1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

TRIỆU PHÚ NÔNG DÂN - Kinh nghiệm và bí kiếp làm giàu từ 100 nông dân triệu phú

284 3,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 284
Dung lượng 14,38 MB

Nội dung

TRIỆU PHÚ NÔNG DÂNKinh nghiệm và Bí kíp làm giàu từ 100 nông dân triệu phúLời giới thiệuDù là những nông dân chân đất thực thụ hay những người không phải là nông dân, dù là có bằng cấp cao hay chỉ biết đọc biết viết, dù là học Việt Nam hay du học ở các nước tiên tiến trên thế giới, thì thành công của những “Nông dân Triệu phú” này có một điểm chung, đó là họ bắt đầu từ nghề nông nghiệp, một nghề mà dường như bị đánh giá quá thấp trong thời đại công nghiệp và công nghệ thông tin như hiện nay và với số vốn khá nhỏ. Thành công của những “Nông dân Triệu phú” này không “kinh thiên động địa” kiếm ra hàng triệu đô la như chúng ta “lâu lâu” mới nghe thấy trên báo đài. Cái thành công mà họ có được chính là kiếm từ vài chục đến vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng Việt Nam một năm, tùy khả năng của từng người, và quan trọng hơn nữa đó là họ làm chủ được chính cuộc sống của mình.Có hàng trăm ý tưởng khởi nghiệp của các “Nông dân Triệu phú” đã thành công được nêu ra trong cuốn sách này. Nếu bạn cũng muốn làm một “Nông dân Triệu phú”, hãy lựa chọn những ý tưởng nào phù hợp với sở thích và hoàn cảnh của bạn. Chúc bạn thành công

Trang 1

1

TRIỆU PHÚ NÔNG DÂN Kinh nghiệm và Bí kíp làm giàu từ

100 nông dân triệu phú

Đoàn Vinh Thăng tổng hợp

Trang 2

Lời giới thiệu

Dù là những nông dân chân đất thực thụ hay những người không phải

là nông dân, dù là có bằng cấp cao hay chỉ biết đọc biết viết, dù là học Việt Nam hay du học ở các nước tiên tiến trên thế giới, thì thành công của những

“Nông dân Triệu phú” này có một điểm chung, đó là họ bắt đầu từ nghề nông

nghiệp, một nghề mà dường như bị đánh giá quá thấp trong thời đại công nghiệp và công nghệ thông tin như hiện nay và với số vốn khá nhỏ Thành

công của những “Nông dân Triệu phú” này không “kinh thiên động địa” kiếm

ra hàng triệu đô la như chúng ta “lâu lâu” mới nghe thấy trên báo đài Cái thành công mà họ có được chính là kiếm từ vài chục đến vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng Việt Nam một năm, tùy khả năng của từng người, và quan trọng hơn nữa đó là họ làm chủ được chính cuộc sống của mình

Có hàng trăm ý tưởng khởi nghiệp của các “Nông dân Triệu phú” đã

thành công được nêu ra trong cuốn sách này Nếu bạn cũng muốn làm một

“Nông dân Triệu phú”, hãy lựa chọn những ý tưởng nào phù hợp với sở thích

và hoàn cảnh của bạn

Chúc bạn thành công!

Trang 3

3

Nuôi gà, lợn thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm

Từ cơm không đủ no, giờ đây chị Kăn Nhung ở thôn Ka Cú, xã Hồng Vân, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đã có cơ ngơi khang trang với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ

có vài mái nhà lá đơn sơ "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại

Theo chị Nhung, nhiều lúc vợ chồng định bỏ nhà đi tìm nơi ở mới Có khi muốn về thành phố làm thuê kiếm tiền lo cho con ăn học Tuy nhiên, bàn

đi tính lại, vợ chồng chị quyết định vay mượn gia đình, người thân cùng sự giúp đỡ của Hội nông dân xã hỗ trợ vốn ban đầu xây chuồng trại, mua đôi lợn giống về nuôi Ngày ngày, chị cần mẫn khai khẩn đất đai, trồng rau, khoai, sắn, lặn lội đi hái rau rừng về chăm đôi lợn

Chị Kăn Nhung đang chăm đàn lợn

Trang 4

Trời không phụ công người, đôi lợn của chị lớn rất nhanh Sau 4 tháng nuôi, chị xuất chuồng bán được 3,5 triệu đồng “Nói thật cả đời mình chưa từng cầm số tiền nhiều như vậy Lúc cân lợn lấy tiền mà tay vẫn cứ run” - chị Kăn Nhung nhớ lại

Có tiền, vợ chồng chị mua thêm lợn giống về nuôi Chị còn vay thêm

30 triệu đồng tăng quy mô đàn lợn Ngoài ra, chị nuôi thêm gà, vịt và nấu rượu vừa để bán, vừa để nuôi lợn

Chỉ vào những con lợn béo núc ních, chị Kăng Nhung bấm đốt tay nhẩm tính, mỗi năm xuất 3 lứa lợn chị đã có gần 100 triệu đồng; gần 400 con

gà, vịt kiếm chừng 10 triệu đồng một năm

Từ không có một sào đất, đến nay vợ chồng chị đã khai hoang được 3ha đất đồi để trồng sắn xen khoai lang vừa làm thức ăn cho lợn, gà, vừa cho thu nhập 7 triệu đồng mỗi năm

Chí thú làm ăn, từ đôi bàn tay trắng, giờ đây vợ chồng Kăn Nhung đã

có cơ ngơi khang trang Quanh ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của chị là một vườn cây ăn trái cam, quýt, xoài… trĩu quả cho chị thu nhập gần 10 triệu đồng mỗi năm Hai con chị cũng được đến trường (con lớn học lớp 5, con nhỏ học lớp 1)

Ông Lê Ngọc Hòa- Chủ tịch Hội ND xã Hồng Vân khẳng định: “Vợ chồng Kăn Nhung tuy còn trẻ nhưng là gia đình có kinh tế vững chãi trên vùng cao A Lưới này”

Theo Dân Việt

Trang 5

5

Làm giàu nhờ nuôi chim cu

Sau 4 năm du học, chàng trai Nguyễn Văn Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) quyết định về quê nuôi chim Trang trại của anh hiện thu lãi gần 200 triệu đồng mỗi tháng

Ở thôn Hiệu Chân (Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội), mỗi khi có ai hỏi thăm chàng trai Nguyễn Văn Phúc, người dân đều chỉ dẫn tận tình kèm theo lời khen: "Cậu đó thế mà giỏi, làm việc không giống ai, giờ có nhiều tiền lắm"

Từ năm 2010, Phúc bỏ thành phố về quê nuôi chim Giờ anh đã có 3 trang trại nuôi 5.600 chim bồ câu và hơn 600 chim cu gáy "Năm tôi bắt đầu theo nghiệp nuôi chim, ít ai nuôi quy mô thế này", chàng trai chia sẻ, khuôn mặt rạng ngời vẻ hạnh phúc

Ông chủ doanh nghiệp nuôi chim Hồng Phúc từng là một du học sinh Nga Khát khao làm giàu anh chuyển sang nuôi chim và thành công

Ảnh: Thanh Tùng

Trang 6

Năm 2005, Phúc sang Nga học ngành công nghệ thông tin Tốt nghiệp đại học, anh về nước làm việc tại một công ty máy tính có tiếng ở Hà Nội với lương 8 triệu đồng Được vài tháng thì công ty chuyển chế độ chuyên viên thành cử nhân bình thường, lương bổng giảm một nửa Không đủ chi tiêu, anh nghỉ làm về quê mở quán Internet, thi thoảng phụ bố mẹ chăm sóc đàn chim

bồ câu nhỏ của gia đình

"Khi tôi quyết định về quê nuôi chim, cả nhà phản đối gay gắt Làng xóm bảo tôi là dở người, tốn bao nhiêu tiền của đi học lại về làm anh nông dân cực nhọc, thu nhập ba cọc ba đồng", anh tâm sự

Lúc khởi nghiệp, Phúc vay mượn 60 triệu đồng và biến tầng 2 nhà mình thành nơi nuôi chim Anh mua 100 đôi bồ câu giống Pháp, Mỹ, Hà Lan, chứ không nuôi bồ câu ta như bố mẹ Chàng trai trẻ nghĩ không cần học hỏi kinh nghiệm của ai vẫn tự mình nuôi được 3 tháng sau đàn chim chết hàng loạt Thất bại lần đầu, anh làm lại lần hai, chủ động học hỏi kinh nghiệm từ bố, dành nhiều tháng đi các tỉnh thành phía Bắc học hỏi Lứa chim này anh đã thành công, tăng số lượng đàn lên gấp ba lần Bước đầu, ông chủ trẻ cũng gây dựng được những khách hàng quen

Trong khi nuôi bồ câu, anh Phúc cũng mua thêm một số chim cu gáy về chơi thỏa đam mê Chàng cử nhân công nghệ nảy ra một ý tưởng điên

rồ: Bắt chim cu gáy tự nhiên về nhà nuôi đẻ Anh cho hay, tìm được một con chim ưng ý không hề đơn giản, phải chọn loại có bố mẹ giọng tốt, mã đẹp, ngực nở, chân cao, mắt vàng cát, cườm hạt nhỏ như ông cha có câu "cườm vàng thì giọng thổ, bỏng nổ thì giọng kim" Để chọn chim gáy cảnh cần giống chim khách, bạo dạn, những con nhát hơn sẽ mua làm chim đẻ

Thời điểm thử nghiệm nuôi chim đẻ mang đến cho anh Phúc nhiều buồn vui Ban đầu, anh ghép con trống và mái vào một chuồng, không để ý con mái đã bị chim trống mổ chết, hoặc ngược lại Vài lần như thế khiến Phúc vắt óc suy nghĩ, tìm hiểu sâu về giống chim này

Chim cu là giống kén bạn tình "Để ghép đôi cho chúng, tôi đặt chuồng chim mái và trống cạnh nhau khoảng một tuần cho chúng làm quen, sau đó

Trang 7

7

mới ghép lồng, quan sát ít nhất nửa ngày xem nó có hòa hợp không Khi chim

đẻ, tuyệt đối không được sờ tay vào trứng để cho nó tự ấp, tự nở", anh Phúc cho hay Để tăng khả năng sinh sản, anh mua giống chim cu Pháp về huấn luyện chuyên ấp thuê cho chim gáy Việt Như vậy, trong một năm chim sẽ sinh sản được 20 lần, mỗi lần 2 quả, so với chỉ 6 lần như thông thường Làm đúng quy trình trên, một chim mái sẽ cho ra đời 40 chim con mỗi năm

Chim cu là giống nhát người nên từ khâu lựa chọn huấn luyện thành

chim cảnh, anh Phúc phải chọn những con bạo dạn Ảnh: Phan Dương

Trong việc nuôi chim đẻ, cứ 6 tháng Phúc phải thay đổi bạn tình cho chúng một lần để cải thiện chất lượng giống Chim cu một tháng tuổi, giọng thổ đang được bán 800.000 đồng một đôi, giọng kim là 500.000 đồng một đôi Nuôi được chim, anh Phúc cũng học hỏi kinh nghiệm để dạy chúng.Thời điểm huấn luyện tốt nhất là từ 8 tháng đến một năm Mỗi sáng, anh phát những bản thu âm giọng cu gáy hay để cho chim con nghe Ngoài ra, anh còn huấn luyện chúng tập theo cử động của ngón tay hoặc đặt con mới gáy được 2 lèo cạnh con gáy được 3 lèo Các cụ vẫn bảo "con gà tức nhau tiếng gáy", giống chim cũng thế Nhờ cách này mà chúng rất nhanh tiến bộ

Trang 8

Chăm sóc chim cu cảnh cũng không hề đơn giản Thức ăn cho chim bao gồm vừng, thóc, kê Mùa nóng, anh Phúc cho thêm nước điện giải, mùa đông cho nước muối, trong ngày phải kiểm tra có kiến, giòi, bọ không Vào mùa hè cứ 2 ngày chim tắm một lần cho bộ lông đẹp mượt mà

Phúc có 3 cơ sở nuôi chim, thời điểm cao nhất anh có tới 8.000 chim bồ câu Ngoài các thành viên trong gia đình, anh phải thuê thêm 4 người

khác chăm sóc chim Ảnh: Phan Dương

Nếu như chim bồ câu mang lại thu nhập lớn thì với cu gáy, ngoài thu nhập tạm ổn, anh Phúc còn có thêm nhiều niềm vui Chàng trai trẻ say

sưa kể những thời điểm chạy xe khắp các ngõ ngách Hà Nội rao bán chim hay những ngày tháng lượt khắp các miền rừng Phú Thọ, Thanh Hóa, Ninh Bình tìm chim hay Có lần, anh rất ưng một con cu gáy 3 tuổi, gáy được 6 lèo, dáng

mã, lông mượt mà Nhiều lần anh đến gạ bán khiến chủ nhà bực tức đuổi đi Tới lần thứ 10, họ mới đồng ý bán chim với giá 10 triệu đồng, trong khi giá anh đưa ra lần đầu là 6 triệu

Cách đây 2 năm có một vị khách ở Hòa Bình ưng con cu gáy giá 12,5 triệu đồng Qua điện thoại, anh Phúc cho biết nó có ngoại hình hoàn hảo, gáy hay nhưng lúc ba ông khách tới thì làm cách nào con chim cũng không gáy

Trang 9

9

Họ tỏ ra khá thất vọng vì đi một quãng đường xa tới, lại nghĩ Phúc buôn bán không đáng tin Khi ông khách ra khỏi nhà khoảng 100 m, đột nhiên chim gáy vang, giọng trầm ấm Họ vào nhà xin lỗi và còn trả cho anh hơn giá đưa ra để

sở hữu người bạn nhỏ này

"Nhiều người chơi cu gáy có kinh nghiệm dọa chim để thử độ gan của

nó Khi đi mua chim, người ta cũng chọn ngày nắng, không đi ngày râm và mưa vì nó sẽ không gáy", ông chủ trẻ cho biết thêm

Một nghệ sĩ ở Bắc Ninh từng mua chim cu gáy của Phúc chia sẻ, một lần ông đến nhà họ hàng chơi thì nghe nói trong xóm có Phúc huấn luyện chim giỏi Ông dựng xe sát tường lắng nghe giọng cu gáy và khá ưng chất giọng khỏe của một con Hai ngày tiếp theo, ông không ngại đi vài chục km đến và cũng chỉ đứng bờ rào nghe "trộm" chim gáy Đến ngày thứ 4, ông mới vào mua con chim mình mê mẩn Giờ ông trở thành một người bạn chơi chim với ông chủ trẻ sinh năm 1987 này

Thành công sớm, Nguyễn Văn Phúc cũng giúp đỡ rất nhiều người khác thành lập cơ sở nuôi chim và đóng góp xây dựng quê hương Cách đây vài tuần anh lên chức bố lần hai Mái ấm có người vợ đảm và hai đứa con (một gái, một trai) luôn chờ anh về sau những ngày làm việc căng thẳng

Phan Dương

Trang 10

Tiết lộ của lão nông thu bộn tiền từ vịt và cá

Với việc nuôi cá truyền thống và

vịt đẻ, mỗi năm ông Phạm Xuân Thủy ở

xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh

Bình) thu lãi hơn 500 triệu đồng

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại,

ông Thủy kể, những năm trước đây gia

đình ông thuộc diện nghèo của xã Năm

2011, xã quy hoạch xây dựng vùng chăn

nuôi thủy sản, thấy cơ hội làm giàu đến, ông bàn với vợ nhận đất để làm

“Ngày đầu ra lập lán trại cũng gặp nhiều khó khăn lắm, nhưng rồi vợ chồng vừa làm, vừa động viên nhau cố gắng, dần dần cơ ngơi cũng ra tấm, ra miếng” - ông Thủy nhớ lại

Hiện, với cơ ngơi 15.000m2 thì diện tích ao cá truyền thống hơn 6.000m2, diện tích còn lại ông Thủy quy hoạch để cấy lúa và thả nuôi hơn 1.000 vịt đẻ

Ông Thủy khoe: “Mỗi năm tôi bán gần chục tấn cá thương phẩm các loại, cùng với hàng vạn quả trứng vịt, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm”

Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, ông Thủy cho biết, khi đào ao nuôi cá, các chủ trại cần chú ý đào ở giữa ao sâu hơn so với xung quanh để khi mùa đông lạnh cá sẽ xuống tránh rét

“Trong nuôi cá, khâu chọn giống cũng rất quan trọng, muốn thành công cần mua giống ở những nơi uy tín, khi thả nuôi mới nhanh lớn được” - ông Thủy tiết lộ

Ông cũng thường xuyên cung cấp cá giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi

cá, vịt cho các hộ khác trong xã, nhờ có ông mà nhiều hộ dân ở xã Yên Thái

đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn, của để

Trang 11

11

Như gia đình anh Nguyễn Văn Khắc, từng được biết đến là một hộ nghèo nhất xã, nhưng từ ngày được ông Thủy hướng dẫn đào ao thả cá, nuôi vịt, đến nay anh Khắc đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Nói về ông Thủy, anh Khắc bảo: “Bác Thủy tốt lắm, không có bác giúp chắc gia đình tôi khó mà thoát nghèo được chứ nói gì đến có thu nhập cao như hiện nay”

Bà con muốn mua cá, vịt hoặc học hỏi kỹ thuật, liên hệ với ông Phạm Xuân Thủy qua số điện thoại: 01662574177

Đăng Quang

Theo danviet.vn

Trang 12

"Ông trùm" gà Đông Tảo

Xuất phát từ những đam mê từ giống gà

nổi tiếng của quê hương, sự năng động, tinh

thần ham học hỏi, sáng tạo, dám nghĩ, dám

làm, anh Lê Quang Thắng (xã Đông Tảo -

huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên) đã rất

thành công với mô hình chăn nuôi và kinh

doanh gà Đông Tảo với mức thu nhập lên đến

hàng trăm triệu đồng mỗi năm - một tấm

gương tiêu biểu về phát triển kinh tế gia đình;

một thành viên tích cực trong Câu lạc bộ nông

dân

Anh Thắng gà

Sau khi lập gia đình, với số vốn tiết kiệm được, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua gà giống về chăn nuôi thử theo hướng gà thương phẩm và gà giống Thấy có kết quả khả quan anh quyết định tăng số lượng đàn

gà của mình Đến nay, gia đình anh đã có khoảng gần 1.000 con gà trong đó

có 350 con gà thương phẩm, hơn 500 con gà giống Giá gà Đông Tảo tùy vào

độ lớn và đẹp của đôi chân Một con gà nặng chỉ 2 - 3 kg nhưng nếu chân to, đẹp thì có thể bán với giá vài triệu đồng Hiện tại, anh Thắng bán với 3 mức giá: Gà thịt thương phẩm trung bình từ 220 - 250 nghìn đồng/kg, gà đẹp loại hai từ 2 - 4 triệu đồng/con, gà đặc biệt từ 10 -15 triệu đồng/con Thậm chí có nhiều con chân đẹp, thô, lông mượt bật tông đúng dòng (tức thuần chủng F1)

có giá cả vài chục triệu đồng Ngoài ra, anh còn bán gà giống loại 1 tháng thuần chủng với giá 400 nghìn đồng/con, loại F2 với giá 200 nghìn đồng/con Mỗi năm, anh Thắng cho xuất chuồng gần 1 tấn gà thịt thương phẩm Năm

2013 anh thu được 2 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn thu lãi hơn 500 triệu đồng

Dự kiến năm nay anh sẽ thu được hơn 2 tỷ đồng, trừ chi phí anh sẽ thu lãi hơn

600 triệu đồng

Trang 13

13

Gà Đông Tảo có một đôi chân rất to, to gấp nhiều lần các loại gà khác

Nó là loại gà có cơ thể lớn, lúc trưởng thành, con trống nặng 4,5kg và con mái nặng 3,5kg Gà nuôi sau 160 ngày thì bắt đầu đẻ Gà con có lông màu trắng đục, khi trưởng thành, con mái có màu lông vàng nhạt hoặc nâu nhạt Còn con trống trông oai vệ hơn Đây là giống gà được dân xã Đông Tảo nuôi qua nhiều đời và cũng rất tự hào về nó

Trong những năm gần đây giống gà quý Đông Tảo đã và đang được các cấp chính quyền địa phương bảo tồn và nhân diện rộng với hàng nghìn hộ chăn nuôi gà Từ mô hình nuôi gà thành công và nổi tiếng của gia đình anh Thắng, có nhiều các đơn hàng và bà con trong cả nước tìm về đây mua con giống và học hỏi kinh nghiệm Từ thực tế này anh Thắng đứng ra thành lập và làm Chủ tịch hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo với 130 thành viên để tạo điều kiện cho những hộ nuôi gà trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm Với một tâm niệm là mang được thương hiệu gà Đông Tảo của quê hương " phủ sóng cả nước"

Hoàng Hằng

Trang 14

Dám làm, có cơ ngơi bạc tỷ

Lập nghiệp với hai bàn tay

trắng, nhưng bằng sự năng

động, nhạy bén thị trường, ông

Trần Văn Hài (58 tuổi), ở xã

Trực Hùng, huyện Trực Ninh,

Nam Định đã sở hữu một cơ

ngơi mà nhiều người mơ ước:

Chủ cơ sở sản xuất sợi PE, với

doanh thu hàng chục tỷ đồng

mỗi năm

Ông Hài kể: “Trước đây, gia đình tôi làm nông, vất vả, thiếu thốn trăm

bề Năm 1990, tôi có dịp ra Hải Dương, được tiếp cận với cơ sở sản xuất sợi

PE - một nguyên liệu phục vụ ngành dệt may Thấy đây là mô hình cho thu nhập cao và thích hợp với điều kiện gia đình nên tôi ở lại tìm tòi, học hỏi cách làm Năm 1992, khi đã nắm chắc kỹ thuật trong tay, tôi trở về quê, mạnh dạn

mở cơ sở sản xuất sợi PE”

Ban đầu, ông lắp một dàn máy vừa học vừa làm Trong quá trình sản xuất, ông mày mò, cải tiến, chế tạo thay thế linh kiện phụ tùng máy để tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa Năm 2007, được UBND xã và Hội

ND các cấp tạo điều kiện, gia đình ông đã chuyển cơ sở sản xuất ra cụm công nghiệp tập trung của xã với diện tích mặt bằng hơn 3.000m2

Đồng thời, được Hội ND xã giúp đỡ, ông làm đơn và được Ngân hàng NNPTNT cho vay 800 triệu đồng Từ đây, ông bắt đầu làm ăn lớn Ông đầu tư xây dựng 1 trạm điện công suất 150kVA, 2 dàn máy mới, các thiết bị phụ trợ… với tổng đầu tư hơn 5 tỷ đồng

Sau 22 năm gắn bó với nghề, đến nay ông sở hữu trong tay một khối tài sản lớn về thu nhập cũng như kinh nghiệm Mỗi năm gia đình ông cung ứng ra thị trường hơn trăm tấn sợi PE các loại, thu về cả chục tỷ đồng Vui hơn, cơ sở

Trang 15

theo danviet

Trang 16

Trồng cây ăn trái trong chậu Thú vui tao nhã "hái" ra tiền

Ổi, chanh, cóc… tất cả đều được

trồng trong chậu và cho trái ngon

không kém thậm chí là hơn so với

những giống ở ngoài thị trường Trồng

cây ăn trái trong chậu trở thành thú

vui, trào lưu và đầy tính hiệu quả kinh

tế hiện nay với nhiều người

Vốn là một kỹ sư nông nghiệp,

anh Nguyễn Chí Cường - tác giả của mô hình trồng cây ăn trái trong chậu (nhà tại đường TCH35, quận 12, TP.HCM) cho biết, hiện nay hầu như mọi người đều lo lắng về chất lượng các loại trái cây đang bán trên thị trường

Một số người có sở thích trồng cây xanh cho mát nhà nhưng những người có đủ không gian, đất để trồng cây không nhiều Ở đất thành phố mỗi mét vuông là cả cây vàng nên chuyện có vài chục, vài trăm mét vuông để trồng cây ăn trái quả là điều không tưởng

Anh Cường cho biết, trước kia, khi biết nhiều loại cây ăn trái có thể trồng trong… chậu, nhiều người dân cũng phấn khởi trồng và hồ hởi khi thấy cây xanh tốt, phát triển nhưng đến tuổi đợi hoài cũng không thấy một nụ hoa nào hết Có chăng chỉ vài cái rồi rụng mất

Thế là họ đành chậc lưỡi mà nhổ bỏ, vứt luôn thú vui được chăm sóc cây xanh và hưởng lộc từ nó Cũng xuất phát từ những thất bại đó, anh Cường lao vào nghiên cứu Sau nhiều năm áp dụng phương pháp trồng cây, thử nghiệm các loại giống ăn trái cho phù hợp nên cuối cùng anh Cường cũng đã cho ra những cây ổi cho trái ngon, ngọt ngay cả khi trồng trong chậu

Trong buổi nói chuyện với chúng tôi, anh liên tục phải nghe điện thoại

Đó là những người hay tin về cách trồng ổi mới lạ của anh đã tìm hiểu hoặc

Trang 17

17

người mua về rồi gọi hỏi cách chăm sóc Trong số hàng ngàn cây ăn quả được

vô chậu gọn gàng của anh Cường, chiếm đa số là ổi Điểm ăn khách của những cây ổi của anh Cường ở chỗ chúng dễ trồng và cho trái cây sạch hoàn toàn Vì thế, rất nhiều người đã theo anh “học nghề” trồng ổi trong chậu

Anh cho biết quy trình chăm sóc và bảo vệ cây ổi này không làm ảnh hưởng tới chất lượng của trái ổi Khi trái cây còn nhỏ đã được bọc trong những túi nylon nên côn trùng, sâu bọ không thể cắn phá, nếu có phun thuốc trừ sâu thì trái cây cũng không bị ảnh hưởng nhiều Tuy vậy, anh cho biết nếu đem về trồng ở nhà một vài chậu thì hiếm khi mọi người phải phun thuốc trừ sâu, vì chỉ cần ngồi bắt sâu cho cây vài phút thì cũng là lúc mọi người thư dãn rồi

Chỉ cho chúng tôi một chậu cũng trồng ổi nhưng giống thường, anh Cường chỉ ra điểm khác biệt với giống ổi anh đang nhân rộng Với ổi thường phải mất từ 8-12 tháng mới cho ra quả thu hoạch, trong khi với giống ổi mới này chỉ 3-6 tháng là người trồng đã có “lộc” ăn Ổi mới có năng suất cao, chất lượng ngon và mau ra trái

Khách tới mua cây giống, anh Cường cắt luôn ổi từ cây ra mời Quả ổi

to, ruột chỉ có vài hạt, ăn giòn ngọt khiến khách khá ngạc nhiên và thích thú nói rằng: “Ăn ổi ngon như vầy thì mới tin mà mua về trồng chứ”

Theo chỉ dẫn, khi mua cây về, cứ sau 10-15 ngày là ngâm một ít phân N.P.K tưới cho cây Trung bình 1kg phân tưới được 100 cây Cách làm này vừa tiết kiệm được lượng phân bón, đảm bảo dinh dưỡng không bị trôi đi Thêm vào đó, người trồng ít tốn công nhổ cỏ hơn Ngoài ra ổi vốn là cây lá chát nên sâu bọ ăn lá, trái không nhiều, có chăng chỉ là rệp sáp ở lúc giao mùa mưa nắng

theo danviet

Trang 18

Tỷ phú nông dân ở bãi sông

Khu trang trại rộng hơn 5ha của

vợ chồng chị Nguyễn Thị Trang-Nguyễn

Đức Đình nằm ngoài đất bãi sông

Đuống Nhờ thức thời, mạnh dạn áp

dụng những mô hình chăn nuôi, trồng

trọt mới, khu trang trại của vợ chồng

chị Trang mỗi năm cho thu nhập tiền tỷ

Trang trại của gia đình chị Trang

nằm ở cánh đồng bãi thôn Vạn Ty, ngay cạnh con sông Đuống phong cảnh hữu tình với bạt ngàn màu xanh rau quả thực phẩm Chị Trang cho biết, khu trang trại được vợ chồng chị thuê đất với thời hạn thuê 20 năm và mới gây dựng từ hơn 3 năm nay…

“Ba mũi giáp công”: Bò, cá, rau

Khu trang trại được vợ chồng chị Trang chia thành 3 khu sản xuất gồm khu chuồng trại nuôi bò; khu ao nuôi cá thương phẩm rộng hơn 1ha và khu sản xuất rau màu thực phẩm Nhiều người ví, nuôi bò, nuôi cá và trồng rau màu như 3 mũi “giáp công” mang lại thu nhập tiền tỷ cho vợ chồng chị Trang ngay trong những năm đầu lập nghiệp

Khu nuôi bò được vợ chồng chị Trang xây dựng thoáng đãng bao gồm

45 ô chuồng Rất nhiều ô chuồng, nhưng lác đác chỉ thấy vài con bò, con nào cũng đeo tai Chị Trang phân trần: “Lúc đông thì cả 45 ô chuồng đều chật kín

bò, lúc thưa thì chỉ còn vài con Vợ chồng em không nuôi bò sinh sản, mà chủ yếu đi tìm mua những con bê mã đẹp, nguồn giống tốt rồi mang nuôi tầm 3 tháng thì bán để cho người ta làm bò giống Dân ở đây gọi là gột bê ấy mà…”, chị Trang giải thích Nhờ có kinh nghiệm gột bê giống, nên 2 năm nay, vợ chồng chị Trang nhận được sự tín nhiệm của nhiều chương trình từ thiện, dự

án giảm nghèo thông qua việc tặng, hỗ trợ hộ nghèo, trong đó có Hội Chữ thập

đỏ

Trang 19

Khu ao nuôi cá trong trang trại của vợ chồng chị Trang rộng hơn 1ha được đào sâu nên dù mùa hè hay mùa đông thì mực nước đều sâu Cá nuôi trong ao là các giống trắm cỏ, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính Do ao nuôi nằm ngoài đê sông Đuống nên dù thả nuôi với mật độ hơi dày nhưng cá vẫn phát triển tốt nhờ nguồn nước tốt và chế độ chăm sóc Năm 2012, vợ chồng chị Trang thu 280 triệu đồng từ 1ha nuôi cá Số tiền bán cá năm 2013 tăng lên 300 triệu đồng

Với 8 mẫu trồng cà rốt, 2 năm nay bình quân mỗi năm gia đình chị Trang có doanh thu xấp xỉ 1,2 tỷ đồng

Áp dụng mô hình sản xuất mới

Bên cạnh tính tháo vát, chăm chỉ, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nguyễn Đức Đình còn có tiếng là những người mạnh dạn học hỏi, áp dụng những mô hình sản xuất mới Vợ chồng chị là một trong những người đầu tiên đưa cây cà rốt về thâm canh trên vùng đất bãi sông Đuống Cách đây 3 năm, khi được thuê hơn 5ha trang trại với thời hạn thuê 20 năm, vợ chồng chị Trang quyết định dành phần lớn diện tích để thâm canh cây cà rốt “Thị trường đầu ra cho cà rốt mấy năm nay rất tốt, ngoài việc bán cho thương lái thì còn bán cho các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả thực phẩm

Trang-Chính vì có đầu ra tốt nên vợ chồng tôi quyết định trồng cà rốt theo hướng thâm canh…”, chị Trang chia sẻ Ba năm nay, trang trại của gia đình chị Trang luôn duy trì 8 mẫu (2,8ha) trồng cà rốt Bình quân, mỗi năm trang

Trang 20

trại xuống giống 2 vụ cà rốt Theo chị Trang, tính là cây trồng mới, nhưng nếu học hỏi kỹ thì trồng cà rốt không khó Đất bãi cày tơi, làm nhỏ đất, lên luống, rắc vôi, phân lân, phân gà rồi gieo hạt Khi cà rốt được 1 tháng thì tiến hành tỉa bớt đảm bảo mật độ cây vừa phải để phát triển củ Cà rốt sau 4-5 tháng gieo hạt và chăm sóc thì được thu hoạch, năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/sào, giá trị bình quân đạt từ 7-9 triệu đồng/sào tùy vào diễn biến thị trường khi thu hoạch

Năm 2013, vợ chồng chị Nguyễn Thị Trang mạnh dạn đưa một loại cây trồng “mới toanh” vào sản xuất - cây măng tây xanh Măng tây xanh được trồng phổ biến và có giá trị ở các tỉnh Nam Bộ trong những năm gần đây

Chị Trang bày tỏ: “Chính vì được trồng phổ biến ở miền Nam nên vợ chồng tôi cũng đắn đo khi quyết định gieo trồng Nhưng đây là một mô hình mới do Hội ND và các ngành chuyên môn huyện Gia Bình hỗ trợ, khuyến khích nên vợ chồng tôi mạnh dạn áp dụng với diện tích làm điểm lên tới 2ha…Ngoài sự hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ chuyên môn, vợ chồng tôi cũng thấp thỏm dõi theo sự phát triển của cây măng tây…

Tuy là lần đầu tiên gieo trồng trên đất bãi sông Đuống của huyện Gia Bình, nhưng cán bộ kỹ thuật và vợ chồng tôi nhận định, cây măng tây xanh có thể sẽ là một trong những cây rau màu mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân…” Sự lo lắng, công chăm sóc, theo dõi của vợ chồng chị Trang bước đầu

đã được đền đáp Sau hơn 5 tháng gieo trồng, đến nay 2ha măng tây đã cho thu hoạch bói với sản lượng thu hái mỗi đợt đạt 100kg Măng tây thu hái chủ yếu được bán cho các siêu thị, nhất là các siêu thị ở Hải Dương, Hải Phòng…

Ông Vũ Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội ND xã Thái Bảo cho biết, sự thành công bước đầu của mô hình măng tây xanh trên đất đồng bãi phù sa sông Đuống không chỉ mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh cho người dân xã Thái Bảo mà còn góp phần hình thành liên kết sản xuất giữa các hộ thâm canh các loại cây rau màu “Kế hoạch của địa phương cũng như của Hội ND huyện Gia Bình là muốn xây dựng một hợp tác xã măng tây xanh trên địa bàn xã Thái

Trang 22

Làm giàu từ trồng bưởi Diễn xen cây dược liệu

Những năm gần đây từ phong trào thi đua

phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm

gương nông dân năng động, sáng tạo, dám

nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên đồng

đất quê hương Ông Phạm Văn Oai ở thôn

Đức Nhuận, xã Dạ Trạch (Khoái Châu) là

một trong những người như thế

Gia đình ông Oai có 1 mẫu ruộng, trước đây quanh năm trồng ngô, trồng táo, đậu tương… nhưng vất vả mà cho hiệu quả kinh tế không cao Năm

2000, ông có cơ hội đi tham quan mô hình trồng bưởi Diễn ở Hà Nội do huyện Khoái Châu tổ chức và được giới thiệu về cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được nhiều người ưa chuộng lại bán được giá cao Sau lần ấy, ông mạnh dạn đưa 300 cây bưởi Diễn xuống ruộng của gia đình Cây bưởi trồng sau 1 năm bắt đầu cho quả, tuy nhiên khi cây bưởi còn ít năm thì chất lượng quả chưa ngon nên những năm đầu ông không lấy quả mà tập trung nuôi cây Bắt đầu từ năm thứ tư thì ruộng bưởi Diễn cho thu hoạch Từ tháng 10 âm lịch hàng năm, gia đình ông đã đón những thương lái khắp nơi tìm đến tận ruộng đặt mua những quả bưởi ngon, mẫu mã đẹp để mang đi khắp nơi bán Hàng năm 1 mẫu bưởi Diễn này cho thu khoảng 12.000 quả, bán với giá trung bình 25.000- 35.000 đồng/quả, trừ mọi chi phí cho lãi 300- 320 triệu đồng/năm

Những năm gần đây, ông Oai còn tìm tòi, đưa cây tam thất nam và cây địa liền vào trồng xen cây bưởi Diễn Đây là hai loại cây dược liệu, thường được trồng vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch và đến khoảng tháng 11-12 âm lịch là có thể thu hoạch Việc trồng xen tam thất nam, địa liền không những không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây bưởi Diễn mà ngược lại, tam thất, địa liền được trồng bên dưới vừa có thể tận dụng được lượng phân bón, thuốc trừ sâu bón cho bưởi, vừa hạn chế được cỏ dại, đến tháng 5, tháng 6, lá tam thất, địa liền xòe rộng phủ kín mặt đất có tác dụng giữ độ ẩm cho cây bưởi trong những ngày nắng hạn Không những vậy, tam thất, địa liền còn là loại

Trang 23

23

cây ít bệnh, dễ chăm sóc và mang lại thu nhập cao Mỗi năm gia đình ông thu 2,5- 3 tấn tam thất nam, địa liền, được thương lái đến tận nơi thu mua với giá 9.500- 10.000 đồng/kg

Chia sẻ về bí quyết trồng bưởi Diễn, ông Oai nói: “Để trồng bưởi Diễn ngon, trước hết người trồng phải chọn mua được loại cây giống chất lượng, được chiết từ cành trung tán, tuyệt đối không lấy cành ngọn tán Khi trồng, chú ý phải trồng cách mặt nước ngầm khoảng 50cm bởi đây là loại cây dễ chết

vì ngập úng Hàng năm, sau khi thu hoạch quả phải chăm bón cho cây bằng các loại phân bón lót, nghiền ngô, đỗ tương trộn với phân lân, tưới nước giữ

ẩm và cắt, tỉa cành cho cây Đến tháng Giêng, tháng Hai, khi cây ra hoa, đậu quả thì bổ sung thêm phân NPK; khoảng tháng 4- 5 âm lịch thì tỉa bớt quả nhỏ, vẹo… để quả đều trên cây Từ lúc này đến khi thu hoạch thì phải thường xuyên kiểm tra cây, quả để sớm phát hiện ra sâu bệnh và xử lý, đồng thời bổ sung thêm phân bón cho những cây yếu Trong quá trình trồng, chăm sóc bưởi Diễn nên sử dụng các loại phân chuồng, phân vi sinh, hữu cơ vì các loại phân bón này sẽ tốt cho cây, làm bền cây và tốt cho đất”

Cùng với 1 mẫu ruộng, gia đình ông còn nuôi thả cá trôi, cá mè trên 1 mẫu ao Hàng năm cho thu trên 5 tấn cá Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi 15- 20 con lợn nái, 100- 120 con lợn thịt để vừa có thêm thu nhập, vừa có nguồn phân chuồng bón cho cây Từ việc nuôi thả cá và nuôi lợn, gia đình ông

có thêm thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng/năm

Theo baohungyen

Trang 24

Làm giàu từ đất bạc màu

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn

bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông

Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải

Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính

mảnh đất bạc màu ấy

Ông Khoa tâm sự: “Năm 1990 tôi

cưới vợ Rồi hai đứa con ra đời, cơm ăn

không đủ no Mình động viên vợ cố gắng làm ăn lo cho các con học hành đến nơi đến chốn Loay hoay mãi mà vẫn nghèo, giữa năm 2009, tôi bàn với vợ vay 15 triệu đồng vượt 6 sào ruộng lúa cạnh nhà thành vườn trồng đinh lăng,

xẻ rãnh nước tiện tưới tiêu kết hợp thả cá, giữa các rãnh nước tôi còn đóng thêm các trụ bê tông để làm giàn trồng bí xanh”

Khi đinh lăng còn nhỏ ông trồng xen ngô Mỗi năm ông thu 3 vụ ngô được 3-4 triệu đồng/vụ; 2 vụ bí xanh, mỗi vụ thu 4 triệu đồng Sau 4 tháng thả

cá, vụ cá đầu tiên ông thu gần 8 triệu đồng Ông Khoa cho hay: “6 sào ruộng nếu trồng lúa chỉ thu được hơn chục triệu đồng/năm, trong khi riêng ngô, bí xanh và cá năm đầu tiên tôi thu 40 triệu đồng, trừ chi phí vẫn còn hơn 20 triệu đồng Còn đinh lăng trồng 3-5 năm bắt đầu thu hoạch cả thân và rễ, còn lá đinh lăng mỗi năm cắt 2 đợt, mỗi đợt bán được 2-3 triệu đồng” Sau 3 năm ông thu lứa đinh lăng đầu tiên bán được 170 triệu đồng

Diện tích mặt nước, cùng với nuôi cá, ông còn nuôi vịt siêu thịt Mỗi năm bán vịt ông bỏ túi trên 15 triệu đồng Không chỉ vậy, vợ chồng ông còn nuôi lợn nái và lợn thịt tận dụng nguồn lương thực ngô có sẵn và chất thải của lợn bón cho cây trồng Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay vợ chồng ông đã có trang trại tổng hợp với 1.800m2 trồng đinh lăng kết hợp thả cá, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; trong chuồng thường xuyên có trên 40 con lợn thịt và 7 con lợn nái

Trang 25

25

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Khoa rất tích cực tham gia các hoạt động của địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ những hộ khó khăn kinh nghiệm làm ăn

Bà con muốn tham khảo kinh nghiệm làm ăn của ông Khoa, liên hệ với

số điện thoại: 0169.9185.559

Theo danviet

Trang 26

Làm thuê để học làm… ông chủ

Tiếp nối nghề truyền thống của quê

hương, anh Ngô Doãn Hòa (36 tuổi) ở thị

trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định

đã phát triển và khẳng định thương hiệu

sản phẩm đồ gỗ truyền thống quê nhà

Anh Hòa kể: Bố mẹ anh đều làm

ruộng Học hết cấp 2, anh phải nghỉ học, đi

phụ việc cho các xưởng mộc trong làng Vì

khéo tay nên anh thường được giao việc vẽ các chi tiết hoa văn Năm 18 tuổi anh quyết định “Nam tiến” vừa đi làm thợ, vừa học thêm nghề mộc Anh xin làm thợ trong một xưởng sản xuất đồ gỗ công nghiệp ở TP HCM Sau một thời gian ngắn làm tại đây, anh nhận ra mặt hàng gỗ công nghiệp sẽ có tương lai, anh đã có ý tưởng về quê mở xưởng sản xuất mặt hàng này

Năm 2002, khi tay nghề đã vững, được sự giúp đỡ của Hội ND huyện

và thị trấn Cổ Lễ, anh được Ngân hàng CSXH cho vay 15 triệu đồng, cùng với vốn của nhà, anh thuê đất ở trung tâm thị trấn mở xưởng mộc Sau 12 năm gắn

bó với nghề mộc, đến nay gia đình anh có 2 xưởng sản xuất với diện tích từ 200- 400m2 và cửa hàng trưng bày sản phẩm rộng 400m2 chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: Bàn, ghế, giường, tủ… Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, các sản phẩm do xưởng anh sản xuất không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn xuất

đi nhiều tỉnh lân cận khác

Anh Hòa cho biết: “Bí quyết tạo nên thành công của tôi hôm nay chính

là niềm đam mê với nghề, thường xuyên thay đổi mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo kỹ, mỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán phải chăng được người mua chấp nhận”

Ông Vũ Mạnh Khỏa- Chủ tịch Hội ND thị trấn Cổ Lễ nhận xét, anh Ngô Doãn Hòa là tấm gương tiêu biểu cho lớp trẻ "ly nông, không ly hương", làm giàu trên chính quê mình Mỗi năm, gia đình anh bán ra thị trường trên

Trang 27

27

2.000 sản phẩm trị giá gần 2 tỷ đồng Xưởng mộc của anh đang tạo việc làm

và thu nhập ổn định cho 20 lao động, với lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng

Bà con muốn tìm hiểu nghề làm đồ gỗ nội thất liên hệ với anh Hòa, số điện thoại: 01686.893.405

Theo danviet

Trang 28

Nuôi thỏ siêu lợi nhuận

Từ hai bàn tay trắng, giờ đây gia

đình anh Nguyễn Vũ Ba, xóm 7, xã

Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định

đã có của ăn, của để từ nuôi thỏ

Trang trại thỏ của anh Ba được

quy hoạch rất khoa học Hơn 1.300m2,

với 2 dãy chuồng làm bằng sắt, mỗi dãy

chia thành nhiều ô nhỏ, đảm bảo thoáng

mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Dưới chuồng anh làm hệ thống xả rửa đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ Riêng thỏ sinh sản có khu vực nuôi riêng

Anh Ba kể, năm 1997, anh bắt tay vào nuôi thỏ với số vốn ít ỏi của gia đình Mới nuôi thỏ nên vợ chồng anh chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, xử lý dịch bệnh nên giai đoạn đầu thua nhiều hơn thắng Với phương châm đã quyết tâm là phải làm đến cùng, không quản ngại đường sá xa xôi anh đến các tỉnh bạn học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ của những người đi trước Với cách làm vừa nhân giống nuôi bán thỏ thương phẩm, vừa lựa chọn những con thỏ tốt để lại tiếp tục gây giống, giờ đây, trang trại của gia đình anh thường xuyên có hơn 1.000 con thỏ đủ các lứa tuổi

Theo anh Ba, đây là vật nuôi siêu lợi nhuận Bởi, thỏ là giống ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cỏ rau; sinh sản nhanh, nhiều; không mất nhiều công sức chăm sóc; giá bán ổn định 75.000 – 80.000 đồng/kg nên có thể làm giàu từ nghề nuôi thỏ Điều quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại, điều chỉnh lượng thức ăn thô và thức ăn tinh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và thường xuyên tiêm phòng vaccine phòng bệnh bại huyết, cấu trùng cho thỏ

Với 17 năm gắn bó với thỏ, trang trại của gia đình anh là một trong những cơ sở nuôi thỏ lớn nhất tỉnh Mỗi năm anh xuất bán 6 - 7 tấn thỏ thương phẩm, trừ chi phí lãi hơn 300 triệu đồng Anh Mai Thanh Liêm - Chủ tịch Hội

Trang 29

29

ND xã Hải Tây cho biết: “Từ thành công của anh Ba, hiện nay trên địa bàn xã

đã xuất hiện nhiều trang trại, gia trại nuôi thỏ sinh sản và thỏ thương phẩm cho thu nhập 5 – 15 triệu đồng/ tháng”

Bà con muốn mua thỏ giống và tìm hiểu kinh nghiệm nuôi thỏ của anh

Ba, liên hệ số điện thoại: 0987.558.298

Theo danviet

Trang 30

Thoát nghèo bằng con ếch Thái

Ông Nguyễn Văn Tân là người

đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở

xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam

Định Từ mô hình của ông, nhiều gia

đình trong xã đã làm theo và đang

làm giàu bền vững

Trước đây, gia đình ông Tân

làm nghề nông, cuộc sống của 5 thành

viên rất khó khăn Với mong muốn

thoát nghèo, qua nhiều lần tham quan tìm hiểu các mô hình làm ăn, ông Tân tâm đắc nhất với mô hình nuôi ếch Thái Lan vì thấy phù hợp với điều kiện gia đình mình Đầu năm 2007, ông đầu tư vốn để nuôi ếch Do mới nuôi nên ông chỉ thả khoảng 700 con ếch thương phẩm Nuôi 3 tháng, bán ếch, thấy có lãi ông tiếp tục đầu tư để nâng số lượng ếch và nghiên cứu để sản xuất giống Ông Tân tâm sự: “Nuôi ếch giống đạt siêu lợi nhuận”

Với 400 đôi giống bố mẹ, trung bình hàng năm ông xuất bán trên 400.000 con ếch giống, giá bán từ 1.200 – 1.500 đồng/con Cùng với nuôi ếch giống, ông nuôi thêm ếch thương phẩm Ông Tân cho biết, thời gian nuôi thương phẩm 2 - 2,5 tháng, khi trọng lượng ếch đạt 200-250g thì thương lái đến tận nhà để thu mua, giá dao động 50.000 - 60.000 đồng/kg Trung bình mỗi năm ông xuất bán 2,5 – 3 tấn ếch thương phẩm

Ông Tân cho biết thêm: “Nuôi ếch Thái Lan không khó, chỉ cần lưu ý một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh trướng hơi, phòng bệnh kịp thời bằng cách xử lý nước thường xuyên, không để nước quá bẩn Giống ếch này không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt, hay những mảnh đất trống để đặt bể hay lót bạt là có thể sản xuất ếch giống hay ếch thương phẩm Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá

Trang 31

để các thành viên giúp đỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nuôi ếch

Theo danviet

Trang 32

Thu nhập cao từ nuôi ong mật bạc hà

Nuôi ong lấy mật hoa trong tự

nhiên, nhất là hoa bạc hà là cách làm

đã có từ lâu đời của đồng bào các dân

tộc tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá

(Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và

Quản Bạ)

Với giá bán hiện nay trung bình

từ 300 – 350 nghìn đồng một lít mật

ong bạc hà đã mang lại nguồn thu nhập

lớn cho người dân trên vùng Cao nguyên đá

Tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá, cây bạc hà mọc quanh năm xen kẽ trong các hốc đá và ven rừng Cây bạc hà thường nở hoa rộ từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch Đây chính là nguồn mật hoa quý để phát triển nghề nuôi ong lấy mật Tuy nhiên, vào những năm trước kia, nghề nuôi ong lấy mật của đồng bào các dân tộc nơi đây chỉ mang tính tự phát nhỏ lẻ và chỉ để lấy mật phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình

Trong những năm gần đây, khi người tiêu dùng và du khách thập phương lên du lịch trên Cao nguyên đá đã phát hiện ra mật ong bạc hà quý hiếm (trong mật ong có hương vị của mùi hoa bạc hà) thì phong trào nuôi ong lấy mật mới thực sự được ưu tiên phát triển Trong phong trào nuôi ong mật bạc hà trên vùng Cao nguyên đá có thể kẻ đến gia đình anh Hoàng Thanh Đô tại Tổ 4 thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn Hiện nay số đàn ong của gia đình anh Đô duy trì thường xuyên từ 120 – 130 đàn ong Nhờ có kinh nghiệm nuôi ong lâu năm, nên mỗi thùng anh Đô để từ 8 – 10 cầu ong và mỗi thùng ong thu được từ 10 – 12 lít mật/năm Với giá bán 320 nghìn đồng/1 lít mật tại nhà, trong vụ hoa bạc hà 2013 vừa qua, gia đình anh Đô đã có nguồn thu nhập trên

250 triệu đồng từ nguồn mật ong bạc hà sau khi đã trừ mọi khoản chi phí

Trang 33

33

Ngoài ra, trên địa bàn 4 huyện vùng Cao nguyên đá còn nhiều gia đình khác

có nguồn thu từ 100 – 150 triệu đồng từ nguồn mật ong bạc hà của gia đình

Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn phấn hoa bạc hà, nhưng nghề nuôi ong lấy mật của đồng bào 4 huyện vùng Cao nguyên đá vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng Vì vậy, UBND 4 huyện vùng Cao nguyên đá đã có nhiều chính sách ưu tiên để giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn của huyện phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước có tích lũy làm giầu từ nghề này Mới đây nhất, vào tháng 9/2013, UBND huyện Đồng Văn đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề của huyện phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Phát triển ong Quốc gia mở 17 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong cho trên 460 học viên nông dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn của huyện Bên cạnh đó, từ đầu năm 2013, UBND huyện Đồng Văn đã hỗ trợ cho các học viên đã tham gia tập huấn nuôi ong 200.000 đồng/đàn ong để

bà con có điều kiện đầu tư nhân đàn mở rộng quy mô nuôi ong lấy mật trong những năm tới

Ông Nguyễn Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết:

Do mật ong bạc hà là một nguồn dược liệu quý hiếm nên mật ong bạc hà luôn được người tiêu dùng và du khách đón nhận như một món đặc sản của vùng Cao nguyên đá Chính vì vậy phong trào nuôi ong lấy mật của người dân không ngừng được phát triển Tính đến thời điểm cuối năm 2013, trên địa bàn huyện Đồng Văn có khoảng 4.500 đàn ong Bình quân mỗi đàn cho từ 3 – 3,5 lít mật/năm thì tổng sản lượng mật ong của huyện đạt từ 12,5 – 13 nghìn lít, tương đương với giá trị từ 3,5 – 4 tỷ đồng

Theo hoinongdan.org.vn

Trang 34

Sống khỏe nhờ nuôi lợn khép kín

Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y,

Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007

anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh

Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội)

mạnh dạn đầu tư chăn nuôi

Xuất phát điểm anh nuôi 2 con bò và

2 con lợn Sau một thời gian, thấy nuôi lợn

hiệu quả hơn, anh quyết định “dồn toàn lực” vào vật nuôi này

Anh cũng xác định sẽ nuôi lợn thịt Anh tăng số lượng đàn lợn lên 18 con trên diện tích hơn 100m2 của gia đình Chăn nuôi có lãi, anh lại quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống “Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng”- anh Hùng nhớ lại

Mất của, chán nản, anh gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa Nhưng được cán bộ Hội nông dân (ND) xã, chi hội động viên, được hội trợ giúp vốn, anh quyết định tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 đất ruộng của gia đình sang xây chuồng trại chăn nuôi lợn

Khi đã “sống khỏe” từ lợn, anh nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín, tức là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro

Số vốn tích cóp từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại thành phố Hải Dương Đồng thời, anh nuôi thêm lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của gia đình mình

Trang 35

35

Hiện với 4 ô chuồng, anh nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái, 1 con lợn đực, số còn lại là lợn thịt 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng

Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ anh Hùng, liên hệ qua số điện thoại: 0988.631.823

Theo danviet

Trang 36

Tỷ phú gà Đông Tảo

Đến thôn Thống Nhất, xã

Đông Tảo (Khoái Châu) hỏi thăm

trại gà Đông Tảo của gia đình ông

Nguyễn Văn Thấm không ai là

không biết bởi cái tên đặc biệt “Trại

gà Đông Tảo to nhất xã”

Quả đúng như tên gọi, trại gà

của gia đình ông Thấm trên diện tích

7 sào thường xuyên có khoảng 1.200

con gà Đông Tảo thuần chủng, trong đó có khoảng 800 con gà đẻ Mỗi ngày ông thu được trên 100 quả trứng, rồi cứ 5 ngày ông lại đem ấp một mẻ, mỗi

mẻ ấp thành công cho trên 350 con gà giống (đạt 70%) Toàn bộ số gà giống này được thương lái khắp nơi trong và ngoài tỉnh đến tận nhà mua với giá trung bình 70.000 đồng/con gà mới nở hoặc 130.000- 200.000 đồng/con gà 1 - 1,5 tháng tuổi Ngoài ra, gia đình ông còn bán gà Đông Tảo thịt với giá 350.000- 400.000 đồng/kg, những con gà đẹp, chân to có giá từ 5- 8 triệu đồng/con Từ bán gà giống và gà thịt, mỗi tháng gia đình ông Thấm thu được khoảng 90 triệu đồng tiền lãi

Nhìn vào mức thu nhập “khủng” ấy của gia đình ông Thấm khiến ai nấy đều khâm phục, ngưỡng mộ tính chịu thương chịu khó, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, năng động của ông Nhưng ít ai biết rằng cách đây khoảng 20 năm gia đình ông bắt đầu phát triển mô hình trang trại gà Đông Tảo này với vỏn vẹn 50 con gà thuần chủng Và để có được thành công như bây giờ, ông Thấm

đã phải vất vả bao năm để tìm được giống gà Đông Tảo thuần chủng do giống

gà quý hiếm đã bị lai tạp nhiều, rồi học cách chăm sóc loại gà này sao cho mau lớn, chân to, sau đó lại phải tìm đầu ra cho gà giống, gà thịt…

Giờ đây, khi đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi gà Đông Tảo nhưng ông Thấm vẫn không ngừng học hỏi thêm kiến thức chăm sóc giống gà này

Trang 37

37

qua sách, báo, ti vi, mạng internet và tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kiến thức do xã, huyện tổ chức Đặc biệt, gia đình ông luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà, nhất là các loại bệnh như: viêm phổi, tiêu chảy, cầu trùng, sưng, phù đầu… và những thời điểm dễ xảy ra dịch, bệnh vào mùa xuân nhiệt độ tăng, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây bệnh, dịch phát triển Không những vậy, hàng tuần ông còn phun thuốc sát trùng quanh khu vực trại nuôi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi để mầm bệnh, dịch không thể phát triển Nói về kinh nghiệm chăn nuôi

gà Đông Tảo của mình, ông chia sẻ: “Chăm sóc gà Đông Tảo thuần chủng không khó, tuy nhiên người nuôi phải hiểu được đặc tính của loại gà này thì mới nuôi thành công Lúc gà mới nở thì sức đề kháng của gà còn yếu nên người nuôi cần chăm sóc cẩn thận, tránh bị cảm lạnh Đây là giống gà ưa chăn thả nên người nuôi phải chú ý xây dựng chuồng trại rộng rãi, mát mẻ để thả gà chạy thì thịt gà mới săn chắc Về thức ăn, gà Đông Tảo ưa ăn các loại ăn thức

ăn hỗn hợp trộn với nhau như: thóc, gạo, ngô, cám… Gà Đông Tảo rất thích

ăn rau xanh… Đối với gà đẻ phải cho ăn cám đẻ trộn với thuốc kích trứng, bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất cho gà ăn để gà đẻ nhiều, trứng tốt”

Theo baohungyen

Trang 38

Phú Thọ: Một xã thu 10 tỷ đồng từ cây bí xanh

Cây bí xanh ( hay còn gọi là bí

đao ) bắt đầu được trồng ở Văn Lang

khoảng gần 10 năm về trước khi

huyện Hạ Hòa có chủ trương xây

dựng mô hình cánh đồng 50

triệu/ha Sau khi thực hiện mô hình

nhận thấy cây bí xanh phù hợp với

đồng đất địa phương lại dễ chăm sóc

và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên

nhân dân tiếp tục nhân rộng trồng bí xanh với diện tích lớn

Đến nay, cây bí xanh đã trở thành cây trồng chính trong vụ đông của

xã, diện tích trồng bí xanh ngày càng được mở rộng Năm 2012, toàn xã trồng

47 ha và thu về trên 9 tỷ đồng, đến vụ đông năm 2013 xã mở rộng diện tích trồng bí xanh lên 65 ha Nhờ được chăm sóc tốt bí xanh cho năng suất khoảng 1,3 tấn/sào, với giá bán 5-6 nghìn đồng/kg một sào bí cho tổng thu 9 triệu đồng, trừ chi phí cho lãi khoảng 6 triệu/sào, gấp 6-7 lần so với trồng lúa và trồng ngô

Vụ đông năm 2013, tuy thời tiết có nhiều thời điểm không thuận lợi, mưa kéo dài nhưng nhờ có kinh nghiệm trồng bí xanh lâu năm nên cánh đồng

bí xanh của xã vẫn ra quả đều, đẹp Chỉ sau 3 tháng trồng và chăm sóc cây bí

đã cho thu hoạch, mang về nguôn thu trên 10 tỷ đồng cho xã

Chúng tôi gặp ông Lê Văn Thực - Trưởng khu 5 - xã Văn Lang – một trong những người đi tiên phong trong việc đưa cây bí về đồng đất Văn Lang Không giấu được niềm vui ông chia sẻ: “ Bí năm nay được mùa Thế nên ai nấy đều phấn khởi Nhà tôi cũng trồng được hơn 3 sào, cũng thu được gần 4 tấn, trừ chi phí cũng lãi được khoảng trên 20 triệu mà chỉ trong thời gian hơn 3 tháng.”

Trang 39

39

Qua câu chuyện với ông chúng tôi được biết, khu 5 là một trong những khu trồng bí xanh nhiều nhất trong xã với diện tích trên 9 ha Khu có 100 hộ thì gần như nhà nào cũng trồng bí xanh, chỉ trừ vài hộ là gia đình neo đơn, ốm đau bệnh tật Trồng cây vụ đông, đặc biệt là trồng bí xanh đã trở thành phong trào của khu Trong khu hộ trồng ít thì 2-3 sào, có những hộ trồng nhiều như gia đình anh Phạm Đình Toan, anh Chu Văn Vinh trồng 7-8 sào, mỗi vụ cho thua nhập trên 60 triệu đồng

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân thì cây bí xanh phù hợp với vụ đông, có thời gian sinh trưởng từ khoảng trên 90 ngày; cùi dày, ruột đặc, ít hạt; chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, có năng suất

và chất lượng ổn định, giá trị kinh tế cao Đặc biệt sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ ổn định Trước đây, vụ đông ở Văn Lang trồng cây cà chua hay bắp cải bà con phải đem đi bán lẻ ở các chợ trong vùng Nhưng nay, bí xanh được các thương lái từ Yên Bái, Việt Trì, Vĩnh Phúc tới thu mua tận ruộng với giá ổn định

Vụ thu hoạch bí giáp với tết Nguyên Đán, vậy nên với bà con nơi đây năm nào bí xanh được mùa được giá là năm đó mọi nhà đều có một cái tết sung túc Nhớ lại khoảng gần chục năm trước đây, khi đất nông nghiệp chỉ trồng một vụ lúa cứ gần đến tết ai nấy đều lo lắng, nhà khấm khá lắm mới lo được cái tết đầy đủ còn lại đa phần đều chỉ gọi là có Nay nhờ chủ trương của Đảng, Nhà nước nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương nên nhà nhà đều phát triển cây trồng vụ đông, nhất là cây bí xanh đã mang lại một nguồn thu nhập lớn và ổn định mà xuân về, tết đến nhà nhà đều phấn khởi

Có thể nói, cây bí xanh đã gắn bó với người dân Văn Lang, thực sự trở thành cây thoát nghèo đối với bà con nơi đây Hiệu quả kinh tế mà cây bí xanh mang lại không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo mà thực sự tạo ra một hướng đi mới trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương

Theo hoinongdan.org.vn

Trang 40

Kiếm tiền tỷ từ nuôi con đặc sản

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi

con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ

Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn,

Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh,

cá sấu, tắc kè…

Tốt nghiệp Trường Đại học Nông

nghiệp 1, đi hết nơi này đến nơi khác, gõ cửa

nhiều cơ quan, Vũ Cao Thăng vẫn không tìm được một công việc phù hợp Ông đành về làm kế toán ở HTX Ân Hòa để chờ thời cơ Ngoài giờ làm việc ở HTX, thời gian rảnh rỗi ông về nhà chăn nuôi Sau 2 năm, ông bỏ hẳn công việc ở HTX về chăn nuôi tại nhà vì đồng lương không đủ để trang trải cho cuộc sống

Thời gian đầu, ông gặp rất nhiều khó khăn, bởi nuôi con đặc sản là nghề mới nên không có sách vở, tài liệu để tham khảo, tất cả vốn liếng chỉ là ít kiến thức học tại trường đại học Rồi ông phải lang thang ra các cánh đồng để nhặt từng ổ trứng ếch về ương con giống Ban đầu, ông chỉ ương vào các tráng nhỏ bằng lưới rồi bán con giống cho các trại chăn nuôi khác

Một thời gian sau, khi con đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, ông chuyển hướng sang nuôi thương phẩm Dần dần, có nhiều vốn hơn, ông xây bể, chuồng nuôi và nhập thêm các con giống ba ba gai Đài Loan, ếch Thái Lan về nuôi…

Hiện nay, mỗi năm trang trại của ông xuất bán hàng nghìn con cá sấu giống, 150.000 con ba ba gai Đài Loan, hàng trăm tấn ếch thịt, cá sấu thịt thương phẩm… Trừ hết chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 1 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 – 15 lao động với mức lương 3 triệu đồng/tháng

Không chỉ vậy, ông thường xuyên giúp kỹ thuật, con giống cũng như bao tiêu sản phẩm cho các hộ trong xã có nhu cầu nuôi con đặc sản Hàng năm

Ngày đăng: 18/08/2014, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w