1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề cần trao đổi về thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

20 634 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, trong đó có thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là một cơ hội tốt để đánh giá, xem xét lại quan niệm và thự

Trang 1

Một số vấn đề cần trao đổi về thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, trong đó có thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là một cơ hội tốt

để đánh giá, xem xét lại quan niệm và thực trạng pháp luật của chúng

ta về một chế định đặc biệt quan trọng và “nhạy cảm”, liên quan đến sự công nhận và bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể trong xã hội (chủ thể dân sự) Trên cơ sở đó có những nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ bản:[1]

I QUAN NIỆM VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỜI HIỆU YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ

Ở Việt Nam, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự (bao gồm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự) là một chế định được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm cả

văn bản pháp luật chuyên ngành[2] và văn bản pháp luật tố tụng.[3] Qua các

quy định hiện hành, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự được tiếp cận với hai vai trò cơ bản: (1) nó là thời hạn luật định cho phép các chủ thể dân sự thực hiện quyền yêu cầu tại Tòa án để công nhận hoặc bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp về dân sự bị xâm phạm.[4] Ở vai trò này, thời hiệu yêu

cầu giải quyết vụ việc dân sự là một chế định của pháp luật dân sự và được quy định ở nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau mà nòng cốt là

Bộ luật dân sự;[5] (2) nó là căn cứ pháp lý để Tòa án từ chối hay không từ

chối giải quyết vụ việc dân sự Ở vai trò này, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ

Trang 2

việc dân sự được hiểu là thời hiệu thụ lý và là một chế định trong pháp luật

tố tụng dân sự.[6]

Việc quan niệm thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự có hai vai trò

nêu trên đã bộc lộ những vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn sau:[7]

- Thứ nhất, việc quy định thời hiệu còn mang nặng mục đích tạo căn cứ

pháp lý cho Tòa án từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi có yêu cầu của chủ thể dân sự, biến thời hiệu yêu cầu thành thời hiệu thụ lý trong thực tiễn tố tụng Đây là một mâu thuẫn lớn đối với thể chế pháp lý cho nền kinh tế thị trường, xã hội dân sự và thông lệ quốc tế – Pháp luật có trách nhiệm đảm bảo được lẽ công bằng trong ứng xử và trong bảo vệ quyền của chủ thể luật

tư khi quyền của họ cần được bảo vệ Tòa án không lấy lý do thời hiệu đã hết để từ chối thụ lý đơn khi có yêu cầu Tòa án chỉ có quyền căn cứ vào quy định về thời hiệu hưởng quyền, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ để công nhận hay bác yêu cầu của chủ thể;

- Thứ hai, pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận quyền yêu cầu của

chủ thể dân sự trong thời hạn luật định mà chưa có quan điểm rõ ràng, thống nhất hậu quả về nội dung quan hệ dân sự khi hết thời hiệu Việc hết thời hiệu yêu cầu không đồng nghĩa chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ, bên có nghĩa vụ không được miễn trừ nghĩa vụ, trong khi bên có quyền không còn quyền yêu cầu Tòa án công nhận, bảo vệ quyền dân sự Đây có thể là một trong những nguyên nhân gia tăng sự phức tạp trong thực tiễn giao lưu dân sự (đặc biệt trong các tranh chấp liên quan đến sở hữu, hợp đồng và thừa kế);

Trang 3

- Thứ ba, pháp luật đã công nhận quyền của chủ thể dân sự trong việc yêu

cầu Tòa án công nhận, bảo vệ quyền dân sự, nhưng chưa có quy định hợp lý

về tính thời hiệu, thường ấn định một thời điểm xác định mà không linh hoạt hóa cho phù hợp với các quan hệ dân sự và chủ thể có tính đặc thù Quy định như vậy, có thể tạo ra tình trạng không công bằng trong công nhận, bảo vệ quyền dân sự của chủ thể hoặc áp dụng pháp luật không thống nhất Ví dụ, khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, thời hiệu Tòa án tuyên

bố giao dịch vô hiệu được "tính từ thời điểm giao dịch được xác lập"mà không

phụ thuộc chủ thể dân sự biết hay buộc phải biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc hành vi vi phạm đã và đang còn tiếp diễn hay không?!

II BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA THỜI HIỆU YÊ CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ

Pháp luật dân sự của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam có một nhiệm vụ cơ bản là công nhận địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội về nhân thân và tài sản trong các quan hệ tư; đồng thời quy định các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể dân sự Trong trường hợp, việc ứng xử của một chủ thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự khác, thì chủ thể bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền dân sự của mình bằng nhiều phương thức khác nhau Họ có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (trong đó có quyền yêu cầu Tòa án) công nhận quyền dân sự của mình; buộc chủ thể xâm phạm quyền chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc bồi thường thiệt hại

Như vậy, khi chủ thể dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không phải họ thực hiện một quyền trong tố tụng mà là thực hiện một quyền dân sự

Trang 4

cơ bản được pháp luật công nhận và bảo vệ Tòa án có trách nhiệm đảm bảo được lẽ công bằng trong ứng xử và trong bảo vệ quyền của chủ thể dân sự khi quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm

Tuy nhiên, pháp luật không thừa nhận quyền này của chủ thể là vô hạn định,

việc thực hiện quyền phải nằm trong thời hạn pháp luật quy định[8]– Thời

hiệu yêu cầu Trong trường hợp hết thời hạn luật định, chủ thể không thực hiện quyền thì mất quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình Mục đích của việc quy định thời hiệu yêu cầu không phải để xác định thời hiệu thụ lý đơn, mà không có gì khác nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ thể dân sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình, hạn chế phức tạp trong giải quyết tranh chấp và bảo đảm sự ổn định của các quan hệ dân sự

Xuất phát từ bản chất pháp lý nêu trên, nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là một nội dung trong quan hệ pháp luật dân sự, được pháp luật dân sự điều chỉnh Các nước theo hệ thống pháp luật thành văn (Cộng

hòa nhân dân Trung Hoa, Liên bang Nga, Đức, Nhật…)[9]đều quy định thời

hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự trong pháp luật về nội dung (Cộng hòa Pháp bên cạnh việc quy định chung về thời hiệu nói chung từ Điều 2219 đến Điều 2227 Bộ luật dân sự cũng đã ban hành Luật về thời hiệu) Các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thường ban hành Luật về thời hiệu, theo đó thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự cũng được quy định như

là một nội dung thực hiện quyền của chủ thể dân sự.[10] Bộ nguyên tắc

Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (General Principle of Commercial

Contracts) tại Điều 10.9, khoản 1 cũng ghi nhận nguyên tắc“việc hết thời

hiệu chỉ có hiệu lực nếu bên có nghĩa vụ viện dẫn việc hết thời hiệu như là một biện pháp tự vệ”.

Trang 5

Nhìn chung, qua quy định của pháp luật các nước và theo thông lệ quốc tế, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mang hai đặc điểm cơ bản:

- Thứ nhất,nó là loại thời hạn do pháp luật quy định không phải là thời hạn

do các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận Việc không tuân thủ thời hạn đã được pháp luật quy định có thể làm phát sinh các hậu quả pháp lý nằm ngoài

ý chí của chủ thể Trong đó, bên có quyền có thể mất quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình và bên có nghĩa vụ có thể được miễn trừ nghĩa vụ đối với bên có quyền Việc miễn trừ nghĩa vụ cho bên có nghĩa

vụ có thể không là đương nhiên mà phụ thuộc vào ý chí của chính họ; [11]

- Thứ hai, nó là thời hạn cho phép chủ thể thực hiện quyền yêu cầu Tòa án

công nhận, bảo vệ quyền dân sự không liên quan đến các hoạt động tố tụng của Tòa án trong thụ lý đơn và giải quyết yêu cầu của chủ thể Tòa án không

được tự viện dẫn đã hết thời hiệu để từ chối giải quyết vụ việc dân sự.[12]

Pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận nguyên tắc luật định về thời hiệu, không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên (Điều 154 Bộ luật dân sự) Tuy nhiên, nhà làm luật lại xác định thời hiệu này ở cả hai vai trò: thời hạn thực hiện quyền yêu cầu Tòa án công nhận và bảo vệ quyền dân sự và thời hạn để

Tòa án thụ lý đơn yêu cầu của chủ thể dân sự.[13]Khi hết thời hiệu yêu cầu,

ngoài hậu quả được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, cho phép Tòa án

từ chối giải quyết vụ việc dân sự (Điểm a Khoản 1 Điều 168, Điểm c Khoản

1 Điều 192), Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác chưa thừa nhận nguyên tắc miễn trừ nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ khi hết thời hiệu yêu cầu Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ như là hai loại thời hiệu độc lập (Điều 155), trong khi về bản chất việc miễn trừ

Trang 6

nghĩa vụ dân sự phải là hậu quả của việc hết thời hiệu mà chủ thể không yêu cầu

Việc không thừa nhận nguyên tắc miễn trừ nghĩa vụ trong trường hợp này, dường như là sự “vô cảm” của Nhà nước, khi Tòa án từ chối giải quyết vụ việc dân sự cũng không đồng nghĩa chấm dứt tranh chấp giữa các bên trong quan hệ dân sự Mặc dù bên có quyền không còn quyền yêu cầu Tòa án công nhận, bảo vệ quyền nhưng nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ vẫn còn, tranh chấp

vì thế không được giải quyết và đây là “mảnh đất” tốt cho các hành vi thu

hồi nghĩa vụ ngoài pháp luật và không minh bạch trong thực tiễn giao lưu dân sự, thương mại

Để đưa thời hiệu về đúng bản chất vốn có của nó, chúng ta cần có những nghiên cứu cơ bản về những vấn đề sau:

- Thứ nhất, không nên quy định thời hiệu trong Bộ luật tố tụng dân sự để

phù hợp với bản chất pháp lý của thời hiệu và khi thời hiệu là chế định đã được quy định trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự cũng cần có điều khoản viện dẫn về

áp dụng thời hiệu trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành, để đảm bảo thống nhất áp dụng pháp luật trong các hoạt động tố tụng của Tòa án

Cũng có ý kiến cho rằng, không phải tất cả các quan hệ pháp luật đều đã được pháp luật chuyên ngành quy định về thời hiệu Do vậy, cần tiếp tục quy định thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự để áp dụng cho những quan hệ pháp luật chưa được quy định về thời hiệu khởi

kiện, thời hiệu yêu cầu[14] Về vấn đề này, thực tế các quy định về thời hiệu

Trang 7

trong Bộ luật dân sự và văn bản pháp luật chuyên ngành về cơ bản đã bao quát hầu hết các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân sự Trong trường hợp

có sự khuyết thiếu về quy định về thời hiệu thì cần phải đặt ra việc sửa đổi,

bổ sung pháp luật về nội dung chứ không nên bổ sung vào trong pháp luật tố tụng[15];

- Thứ hai, cần thừa nhận nguyên tắc Tòa án không có quyền từ chối giải

quyết vụ việc dân sự vì lý do hết thời hiệu yêu cầu Dự thảo 4 Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự (Dự thảo 4) đã loại bỏ căn cứ trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện (Điểm a Khoản 1 Điều 168) Đây là một quyết định đúng đắn của cơ quan soạn thảo Tuy nhiên, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 159 của Dự thảo 4 vẫn ghi nhận nguyên tắc, nếu thời hạn yêu cầu kết thúc thì chủ thể mất quyền khởi kiện hoặc yêu cầu, đồng thời Điểm c Khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự (không được sửa đổi lần này) quy định Tòa án vẫn có quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ nguyên đơn không có quyền khởi kiện

và quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 159 của Dự thảo 4 là một trong các trường hợp nguyên đơn không có quyền khởi kiện

Như vậy, Dự thảo 4 mới có sự cải cách một phần đối với quan niệm hiện tại, coi thời hiệu yêu cầu là thời hiệu thụ lý khi loại bỏ quy định về từ chối thụ lý nhưng vẫn chưa loại bỏ quy định cho phép Tòa án từ chối giải quyết vụ việc dân sự;

- Thứ ba, cần có sự nghiên cứu cơ bản và thay thế thời hiệu khởi kiện theo

qui định hiện hành bằng thời hiệu hưởng quyền và thời hiệu miễn trừ nghĩa

vụ trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành Đây có thể vấn đề mới với Việt Nam, nhưng nó đã trở thành thông lệ quốc tế Ở một

Trang 8

chừng mực nào đó, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có sự gắn kết giữa hết thời hiệu yêu cầu với việc miễn trừ nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ khi qui định về xác lập sở hữu đối với tài sản là vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239), vật đánh rơi, bỏ quên (Điều 241), gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước (các điều 242, 243, 244), đối với việc chiếm

hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 247).[16]

IV VỀ XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHÁT SINH THỜI HIỆU YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ

Việc tính đúng thời điểm phát sinh thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân

sự có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động tố tụng của Tòa án, cũng như trong công nhận và bảo vệ quyền cho chủ thể dân sự Thời điểm phát sinh thời hiệu trong pháp luật Việt Nam thường ấn định thông qua một sự kiện Việc qui định như vậy cũng có ưu điểm, rõ ràng cho Tòa án vận dụng tính thời hiệu trong giải quyết vụ việc dân sự Tuy nhiên, qui định này không phản ánh đúng thực tiễn quan hệ dân sự và có phần không công bằng đối với

chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc các bên trong giao dịch.[17]

Thời điểm phát sinh thời hiệu theo pháp luật hiện hành phổ biến được tính

kể từ ngày quyền, lợi ích của chủ thể bị xâm phạm hoặc kể từ thời điểm giao dịch được giao kết (Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 136, Điều 159, Điều 427, Điều 607 Bộ luật dân sự, Điều 319 Luật Thương mại…) Trên thực tế vì nhiều lý do khách quan, quyền, lợi ích của chủ thể đã

bị xâm phạm, nhưng chủ thể không biết hoặc không thể biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm (người bị lừa dối chưa biết mình bị lừa dối, người bị nhầm lẫn không biết bị nhầm lẫn, người bị ngộ độc thực phẩm, chịu ô nhiễm môi trường nhưng không biết sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm…) Do đó,

Trang 9

cần thiết phải có sự sửa đổi cách tính thời hiệu dựa vào thời điểm “ngày

quyền, lợi ích bị xâm phạm” thành thời điểm “chủ thể biết hoặc buộc phải biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm” Khoản 3, Điều 159 Dự thảo 4

cũng đã dự liệu thời hiệu khởi kiện tính từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm Dự liệu như vậy là hợp lý Tuy nhiên, Dự thảo cũng cần bổ sung thêm thời điểm chủ thể buộc phải biết quyền và lợi ích bị xâm phạm, để tránh trường hợp chủ thể cho rằng mình không biết để trục lợi về thời hiệu, đồng thời cho phép Tòa án, bị đơn có thể

suy đoán bằng những căn cứ rõ ràng nguyên đơn không thể không biết.[18]

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chủ thể dân sự biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, nhưng họ không thể thực hiện quyền yêu cầu vì lý do, người có hành vi xâm phạm tiếp tục thực hiện các hành vi trái pháp luật khiến họ không thể thực hiện được quyền yêu cầu (đặc biệt đối với giao dịch được xác lập do một bên bị đe dọa, cưỡng ép) Đối với những trường hợp này, quy định thời hiệu yêu cầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc từ thời điểm giao dịch được giao kết (theo quy định hiện hành) hay tính

từ thời điểm chủ thể biết hoặc buộc phải biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm (như đã phân tích ở trên và theo dự liệu của Dự thảo 4) cũng đều không phù hợp, không bảo vệ được quyền lợi của đương sự Khi quyền, lợi ích của chủ thể dân sự bị xâm phạm do bị đe dọa, cưỡng ép thì thời hiệu khởi kiện cần được tính từ thời điểm bên có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép, không tính từ thời điểm họ biết hoặc buộc

phải biết quyền, lợi ích bị xâm phạm.[19]

IV THỜI HIỆU YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Trang 10

Báo cáo số 4522/BC-UBTP ngày 02/12/2010 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XII xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số vấn đề lớn về

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, có nêu ý kiến cần loại trừ thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tài sản

và yêu cầu giải quyết việc dân sự về quyền nhân thân cho phù hợp với tính đặc thù của quan hệ và nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn Về vấn đề này, chúng tôi xin trao đổi như sau:

1 Đối với thời hiệu về sở hữu

Quan hệ sở hữu là một quan hệ đặc thù và quyền sở hữu là một quyền tuyệt đối là điều không thể phản bác, Khoản 2 Điều 169 Bộ luật dân sự năm 2005

quy định “không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở

hữu đối với tài sản của mình Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất

kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật” Tuy nhiên, không nên hiểu quyền sở hữu được bảo vệ tuyệt đối vô

hạn định trong mọi trường hợp, việc thực hiện quyền sở hữu phải đặt trong hoàn cảnh tôn trọng lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, cũng như đảm bảo sự ổn định của các quan hệ dân sự.[20]Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng thời hiệu về sở hữu cần được đặt ra để yêu cầu chủ sở hữu phải tôn trọng các lợi ích nêu trên

Pháp luật dân sự của các nước trên thế giới cũng không loại trừ thời hiệu đối với loại quan hệ pháp luật này trong mọi trường hợp Căn cứ vào chủ thể, tính chất và đối tượng sở hữu, nhà làm luật các nước có thể áp dụng thời hiệu và không áp dụng thời hiệu

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w