Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
690,66 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ TÊN ĐỀ TÀI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY VDC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 TRIỆU HOÀNG CƯỜNG Chuyên Ngành: Quản trị kinh doanh Mã Số Ngành : 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN KIM TRUY HÀ NỘI - 2012 LỜI MỞ ĐẦU Dịch vụ trực tuyến (viết tắt DVTT) xuất hiện hầu như đồng thời với sự ra đời của Internet. Nhờ khả năng tương tác và định hướng cao, nó đã dần chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường và mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Nhưng đó là trên bình diện quốc tế, còn tình hình tại VN thì sao? Với việc gia nhập WTO, thị trường DVTT tại Việt Nam đang hội nhập với thị trường DVTT trên thế giới. Số người truy cập Internet tại Việt Nam đang tăng nhanh cùng với dân số trẻ tại Việt nam khiến cho thị trường DVTT tại Việt Nam đang có những cơ hội mới để đột phá. Bài toán phát triển thị trường DVTT hiện nay là làm sao để nhân rộng thị trường tiềm năng này. DVTT tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh để phù hợp với thông lệ quốc tế và tiếp tục phát triển. Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC là một trong những công ty hàng đầu kinh doanh dịch vụ DVTT tại Việt Nam. Trong các năm qua, doanh thu về DVTT của công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng hơn 100% mỗi năm. Tuy nhiên, để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao như các năm vừa rồi đang là một thách thức lớn đối với công ty khi mà sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng khó khăn hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, đặc biệt là sự đe dọa từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang muốn xâm nhập vào thị trường DVTT Việt Nam. Sự cần thiết phải có một chiến lược phát triển đúng đắn đảm bảo cho công ty đủ sức cạnh tranh trên thị trường vấn đề cấp bách. Với suy nghĩ và nhu cầu khách quan như trên, tôi chọn đề tài “ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY VDC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020” CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát về chiến lược kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu, lúc đầu nó thường gắn liền với lĩnh vực quân sự và được hiểu là: Chiến lược là khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự, nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng đối phương. Từ lĩnh vực quân sự thuật ngữ chiến lược được sử dụng nhiều trong kinh tế ở cả phạm trù vĩ mô và vi mô, thực hiện mục tiêu tương lai dài hạn. “Chiến lược là việc nghiên cứu tìm ra một vị thế cạnh tranh phù hợp trong một ngành công nghiệp, một phạm vi hoạt động chính mà ở đó diễn ra các hoạt động cạnh tranh.”- theo Micheal Porter. Chiến lược theo quan điểm của ông nhấn mạnh tới góc độ cạnh tranh. 1.1.1.2. Các đặc trưng về chiến lược kinh doanh: Chiến lược vẫn có những đặc trưng chung nhất, trong đó những đặc trưng cơ bản nhất là: + Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt tới trong từng thời kỳ. + Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá kiểm tra, điều chỉnh + Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và phát huy tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp. + Chiến lược là công cụ thiết lập lên mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Một vấn đề then chốt của đặc điểm này đó là xác định rõ phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Hai câu hỏi cơ bản cần đặt ra đó là: Chúng ta đang kinh doanh cái gì ? và chúng ta nên kinh doanh cái gì? 1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh 1.1.2.1. Phân loại chiến lược kinh doanh theo cấp chiến lược: Khi phân loại chiến lược theo cấp chiến lược, người ta thường phân chia chiến lược thành: + Chiến lược cấp công ty (hay chiến lược tổng quát) + Chiến lược cấp kinh doanh (lĩnh vực) + Chiến lược cấp chức năng: 1.1.2.2. Phân loại chiến lược kinh doanh theo nội dung chiến lược: Căn cứ vào nội dung của các chiến lược, các nhà quản lý người Pháp cho rằng chiến lược kinh doanh bao gồm các loại: + Chiến lược thương mại. + Chiến lược công nghệ và kỹ thuật. + Chiến lược tài chính. + Chiến lược con người. 1.1.2.3. Phân loại chiến lược kinh doanh theo quá trình chiến lược: Chiến lược kinh doanh bao gồm: + Chiến lược định hướng. + Chiến lược hành động. 1.1.3. Quy trình lập chiến lược kinh doanh Để xây dựng chiến lược kinh doanh, thông thường một doanh nghiệp cần phải trải qua 3 bước: “Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh”; “xây dựng các chiến lược kinh doanh”; “lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh”. 1.1.3.1. Tìm kiếm cơ hội kinh doanh và dự báo nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, do tính chất tự do cạnh tranh đã làm cho thị phần của doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp nhưng cũng nảy sinh những cơ hội mới. Vì thế cơ hội kinh doanh không phải là khan hiếm. Các doanh nghiệp sẽ phát hiện ra nhu cầu chưa được đáp ứng cho thị trường, nếu biết cách tiếp cận , phân tích và tìm hiểu nó. 1.1.3.2 Xây dựng (hoạch định) chiến lược kinh doanh Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả như mong muốn, khi xây dựng chiến lược kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đạt được những yêu cầu sau: Phải tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Tính đến và xây dựng được vùng an toàn trong kinh doanh. Cần phải xác định được phạm vi kinh doanh, mục tiêu then chốt và những điều kiện cơ bản về vật chất kỹ thuật và lao động để đạt được mục tiêu đó. Cần phải có khối lượng thộng tin và tri thức đủ mạnh Phải có chiến lược dự phòng để trong tình huống xấu nhất xảy ra đối với doanh nghiệp. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải biết kết hợp thời cơ và độ chín muồi của thời gian kinh doanh. 1.1.3.3. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh Khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau: + Nhận biết chính xác chiến lược hiện tại của doanh nghiệp làm căn cứ để lựa chọn chiến lược kinh doanh. + Xem xét lại các kết quả của kỹ thuật phân tích chiến lược. + Xem xét các yếu tố chính có ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược như: sức mạnh của ngành và doanh nghiệp; mục tiêu, thái độ của giám đốc điều hành; nguồn tài chính. Việc xác định hệ thống các mục tiêu đảm bảo các yêu cầu: + Trong chiến lược kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu trong từng thời gian tương ứng. + Các mục tiêu mà doanh nghiệp xác định và lựa chọn phải đảm bảo tính liên kết tương hỗ lẫn nhau, sao cho mục tiêu này không cản trở mục tiêu khác. + Phải xác định rõ mục tiêu ưu tiên. Điều đó thể hiện tính cấp bậc của hệ thống mục tiêu. + Doanh nghiệp luôn phải có sự cân đối giữa khó khăn và thực tại. 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng chiến lược kinh doanh 1.1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều nhân tố khác nhau tác động một cách gián tiếp lên hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự tác động của nó lên các yếu tố thuộc môi trường ngành: + Nhân tố kinh tế: Xu hướng tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suất, tỷ lệ lạm phát. + Nhân tố thể chế và pháp lý. + Nhân tố công nghệ. + Nhân tố xã hội, dân số, phong tục, sở thích + Nhân tố tự nhiên. 1.1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm chủ yếu là các yếu tố trong ngành tác động đến, tác động trực tiếp đến tính chất và mức độ cạnh tranh của ngành đó, các ngành này bao gồm: Các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế. 1.1.4.3. Các yếu tố môi trường nội bộ ngành Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm những lĩnh vực sau: Marketing, sản xuất, tài chính kế toán, nghiên cứu và phát triển (R&D), quản trị, hệ thống thông tin. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN 1.2.1. Khái niệm Dịch vụ Trực tuyến là các dịch vụ tương tác giữa người sử dụng Internet và tài nguyen trên Internet nhằm tối ưu các phương thức giao dịch, tiếp cận, chia sẻ trong môi trường ảo nhưng được bảo đảm chứng thực bằng các tổ chức có uy tín. 1.2.2. Các loại dịch vụ trực tuyến Hiện tại ở Việt Nam, các dịch vụ trực tuyến được chia ra làm 3 loại chính sau: Quảng cáo trực tuyến, cung cấp nội dung số trên Internet, dịch vụ thương mại điện tử. 1.2.3. Đặc điểm của DVTT so với các dịch vụ truyền thông truyền thống So với các phương pháp truyền thông truyền thống, ưu điểm dễ nhận thấy nhất của DVTT là: Khả năng truyền tải thông tin, khả năng nhắm chọn, khả năng theo dõi, tính linh hoạt và khả năng phân phối, tính tương tác, chi phí rẻ. 1.2.4. Các hình thức Dịch vụ Trực tuyến + Quảng cáo trực tuyến logo – banner: Quảng cáo trực tuyến bằng banner truyền thống (traditional banner ads), quảng cáo trực tuyến In-line (In-line ads), quảng cáo trực tuyến pop -up (Pop up ads). + DVTT bằng đường Text link trên các website, cổng thông tin. + DVTT dưới hình thức tài trợ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY VDC VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VDC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập theo Quyết định số 1216/QĐ-TCCB ngày 06/12/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Năm 2009 Công ty VDC đã đánh dấu một sự phát triển vượt bậc, được chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất và tổng doanh thu phát sinh của VDC đạt có số 1.106 tỷ đồng, được ra nhập hàng ngũ các doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ đồng. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin: internet, truyền báo, dịch vụ trực tuyến, tích hợp hệ thống, 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý Công ty có khối văn phòng gồm các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc, có các phòng ban chức năng và có 04 Trung tâm trực thuộc đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc: VDC1 và VDC Online đặt trụ sở tại Hà Nội, VDC2 đặt trụ sở TP.HCM, VDC3 đặt trụ sở tại Đà Nẵng. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ trong những năm vừa qua Hình 2.1 Biểu đồ doanh thu và tốc độ tăng trưởng VDC từ 2007-2011 500,017 729,000 1,106,000 1,600,000 1,900,000 2,500,000 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 KH2012 Báo cáo doanh thu phát sinh từng năm của VDC (Đơn vị: Tỷ đồng) Series1 Năm 2011, doanh thu phát sinh của VDC đạt 1.900 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng doanh thu phát sinh 171% so với năm 2009. 2.1.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ Trực tuyến trên Internet tại Công ty VDC VDC là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong kinh doanh các dịch vụ Internet ở Việt Nam. Ngày 03/03/2009 đánh dấu sự chuyển mình lớn của Công ty VDC khi Tập đoàn VNPT đồng ý quyết định thành lập Trung tâm dịch vụ Giá trị gia tăng VDC Online, VDC Online ra đời được giao nghiên cứu, sản xuất và tổ chức kinh doanh hầu như toàn bộ mảng dịch vụ giá trị gia tăng Internet, Mobile, 3G. Các dịch vụ trực tuyến trên Internet đang được cung cấp là: Nhóm dịch vụ Hosting (Webhosting, Telehosting). Quảng cáo trực tuyến trên báo điện tử Vietnamnet. Dịch vụ thoại trên nền mạng IP (iFone, IP Telephone). Nhóm dịch vụ trực tuyến trên nền ADSL. Thương mại điện tử Thư điện tử (Mail offline, Mail plus, Fmail, VN mail, SMD mail). Hình 2.2 Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ VDC năm 2010 Đánh giá tình hình phát triển các DVTT tại VDC a. Về chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của VDC là chiến lược cạnh tranh với dòng sản phẩm rộng. VDC đã hướng tới cạnh tranh với việc cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm/dịch vụ hiện có, từ dịch vụ kết nối tới DVTT. b. Về mô hình kinh doanh: VDC hiện đang áp dụng 2 mô hình kinh doanh khác nhau để cung cấp các DVTT trên Internet là: bán hàng trực tiếp và bán hàng qua hệ thống đại lý. Việc khai thác các lợi thế về quy mô khách hàng cho các DVTT khó khăn do phải phối hợp với nhiều đơn vị khác nhau. c. Về tài chính: Doanh thu DVTT của VDC tăng trung bình 113% trong giai đoạn 2006-2010 (từ con số rất khiêm tốn là 9,8 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 236 tỷ đồng năm 2010. Chi phí chung và chi phí quản lý hiện khá lớn và giá cước dịch vụ còn tương đối cao. d. Về cơ sở hạ tầng mạng lưới, kỹ thuật: VDC có nhiều ưu thế về mạng lưới, công nghệ (hiện tại, VDC có băng thông quốc tế lớn nhất Việt Nam là 125 Gpbs và chuẩn bị nâng cấp lên 150 Gbps). VDC là đối tác lớn về mạng lưới, dịch vụ của nhiều nhà cung cấp viễn thông lớn như NTT, KDDI (Nhật Bản), SingTel (Singapore). e. Về nguồn nhân lực: Đội ngũ kỹ thuật và hỗ trợ kỹ thuật của VDC có chuyên môn cao, đội ngũ bán hàng trực tiếp tương đối chuyên nghiệp, chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt. Mặc dù vậy, chiến lược đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho DVTT của VDC những năm vừa qua còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng rất lớn mà dịch vụ sẽ mang lại. f. Về môi trường pháp luật và xã hội: Thị trường viễn thông, Internet tại Việt Nam liên tục bùng nổ kể từ khi được cung cấp tại Việt Nam và phát triển mạnh bởi nguồn cung và cầu đều tăng mạnh. Thị trường Internet tăng trưởng cao khoảng 60 - 70%/năm. 2.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Tổng quan về thị trường DVTT tại Việt Nam 2.2.1.1. Giới thiệu khái quát thị trường 2.2.1.1 1 Dịch vụ Trực tuyến trên nền tảng mạng lưới Internet - Thị trường dịch vụ thoại qua Internet (VoIP) đang khá phát triển tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2010, tổng thời lượng đàm thoại VoIP tại Việt Nam lên đến khoảng 90 triệu phút mỗi tháng, chủ yếu là cuộc gọi chiều về Việt nam. - Thị trường WebHosting, Data Center, sự phát triển mạnh của các dịch vụ trực tuyến như Game online (với hơn 10 nhà cung cấp). Liên tục trong thời gian ngắn các Datacenter lớn của các ISP lần lượt được xây dựng và đưa vào khai thác. 2.2.1.1 2 Dịch vụ Trực tuyến nội dung - Thị trường DVTT nội dung ngày nay đang phát triển ngày càng đa dạng đáp ứng gần như mọi nhu cầu trong cuộc sống của con người: Báo điện tử, cổng thông tin giải trí tổng hợp trực tuyến, game online, họp truyền hình trực tuyến, Các ISP cạnh tranh nhau ngày càng gat gắt trên thị trường với những cái tên: VTC, Vinagame, VCCorp, FPT, VDC, - Thị trường quảng cáo trực tuyến có được nguồn thu chủ yếu từ các website cổng thông tin. 2.2.1.2. Đặc điểm khách hàng Người sử dụng không chỉ kết nối Internet để đọc tin tức mà còn xuất hiện nhu cầu cao về nghe nhạc, xem phim trực tuyến, mua bán hàng hóa trực tuyến hay chia sẻ dữ liệu, hình ảnh, video… Hình 2.3. Nhu cầu đặc trưng khi sử dụng Internet 2.2.1.3. Đặc điểm nhà cung cấp Thị trường nội dung số Việt Nam đang sôi động với sự vào cuộc của hàng loạt doanh nghiệp. Đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này với hơn 25.000 lao động, doanh thu ước tính (năm 2011) khoảng 4.500 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn có thể kể đến như: Vinagame, FPT, VNPT 2.2.1.4. Sản phẩm, dịch vụ thay thế [...]... v i các công ty nghiên c u th trư ng nh m th c hi n các nghiên c u chung v phát tri n th trư ng d ch v 3.2.2 Gi i pháp t ch c th c hi n kênh cung ng bán hàng 3.2.2.1 Ch c năng nhi m v các ơn v trong vi c kinh doanh DVTT trên Internet VDC Online có ch c năng tham mưu, phát tri n các DVTT VDC online nh hư ng cho Giám c Công ty VDC ng ra ch trì xây d ng, tri n khai các d ch v tr c tuy n c a VDC Có quy... hơn m c trung bình là 2,5 2.3.4 V n d ng ma tr n SWOT xây d ng chi n lư c phát tri n Phân tích i m m nh, i m y u, cơ h i, thách th c c a t ng ưa ra nh ng gi i pháp chi n lư c chính xác i th c nh tranh CHƯƠNG 3: GI I PHÁP CHI N LƯ C PHÁT TRI N D CH V TR C TUY N C A CÔNG TY VDC GIAI O N 2012 - 2020 3.1 D BÁO NHU C U VÀ XU HƯ NG PHÁT TRI N C A TH TRƯ NG D CH V TR C TUY N T I VI T NAM 3.1.1 D báo nhu c... phát tri n d ch v m i, làm m i d ch v V i cũ ph thu c vào s phát tri n c a khoa h c công ngh Vi n thông, Internet Vì l ó các DVTT trên Internet luôn ti m n nguy cơ b d ch v khác thay th , hay nói cách khác vòng i m t s d ch v c a DVTT trên Internet là r t ng n 2.2.2 Phân tích so sánh công ty VDC và so v i các i th c nh tranh 2.2.2.1 Gi i thi u các ơn v kinh doanh DVTT t i Vi t Nam 2.2.2.1- 1 Công ty. .. th trư ng qu c t m r ng thương hi u VTC Global 2.2.2.1- 3 Công ty c ph n truy n thông Vi t Nam (Dân trí) Công ty C ph n truy n thông Vi t Nam (Vietnam Communications Corporation) trong cùng t p oàn v i VinCom là m t trong nh ng công ty tiên phong trong lĩnh v c Internet t i Vi t Nam S n ph m d ch v : vinaseek, báo i n t dân trí, webdict, Công ty VCCorp ng v trí s 1 v i B ph n m m Gi i pháp Thư vi n... blog, tr theo s l n click chu t trên c ng thông tin, DVTT qua RSS, DVTT v i công c tìm ki m, băng r ng tương tác 3.1.3 N i dung chi n lư c phát tri n t nay n năm 2020 T vi c phân tích ma tr n SWOT k trên, h c viên xin ưa ra m t s nh hư ng chi n lư c phát tri n cho VDC như sau : + C ng c và phát tri n th trư ng + Ch nh n và phát tri n ngu n nhân l c + Hoàn thi n chi n lư c Marketing h n h p (Marketing... VDC c th iv i chi n lư c phát tri n kinh doanh DVTT; (4) ưa ra chi n lư c kinh doanh DVTT giai o n 2012- 2020 v i 6 m ng d ch v chính: nhóm d ch v GTGT trên MegaVNN, nhóm d ch v GTGT trên Mobile, 3G, nhóm d ch v Hosting; Thanh toán tr c tuy nthương m i i n t ; (5) Trên cơ s các phân tích trên, th hoàn thi n các y u t nh m thúc tài ã ưa ra các gi i pháp c y, phát tri n DVTT áp ng ư c m c tiêu n năm 2020. .. Công ty C ph n truy n thông VNG nh trong trong L trao gi i Công ty thành l p vào tháng 9/2004, là m t trong nh ng doanh nghi p u tiên kinh doanh lo i hình Game Online VinaGame là nhà phát hành game s 1 Vi t Nam v i ¾ th ph n S n ph m d ch v : game online, c ng ng tr c tuy n zing.vn, thương m i i n t , Tháng 2/2009, VinaGame ư c b u ch n là " ơn v d ch v n i dung s hàng u năm 2009" 2.2.2.2 So sánh VDC. .. t lu n sau : t ng s i m quan tr ng là 2.55 cao hơn m c trung bình là 2.5 nhưng không nhi u Công tác duy trì ch t lư ng s n ph m d ch v m báo uy tín công ty, công tác nghiên c u và phát tri n, quan tâm u tư n i ngũ nhân viên ư c ánh giá t t 2.3.3 Ma tr n hình nh c nh tranh ánh giá phân lo i M c TT quan tr ng VDC 1 Ch t lư ng d ch v 2 Ch t lư ng i m FPT i m VCCorp i m 0.15 ư ng 4 0.6 4 0.6 2 0.3 0.1... USD, tăng trư ng 21% so v i năm 2008 2.2.2.1- 2 Công ty c ph n truy n thông VTC VTC là m t trong nh ng doanh nghi p cung c p d ch v n i dung ư c và phát tri n v i quy mô l n v i ngu n nhân l c d i dào, trình áp ng y u tư chuyên môn cao, yêu c u c a công vi c S n ph m d ch v : game online, c ng thông tin qu ng cáo tr c tuy n, thanh toán tr c tuy n, d ch v phát tri n c ng ng, VTC còn ưa d ch v n i dung... này do VDC Online tr c ti p phát c i m là bán các d ch v mang tính ph c p + Kênh cung ng qua Vi n thông t nh: Vi n thông t nh có th bán hàng tr c ti p ho c phát tri n ti p là bán hàng qua i lý thu c Vi n thông t nh + Kênh cung ng qua thương m i i n t : Lo i kênh này thích h p cho m i lo i hàng hóa và c bi t thích h p cho hàng hóa là d ch v n i dung s 3.2.3 Gi i pháp cho vi c phát tri n th trư ng phát . TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY VDC VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VDC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY VDC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát về chiến lược kinh. thách thức của từng đối thủ cạnh tranh để đưa ra những giải pháp chiến lược chính xác. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY VDC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 3.1.