Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua.Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đú đó khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu.
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh
tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này Thế nhưng quá trình hộinhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng taphải kiên trì và nỗ lực vượt qua
Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệthống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nềnkinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh
tế, quốc tế và khu vực
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sởcác chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hộiđặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tếvào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được.Chính nguyên nhân đú đó khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam dù đượcxây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệtmang tính trọng yếu
Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kếtoán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mụcđích
Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản giữahai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thựchiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáotheo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập đoàn) mộtcách dễ dàng hơn
Trang 3Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toánViệt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được nhữngvấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam để từ đóhoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho mục đíchhội nhập kinh tế
Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩnmực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài hòa hóacỏc quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới
Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMG hayErnt & Young đều đó cú những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kế toánViệt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứusâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính Tài sản cố địnhkhông chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối kế toán mà còn
là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Do đó, sự khác biệtgiữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản
cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính Chớnh
vỡ những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đã chọn nghiên cứu sự khác biệtgiữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cốđịnh
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Bài luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt giữa các chuẩnmực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan trực tiếp tớitài sản cố định là chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 – Tài sản cố định hữu hình;chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kếtoán Việt Nam số 6 – Thuê tài sản; Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 – Bất độngsản, nhà xưởng và dụng cụ; Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 – Tài sản cố định
vô hình và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 17 – Thuê tài sản
Bài luận văn này sẽ không đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến tài sản
cố định và có liên quan đến các chuẩn mực trên mà được qui định chính trongcác chuẩn mực khác Như quy định về vốn hóa chi phí lãi vay được qui định
Trang 4chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 23- chi phí lãi vay hay quy định vềtổn thất giá trị tài sản được quy định chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số36- Sự giảm giá trị tải sản Những quy định đó có thể được đề cập nhưng chỉ là
để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự khác biệt của các chuẩn mực được tập trungnghiên cứu
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ thể,đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui nạp,diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh đểphân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề
4 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu củakhóa luận bao gồm :
Chương 1: Một số vấn đề chung về tài sản cố định
Chương 2 : Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam vềtài sản cố định
Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần vớichuẩn mực kế toán
Trang 5Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán :
I Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán:
1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán :
Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kếtoán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kếtoán và lập báo cáo tài chính ”
Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc vàphương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệptrong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc
;ập báo cáo tài chính
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu
về lập và trình bày báo cáo tài chính
2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán
Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là
để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong mộtquốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu)
Nếu như không có chuẩn mực kế toán , các công ty sẽ sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình Ví dụnếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty thì ghi nhận chi phí sửachữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đú giỳp tài sảnduy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế cho công
ty Thế nhưng sẽ có công ty lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo trì tài sảnchỉ giúp cho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăng thêm lợi íchkinh tế từ tài sản Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vào giá trị tài sản
Trang 6Mỗi công ty đều cho rằng lý luận của mỡnh đỳng và lập báo cáo tài chính theonhững cách khác nhau Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai công ty khôngthể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ
sở
Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội chocác công ty sử dụng các thủ pháp kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính Các công
ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi
Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy ýtrình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tàichính Công ty có thể giấu diếm các thông tin bất lợi cho mình và chỉ trình bàynhững thông tin có lợi cho mình
Chớnh vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ khôngthể đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tàichính được Ví dụ như nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công tynào để đầu tư vốn Ngân hàng không thể đánh giá được khả năng trả nợ của cáccông ty trong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho công ty nàovay Các cơ quan thuế có thể thu không đủ thuế Nhà Nước không thể đánh giáđược một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp…
Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sửdụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính được
dễ dàng hơn Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báocáo tài chính, bản chẩt của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được cácthuyết minh báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán Từ đó,người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chính xác vềhiệu quả hoạt động của công ty
Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từcác chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán viênthực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toántrong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Người sử dụng có thể không cókiến thức về kế toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được các chuẩn mực
Trang 7kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tàichính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểm định việc tuân thủcác chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các công ty cũng như của các kiểmtoán viên có liên quan Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán là mộtcách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báocáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáotài chính.
3 Phân loại chuẩn mực kế toán :
Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kếtoán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia
Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theo những
cơ chế rất khác nhau ở mỗi nước Do mỗi nước có điều kiện kinh tế và chính trịrất khác nhau nờn cỏc chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sự khác biệt
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồngchuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Mục đích của việc ban hành chuẩn mực kếtoán quốc tế là để tạo ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để giảmbớt các chi phí của việc các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo nhữngchuẩn mực kế toán có nhiều khác biệt giữa các nước Các chuẩn mực kế toánquốc tế sau một thời gian dài phát triển đã được đón nhận bởi nhiều nước trênthế giới Xu hướng của các nước hiện nay là cố gắng đưa chuẩn mực quốc giatiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế
II Chuẩn mực kế toán quốc tế:
1 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới :
1.1 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối
với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế :
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các quiđịnh và cách thức hạch toán kế toán cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh tế
Trang 8và điều kiện thương mại giữa các nước dẫn đến sự khác nhau giữa các nước về
mô hình và phương pháp kế toán
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc gianhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và có thểlàm giảm sút khả năng hợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có hiệuquả Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩn mực
kế toán quốc tế với vai trò là ngôn ngữ chung để làm cầu nối cho các nền kinh tế
là một nhu cầu tất yếu
Tuy nhiên, rào cản đối với việc tạo lập các chuẩn mực kế toán chung là khánhiều:
(a) Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nước : ởmột số nước báo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đích tínhthuế, còn ở nước khác là để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà đầu
tư Điều đó sẽ khiến cho yêu cầu trình bày báo cáo chi tiết đến mức độ nào
và chi tiết những khoản mục nào là khác nhau giữa các nước
(b) Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạt động
kế toán và điều này đương nhiên sẽ được phản ánh trong các chuẩn mực kếtoán
(c) Mỗi nước có một quan điểm khác nhau về người sử dụng báo cáo tài chính
và tầm quan trọng của họ Như ở Mỹ thì nhà đầu tư và các tổ chức tín dungđược đặt ưu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu Âu thì người lao động lạiđược quan tâm nhiều hơn
(d) Các nước đang phát triển hiển nhiên đang chậm chân hơn so với các nước
đã phát triển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Có những quy tắc
và những chuẩn mực cơ bản đã được ban hành từ lâu ở các nước đã pháttriển thì nay mới chỉ được các nước đang phát triển tiến hành soạn thảo.(e) Chủ nghĩa quốc gia cũng góp phần ngăn cản việc sử dụng các chuẩn mực
kế toán của nước khác
(f) Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khác nhaugiữa các nước
(g) Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạm phát,nội chiến, hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đời sống
Trang 9xã hội cũng như ảnh hưởng lớn tới các công ty khiến cho họ không thể lậpđược các báo cáo theo các tiêu chuẩn bình thường
(h) Một số nước không có một tổ chức kế toán độc lập đủ vững mạnh để tạo áplực dư luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn và thúcđẩy sự hài hòa về các nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia
1.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán
quốc tế:
1.2.1 Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) :
1.2.1.1 Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh :
Thế nhưng, bất chấp những rào cản kể trên, năm 1973, Ủy ban xây dựngchuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại London, nước Anh với tư cách
là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế Sự ra đời của IASC làkết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệpcủa các nước Autralia,Canada, Pháp, Đức, Nhật,Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và Mỹ
IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quyđịnh kế toán Ở Mỹ, hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) vừa mớiđược thành lập Ở Anh, cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời(accounting standads committee – ASC) Trong khi đó, EU đang soạn thảonhững điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệ thống kế toán của riêng mình(được đánh dấu bởi sự ra đời của chỉ thị số bốn (fourth directive) ban hành ngày25/7/1978 bởi hội đồng liên minh Châu Âu) UN và OECD tại thời điểm nàycũng vừa mới thành lập hội đồng kế toán của riêng mình
1.2.1.2 Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và
duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập IASC đãphải đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC thànhthành viên của IFAC Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là dù cho
Trang 10IASB vẫn tồn tại độc lập với IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự động trởthành viên của IASC và IFAC có thể đề cử thành viên cho cơ quan soạn thảo cácchuẩn mực kế toán quốc tế
Cả UN và OECD trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 19 đều rất tíchcực soạn thảo những nguyên tắc kế toán quốc tế Thế nhưng, IASC đã thànhcông trong việc thuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảo nhữngnguyên tắc quốc tế về ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kế toán Như vậy, IASC đã thành công trong việc duy trì vai trò của mình là tổ chức
soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới Tuy nhiên, IASC
lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩn mực dochính mình soạn thảo ra Dù cho các thành viên của IASC đã cam kết thúc đẩyviệc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưng trên thực tếthì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởng trong việc soạnthảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thành viên lại ưa chuộngchuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn mực kế toán do IASCsoạn thảo và ban hành
1.2.1.3 Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC :
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sửdụng các chuẩn mực quốc tế của IASC Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy banchứng khoán Mỹ (US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký mộtthỏa thuận với tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO) Theo đó,IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có của mình để cóthể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực làm cơ
sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty muốn đượcniêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm
1993 Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thấtvọng Thay vì sử dụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC soạnthảo, IOSCO chỉ lựa chọn một số chuẩn mực để áp dụng
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hànhxem xét và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban
Trang 11hành với mong muốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kếtoán đó Lần này, với rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc
tế đã được sửa đổi của IASC đã được IOSCO chấp nhận vào phỳt chút nhưng đóchỉ mới là sự chấp nhận tạm thời
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ cấucủa mình Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình soạnthảo chuẩn mực kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hộinghề nghiệp đảm trách, đã và đang dần được thay thể bởi mô hình mới Đó là
mô hình mà việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán được giao cho một hội đồngquốc gia chuyên trách và độc lập thay vì cho một hội nghề nghiệp kế toán đảmtrách Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ Ở Mỹ, việc soạn thảo chuẩnmực kế toán được giao cho hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) thay
vì cho hiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA) Còn ở Anh là giao cho ủy banchuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB)thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA)
1.2.1.4 Mốc son năm 2000:
Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC Tháng 5năm 2000, các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả cácchuẩn mực kế toán quốc tế của IASC Đây là một bước tiến đáng kể sau rấtnhiều nỗ lực kiên trì và bền bỉ của các thành viên IASC với hai lần sửa đổichuẩn mực kế toán kế toán quốc tế vào năm 1993 và 1995 Giấc mơ về một bộchuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đã có cơ hộiđược trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn và rào cản IASC cuốicùng đã nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý chứng khoán toàn cầuthông qua IOSCO
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụngcác chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo
cáo tài chính làm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng khoán tại
bất kỳ nước thành viên nào của Liên Minh Châu Âu (EU) Đây là một thànhcông ngoài sự mong đợi của IASC Kể từ thời điểm đó, EU đã trở thành một tổ
Trang 12chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình thúc đẩy sự tiếp nhận của cộngđồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế Quả thực, sự hậu thuẫntừng một thời là cứu cánh của IOSCO đối với IASC nay đã giảm bớt tầm quantrọng trước tuyên bố trên của Cao Ủy Châu Âu
Tiếp đú, thỏng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thànhchuyển đổi cơ cấu từ chỗ dựa trờn cỏc hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồngsoạn thảo chuẩn mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp
Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thànhHội đồng kế toán quốc tế (IASB)
1.2.2 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – InternationalAccounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay.Cấu trúc của IASB có những cơ quan như sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế(IASC foundation) Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận – các ủyviên quản trị (trustee) và IASB Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kếtoán quốc tế là cơ quan nắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc tế
và các văn bản khác của IASB
Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việcgiám sát và gây quỹ cần thiết Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việcsoạn thảo các chuẩn mực kế toán
Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tưvấn chuẩn mực (Standards Advisory Council –SAC) và ủy ban giải thích cácchuẩn mực kế toán quốc tế(International Financial Reporting InterpretationsCommittee – IFRI
Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (22 ủy viên)
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (14 thành viên)
Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc
tế (12 thành viên) Hội đồng tư vấn chuẩn mực
Các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán quốc
gia và các bên liên quan
Chú thích
Bổ nhiệm Báo cáo cho
Có liên hệ với Tham vấn
Trang 13Bảng 1 : Sơ đồ cấu trúc IASB
Các ủy viên quản trị (trustees) bao gồm một nhóm 20 người đến từ nhữngkhu vực địa lý khác nhau và có những kinh nghiệm hoạt động khác nhau Các ủyviên quản trị bổ nhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC Bên cạnh việc giámsát IASC để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ủy ban này và gây quỹ, các ủy viênquản trị còn phê chuẩn ngân sách của IASC và chịu trách nhiệm xem xét nhữngthay đổi trong điều lệ hoạt động của hội đồng Các ủy viên quản trị được bầu saocho có 6 người đến từ Bắc Mỹ, 6 người đến từ Châu Âu, 4 người đến từ Châu ÁThái Bình Dương và 3 đến từ các khu vực khác để đảm bảo sự cân bằng địa lý.Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ramột cầu nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người màđến từ những khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng, đượcđưa ra những ý kiến góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các ủy viênquản trị Hội đồng này bao gồm 15 thành viên và gặp nhau ít nhất 3 lần mộtnăm Hội đồng này được tham vấn bởi IASB trong những dự án quan trọng Hộiđồng cũng tư vấn cho IASB về những ưu tiên trong lịch trình hoạt động và tácđộng của các chuẩn mực được đề xuất có ảnh hưởng đến người sử dụng vàngười lập báo cáo tài chính
Ủy ban giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC) đưa ra những chỉ dẫn
về cách áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế Ủy bannày chịu trách nhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưađược nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề
mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái ngược Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩnmực kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những chuẩn mực
Trang 14kế toán bằng trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn mực kế toánmới về những vấn đề chưa được đề cập trước đó.
1.3 Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc
tế :
Ngoài hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi quốc gia lại cho sự lựachọn riêng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mỡnh Cú quốc gia vậndụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ sung(như Nam Phi, Mông Cổ, Thụy Sỹ,…); có quốc gia tuy vận dụng 100% chuẩnmực kế toán quốc tế nhưng cú thờm phụ lục để bổ sung hoặc bớt đi một số nộidung (như Malaysia, Singapo,…); có quốc gia vận dụng có chọn lọc các nộidung của chuẩn mực kế toán quốc tế và sửa đổi bổ sung thêm để phù hợp vớiđặc điểm của nền kinh tế quốc gia mình (như Anh, Pháp, Việt Nam…) và cóquốc gia tự xây dựng hệ thống chuẩn mực riờng khụng sử dụng chuẩn mực kếtoán quốc tế (như Mỹ, Thái Lan, )
2 Quy trình soạn thảo nờn cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế :
Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trìnhchuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế
Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồmcác bước sau:
Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề
mà có thể làm cho hội đồng quan tâm Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án tiềmnăng và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họphội đồng công khai Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB sẽ thamvấn SAC để lên một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên
Trang 15Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định có
thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩnmực khác
Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm làm
Đưa ra văn bản mời thảo luận (discussion paper)
Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng
(exposure draft)
Thu thập và xem xét các nhận xét
Soạn thảo chính thức chuẩn mực kế toán
quốc tế
Trang 16Bước 4: Mặc dầu một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt buộc
trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo luận chonhững chủ đề mới quan trọng Thông thường thì một văn bản mời thảo luận sẽbao gồm một phần tổng quát về vấn đề được bàn luận, các cách tiếp cận để giảiquyết vấn đề, quan điểm ban đầu của tác giả hay của IASB và một lời mời đưa
ra ý kiến Nếu IASB quyết định bỏ bước này thì IASB phải đưa ra lý do giảithích
Bước 5: Công bố bản thảo (draft) lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc
trong quy trình chuẩn Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phêchuẩn Một bản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm tráingược từ các thành viên IASB không phê chuẩn
Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham vấn
khác
Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề
đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảochính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế Một chuẩn mực kế toán mới phảiđược chính thành viên của IASB phê chuẩn Một chuẩn mực kế toán sẽ bao gồm
cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên IASBkhông phê chuẩn
Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kếtoán của các quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoànthành nhiệm vụ của mình IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quytrình chuẩn của IASB và quy trình chuẩn của các quốc gia Đặc biệt, IASB đang
đề xuất một quy trình phối hợp giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực
kế toán quốc gia cho những dự án mang tầm quốc tế Quy trình đó như sau :(a) IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của cácquốc gia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảochuẩn mực kế toán đó sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình.Nhờ đó, một sự đồng thuận quốc tế cao trong việc soạn thảo chuẩn mực kếtoán có thể đạt được Tương tự, khi tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toáncủa một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASB cũng sẽ xem xét xemliệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hay xem xét lại
Trang 17các chuẩn mực kế toán hiện hành Qua một khoảng thời gian hợp lý, IASB
và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùng xem xét lạitất cả các chuẩn mực nơi có sự khác biệt đáng kể và ưu tiên cho những vấn
đề cso sự khác biệt lớn nhất
(b) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phảidựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kếtoán của quốc gia mỡnh vỡ mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụngcác chuẩn mực kế toán quốc tế có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựachọn các chuẩn mực khác Tuy nhiên, một sự đồng thuận quốc tế sẽ là mộtnhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ xem xét đếnkhi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình
(c) IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúng củariêng mình
(d) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố chocông chúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian với bản
dự thảo chuẩn mực của IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý cho những
sự khác biệt quan trọng trong cả hai bản dự thảo Trong một số trường hợp,các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia có thể đưa vào bản dựthảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề có liên quan đến quốc gia họhoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường có trong những văn bảntương ứng của IASB
(e) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trìnhsoạn thảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trìnhsoạn thảo chuẩn mực của IASB Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trì hoãnkhông cần thiết trong quá trình soạn thảo chuẩn mực và hạn chế ở mức tối
đa những sự khác biệt không cần thiết giữa chuẩn mực kế toán quốc tế vàchuẩn mực kế toán quốc gia
3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của đờisống Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều lợi ích của việc có những chuẩn mựcquốc tế chung:
Trang 183.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư :
- Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể sosánh các kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác nhautrên toàn thế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễdàng hơn và tốn kém ít chi phí hơn
3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia :
- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhàđầu tư nước ngoài hơn
-Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảotrên một chuẩn mực kế toán chung làm cho các thông tin tài chính được truyềntải giữa công ty con và công ty mẹ dễ dàng hơn
-Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn Cáccông ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của các sởgiao dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn
-Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đoàn sẽ không phải trải quanhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công tycon đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng trụ
sở
-Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trêncùng một cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đếntốn ít thời gian và chi phí hơn
-Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nươc khác sẽ trởnên dễ dàng hơn
3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển:
Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời giannếu họ có thể sử dụng luụn cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạnthảo các chuẩn mực kế toán riêng cho quốc gia mình Nếu các quốc gia này sửdụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạt độngcủa các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nướcmỡnh Cỏc công ty này không thể viện lý do là họ không thể hiểu bản chất của
Trang 19các chuẩn mực kế toán quốc gia nờn khụng lập các báo cáo tuân theo các chuẩnmực.
3.4 Lợi ích đối với các cơ quan thuế:
việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của cácnhà đầu tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn
3.5 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:
Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khuvực địa lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho việclập và cung cấp các thông tin kế toán được thống nhất Các nước trong khu vựckhu tham gia buôn bán với nhau trong khu vực không phải mất thời gian và chiphí tìm hiểu, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nước kia và cũng không tốnchi phí phải chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nước này sang chuẩn mựccủa nước khác
3.6 Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán
Các công ty kế toán hay kiểm toán cũng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trênphạm vi quốc tế khi cú cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế chung được sử dụng ởnhiều nước trên thế giới
II Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam:
1.1 Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam :
Trước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán mà chỉ
có chế độ kế toán Chế độ kế toán là các quy định do doanh nghiệp Nhà Nướcban hành chủ yếu để hướng dẫn các doanh nghiệp Nhà Nước và Hợp tác xã thựchiện công tác kế toán
Đến năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn thảo ởViệt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng tới hoạtđộng kế toán cả trên thế giới và ở Việt Nam Như đã phân tích ở phần 1.2.1,
Trang 20năm 2000 được coi là mốc son đánh dấu nhiều thành công sau hơn 30 năm nỗlực không ngừng nghỉ của IASC trong việc thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồngquốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế IASC đã nhận được sự hẫu thuẫn
từ IOSCO cũng như từ Cao Ủy Châu Âu với tuyên bố sử dụng các chuẩn mực
kế toán quốc tế làm điều kiện cho việc niêm yết chứng khoán ở tất cả các nướcthành viên của EU
Năm 2000 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoánViệt Nam ánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán
TP HCM ngày 20/7/2000 Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra cơ hộicho các doanh nghiệp Việt Nam cú thờm một kênh thu hút vốn bằng việc niêmyết trên tại các trung tâm mà sau này thành các sở giao dịch chứng khoán tuynhiên, để có thể thu vốn được thỡ cỏc doanh nghiệp phải có những báo cáo tàichính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp cũngnhư có khả năng so sánh được giữa các doanh nghiệp Nhu cầu đó đòi hỏi sự rađời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kế toáncủa các doanh nghiệp
1.2 Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam:
Việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam cú cỏc đặcđiểm sau :
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các
chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng có sửa đổi bố sung một số điều Điều này
được thể hiện rõ ở khoản 2, điều 8 Luật kế toán số 03/2003/QH11: “Bộ TàiChính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế về kếtoán và theo quy định của Luật này (Luật kế toỏn)”
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực
kế toán quốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọngcho mục đích tính thuế sang một hệ thống kế toán toàn diên hơn, tiệm cận gần
Trang 21hơn với những quy định báo cáo tài chính phưc tạp trong các chuẩn mực kế toánquốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòa quốc tế về hoạt động kế toán.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điều kiệncho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toànthế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Điềunày không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toáncủa Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thịtrường mà quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc
tế và khu vực
1.2.2 Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số
lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương :
Tính cho đến nay đó cú 5 đợt Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kếtoán Đợt 1 và đợt 2 là vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 với 10 chuẩn mực kếtoán đầu tiên Đợt 3 là vào ngày 30 tháng 12 năm 2003 với 6 chuẩn mực kế toán.Đợt 4 là vào ngày 15 tháng 2 năm 2005 với 6 chuẩn mực kế toán và đợt 5 là vàongày 28 tháng 12 năm 2005 với 4 chuẩn mực kế toán Sau mỗi lần ban hànhchuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèm hướng dẫn cách hạch toán cụ thểtrong từng trường hợp Và cho đến tháng 12/2005, Bộ Tài Chính đã ban hànhđược hai mươi sáu chuẩn mực kế toán
Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao gồm 9IFRS và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tuơng đương Điều
đó cho thấy có một số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn phải nghiên cứu đểsoạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán của các doanh nghiệp ViệtNam trong thời đại mà các giao dịch mới phát sinh ngày một nhiều và bản chấtcủa các giao dịch kinh tế ngày một phức tạp Việc thiếu các chuẩn mực hướngdẫn cho các doanh nghiệp xử lý các giao dịch khi chúng phát sinh sẽ gây ảnhhưởng không nhỏ đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính cũng nhưkhông đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho người sử dụng
Trang 221.2.3 Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một
Khung Khái niệm (conceptual framework) :
Một vấn đề lớn nữa đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế
toán ở Việt Nam là chúng ta hiện nay chưa có một khung khái niệm
(conceptual framework) để cung cấp nền tảng và những nguyên tắc cơ bản choviệc soạn thảo cũng như phát triển các chuẩn mực kế toán Mục đích của việcxây dưng khung khái niệm là để đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán quốc tếđược soạn thảo không mẫu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ sở để đánh giáxem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhận hay khôngnếu như nó khụng đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trong khung kháiniệm Có thể nói, khung khái niệm có chức năng như hiến pháp của một nước,
đề ra các nguyên tắc cơ bản cho một hệ thống kế toán mà các chuẩn mực kế toánđược soạn thảo theo khung khái niệm này không được có bất cứ quy định nào đingược lại tinh thần của khung khái niệm đó
Thiếu một khung khái niệm được xây dựng một cách rõ ràng, hoàn chỉnhdẫn đến việc hệ thống kế toán sẽ phải xây dựng theo hướng dựa trên các quyđịnh và Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó Có rất nhiều quy định được soạnthảo để hướng dẫn cách hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể Điều đó khôngchỉ làm cho hệ thống kế toán trở nên cồng kềnh mà còn khiến cho các quy địnhtrong trong chuẩn mực được ban hành trước có thể không thống nhất với chẩnmực được ban hành sau
Những vấn đề trong việc xây dừng chuẩn mực kế toán Việt Nam được nêu
ở trên là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toánViệt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặcthù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa,
xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của ViệtNam Những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ dần dần được giải quyết khi nềnkinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, trình độ của nguồn nhân lực kếtoán tốt hơn
Trang 232 Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam:
Tại Việt nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán Bộ TàiChính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán
Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạonghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam Ban chỉ đạo gồm 13 thànhviên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính còn bổ sung thờmcỏc thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam Vụ chế độ kếtoán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảo chuẩn mực,
có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnhtrình Bộ ký ban hành
Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấn cho
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khácliên quan đến kế toán, kiểm toán Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch
và 14 ủy viên đến từ Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộ ngành Bộ phậnthường trực của Hội Đồng đặt tại vụ chế độ kế toán – Bộ Tài Chính
Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC,thỡ Bộ Tài Chính đó cú lộ trình bàngiao dần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho Hội Kếtoán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA (VietnameseAssociation of Accountants and Auditors)
Theo tác giả nhận định thì cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ở ViệtNam có một số vấn đề sau:
Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế
toán là Bộ Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể không kháchquan, bị thiên lệch để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhóm lợi íchnào đó Do Bộ Tài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành các thông
tư hướng dẫn thi hành các luật thuế cũng như tham gia vào việc quyết định cácchính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩn mực kế toán được soạn thảo bởi
Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế và các chính sách tàichính Các chuẩn mực có khả năng được soạn thảo để tận thu thuế nhiều nhấthay để phù hợp với các chính sách tài chính của Nhà Nước Các doanh nghiệpcũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằng việc vận động hành lang
Trang 24những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay những người có thẩmquyền quyết định ban hành chuẩn mực kế toán.
Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có
chỗ cho việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là cỏc bờn liên quan như cácdoanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểmtoán Cho dù là việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rấtnhiều người có kinh nghiệm và tri thức về kế toán thì cũng không thể tránh khỏiviệc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng, thiếu tính thực tiễn, gâykhó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp Cho nên việc lấy ý kiến của côngchúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mà nên được tiếnhành khi đang trong quá trình soạn thảo
Ba là, không nên giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho Hội kế toán
và kiểm toán Việt Nam (VAA) vì như vậy là đi ngược lại xu hướng chung củathế giới Như đã phân tích ở phần 2.1.1 về hoạt động của IASC, sự thay đổi từIASC sang IASB là tuân theo xu hướng chuyển đổi từ mô hình để cho hội nghềnghiệp soạn thảo các chuẩn mực kế toán sang mô hình giao việc soạn thảo cácchuẩn mực cho một hội đồng chuyên trách và độc lập Như vậy nếu giao việcsoạn thảo các chuẩn mực kế toán cho VAA là Việt Nam đang đi ngược lại xuhướng chung của thế giới VAA là hội của những kế toán và kiểm toán viên, họ
là những người phải tuân theo chuẩn mực kế toán trong quá trình hoạt động củamình Nếu để cho những người tuân theo chuẩn mực phụ trách việc soạn thảochuẩn mực thì chẳng khác nào để cho họ tự đề ra luật chơi cho chính mình
Do đó, tác giả cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực
kế toán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài chính(FASB) của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh Hội đồngnày sẽ hoàn toàn độc lập với cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách về việcsoạn thảo các chuẩn mực kế toán
Trang 253 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam:
3.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam :
Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đadạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanhnghiệp nhà nước Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tài chính, quyđịnh dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước mà không cú cỏc chính sách vàquy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, từ đó, không tạo
ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được Còn ngày nay,cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải côngkhai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư Thêm vào
đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so sánh các công ty với nhau nhằmđưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinh cùng với sự ra đời của thị trườngchứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam Đó
là Chính phủ Việt Nam ngày càng mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư nướcngoài đổ vốn vào Việt Nam
Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minhbạch hóa thông tin của doanh nghiệp thụng cỏc báo cáo tài chính có khả năngphản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung
để so sánh các doanh nghiệp với nhau Không phải chỉ là sự so sánh giữa cácloại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh doanh nghiệp ViệtNam với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước ngoàicũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam Vì thế, mục tiêu của chuẩnmực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Nam đó cú từnhững năm trước
Đõy chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán ViệtNam vì yêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạchthông tin và báo cáo tài chính trung thực
Trang 26Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi rođối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã đượcgiảm bớt Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam.
Cả hai điều này cộng lại đó giỳp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốnđược dễ dàng hơn, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
3.2 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước :
Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tàichính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng nhưthuế, thanh tra tài chớnh… Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệthống chuẩn mực kế toán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánhgiá trách nhiệm của kế toán và những người có liên quan đồng thời thông qua đónhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chớnh cỏc cơ quan quản lý này Vìvậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính phải thường xuyên bồi dưỡngnâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầucông việc
3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam :
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán,kiểm toán Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội vàpháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng dẫn vàkiểm tra là tất yếu
Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về
cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất,không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
Trang 27Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt
Nam về TSCĐ
I Một số vấn đề chung về TSCĐ :
1 Định nghĩa, đặc điềm :
1.1 Định nghĩa về tài sản nói chung:
Để có thể đưa ra định nghĩa tài sản cố định thì chúng ta cần xem xét địnhnghĩa tài sản vì một nguồn lực muốn thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định thìtrước hết phải thỏa mãn định nghĩa về tài sản nói chung
-thì “tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi íchtrong tương lai”
Còn trong đoạn 49(a) trong Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo
tài chính (framework for the preparation and presentation of financial
statements) thì định nghĩa “ tài sản là là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soátphát sinh từ một sự kiện trong quá khứ và doanh nghiệp có thể thu được lợi íchkinh tế trong tương lai ”
Như vậy, cả theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc
tế thì hai nhân tố để cho một nguồn lực tồn tại trong doanh nghiệp được ghinhận là tài sản là khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và khả năng doanhnghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản
Khả năng doanh nghiệp kiểm soát được tài sản không đồng nhất với việcdoanh nghiệp sở hữu tài sản đú Cú những tài sản mà doanh nghiệp không cóquyền sở hữu nhưng doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
và chịu rủi ro phát sinh từ tài sản Ví dụ như tài sản thuê tài chính, quyền sở hữutài sản thuộc về bên cho thuê hoặc các bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt độngtriển khai, doanh nghiệp không thể kiểm soát được về mặt pháp lý nhưng bíquyết kỹ thuật vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa khi các bíquyết đú cũn được giữ bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế Tính
Trang 28kiểm soát được của doanh nghiệp trong các trường hợp trên thể hiện ở chỗ
doanh nghiệp có khả năng thu được phần lớn lợi ích và phải chịu phần lớn rủi
ro phát sinh từ việc sử dụng tài sản
Còn về lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản,VAS1 có viết “ lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làmtăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảmbớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra”
Trong khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì viết “ lợiích kinh tế trong tương lai gắn liền với một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồntiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, một cách trực tiếp hoặcgián tiếp…hoặc khă năng làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phảichi ra, ví dụ như khi một quá trình sản xuất thay thế làm giảm chi phí sản xuất.”Như vậy, cả theo quan điểm của Việt Nam và quốc tế thì lợi ích kinh tế thuđược từ tài sản thể hiện ở khả năng tác động lên luồng tiền và các khoản tươngđương tiền của doanh nghiệp Nếu như dòng tiền vào (inflow) của doanh nghiệp
mà tăng lên hoặc là dòng tiền ra (outflow) của doanh nghiệp giảm đi thì chúng tađều có thể kết luận rằng việc sử dụng tài sản đã đem lại lợi ích kinh tế cho doanhnghiệp Ví dụ như một cái máy dệt của doanh nghiệp dệt may giúp doanh nghiệpsản xuất ra các tấm vải đem bỏn giỳp doanh nghiệp thu được tiền (tăng dòngtiền vào) hoặc là một qui trình sản xuất kỹ thuật do doanh nghiệp mua từ bênngoài giúp doanh nghiệp giảm thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm giúpdoanh nghiệp có thể sản xuất ra cùng một số lượng sản phẩm như trước mà tốn
ít chi phí hơn (giảm dòng tiền ra của doanh nghiệp)
Một vấn đề nữa là tài sản của doanh nghiệp phải được hình thành từ cácgiao dịch hoặc các giao dịch trong quá khứ như từ việc mua bán, trao đổi tàisản Các giao dịch hoặc sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làmtăng tài sản Như vậy, nếu hai doanh nghiệp cú kớ kết hợp đồng mua tài sản nhưmáy móc, nhà xưởng, dụng cụ … vào cuối năm tài chính 20X1 nhưng tài sảnlại được chuyển giao cho doanh nghiệp mua vào năm 20X2 thì tài sản đó vẫnphải nằm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán và chưa thể được ghi nhận
Trang 29trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mua vào thời điểm cuối năm tài chính20X1.
1.2 Khái niệm về tài sản cố định :
Do trong các chuẩn mực kế toán không có định nghĩa về tài sản cố định nêntác giả chỉ đưa ra khái niệm mà tác giả rút ra được qua quá trình nghiên cứu vềtài sản cố định
Tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán,được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục đích hành chínhkhác, có giá trị lớn được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm,dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất
Tác giả cũng tóm tắt một số đặc điểm của tài sản cố định như sau :
- TSCĐ có thời gian sử dụng từ một năm chu kỳ sản xuất kinh doanh trở lên.TSCĐ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và mang lại lợiích cho doanh nghiệp như quyền sủ dụng đất, bằng phát minh sáng chế
- Một đặc điểm rất quan trọng của TSCĐ là TSCĐ thường có giá trị lớn nên giátrị của nó thường được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm,dich vụ được sản xuất ra trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh
- Được sử dụng vào mục đích cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mụcđích hành chính khác Mục đích sử dụng này phân biệt TSCĐ với các loại tàisản dài hạn khác như đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư đượcdoanh nghiệp giữ cho mục đích đầu tư
2 Phân loại TSCĐ:
Phân loại TSCĐ là một công việc cần thiết giúp cho công tác quản lý vàhạch toán TSCĐ được dễ dàng, nhanh chóng và ngăn ngừa mất mát đối vớiTSCĐ khi mà giá trị của loại tài sản này rất lớn
Chúng ta có thể phân loại TSCĐ theo cỏc tiờu thức sau : theo hình thái biểuhiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐ
Trang 302.1 Theo hình thái biểu hiện :
TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vôhình
2.1.1 Tài sản cố định hữu hình :
2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình :
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 31 (VAS 3) – Tài sản cố định hữu hình
-có nêu định nghĩa của tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình như sau: “ tài sản cốđịnh hữu hình : là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntài sản cố định hữu hỡnh.”2
Còn trong chuẩn mực kế toán số 163 (IAS16) - Bất động sản, nhà xưởng
và dụng cụ - thì “bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ là những tài sản hữu hình
mà :
cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho người khác thuê hay cho các mục đích quản
1 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
2 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.
3 IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ (property, plant and equipment),
phiên bản đã bao gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm 31/12/2008.
4 “Property, plant àn equipment are tangible items that:
(a) Are held for use in the production or supply of goods or services, for rental to others or for administrative purposr and
(b) Are expected to be used during more than one period”
(IASB, IAS 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ, đoạn 6 )
Trang 31- Được sử dụng cho mục đích sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ haycho mục đích hành chính khác.
Đặc điểm có thời gian sử dụng lớn hơn một kỳ kế toán của TSCĐ hữu hìnhtuy không được nêu trực tiếp trong định nghĩa về TSCĐ hữu hình của VAS3nhưng đã được nêu trong tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình5 Đây là đặc điểmchung của các tài sản được xếp vào lớp tài sản dài hạn để phân biệt với tài sảnngắn hạn có thời gian sử dụng hữu ích chỉ trong một kỳ kế toán
Tính chất “cú hình thái vật chất cụ thể” được nêu rõ trong định nghĩa củachuẩn mực kế toán Việt Nam và được ngầm hiểu trong chuẩn mực kế toán quốc
tế IAS 16 chính là chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình nhưng IASB
không lấy tên “Tài sản cố định hữu hình” làm tên gọi cho chuẩn mực kế toán này mà lấy tên “Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ” làm tên gọi của chuẩn mực này Xem xét kỹ thì bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ chính là những
ví dụ cụ thể của tài sản cố định vô hình và chúng đều có hình thái vật chất cụ
thể Do đó, dù không được nêu rõ nhưng định nghĩa về tài sản cố định trong
IAS16 thực ra có bao hàm đặc điểm của TSCĐ hữu hình là có hình thái vật chất
cụ thể Đặc điểm cú “hỡnh thỏi vật chất cụ thể” là đặc điểm chính để phân biệtTSCĐ hữu hình với TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất
5 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6.
6Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 5, Bất động sản đầu tư, ban hành theo quyết định
234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, đoạn 5
Trang 322.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình:
Chúng ta có thể phân loại TSCĐ hữu hình thành cỏc nhúm nhỏ hơn nhưsau:
- Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc : là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thànhsau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, thápnước, sõn bói, cỏc công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đườngsắt, cầu tàu, cầu cảng
- Máy móc, thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tảigồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đườngống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ốngnước, băng tải…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tácquản lý hoạt động kind doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản
lý, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hủt ẩm, hút bụi,chống mối mọt…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm : là các vườncây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ,thảm cây xanh….: súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đànngựa, đàn trâu, đàn bũ………
- Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại tái sản cố định khác chưa liệt kêvào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…
2.1.2 Tài sản cố định vô hình :
2.1.2.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình :
Chuẩn mực kế toán việt Nam số 47 (VAS 4) - TSCĐ vô hình- cú nờu địnhnghĩa về tài sản cố định vô hình như sau: “tài sản không có hình thái vật chất
7 Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
Trang 33nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sảnxuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khỏc thuờ phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vụ hỡnh.”8
Còn trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 389 (IAS 38) – TSCĐ vô hình - thìđịnh nghĩa tài sản cố định vô hình được diễn đạt như sau: “một tài sản cố định
vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình thái vậtchất cụ thể”10
Vậy điểm khác biệt quan trọng nhất của TSCĐ vô hình so với TSCĐ hữuhình là TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể Chính do không cóhình thái vật chất cụ thể nên việc xác định giá trị của loại tài sản này rất khókhăn Do đó, định nghĩa được nêu trong VAS 4 còn yêu cầu tài sản phải xácđịnh được giá trị thì mới được ghi nhận là tài sản hữu hình của doanh nghiệp.Việc không có hình thái vật chất cụ thể khiến cho TSCĐ vô hình rất khónhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏamãn định nghĩa về TSCĐ vô hình nêu trên hay không thì phải xét đến các khíacạnh sau:
- Tính có thể xác định được : tức là TSCĐ vô hình phải có thể xác định đượcmột cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập
- Khả năng kiểm soát: tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát được tàisản, kiểm soát được lợi ích thu được , gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản
và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản
- Lợi ích kinh tế tương lai : tài sản đú cú đem lại lợi ích cho doanh nghiệp dướicác hình thức như tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc lợi ích khác xuất phát từviệc sử dụng tài sản hay không 11
Tài sản để được xếp vào loại tài sản cố định vô hình còn phải có thời gian
sử dụng hay thời gian đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn một kỳ kế toán
8 Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 6.
9 IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình (Intangible assets), phiên bản đã bao gồm
những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm 31/12/2008.
10 “An intangible asset is an identifiable non- moneytary asset without physical substance” (IASB, Chuẩn mực kế
toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 8).
11 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 9 đến 15.
Trang 342.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình:
TSCĐ vô hình có thể được phân thành 2 loại nhỏ là : TSCĐ vô hình mangtính pháp lý (legal intangible) và TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh(competitive intangible)12
TSCĐ vô hình mang tính pháp lý được biết tới dưới tên gọi thông thường
là tài sản sở hữu trí tuệ (intellectual property) và gắn liền với những quyền về tàisản được pháp luật bảo vệ
Ví dụ của TSCĐ vô hình mang tính pháp lý là bản quyền phát hành, bằngphát minh sáng chế, thương hiệu,quyền sử dụng đất…
Đối với TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh, dù doanh nghiệp không sởhữu về mặt luật pháp, nhưng có ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp
Ví dụ của TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh là bí quyết kỹ thuật, quan hệhợp tác kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, lợi thế thương mại,… Tuy nhiên thì không phải TSCĐ vô hình nào cũng được ghi nhận trên báocáo tài chính mà chỉ có những TSCĐ vô hình nào đáp ứng được tiêu chuẩn ghinhận thì mới có thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính Tiêu chuẩn ghi nhận sẽđược nói kỹ hơn ở phần sau
2.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu :
Cách phân loại này dựa trên cở sở quyền định đoạt của doanh nghiệp đốivới TSCĐ hiện có Với tiêu thức này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự có
và TSCĐ thuê ngoài
TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : là những TSCĐ được xâydựng, mua sắm hoặc tự chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ( dongân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp vốn liên doanh…) hoặc bằngnguồn vốn vay Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạtnhư nhượng bán, thanh lý… trên cở sở chấp hành đúng thủ tục theo qui địnhcủa Nhà Nước
12 Wikipeida, Intangible assets, http://en.wikipedia.org/wiki/Intangible_asset , ngày truy cập 9/5/2010
Trang 35TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sảnnhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồngthuê Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai loại làthuê hoạt động và thuê tài chính Sự khác biệt căn bản của thuê hoạt động vàthuê tài chính là trong thuê tài chính có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi íchgắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bờn thuờ cũn thuờ hoạt động thì không có
sự chuyển giao đó Do đó, chỉ có thuê tài chính mới có đủ điều kiện để được ghinhận là tài sản của doanh nghiệp do doanh nghiệp có thể kiểm soát được rủi rocũng như lợi ích từ việc sử dụng tài sản
TSCĐ thuê tài chính không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp xong doanh nghiệp vẫn phải ghi nhận là tài sản này là TSCĐ trên báocáo tài chính của mình Mục đích của quy định này là để để đảm bảo phản ánhmột cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp Tuy doanhnghiệp không sở hữu tài sản nhưng doanh nghiệp kiểm soát được tài sản13 và thuđược lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản
Tuy nhiên, khác với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanhnghiệp không có quyền tự ý định đoạt đối với TSCĐ thuê tài chính Cuối thờiđiểm thuê, doanh nghiệp có thể lựa chọn là mua tài sản (tức là lúc đó tài sản thuêtài chính sẽ trở thành TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc là tiếptục thuê với giỏ thuờ thấp hơn giỏ thuờ trờn thị trường tùy vào điều kiện hợpđồng kí kết giữa bờn thuờ và bên cho thuê
Tuy không thuộc quyền sở hữu cựa doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phảithực hiện quản lý và trích khấu hao cho TSCĐ thuê tài chính như là đối vớiTSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
2.3 Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng :
Theo cách phân loại này, TSCĐ có thể được chia thành 4 loại:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh : là những TSCĐ hữu hình, vô hình đượcdùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Như với một doanh nghiệp
13 Do phần lớn lợi ích kinh tế và rủi ro đã được chuyển giao cho người thuê tài sản và thời gian thuê tài sản thường chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê nên doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được tài sản thuê
Trang 36dệt may thì TSCĐ dùng cho kinh doanh là máy dệt, với doanh nghiệp sản xuất
đồ uống là dây chuyền pha chế đồ uống và đóng chai
- TSCĐ hành chính sự nghiệp : là những TSCĐ được Nhà Nước hoặc cấptrên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sựnghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp Nguồn kinh phí sựnghiệp chỉ có ở doanh nghiệp cú cỏc hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án đượcngân sách Nhà Nước hoặc cấp trên cấp kinh phí hoặc được viện trợ không hoànlại hoặc được thu các khoản thu sự nghiệp để trang trải các khoản chi.14
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi : là những TSCĐ được hình thành từquỹ khen thưởng phúc lợi do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đíchphúc lợi như Nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ…Quỹ khen thưởng phúc lợi làquỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp đểdùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ cho nhucầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củangười lao động
- TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ khôngcần dùng , TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết… Đây là những tài sản khôngcòn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nữa hoặc là tạm thời không đem lạilợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nữa Do đó, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽcác tài sản này phòng ngừa việc mất mát có thể xảy ra
Cách phân loại này nhằm mục đích xác định được tình trạng thực tế của tàisản được dụng vào các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp
14 Bộ Tài Chính, 2009, Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, trang 155.
Trang 37II Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ:
1 Về TSCĐ hữu hình :
1.1 Ghi nhận TSCĐ hữu hình :
1.1.1 Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình:
Một tài sản để được ghi nhận là TSCĐ hữu hình thì phải vừa thỏa mãnđịnh nghĩa về TSCĐ hữu hình vừa thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữuhình
1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình :
Theo VAS 3 thì “TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất dodoanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hỡnh.”15
VAS 3 cũng nêu tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữu hình như sau:
“Cỏc tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cảbốn tiêu chuẩn ghi nhận sau :
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ”16
Tổng hợp định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận thỡ cỏc điều kiện để ghi nhậnmột tài sản là TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực kế toán Việt Nam là :
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản
- Có thể xác định được giá trị của tài sản một cách đáng tin cậy
- Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán
15 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.
16 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6.
Trang 38- Tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh hay cho mục đíchhành chính khác.
- Tài sản có hình thái vật chất cụ thể
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Còn trong IAS16 thì định nghĩa về TSCĐ được diễn đạt như sau “bất độngsản, nhà xưởng và dụng cụ là những tài sản hữu hình khi:
cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho người khác thuê hay cho các mục đích quản
(b) Nguyên giá của tài sản đó có thể được xác định một cách đáng tin cậy”18
Tổng hợp định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận thỡ cỏc điều kiện để ghi nhậnmột tài sản là TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực kế toán quốc tế là :
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản
- Có thể xác định được giá trị của tài sản một cách đáng tin cậy
- Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán
- Tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh hay cho mục đíchhành chính khác
17 “Property, plant and equipment are tangible items that:
(a) Are held for use in the production or supply of goods or services, for rental to others or for administrative purposr and
(b) Are expected to be used during more than one period”
(IASB, IAS 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ, đoạn 6 )
18 “ The cost of an item of property, plant and equipment shall be recognized as an asset if, and only if :
(a) It is probable that future economic benefits associated with the item will flow to the entity and
(b) The cost of the item can be measured reliably.”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 7)
Trang 391.1.1.2 Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực :
Hai chuẩn mực cũng thống nhất với nhau ở 4 điều kiện ghi nhận TSCĐ hữuhình là :
- chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
- nguyên giá có thể xác định một cách đáng tin cậy
- có thời gian sử dụng lớn hơn một năm
- cú hớnh thỏi vật chất cụ thể
Đối với điều kiện thứ nhất , mức độ chắc chắn của việc thu được lợi íchkinh tế trong tương lai từ tài sản phải dựa trên những bằng chứng sẵn có tại thờiđiểm ghi nhận ban đầu Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi lợi ích và rủi ro đãđược thực sự chuyển giao cho doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp ghinhận tài sản là TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp
Riêng với điều kiện này, cả hai chuẩn mực VAS 3 và IAS 16 đều chi tiếtthêm ở tiêu chuẩn này ở điểm là lợi ích kinh tế đem lại cho doanh nghiệp từ việc
sử dụng tài sản không chỉ theo cách trực tiếp mà còn có thể theo cách gián tiếpthong qua một tài sản khác
VAS 3 có quy định : “ những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo antoàn sản xuất, kinh doanh hoặc bảo vệ môi trường mặc dù không trực tiếp đemlại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khác nhưng chúng lại cần thiết cho doanhnghiệp trong việc đạt được các lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản khỏc”19 thì
sẽ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp
IAS 16 cũng có quy định tương tự “bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ
có thể được hình thành cho mục đích an toàn hoặc cho lý do bảo vệ môi trường.Việc hình thành các tài sản như thế tuy không trực tiếp làm tăng lợi ích kinh tếthu được từ bất cứ tài sản hiện có nào nhưng cần thiết trong việc giúp doanhnghiệp thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ các tài sản khác Những tài sảnnhư thế đủ tiêu chuẩn để được ghi nhận là tài sản vỡ chỳng cho phép doanh
19 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 9.
Trang 40nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ các tài sản liên quan nhiều hơn là khi không
cú cỏc tài sản đú.”20
Ví dụ, “một nhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt các thiết bị và thực hiệnquy trình chứa và bảo quản hóa chất mới để tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môitrường đối với việc sản xuất và lưu trữ hóa chất độc Các tài sản liên quan đikèm chỉ được hạch toán là TSCĐ hữu hình nếu không có chúng doanh nghiệp sẽkhông thể hoạt động và bán sản phẩm hóa chất của mình ”21
Đối với điều kiện thứ hai, việc xác định giá trị của tài sản thường là dựatrên giá trị chuyển giao (transfer amount) khi mua sắm tài sản hoặc nếu tài sảnđược hình thành trong nội bộ doanh nghiệp thì nguyên giá của tài sản là toàn bộchi phí mà doanh nghiệp phải trả ra bên ngoài để tạo nên tài sản đó (chi phínguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung,…) Việc xác định giátrị sẽ khó khăn hơn tài sản được hình thành từ việc trao đổi tài sản và donhnghiệp phải xác định giá trị thị trường của tài sản tham gia vào trao đổi Việcxác định giá trị của tài sản sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần xác định giá trị banđầu
Điều kiện thứ ba “thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toỏn” là tiêuchuẩn chung cho bất kỳ tài sản nào được phân loại vào lớp tài sản dài hạn
Còn điều kiện thứ tư “cú hình thái vật chất cụ thể ” được nêu rõ trong địnhnghĩa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và được ngầm hiểu trong chuẩn mực kếtoán quốc tế IAS 16 chính là chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình
nhưng IASB không lấy tên “Tài sản cố định hữu hình” làm tên gọi cho chuẩn mực kế toán này mà lấy tên “Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ” làm tên gọi của chuẩn mực này Xem xét kỹ thì bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ chính
là những ví dụ cụ thể của tài sản cố định vô hình và chúng đều có hình thái vật
chất cụ thể Do đó, dù không được nêu rõ nhưng định nghĩa về tài sản cố định
20 “Items of property, plant and equipment may be acquired for safety or environmental reasons The acquisition
of such property, plant and equipment, although not directly increasing the future economic benefits of any particular existing item of property, plant and equipment, may be necessary for an entity to obtain the future economic benefits from other assets Such iterms of property, plant and equipment qualify for recognition as assets because they enable an entity to derive future economic benefits from related assets in excess of what could be derived had those items not been acquired.”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 11)
21 Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 9