quá trình đổi mới tư duy của đảng về kinh tế thị trường

34 5.8K 22
quá trình đổi mới tư duy của đảng về kinh tế thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN NHÓM 04 ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUYCỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Ngọc Anh TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2012 MỤC LỤC Trang 1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trƣớc đổi mới 03 1.1. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp 03 1.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 07 2. Sự hình thành tƣ duy của Đảng về kinh tế thị trƣờng thời kì đổi mới 10 2.1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII 10 2.2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XI 16 Kết luận 23 Phụ lục 1 24 Phụ lục 2 26 Phụ lục 3 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 Trang 2 1. Cơ chế quản lí kinh tế thời kỳ trƣớc đổi mới 1.1. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, hiệp định Genève về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa1 (XHCN), từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Năm 1975, lúc này đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước ta tại thời điểm đó đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vẫn theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và được duy trì cho đến năm 1986.2 1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp ở nước ta thời kì trước đổi mới • Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh mang tính áp đặt từ trên xuống dưới. – Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.3 – Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp không phải là người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi. Chế độ tài chính của Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi và ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ và trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi thì ít do không có sự gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của các cấp thực hiện. • Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp rất sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm) nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. – Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu. Hậu quả là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc vì không có quyền tự Daitudien.net, Cải tạo xã hội Tham khảo trực tuyến tại: http://daitudien.net/kinh–te–hoc/kinh–te–hoc–ve–cai–tao–xa–hoi–chu–nghia.html Tailieu.vn, Tiểu luận: “Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam thời kì trước đổi mới” Tham khảo trực tuyến tại: http://tailieu.vn/xem – tai – lieu/tieu – luan – co – che – ke – hoach – hoa – tap – trung – o – viet – nam – thoi – ky – truoc – doi – moi – .1206810.html PGS. TS. Nguyễn Viết Thông (Tổng chủ biên) (2010), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, trang 142, 143. Trang 3 chủ sản xuất kinh doanh, vừa ỷ lại vào cấp trên vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.4 – Giữa cơ quan hành chính – trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu kế hoạch và các doanh nghiệp – thực hiện chỉ tiêu, thì lại không có bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào với hành động của mình tức là dù có làm sai đi chăng nữa thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm. Do đó, họ không có động lực để thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất. Mà vấn đề cả hai bên quan tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống, làm thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được tấm bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Khi mà chỉ tiêu không được hoàn thành đồng nghĩa với việc số phận chính trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp, tiền lương của cán bộ công nhân viên và thành tích của doanh nghiệp cũng bị đe doạ theo. • Thứ ba, quan hệ hàng hoá – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức. Quan hệ hiện vật là chủ yếu. – Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. – Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính toán một cách hình thức. Vì vậy nhiều hàng hoá quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng, không được coi là hàng hoá về mặt pháp lý. – Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dùng để tính toán cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp. – Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người. Các doanh nghiệp khi không có tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm. Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương bằng mũ cứng, hay sản xuất sứ tích điện thì trả bằng sứ tích điện… Những lúc như vậy, lĩnh lương xong cũng không biết đem về đâu, làm gì? – Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá của hàng hoá bị đẩy lên cao. Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị. Lạm phát bùng nổ. Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. – Trong bộ máy quản lý, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế, bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và lãng phí (tuy phạm vi và mức độ khác với ngày nay).5 1.1.2. Các hình thức của chế độ bao cấp a) Bao cấp qua giá: Thư viện khoa học, Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tham khảo trực tuyến tại: http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/ChươngV._Đường_lối_xây_dựng_nền_kinh_tế_thị_trường_định_hướng_xã_h ội_chủ_nghĩa Giáo viên hướng dẫn Vũ Hải Hà , Phân tích các đặt trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Tham khảo trực tuyến tại: http://tailieu.vn/xem – tai – lieu/de – tai – phan – tich – cac – dac – trung – cua – co – che – ke – hoach – hoa – tap – trung – quan – lieu – bao – cap – .543911.html Trang 4 – Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hoá thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. – Dưới thời bao cấp mua như cướp và bán như cho là cảnh thường thấy. Nhà nước quy định mỗi gia đình được giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải bán cho nhà nước. Sau đó phải khổ sở đi mua gạo theo chế độ tem phiếu. Nhất là giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên mới có chuyện người dân tìm cách giấu lúa và nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay phạt vì không chịu nộp đủ. b) Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): – Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. – Thời bao cấp ai mua thứ gì cũng phải đến hợp tác xã mua bán hay cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Nhà nước bán hàng dưới giá thành và thấp hơn giá chợ. Để mua được thì rất khó khăn vì hàng hoá không đủ để cung cấp. Các cửa hàng mậu dịch luôn ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng chầu chực chờ hàng về để mua được đầu tiên. c) Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn: – Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, tuy dùng vốn ngân sách nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”. – Người cho có thể cho ít, có thể cho nhiều và cũng có thể không cho. Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và không thể tự quyết, tự tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của mình mà phải trông chờ vào bên cho. Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện quyền lực nhà nước. Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc tiếp cận những dịch vụ nhà nước cung cấp; không dựa trên những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi được để những cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng ký với cơ quan để thực hiện quyền của mình. 1.1.3 Những ưu và nhược điểm của kinh tế kế hoạch hoá tập trung a) Ưu điểm Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định. – Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Cơ chế này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu. – Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc. Bởi vậy thực hiện kế hoạch hoá tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không phải của riêng ai. Trang 5 – Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp. b) Nhược điểm Bên cạnh ưu điểm, cơ chế này còn mang rất nhiều hạn chế, khuyết tật ngay cả trong thời chiến ở nước ta nhưng nó chưa bộc lộ một cách gay gắt. Cơ chế này chỉ thực sự bộc lộ những khuyết điểm của nó sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng và phát triển kinh tế. Một số nhược điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung như: – Thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học, công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế, lao động sáng tạo đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. – Cơ chế này hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí. – Đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch. – Về mặt văn hoá trong nền kinh tế tập trung bao cấp, giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không cần quan tâm nhiều đến đầu ra. Chúng ta không phủ nhận những thành tựu của giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra, song cũng cần thấy rằng, cơ chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động, sáng tạo, là mảnh đất cho căn bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức tồn tại. – Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.6 Tóm lại, ở nước ta Đảng và nhà nước đã thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung từ năm 1954 đến năm 1986, trong giai đoạn đầu, đất nước có chiến tranh cơ chế này đã thể hiện sự phù hợp và đúng đắn, đáp ứng được những yêu cầu của thời chiến, chính vì vậy nó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng sau năm 1975 khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã không còn phù hợp nữa. Chính vì lí do duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung từ năm 1954 – 1986 đã làm cho đất nước ta lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng nhất là trong thập niên 80 của thế kỉ XX và đến năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế – xã hội.7 Giáo viên hướng dẫn Vũ Hải Hà , Phân tích các đặt trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Tham khảo trực tuyến tại: http://tailieu.vn/xem – tai – lieu/de – tai – phan – tich – cac – dac – trung – cua – co – che – ke – hoach – hoa – tap – trung – quan – lieu – bao – cap – .543911.html Tailieu.vn, Phân tích các đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Tham khảo trực tuyến tại: http://tailieu.vn/xem–tai–lieu/de–tai–phan–tich–cac–dac–trung–cua–co–che–ke–hoach– hoa–tap–trung–quan–lieu–bao–cap.1248349.html Trang 6 1.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 1.2.1. Hoàn cảnh Xuất phát từ áp lực của tình thế khách quan: nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế– xã hội. Do đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. a) Thực trạng Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Lương công nhân không có. Vật tư, hàng hoá khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút. Đầu tư trong công nghiệp giảm. Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587, 2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người ta chuyển sang lấy vàng làm bản vị 8, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hoá. Tình trạng khan hiếm hàng hoá khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng. Thời bao cấp, một nhà thơ đã viết đại ý: “Khi sinh con ra, bố phải chạy xin mười mấy con dấu vuông, tròn. Đầu tiên là xin giấy chứng sinh ở trạm xá, rồi làm giấy khai sinh. Tiếp đó, xin thêm mấy cái giấy giới thiệu của cơ quan người mẹ, rồi mang từng ấy thứ giấy lên công an huyện và các phòng Thương nghiệp, phòng Lương thực… để nhập hộ khẩu và xin cấp tiêu chuẩn lương thực. Việc chạy xin các loại giấy tờ bao giờ cũng được ưu tiên làm trước vì để chậm, mất tiểu chuẩn một tháng gạo và thực phẩm, dù là tiêu chuẩn của trẻ em cũng tiếc đứt ruột”.9 Năm 1978 giá thành 1 m2 vải caliot sản xuất tại Công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1,2 đ/m2. Hơn nữa, 1m2 vải dệt kiểu oxford hết 10 đồng, phải bán cho Nhà nước với giá 9 đ/m2. Trong khi giá trên thị trường cao gấp 10 –12 lần. Sau hơn 10 năm tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong trạng thái trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém không đáp ứng được nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; nhiều mặt hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng, dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế – xã hội đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốt những năm tiếp theo.  Nghị quyết Trung ương khóa IV tháng 8 – 1979 đã nhận định tổng quát về thực trạng kinh tế nước ta trong những năm cuối thập kỷ 70 như sau: “Chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống; sản xuất phát triển chậm (tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới 1% / năm); năng suất lao động quá thấp; đời sống nhân dân thiếu thốn, nhiều hiện tượng trong xã hội có tính tiêu cực nghiêm trọng. b) Tính cần thiết và cấp bách Gafin, Vì sao bản vị vàng là chính sách kinh tế tồi tệ nhất thế giới? Tham khảo trực tuyến tại: http://gafin.vn/20120827030512457p0c32/vi–sao–ban–vi–vang–la–chinh–sach–kinh–te– toi–te–nhat–the–gioi.htm Ngọc Hà (2009), Chuyện thời bao cấp, Đài truyền hình VTV Việt Nam Tham khảo trực tuyến tại: http://www.vtv.vn/Article/Get/83614 Trang 7 Tình trạng trên xuất phát từ những hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, sau đây là những dẫn chứng cho thấy điều đó: – Sau khi giải phóng Sài Gòn, Nhà nước tiếp quản Hãng dệt Tái Thành và đổi tên là Dệt Thành Công. Hàng năm, nhà nước sẽ cung cấp nguyên vật liệu và vốn lưu động. Dệt Thành Công được giao chỉ tiêu sản xuất 3 triệu m2 vải/ năm. Năm 1978, giá thành 1 m2 vải calicot sản xuất tại xưởng của công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng/m2. Thế nhưng tất cả lượng sản phẩm có được, công ty đều phải bán cho Nhà nước với giá 1,2 đồng / m2. Trong khi đó giá ở thị trường tự do thì cao gấp 10 – 12 lần. – Có thể lấy trường hợp một công ty khai thác than ở Thái Nguyên làm ví dụ. Năm 1979, công ty này được giao chỉ tiêu 150 000 tấn trong khi các công ty khách hàng đang gặp khó khăn, không cần nhiều đến than. Kho bãi công ty không thể chứa hết nhưng vẫn phải hoàn thành chỉ tiêu được giao nên công ty đã chọn giải pháp là vừa khai thác vừa đem than đổ đi. Cuối cùng, đơn vị vẫn nhận được bằng khen vì đã hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao. – Một cán bộ hay công nhân vào giai đoạn này có 70% thu nhập là tem phiếu, 30% còn lại là lương. Khi công ty không có tiền, công nhân được trả lương bằng sản phẩm: sứ tích điện, cao su, mũ cứng…Hoặc một trường hợp khác, vào năm 1978, An Giang thành lập hợp tác xã Hòa Bình Thạnh, toàn bộ hơn 70 cỗ máy cày, bừa, bơm, xới… đều được công hữu hóa. Các xã viên sẽ làm việc cùng nhau. Sau mỗi buổi, cán bộ hợp tác xã ghi điểm từng người. Điểm này sau đó sẽ được quy ra thóc. – Các cửa hàng lương thực, hệ thống tem phiếu và quầy hàng tết, cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản, cán bộ trung cấp đến phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên; còn cán bộ, công nhân, viên chức bình thường và nhân dân mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố. Từ đó, dẫn đến các hệ quả: – Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước can thiệp sâu vào phạm vi vi mô đã đẩy các đơn vị kinh tế vào tình trạng thụ động, mất quyền tự chủ. Cơ chế đó không ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động. Điều đó gây nên tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước, tạo tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu động lực sáng tạo của người lao động. – Chế độ phân phối bình quân và bao cấp đã không gắn được kết quả sản xuất với năng suất và hiệu quả lao động, triệt tiêu động lực của người lao động. Mục tiêu của việc phân phối bình quân qua bao cấp là đảm bảo công bằng trong khâu phân phối kết quả sản xuất, nhưng việc tạo nên một hệ thống thương nghiệp Nhà nước độc quyền mua và bán, đã tạo nên những đặc quyền đặc lợi gắn liền với những người nắm giữ hệ thống “thị trường có tổ chức” gây bất bình đẳng ngay trong khâu phân phối. Phân phối hiện vật và bao cấp cũng tạo nên những nghịch lý trong xã hội: Người có nhu cầu chưa hẳn được phân phối, còn người được phân phối lại chưa hẳn có nhu cầu. – Không coi trọng quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng hiện vật hóa, không khai thác được vai trò, sức mạnh của quan hệ hàng hóa – tiền tệ để phát triển đất nước. Những chức năng của tiền tệ (thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện tích trữ, tiền tệ thế giới) vốn được khai thác để phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay thì khi đó nó gần như không được thể hiện trong cả điều hành vĩ mô và thực tiễn cuộc sống. Trang 8 – Chế độ công hữu được thiết lập một cách nóng vội không những không tạo được động lực mà còn kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Sở hữu tư nhân không được thừa nhận đã làm cho mặt tích cực của các thành phần kinh tế gắn với sở hữu tư nhân không được phát huy trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội. – Thủ tiêu cạnh tranh nên kìm hãm sự phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Mô hình kinh tế này không phản ánh đúng yêu cầu khách quan của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, giá cả gần như không có quan hệ gì với giá trị hàng hóa cũng như tương quan cung cầu, nên mọi sự tính toán đều mang tính chủ quan, duy ý chí làm mất đi động lực của sự phát triển kinh tế, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, tạo nên một cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.  Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách. c) Kế hoạch đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội Nghị quyết Trung ương khóa IV đã chỉ ra phải nghiên cứu để cải tiến một bước cơ bản các chính sách kinh tế, trước hết là chính sách lưu thông phân phối, khắc phục tình trạng không ăn khớp giữa chính sách đề ra và tình hình thực tế của sản xuất và đời sống xã hội. Chống tư tưởng chủ quan, bảo thủ, không dám nhìn thẳng vào những thiếu sót trong chính sách, đồng thời phải nghiêm túc nghiên cứu các mặt khi xác định chính sách mới để tránh mắc phải sai lầm. Cơ chế quản lý thị kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng chung của mọi quốc gia, dân tộc. Cơ chế quản lý kinh tế đúng đắn, phù hợp sẽ tạo động lực xã hội và trở thành công cụ phát triển kinh tế phục vụ đắc lực cho việc tạo ra của cải, mang lại sự giàu có chung cho toàn xã hội. Ngược lại, cơ chế quản lí lạc hậu , đi ngược lại các qui luật khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội, dẫn đến những hậu quả mà để khắc phục nó phải tốn một thời gian rất dài, gây thất thoát, lãng phí, làm kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế. Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là sự lựa chọn phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại. Việc sử dụng cơ chế thị trường để quản lý nền kinh tế không phải là thuộc tính của Chủ nghĩa tư bản mà nó được xem như một thành quả của văn minh nhân loại. Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sỡ hữu, đây là những điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của nền kinh tế thị trường. 2. Sự hình thành tƣ duy của Đảng về kinh tế thị trƣờng thời kì đổi mới 2.1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII Sau thời kì chiến tranh kháng chiến chống thực dân, đế quốc cùng bọn tay sai, Đảng và Nhà nước cùng toàn dân ta bắt đầu chung tay quyết tâm xây dựng ổn định đất nước trong thời kỳ hòa bình. Tiêu biểu nhất cho quyết tâm ấy chính là chiến lược xây dựng, phát triển do Đảng đề ra trong thời kì “đổi mới”. Qua ba kì đại hội VI, VII, VIII, đường lối, chủ Trang 9 trương của Đảng về đổi mới nền kinh tế là một điểm nổi bật cho thấy sự thay đổi trong tư duy của Đảng về phát triển kinh tế gắn liền với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Ngh ị quyế t 21 – NQ/TW c ủa Ban Ch ấp hành Trung ương Đả ng C ộ ng s ả n Vi ệ t Nam khóa X, kinh t ế thị trường định hướ ng XHCN là tên gọi một hệ thống kinh tế đượ c Đả ng C ộng s ả n Vi ệ t Nam sáng tạo và chủ trương triể n khai t ạ i Việ t Nam từ thậ p niê n 1990.  Quá trình hình thành tư duy lý luận của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới:10 Mốc đánh dấu sự khai mở một số yếu tố của kinh tế thị trường định hướng XHCN là quyết định của Hội nghị Trung ương khóa IV (9/1979). Nghị quyết này đã phủ định một số yếu tố của thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp: thừa nhận quyền được bán nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, cần thiết kết hợp kế hoạch với thị trường… Tuy nhiên, phải đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (12/1986), những quyết định lịch sử của nó đã mở ra bước ngoặc cho sự xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Ba quan điểm lớn về kinh tế trước đó Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa V đã được thể hiện trong “Những phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế – xã hội”: bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đây là những quan điểm thể hiện sự chín muồi trong tư duy kinh tế của Đảng. Trong cương lĩnh do Đại hội VII thông qua đã ghi rõ sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và bảy phương hướng lớn xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong bảy phương hướng lớn, về kinh tế, Cương lĩnh chỉ rõ: “phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.” Tuy vậy, Đại hội VII vẫn chưa sử dụng cụm từ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để diễn đạt những nội dung, đặc trưng có tính mô hình của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó phản ánh sự e ngại mặt tiêu cực của kinh tế thị trường – đó là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản: diễn ra tự phát, chạy theo lợi nhuận, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo, cản trở tiến bộ và công bằng xã hội, làm xói mòn đạo đức và nhiều tệ nan xã hội khác,… Tuy chưa nói đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng thực chất “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội lần thứ VIII (6/1996) trong khi tổng kết 10 năm đổi mới đã đánh giá nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VIII bổ sung một số nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế: – Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà nó là thành tựu phát triển của văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng thành công. Khoa Lý luận chính trị – trường Đại học Kinh tế TPHCM (2009),Tài liệu hướng dẫn ôn tập Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trang 111–112. Trang 10 [...]... kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường có sự điều tiết và can thiệp của nhà nước Trường hợp, xuất phát từ phạm vi của kinh tế thị trường thì có thể phân chia thành kinh tế thị trường trong nước thuộc phạm vi một nước và kinh tế thị trường quốc tế vượt qua khỏi biên giới của một nước, tức là kinh tế thị trường đóng và kinh tế thị trường mở Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là kinh tế thị trường. .. mở ra một con đường phát triển mới cho đất nước 2.2 Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XI 2.2.1 Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường tại Đại hội IX Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 Qua hơn 25 năm đổi mới, tư duy về kinh tế thị trường của Đảng ta ngày càng hoàn thiện hơn Nếu ở Đại hội VI, Đảng ta mới khẳng định sự cần thiết phải... thiệp của nhà nước • Loại hình kinh tế thị trƣờng: kinh tế thị trường là khái niệm ra đời cùng với kinh tế hàng hóa, xuất phát từ trình tự lịch sử của sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa, có thể phân chia kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường của xã hội phong kiến, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường XHCN Dựa vào trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa và kinh tế. .. thành kinh tế thị trường dựa trên chế độ tư hữu và kinh tế thị trường dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Kinh tế thị trường dựa trên chế độ tư hữu là kinh tế thị trường của xã hội phong kiến và xã hội tư bản chủ nghĩa Dựa trên trình độ cạnh tranh thị trường thì lại có thể phân chia thành kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn toàn và kinh tế thị trường độc quyền Xuất phát từ chỗ kinh tế thị trường. .. hóa và kinh tế thị trường lại có thể phân chia thành kinh tế thị trường chưa phát triển và kinh tế thị trường phát triển trên cơ sở sản xuất lớn xã hội hóa Kinh tế thị trường chưa phát triển là kinh tế thị trường của xã hội phong kiến, còn kinh tế thị trường phát triển là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường XHCN Xuất phát từ địa vị chủ đạo của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất,... Nhìn lại hơn 25 năm đổi mới, tư duy của Đảng đã có những biến chuyển mới trong quan niệm về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện qua một số bước tiến nhận thức sau: – Nhận thức và vận dụng đúng các quy luật kinh tế; từ tư duy kế hoạch hóa tập trung chuyển sang tư duy kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cuối cùng là phát triển tư duy kinh tế thị trường định hướng XHCN – Tư duy xây dựng chế... trường dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế được coi như là một hệ thống các quan hệ kinh tế Khi các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể biểu hiện qua mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thì nền kinh tế đó gọi là nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế – xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân,... kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta không phải là sự kết hợp, gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và XHCN mà là sự vận dụng quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay Trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc kết từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế thị. .. của nền kinh tế thị trường với cơ chế quản lí của nó Tại Đại hội VII, kinh tế thị trường (kinh tế hàng hóa nhiều thành phần) đã lần đầu tiên được nhắc đến trong đường lối chủ trương của Đảng ta, thể hiện thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường. .. lập với kinh tế hiện vật, kinh tế tự nhiên 29 • Kinh tế thị trƣờng: là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm người phân phối tài nguyên chủ yếu, lấy lợi ích vật chất cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế và phương thức vận hành kinh tế, phát huy tác dụng điều tiết hoạt động kinh tế Kinh tế thị trường . XI 2.2.1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường tại Đại hội IX Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng năm 1986. Qua hơn 25 năm đổi mới, tư duy về kinh tế thị trường của Đảng. kiện tất yếu cho sự tồn tại của nền kinh tế thị trường. 2. Sự hình thành tƣ duy của Đảng về kinh tế thị trƣờng thời kì đổi mới 2.1. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại. một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Có thể nói, kinh tế thị trường là “cái phổ biến” – kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, còn kinh tế thị trường định

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan