm 2007
tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%; năm 2010 đạt 30% và dự báo đến năm 2030
là 44% (UN, 2010) Sự phát triển đô thị này được thể hiện qua các yếu tố như: dân số tại đô thị tăng lên nhanh chóng, hàng loạt cơ sở
hạ tầng được hình thành và xây dựng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động rõ rệt, sự gia tăng dân số tại các khu vực trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam (VD: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…)
Trang 11Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì phát triển đô thị tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng còn có nhiều mặt tiêu cực có thể kể ra như:
(1) - Quá trình phát triển đô thị gây ra các vấn đề về xã hội (như tệ nạn
xã hội, sức ép dân số, nghề nghiệp…) và đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật
(2) - Phát triển đô thị và đô thị hóa của một vùng kéo theo sự thay đổi của kinh tế, xã hội và cả chính trị của vùng đó
(3) - Đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh là nguyên nhân gây nên những biến đổi môi trường và xã hội một cách sâu sắc
(4) - Quá trình phát triển đô thị nhanh tạo ra những áp lực lên khả năng cung cấp năng lượng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông, vệ sinh môi trường (rác thải, nước thải, tài nguyên thiên nhiên…) và an ninh Ngoài ra việc dân số gia tăng cũng làm gia tăng sự ô nhiễm và thiếu hụt các dịch vụ cơ bản như nhà ở, điện nước…và các nhu cầu khác
Hà Nội là thành phố nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng sông Hồng và được mệnh danh là thành phố của sông, hồ Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và để xứng đáng với đầu tầu kinh tế của vùng đồng bằng bắc bộ Kinh tế của
Hà Nội đã có những thay đổi to lớn, tốc độ đô thị hóa của thành phố so với những tỉnh thành khác là rất cao (20 - 30% vào năm 2010) và ước tính từ 55 - 60% vào năm 2020 (Ngô Thắng Lợi, 2010) Với sự phát triển đô thị nhanh chóng thì bên cạnh những mặt tích cực đã thấy rõ thì cũng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: sự di cư mạnh từ nông thôn
ra thành thị gây nên áp lực về dân số và phân bố dân số, sự phát triển
Trang 12các tài nguyên sinh học khác; sức ép về ô nhiễm môi trường và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt động kinh tế, xã hội… Các khu vực đất ngập nước (điển hình là các ao hồ, sông ngòi) từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển của thành phố Hà Nội và là một bộ phận quan trọng đối với cuộc sống của người dân của thủ đô Trong bối cảnh phát triển đô thị và xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh chóng đang diễn ra hiện nay Các vùng đất ngập nước của Hà Nội đã và đang phải chịu những áp lực rất lớn mà điển hình là bị san lấp gây thu hẹp diện tích để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, đường xá; ngoài ra hầu hết các ao hồ tại thủ đô chỉ có vai trò như là một nơi chứa nước thải, chất thải rắn… từ các hoạt động kinh tế xã hội Các chức năng của hệ sinh thái và vai trò của hệ sinh thái đã và đang bị ảnh hưởng
nghiêm trọng
1.4 Các nghiên cứu liên quan tới hồ Tây
Hồ Tây là hồ nằm ở phía Tây Bắc trong lòng nội thành TP Hà Nội với diện tích khoảng 527ha với độ sâu trung bình của hồ khoảng 1,6 - 2m Trong quá trình phát triển đô thị mà đặc trưng là đô thị hóa Các hoạt động phát triển đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng và khu vực hồ Tây cũng không phải là một ngoại lệ Việc phát triển đô thị mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển cũng như cải thiện đời sống của người dân, tuy nhiên phát triển đô thị tại khu vực thành phố Hà Nội nói chung và hồ Tây nói riêng cũng đã và đang tạo ra những sức ép đáng
kể lên đất ngập nước hồ Tây, những sức ép đó là ô nhiễm môi trường, mất nơi sinh sống của sinh vật, thu hẹp diện tích, suy giảm các chức năng hệ sinh thái… Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ vô cung nguy cấp về các vấn đề liên quan tới môi trường
Trang 13CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khu vực hồ Tây thuộc địa
bàn quận Tây Hồ trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực mặt nước
và khu vực xung quanh hồ Tây
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 4 ÷ 12/2012
Các số liệu, thông tin trong đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian những năm gần đây
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Gồm có phương pháp kế thừa tài liệu, pương pháp khảo sát thực địa, phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp phân tích hệ thống
và phương pháp trình bày số liệu
Trang 14CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây
a Vị trí địa lý và diện tích của Hồ Tây
Số liệu gần đây nhất theo đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý hồ Tây” của BQL Hồ Tây thì diện tích của hồ là 527,517ha Hồ Tây là hồ tự nhiên có chiều dài gần 3 km, rộng từ 1 - 2km, độ sâu trung bình đạt
từ 2 - 3m, trong đó phần hồ tại phía Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn phần hồ phía Đông Nam
b Đặc điểm khí hậu thủy văn
Hồ Tây nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Nhiệt độ không khí ven hồ nhìn chung thấp hơn các khu vực khác trong thành phố Độ ẩm không khí trung bình tháng dao động từ 80 -
90 % và biến động theo mùa
Hướng gió thịnh nhành ở giữa hồ trong mùa đông là Bắc và Đông Bắc, mùa hè là Đông và Đông Nam Tốc độ gió ở giữa hồ dao động
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu được công bố trong niên giám thống kê Hà Nội năm