1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kết quả và ý nghĩa của quá trình thay đổi tư duy của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đại hội vi – x

22 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 91,22 KB

Nội dung

Đó là: o Chúng ta đã sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế,…Do tư tưởng chỉ đạo chủquan, nóng vộ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nhìn lại quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam, ta thấy vai trò quan trọng củaĐảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời làmột sự tất yếu khách quan đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạngdân tộc Việt Nam, đó là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước, chuẩn bịtích cực về tư tưởng chính trị, tổ chức đưa ra những quan điểm, đường lối đúng đắn đểđưa nước ta hoàn toàn giải phóng, thống nhất, ổn định và phát triển đất nước trên tất cảmọi mặt: đời sống, kinh tế, xã hội

Sự đổi mới trong quá trình tư duy của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề rất cần thiết để đưa nước ta thựchiện đúng đắn mục tiêu, hướng đi phù hơp với thực tiễn Trong bối cảnh nước ta hiệnnay, khi xã hội đang đi lên, nguồn lực tri thức ngày càng dồi dào đòi hỏi Đảng có nhữngchính sách, đường lối đổi mới và hoàn thiện để vừa tạo nền tảng vừa đưa nước ta trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nội dung cũng như phương hướng,những bài học kinh nghiệm được rút ra đã được thể hiện thông qua sự đánh giá, nhìnnhận vấn đề của Đảng thông qua các lần đại hội Qua đó, Đảng khẳng định và đưa ra cácquan điểm , đường lối đúng đắn cho từng giai đoạn phát triển của nước ta

Trang 2

I Quá trình đổi mới tư duy về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đại hội VI – X (từ năm 1986 đến năm 2006).

1 Phê phán sai lầm trong nhận thức và rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình công nghiệp hóa thời kì 1960-1985 :

1.1 Phê phán sai lầm trong nhận thức:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) – Đại hội đổi mới, vớitinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra nhữngsai lầm, khuyết điểm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kì 1960 –

1985, đặc biệt trong 10 năm (1975 – 1985) Trong đó, Đảng ta khẳng định: “chúng ta đãphạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về cơ sở vật chất- kĩ thuật, cải tạo

xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế Do tư tưởng chủ quan, nóng vội nên chúng ta đã chủtrương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; chưa thực

sự coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu ” Đó là:

o Chúng ta đã sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế,…Do tư tưởng chỉ đạo chủquan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩymạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong khi chưa có đủ các điều kiện cần thiết, mặckhác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

o Chủ yếu thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn,không tập trung giải quyết những vấn đề căn bản như lương thực, thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp Qua đó, cho thấyviệc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư đã không kết hợp chặtchẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý

o Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của đại hội lần thứ V, như vẫn chưa coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không khôi phục kịp thời nôngnghiệp và công nghiệp nhẹ.1

1.2 Bài học kinh nghiệm:

Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng:

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dânlàm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quyluật khách quan Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiệnbảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

1 Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam – NXB CTQG (trang 122-123).

Trang 3

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điềukiện mới

Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầmquyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầmkhuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đạihội đề ra đường lối đổi mới

o Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng vàkết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện)

o Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm;chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu

o Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúngđắn các thành phần kinh tế

2 Quá trình đổi mới tư duy về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đại hội VI – X (từ năm 1986 đến năm 2006).

2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI:

Thời kì Việt Nam chưa thể đẩy mạnh Công nghiệp hóa.

o Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên

cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phânphối xã hội chủ nghĩa 2

Từ 3 nguyên tắc trên, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ:

o Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo cácthành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tưbản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc

o Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giảiquyết việc làm cho người lao động

2 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/News.

Trang 4

o Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻcủa nhân dân

o Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, gópphần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữunghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa,tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

o Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mụctiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cơ chế Đảng lãnh đạo,nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chếchung trong quản lý toàn bộ xã hội”

o Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: “Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độnhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình

Báo cáo Chính trị chỉ rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng:

o Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể

o Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội

o Quản lý hành chính – xã hội và hành chính kinh tế, điều hành các hoạt động kinh

tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật

tự xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước,phát hiện những mất cân đối và đề ra những biện pháp để khắc phục

o Thực hiện quy chế làm việc khoa học có hiệu suất cao

o Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với đội ngũ cán bộ có phẩm chấtchính trị, có năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội

o Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh:Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổchức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác Nâng cao chấtlượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trítrong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của công tác xây dựngĐảng 3

2.1.2 Mục tiêu:

Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm và để muốn thực hiện những "nhiệm vụbao trùm, mục tiêu tổng quát “của chặng đường đầu tiên (phải trong nhiều kế hoạch 5năm nữa) thì trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thựchiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàngtiêu dùng và hàng xuất khẩu

3 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.

Trang 5

Những mục tiêu cụ thể là:

o Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn địnhnhu cầu thiết yếu về thực phẩm Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sứclao động

o Đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu

o Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu đểđáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóacần thiết

Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể

cả lâm nghiệp, ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiênđáp ứng nhu cẩu về vốn đấu tư, về năng lực, vật tư, lao động, kĩ thuật…

Nội dung ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệphóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.4

4 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn 2003, Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.1129-1134.

Trang 6

2.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII:

Thời kì Việt Nam gắn liền với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong giai đoạn này Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khókhăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới tuy chưa có một khuôn mẫu cho trước,từng bước đưa đường lối của Đại hội VI đi vào cuộc sống Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến 27-6-1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiệnđường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra mục tiêu, phương hướng nhằm kế thừa, phát huynhững thành tựu ưu điểm đã đạt được; khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trongbước đầu đổi mới ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó, điều chỉnh, bổsung, phát triển đường lối đối mới (được đề ra từ Đại hội VI) để tiếp tục đưa sự nghiệpđổi mới của đất nước tiến lên

2.2.1 Mục tiêu:

Xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước lúc bấy giờ mục tiêu của chặngđường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại hội VII củaĐảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm (1991-1995) là vượt qua khó khănthử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêucực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay

5 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn 2003, Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.1136-1148.

Trang 7

2.2.2 Phương hướng:

Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáoxây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng

Cương lĩnh xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâudài, trải qua nhiều chặng đường; trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc, cần nắm vững 7 phương hướng cơ bản sau:

Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thứclàm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân dân

Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiệnđại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằmtừng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nângcao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân

Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước

Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội Kế thừa và phát huy những truyềnthống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoánhân loại

Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trậndân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước

Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lượccủa cách mạng Việt Nam

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chứcngang tầm nhiệm vụ.6

Ngoài ra, tại Hội nghị trung ương 7 khóa VII (7-1994) đã có bước đột phá mớitrong nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ khi nghị quyết về “phát triển côngnghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàxây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới” và đưa ra khái niệm công nghiệp hóa,hiện đại hóa : “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện

6 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30145&cn_id=181380.

Trang 8

các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụng lao độnglao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với côngnghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp

và tiến bộ Khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”1

2.3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII:

Việt Nam chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội VIII của Đảng ( tháng 6-1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã có nhữngnhận định quan trọng:

o Khẳng định tiếp tục thực hiện quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu ra

ở Hội nghị Trung ương bảy khóa VII

o Đại hội nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng nhữngnội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện địa hóa trong những năm còn lại của thập kỷ

90 - thế kỷ XX

o Nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, những tiền đề chocông nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sàn thời kỳ mới đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đại hội cũng đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tống quát,những tư tưởng chỉ đạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển

2.3.1 Nhiệm vụ và mục tiêu:

Căn cứ vào nhận định trên và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độlên chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định cẩn tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược :xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì này là: “Xâydựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sớ vật chất kĩ thuật hiện đại,

cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lựclượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc,dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.”

Trên con đường thực hiện mục tiêu nêu trên, Đại hội xác định : "Giai đoạn

từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kì phát triển mới đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trungmọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới

Trang 9

một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định vàphát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao

và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm

an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộnền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷsau Đại hội cũng đã nêu lên các định hướng phát triển, các lĩnh vực chủ yếu trongthời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.7

2.3.2 Nội dung cơ bản:

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại củathập niên 90 là:

o Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; pháttriển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ;phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

o Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế,trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển

o Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấpthiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quảcao

o Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ

o Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại

o Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như: chế biến nông, lâm, thủy sản, khaithác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử vàcông nghệ thông tin, du lịch

o Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Qua đó cho ta thấy Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánhdấu bước ngoặt lãnh đạo chuyển đất nước ta sang thời kì mới - thời kì đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnhphúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thếgiới Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đấtnước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỉ XXI

2.4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX:

2.4.1 Mục tiêu:

7 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn 2003, Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000), Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.1148 -1153.

Trang 10

Trong đại hội làn thứ IX, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 làbước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 nhằm:

o Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân

o Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá

o Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mở rộng kinh tế đốingoại

o Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huynhân tố con người

o Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội

o Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quantrọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

o Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia

2.4.2 Tiêu chí:

Trong giai đoạn này thì phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm

vụ trung tâm, vì thế Đảng đã đề ra các tiêu chí:

o Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất

nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệthông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn

và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triểnkinh tế tri thức Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam;coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

o Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực

kinh tế đủ mạnh: có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tếhợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành côngnghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn địnhkinh tế - tài chính vĩ mô; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môitrường Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốctế; kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước

o Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mọi hoạt động kinh tế được

đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và

an ninh Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn Chuyển

Trang 11

dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế sosánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoàinước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh Tạo thêm sức mua của thịtrường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.

o Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và

công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá;quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu đượctrên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá Đầu tư nhiều hơncho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn Phát triển công nghiệp, dịch

vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nôngnghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khuvực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn

Ngày đăng: 18/08/2014, 03:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w