Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin 9/1991 với sự tham gia của 40 quốc gia đã đưa ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền như sau: “Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở
Trang 1Khái niệm nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử:
- Thời cổ đại Hy lạp đã xác lập thiết chế nhà nước dân chủ nhân dân mang tính pháp quyền Tổ chức bộ máy nhà nước lúc bấy giờ gồm: Đại hội nhân dân; Hội dồng bốn trăm (Ở Aten lúc bấy giờ tồn tại bốn bộ tộc, mỗi bộ tộc củ 100 đại biểu vào Hội đồng) và Toà án nhân dân do dân bầu ra theo nguyên tắc nhiều đẳng cấp
- Praton (Năm 427-374 TCN) coi hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật và cho
rằng nhà nước sẽ ngừng hoạt động nếu Toà án không được tổ chức một cách thoả đáng
- Aristote (Những năm 384-322 TCN) thì khẳng định yếu tố cơ bản cấu thành phẩm chất chính trị trong các đạo luật là sự phối hợp của tinh đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền
- Cirereon (Những năm 106-43 TCN) yêu cầu tất cả mọi người đều phải dưới hiệu lực của pháp luật, mà tiêu chuẩn đánh giá công minh của các đạo luật do con người làm ra là phải phù hợp với quyền tự nhiên của con người
- Locke (Những năm 1632 -1704 SCN) đã xây dựng học thuyết về toàn bộ quyền
lực nhà nước là của nhân Ông luận giải: Nguồn gốc và bản chất của nhà nước, quyền lực của nhà nước xuất phát từ quyền tự nhiên của con người, quyền con người là quyền tối cao, bất khả xâm phạm Quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu
là giá trị chủ đạo của quyền con người Để bảo vệ các quyền tự nhiên của con
Trang 2người, mọi người trong xã hội thảo luận lập ra chính quyền có quyền lực chung để bảo vệ quyền tự nhiên của con người Chính quyền chính là sự uỷ quyền của mọi thành viên trong xã hội
Locke đưa ra kết luận:
• Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân, quyền lực của nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước Trong quan hệ với nhân
dân nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sử uỷ quyền của nhân dân
• Nhà nước - xã hội chính trị hoặc xã hội công dân thì thực chất là một khế ước xã hội trong đó công dân nhượng một phần quyền lực chung cho quyền lực
nhà nước
• Bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí quan trọng để xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước.
- Montesquieu (Những năm 1698-1755) đã khẳng định nếu như quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan thì con người
sẽ không có tự do Nếu như quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì toà án
sẽ trở thành kẻ đàn áp nhân dân và tất cả sẽ bị huỷ diệt
Ngoài ra còn nhiều nhà tư tưởng nhà nước pháp quyền khác như: Roussou (1712 -1778), Kant (1724 -1804), Heeghen (1770-1831) và tiếp đó là nhà tư tưởng nhà nước pháp quyền vĩ đại Mác, Awnghen
Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin (9/1991) với sự tham gia của 40 quốc gia đã đưa
ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền như sau:
“Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật , mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người
được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhất của con người và đảm bảo cho công dân có khả năng, điều kiện, chống lại sự tuỳ tiện của cơ quan nhà nước bằng việc lập ra cơ
Trang 3chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo cho công dân không
bị đòi hỏi bởi những cái ngoài Hiến pháp , và pháp luật đã quy định Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên
cơ sở đảm bảo quyền tự do và quyền công dân”
NNPQ đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chung nhất về NNPQ Các nhà nghiên cứu tùy theo góc độ nghiên cứu, nội dung, mục đích nghiên cứu khác nhau… mà đưa ra những khái niệm riêng Có người đưa ra khái niệm NNPQ trên cơ sở lí luận, cũng có người nhìn nhận khái niệm NNPQ từ thực tiễn, có người tiếp cận khái niệm NNPQ ở góc độ cụ thể, có người lại đưa ra khái niệm này trên cơ sở liệt kê các dấu hiệu đặc trưng của nó, có những người lại tiếp cận khái niệm NNPQ bằng cách phân tích mối quan hệ giữa khái niệm NNPQ với những khái niệm khác gần gũi, như: quan hệ giữa pháp
quyền với dân chủ, giữa pháp quyền với vấn đề phân lập ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa pháp quyền với cơ cấu kinh tế, giữa pháp quyền với đạo
đức,v.v…Mặc dù giữa các khái niệm có khác nhau nhưng thông qua các khái niệm
đó chúng ta cũng phần nào hiểu được NNPQ là gì Dưới đây là một số khái niệm
về NNPQ có thể tham khảo:
- Khái niệm NNPQ được hiểu theo ba cấp độ:
• Cấp độ thấp nhất, tối thiểu: NNPQ (tác giả gọi là Nhà nước luật pháp) là
Nhà nước cầm quyền phải đặt mình dưới pháp luật
• Cấp độ thứ hai, cao hơn: NNPQ là Nhà nước phải đặt mình dưới luật pháp
và không được làm ra những luật, những nguyên tắc pháp lý trái với những nguyên tắc tổng quát cao hơn mà Hiến pháp có thể công nhận tinh túy
• Ở cấp độ thứ ba: NNPQ là Nhà nước mà trong đó người dân được đảm bảo
những quyền và tự do một cách hữu hiệu
- NNPQ là một khái niệm chỉ về nội dung dân chủ của Nhà nước Tư tưởng về NNPQ đã xuất hiện từ thời kì cổ đại nhưng thuật ngữ NNPQ xuất hiện muộn
hơn…Ngày nay, khi nói đến NNPQ trước hết là nói đến sự ngự trị của pháp
Trang 4luật trong đời sống xã hội và chính trị với tính cách là ý chí của nhân dân và có giá trị phổ biến Có thể thấy hai khía cạnh của NNPQ:
• 1) Pháp lí hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc
của pháp luật đối với Nhà nước và tất cả các thành viên của xã hội ( hay nói cách khác đây là yêu cầu bảo đảm pháp chế trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật )
• 2) Nội dung pháp lí tức là bản thân của pháp luật, phải đảm bảo yêu cầu
khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Ở Việt Nam, đảng và Nhà nước dã chủ trương xây dựng NNPQ với nội dung cơ bản là xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức
và họat động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - NNPQ là một hình thức chính trị - pháp lý hợp lý
để quản lý, xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ
- NNPQ là Nhà nước tuân theo pháp luật, xem pháp luật có vị trí chi phối mọi hành
vi của cơ quan công quyền và công dân
- NNPQ là một hình thức tổ chức Nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân
- NNPQ là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu NNPQ theo một cách đơn giản,
đó là một Nhà nước quản lí kinh tế xã hội bằng pháp luật và Nhà nước họat động tuân theo pháp luật NNPQ là Nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước
Trang 5- Khái niệm NNPQ đề cập đến phương thức , xây dựng và vận hành bộ máy Nhà nước nói chung thong qua hệ thống pháp luật như Hiên pháp, luật và các văn bản pháp quy khác Nói cách khác, NNPQ là Nhà nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo, bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ của pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật
- NNPQ là Nhà nước quản lí xã hội theo pháp luật , tuân thủ nghiêm minh pháp luật, sống và hành động theo pháp luật, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân và quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
- Cơ bản, trên phương diện lí luận, NNPQ là một học thuyết chính trị - triết học xem pháp luật là nền tảng trong việc tổ chức và họat động của bộ máy Nhà
nước trong quan hệ giữa Nhà nước và xã hội và trong các quan hệ xã hội
Trên phương diện thực tiễn, có thể xem NNPQ là phương thức tổ chức dân
chủ của quyền lực Nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể khác có trong xã hội
- Về mặt khái niệm, pháp quyền cũng như NNPQ là một phương thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở của các quyền Các quyền này được tổ chức và phân định sao cho sự lạm dụng quyền không thể xảy ra và quyền tự do dân chủ của người dân được bảo vệ
- NNPQ là một thuật ngữ mô tả một Nhà nước mà không can thiệp vào cá nhân và tồn tại chủ yếu cho lợi ích công dân của nó
- Đối với học thuyết đương thời, NNPQ là một Nhà nước mà, trong mối quan hệ với công dân của mình, phải phục tùng một “chế độ pháp trị”: trong một quốc gia
cụ thể, quyền lực chỉ được sử dụng theo các cách thức được phép bởi trật tự pháp lí hiện hành, trong khi những người bị trị có cách thức cầu viện tài phán xét
- NNPQ, nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước trong đời sống xã hội NNPQ là Nhà nước quản lí xã hội theo pháp luật và đề cao quyền của con
Trang 6người, quyền của công dân.
- Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin (9/1991) với sự tham gia của 40 nước đã đưa
ra một khái niệm chung về NNPQ như sau: “NNPQ là một chế độ chính trị mà ở
đó Nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình, các quy phạm pháp
luật được bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập NNPQ có nghĩa
vụ tôn trọng giá trị cao nhất của con người và bảo đảm cho công dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tùy tiện của pháp luật cũng như các họat động của bộ máy Nhà nước NNPQ phải đảm baeo cho công dân không bị đòi hỏi bởi những cái ngoìa Hiến pháp và pháp luật quy định Trong hệ thống pháp luật thì Hiến
pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tự do
và quyềncông dân”
v.v……….
Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy rằng dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về NNPQ nhưng giữa các khái niệm đó vần có sự giống nhau về nội hàm của nó Về
cơ bản, NNPQ là Nhà nước đề cao của pháp luật, đòi hỏi chính Nhà nước cũng phải đặt dưới pháp luật và Nhà nước đó đòi hỏi đảm bảo được quyền, lợi ích cơ bản của công dân, , nói chung là phải đảm bảo dân chủ
Từ đó, ta có thể khẳng định địa vị tối cao của pháp luật và dân chủ chính là hai thuộc tính cơ bản, bản chất của NNPQ Mà khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng Vì vậy, dựa vào hai thuộc tính cơ bản của NNPQ mà tác giả đã nêu ở trên, chúng ta có một khái niệm về NNPQ rất ngắn gọn như sau : " NNPQ là Nhà nước thượng tôn pháp
luậtvà bảo đảm dân chủ"
Trong khái niệm này, để hiểu rõ về nội hàm của nó cần hiểu rõ hai cụm từ "thượng tôn pháp luật" và "dân chủ"."Thượng tôn pháp luật" tức là pháp luật phải được đặt
ở vị trí tối cao, lên trên hết, điều chỉnh tất cả các hành vi xử sự mọi cá nhân, tổ chức.Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lí cao nhất mà các văn bản pháp luật khác không được phép trái với nội dung và tinh thần của nó Và Nhà nước, mặc dù làm ra pháp luật nhưng cũng phải ở dưới pháp
luật.Sở dĩ như vậy là vì pháp luật của Nhà nước suy cho cùng thì đó là pháp
Trang 7luật của nhân dân, Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân mà sọan
ra pháp luật Để quản lí tốt mọi mặt của xã hội thì pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh, không kể bất kì ai
Nếu Nhà nước không tuân thủ pháp luật thì chắc chắn " thượng bất chính, hạ tất lọan", nhân dân sẽ mất lòng tin vào chế độ và đi đến xóa bỏ Nhà nước đó Nhân dân có quyền xóa bỏ Nhà nước khi Nhà nước không còn đại diện cho ý chung của toàn dân nữa vì trong NNPQ nhân dân mới là người chủ thật sự của quyền lực Nhà nước Điều này liên quan mật thiết đến nhân tố thứ hai trong nội hàm của khái niệm NNPQ nói trên Đó là "đảm bảo dân chủ" Dân chủ ở được hiểu đơn giản là
"nhân dân là chủ", quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân "Đảm bảo dân chủ" tức
là nhà nước phải đảm bảo các quyền cơ bản nhất của công dân, đó là "quyền tự nhiên", quyền tạo hóa ban cho họ, chẳng hạn như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và
Nhà nước phải bảo đảm nhân dân là chủ, quyền lực Nhà nước thuôc về nhân
dân Để đảm bảo dân chủ thì Nhà nước phải có những cách thức, phương thức hợp
lí trong cách thức tổ chức quyền lực, hoạt động của bộ máy Nhà nước, đảm
bảo pháp luật phải dân chủ, công bằng Từ đây sẽ xuất hiện các thuộc tính khác của NNPQ như tam quyền phân lập hay thống nhất, có phân công, phân nhiệm; đảm bảo quyền con người, quyền công dân; tư pháp xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Tiếp cận khái niệm NNPQ hay NNPQ, chúng ta cần phải làm rõ quan điểm: NNPQ không phải là một kiểu Nhà nước mới trong lịch sử Theo Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, khái niệm kiểu Nhà nước được định nghĩa là:"kiểu Nhà nước là tổng thể những dáu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định" Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật cũng chỉ rõ:
Cơ sở để xác định kiểu Nhà nước là học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội Mỗi kiểu Nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội
có giai cấp
Dựa vào đây, có bốn kiểu Nhà nước trong lịch sử nhân loại, tính đến thời điểm này,là: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước Tư sản và Nhà
Trang 8nước XHCN Rõ ràng NNPQ không thỏa nội hàm của khái niệm kiểu Nhà nước nên nó không là kiểu Nhà nước NNPQ không phải là một Nhà nước của một hình thái kinh tế xã hội mới Tuy nhiên, NNPQ có thể được xem là yếu tố của hình thức Nhà nước Theo lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, hình thức Nhà nước là cách tổ chức và những phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước NNPQ, như trên đã phân tích, để đảm bảo tính dân chủ thì đòi hỏi Nhà nước được gọi là NNPQ phải có cách thức, phương thức tổ chức, hoạt động hợp lí (hiện nay là tam quyền phân lập hoặc là thống nhất và phân công, phối hợp quyền lực Nhà nước )
Điều này thỏa mãn khái niệm hình thức Nhà nước Lí luận chung về Nhà nước
và pháp luật xác định các yếu tố của hình thức Nhà nước gồm có: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ chính trị Vấn đề đặt ra là NNPQ là yếu
tố mới của hình thức Nhà nước hay là một trong những yếu tố trên? Hình thức chính thể của Nhà nước tức là xem Nhà nước đó là cộng hòa hay quân chủ, hình thức thức cấu trúc thì xem xét nhà nước đó là đơn nhất hay liên bang, chế độ chính trị là xem xét tính dân chủ của Nhà nước (dân chủ hay không dân chủ)
Như vậy, ta thấy NNPQ không phải là một yếu tố mới của hình thức Nhà nước cũng không phải là một trong những yếu tố nói trên của hình thức Nhà nước mà NNPQ hòa vào trong ba yếu tố đó, trở thành yếu tố nội tại trong từng yếu tố đó Ngày nay, dù là chính thể nào, cộng hòa hay quân chủ, hình thức cấu trúc nào thì vẫn có thể xây dựng NNPQ Tuy nhiên, NNPQ chỉ là hình thức của Nhà nước có tính dân chủ Điều đó có nghĩa là NNPQ là hình thức Nhà nước nhưng là hình thức Nhà nước đặc biệt chỉ tồn tại trong xã hội có tính dân chủ (dân chủ tư sản hay dân chủ XHCN) Tựu trung lại, NNPQ chỉ là hình thức nhà nước của kiểu Nhà nước tư sản và Nhà nước XHCN
Cũng cần phải thấy được sự khác biệt giữa NNPQ và "Nhà nước pháp trị" Điểm
cơ bản ở đây là sự phân biệt giữa "pháp quyền" và "pháp trị" Pháp quyền có hai nội dung cơ bản là quyền lực của pháp luật ( tức sức mạnh của pháp luật, sự bắt buộc thực hiện của pháp luật đối với tòan xã hội ) và pháp luật về quyền."Pháp trị"
có nghĩa là cai trị bằng pháp luật.Nói pháp trị là khi tầng lớp thống trị dùngpháp luật làm phương tiện chủ yếu để cai trị dân, đối lập với nhân trị (hay "đức trị") Pháp trị gắn liền với nền chuyến chế phong kiến, điển hình là Trung Hoa.Ở đó, vua
là người đứng đầu Nhà nước , pháp luật là phương tiện cai trị của vua, pháp
Trang 9luật được đề cao trong Nhà nước pháp trị nhưng pháp luật đó không dân chủ, Nhà nước đó không đảm bảo dân chủ Đó là sự khác biệt giữa pháp quyền và pháp trị
Nhà nước pháp quyền
là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc
độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản,
đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử:
- Thời cổ đại Hy lạp đã xác lập thiết chế nhà nước dân chủ nhân dân mang tính pháp quyền Tổ chức bộ máy nhà nước lúc bấy giờ gồm: Đại hội nhân dân; Hội dồng bốn trăm (Ở Aten lúc bấy giờ tồn tại bốn bộ tộc, mỗi bộ tộc củ 100 đại biểu vào Hội đồng) và Toà án nhân dân do dân bầu ra theo nguyên tắc nhiều đẳng cấp
- Platon (427-374 TCN) coi hoạt động xét xử là để bảo vệ pháp luật và cho rằng
nhà nước sẽ ngừng hoạt động nếu Toà án không được tổ chức một cách thoả đáng
- Aristote (384-322 TCN) thì khẳng định yếu tố cơ bản cấu thành phẩm chất chính
trị trong các đạo luật là sự phối hợp của tinh đúng đắn về chính trị của nó với tính pháp quyền
- Cirereon (106-43 TCN) yêu cầu tất cả mọi người đều phải dưới hiệu lực
của pháp luật, mà tiêu chuẩn đánh giá công minh của các đạo luật do con người làm ra là phải phù hợp với quyền tự nhiên của con người
- Locke (1632 -1704 SCN) đã xây dựng học thuyết về toàn bộ quyền lực nhà nước
là của nhân
Trang 10Ông luận giải: Nguồn gốc và bản chất của nhà nước, quyền lực của nhà nước xuất phát từ quyền tự nhiên của con người, quyền con người là quyền tối cao, bất khả xâm phạm Quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu là giá trị chủ đạo của quyền con người Để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, mọi người trong xã hội thảo luận lập ra chính quyền có quyền lực chung để bảo vệ quyền tự nhiên của con người Chính quyền chính là sự uỷ quyền của mọi thành viên trong xã hội.
Locke đưa ra kết luận:
+ Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân, quyền lực của nhân dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước Trong quan hệ với nhân dân nhà nước không có quyền mà chỉ thực hiện sử uỷ quyền của nhân dân
+ Nhà nước -xã hội chính trị hoặc xã hội công dân thì thực chất là một khế ước xã hội trong đó công dân nhượng một phần quyền lực chung cho quyền lực nhà nước
+ Bảo toàn quyền tự nhiên của con người là tiêu chí quan trọng để xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước
- Montesquieu (1698-1755) đã khẳng định nếu như quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp nằm trong tay một người hay một cơ quan thì con người sẽ không có tự do Nếu như quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì toà án sẽ trở thành kẻ đàn áp nhân dân và tất cả sẽ bị huỷ diệt
Ngoài ra còn nhiều nhà tư tưởng nhà nước pháp quyền khác như: Roussou (1712 -1778), Kant (1724 -1804), Heeghen (1770-1831) và tiếp đó là nhà tư tưởng nhà nước pháp quyền vĩ đại Mác, Awnghen
Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin (9/1991) với sự tham gia của 40 quốc gia đã đưa
ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền như sau:
“Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực