1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII

171 3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 5,56 MB

Nội dung

Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII KẾT LUẬN Sau hơn 15 tuần nghiên cứu và thực hiện đề tài “Mô phỏng phân xưởng Cracking hơi bằng phần mềm PROII”, đến nay, em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và giải quyết được một số vấn đề sau:Phân tích và lựa chọn được nguồn nguyên liệu phù hợp để sản xuất EthyleneXây dựng sơ đồ đơn giản công nghệ quá trình cracking hơi Sử dụng PROII để mô phỏng quá trình vận hành của phân xưởng Cracking hơiTính toán và thiết kế các tháp chưng cấtTuy nhiên Đồ án vẫn còn những hạn chế chưa khắc phục được:Chưa có tài liệu thực tế để so sánh với kết quả mô phỏng Quá trình đánh giá chất lượng của các sản phẩm đã cho thấy rằng kết quả thu được từ PROII cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối. Tuy nhiên, những con số thu được cũng phần nào giúp cho quá trình thiết lập hệ thống điều khiển của phân xưởng sau này dễ dàng hơn. Trong quá trình tiến hành Đồ án này, mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng sai sót là không thể tránh khỏi. Mong Thầy Cô và các bạn góp ý thêm.

Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CRACKING HƠI (STEAM CRACKING) Phương pháp cracking hơi được phát triển trước tiên ở Mỹ. Từ năm 1920, Union Carbide and Carbon Co đã thiết kế được thiết bị cracking hơi đầu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu là ethane, propane và sau đó là gasoil. Từ đó phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Tây Âu và Nhật Bản vào những năm cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1942, British Celanese đã thực hiện quá trình cracking hơi đầu tiên ở Châu Âu với nguyên liệu là gasoil, năng suất 6000 tấn ethylene/năm. Trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến năm 1950, năng suất tối thiểu của các phân xưởng sản xuất ethylene trên thế giới tăng dần từ 10000 đến 50000 tấn/năm. Về sau, năng suất này được cải tiến một cách đáng kể, người ta đã chế tạo được các thiết bị cracking hơi sản xuất được khoảng 300000 tấn ethylene/năm từ nguyên liệu naphtha. Cracking hơi là quá trình biến đổi hóa học của các hydrocarbon nguyên chất hoặc các phân đoạn dầu mỏ dưới tác dụng của nhiệt độ cao theo cơ chế gốc, với sự có mặt của hơi nước. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu mà các sản phẩm của quá trình có thành phần khác nhau, tuy nhiên sản phẩm chính vẫn là ethylene, propylene ngoài ra còn có một số hợp chất khác như butađien, benzen 1.1. Mục đích Olefin dùng làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ hóa dầu. Olefin có thể chia làm 2 nhóm: olefin thấp phân tử và olefin cao phân tử. Các monomer và các chất ban đầu để tổng hợp vật liệu polymer, các chất hóa dẻo phần lớn được tổng hợp từ olefin. Việc sản xuất chúng chiếm vị trí rất quan trọng trong nền công nghiệp tổng hợp hữu cơ cơ bản và hóa dầu, nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp plastic, cao su tổng hợp, sơn tổng hợp, keo, vật liệu màng, sợi Ethylene và Propylene là hai nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong Công nghệ Tổng hợp hóa học. Quá trình cracking hơi không ngoài mục đích nào khác hơn là tạo ra hai loại sản phẩm này, đây cũng là những sản phẩm chính của quá trình. [Type text] Page 1 Đồ án tốt nghiệp 1.2. Nhiệt động học của quá trình Xét về bản chất, quá trình craking hơi là một quá trình chuyển hóa bằng nhiệt, nên ta sẽ nghiên cứu nhiệt động học của quá trình cracking hơi thông qua nhiệt động học của quá trình nhiệt phân. Các hydrocarbon chưa no chỉ ổn định ở nhiệt độ tương đối cao so với các hydrocarbon no có cùng số nguyên tử C, điều này được thể hiện rõ trên hình I.1 biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ và năng lượng tự do hình thành liên kết của một số hydrocarbon điển hình. Theo giản đồ này, ở nhiệt độ cho trước, một chất sẽ không ổn định so với các chất khác hoặc các nguyên tố khác khi điểm biểu diễn của các chất hoặc các nguyên tố đó nằm phía dưới điểm biểu diễn của chất đang khảo sát và ngược lại. Hình I.1. Độ ổn định nhiệt của các hydrocarbon [1, 133] [Type text] Page 2 Đồ án tốt nghiệp Ví dụ: Ethylene ổn định so với Ethane ở nhiệt độ trên 750 o C, benzen ổn định so với hexane từ 350 – 400 o C trở lên. Đối với axetylene, chỉ ổn định so với các Parafin đơn giản (C 1 , C 2 ) ở nhiệt độ ít nhất là trên 1000 o C. Việc cắt đứt liên kết C-C của hydrocarbon mạch thẳng (phản ứng Cracking) sẽ tạo thành một parafin và một olefin C m + n H 2(m +n) + 2 C m H 2m + C n H 2n +2 ∆ G o T = 75200 - 142 T (J/mole) [1, 134] Việc cắt đứt liên kết C – H hình thành nên một Olefin có cùng số nguyên tử carbon với Parafin ban đầu và khí hydro (phản ứng đề hydro hóa): C p H 2p +2 C p H 2p + H 2 ∆ G o T = 125400 - 142 T (J/mole) với p > 4 [1, 134] Các quá trình cắt mạch trên đòi hỏi phải cung cấp năng lượng nên phản ứng thu nhiệt mạnh, xảy ra cùng với sự tăng số lượng các phân tử trong quá trình phản ứng. Vì vậy, về phương diện nhiệt động học thì quá trình xảy ra thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất thấp. 1.3. Động học của quá trình và cơ chế phản ứng 1.3.1. Động học Phản ứng cơ bản của quá trình nhiệt phân là phản ứng cắt mạch. Theo hình I.2, khi nhiệt phân các hợp chất no, mạch thẳng sẽ tạo thành một Parafin và một Olefin nhờ phản ứng cắt mạch chính (phản ứng I). Sau đó, nhờ phản ứng cắt mạch thứ cấp (phản ứng II và III) các sản phẩm của quá trình cắt mạch trước lại tiếp tục quá trình cracking tại các vị trí khác nhau trên mạch carbon, tạo ra các sản phẩm nhẹ hơn, nhiều olefin hơn. Trong đó, hiệu suất chuyển hóa và thành phần của các hợp chất này phụ thuộc vào điều kiện vận hành của quá trình. [Type text] Page 3 Đồ án tốt nghiệp Hình I.2. Các phản ứng chính trong quá trình nhiệt phân [1, 135] Ngoài ra, quá trình cracking hơi luôn kèm theo phản ứng đề hydro hóa. Phản ứng này sẽ chuyển các Olefin vừa mới hình thành từ quá trình cracking sang các hợp chất như: axetylene, propin đồng thời còn tạo ra các điolefin (phản ứng IV). Các hợp chất này có khả năng phản ứng mạnh, đặc biệt có thể tác dụng trực tiếp với các olefin sinh ra trong quá trình cracking (theo phản ứng “Diels - Alder” hay còn gọi là phản ứng vòng hóa (phản ứng V)) tạo ra các hợp chất mạch vòng. [Type text] Page 4 Đồ án tốt nghiệp Những chất mạch vòng tạo thành lại có khả năng tiếp tục quá trình đề hydro hóa (phản ứng VI), sinh ra các hydrocarbon thơm, chủ yếu là benzen sau đó kết hợp lại với nhau tạo thành các polyaromatic rồi ngưng tụ tạo coke (phản ứng VII). Quá trình tạo thành các hợp chất thơm và coke được thể hiện rõ theo hình I.3. [Type text] Page 5 Đồ án tốt nghiệp Hình I.3. Sự hình thành các hydrocarbon thơm và cốc [1, 135] Khi nghiên cứu về động học của quá trình, người ta nhận thấy rằng: quá trình tạo các hợp chất polyaromatic và coke xảy ra một cách nhanh chóng khi nhiệt độ cao hơn 900 ÷ 1000 o C, trong khi đó phản ứng cracking được tiến hành tương đối tốt ở nhiệt độ trên 700 o C và quá trình đề hydro hóa trở nên đáng kể khi nhiệt độ từ 800 ÷ 850 o C trở lên. Vì vậy cần phải xác định thời gian lưu và nhiệt độ tiến hành thích hợp vì nếu tăng một trong hai yếu tố này thì sẽ dẫn đến tình trạng tăng hàm lượng các sản phẩm nặng, làm giảm hiệu quả của quá trình. Đối với quá trình polymer hóa các hợp chất không no (olefin, diolefin, axetylene ) phản ứng tỏa nhiệt, xảy ra rất nhanh ở điều kiện nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, điều kiện tiến hành quá trình nhiệt phân thì hoàn toàn ngược lại (nhiệt độ cao, áp suất thấp) vì vậy, về phương diện nhiệt động học, không ưu tiên xảy ra phản ứng polymer hóa. [Type text] Page 6 Đồ án tốt nghiệp Ngoài ra, với các hydrocarbon trong cùng một họ, độ bền nhiệt sẽ càng giảm khi số nguyên tử carbon càng tăng, vì vậy khả năng phản ứng càng cao. 1.3.2. Cơ chế phản ứng Xét theo cơ chế phản ứng, quá trình nhiệt phân xảy ra theo cơ chế chuỗi gốc. Khởi đầu phản ứng bằng quá trình cắt đứt liên kết C - C tạo ra các gốc tự do, sau đó các gốc tự do này sẽ phản ứng, nhận nguyên tử hydro của các hydrocarbon ban đầu và hình thành nên các gốc mới. Khảo sát trường hợp đơn giản nhất của ethane, ta nhận thấy gốc ethyl được tạo thành do sự tác động vào phân tử ethane của gốc methyl ban đầu. Các gốc ethyl không bền, sẽ phân tách tạo ra ethylene và một nguyên tử hydro tự do, sau đó nguyên tử hydro này lại tác động vào một phân tử ethane mới để hình thành phân tử khí hydro và tạo ra gốc ethyl mới. Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến lúc dừng phản ứng. Cơ chế phản ứng với trường hợp Ethane:  Giai đoạn khơi mào: CH 3 - CH 3 CH 3 • + CH 3 •  Giai đoạn phát triển mạch: CH 3 • + CH 3 - CH 3 CH 4 + CH 3 - CH 2 • CH 3 - CH 2 • CH 2 = CH 2 + H • H • + CH 3 - CH 3 H 2 + CH 3 - CH 2 • ⇒ 5C 2 H 6 2CH 4 + 4C 2 H 4 + 3H 2  Giai đoạn cắt mạch : H • + H • H 2 H • + CH 3 • CH 4 H • + CH 3 - CH 2 • C 2 H 6 CH 3 • + CH 3 - CH 2 • C 3 H 8 Với cơ chế như vậy thì chỉ một gốc methyl tạo thành có thể chuyển một lượng lớn ethane thành ethylene và hydro. Tuy nhiên, trong thực tế, các gốc cũng thường bị mất đi do va đập vào thành thiết bị hoặc kết hợp lại với nhau tạo thành những chất kém hoạt động hơn, gây dừng phản ứng. Vì vậy, mỗi lần bắt đầu một phản ứng mới thì lại tạo nên phân tử methane. Từ đó ta có thể nói rằng khí hydro, methan và ethylene là các sản phẩm chính của quá trình nhiệt phân ethane. [Type text] Page 7 Đồ án tốt nghiệp Đối với trường hợp tổng quát, khi thực hiện quá trình nhiệt phân một parafin mạch dài, gốc tự do hình thành do quá trình cắt mạch liên kết C-C của hydrocarbon tiếp tục phản ứng với một phân tử hydrocarbon khác tạo nên một gốc mới. Gốc mới này có năng lượng cao, không bền do đó sẽ tự cắt mạch tại vị trí β của gốc, hình thành nên một phân tử olefin và một gốc mới có mạch carbon ngắn hơn. Gốc tự do mới hình thành này có thể chuyển thành parafin nhờ tác dụng với một hydrocarbon hoặc tự thực hiện quá trình cắt tại vị trí β . Cứ như vậy, các gốc ankyl tạo ra sẽ lần lượt tự phân hủy thành các olefin và gốc mới cho đến khi gốc tự do còn lại là một nguyên tử hydro hoặc gốc methyl hay ethyl thì các gốc này sẽ tấn công vào phân tử hydrocarbon mới và thực hiện chu trình lại từ đầu. Nhìn chung, sản phẩm của quá trình nhiệt phân khá phức tạp, gồm những sản phẩm nhẹ nhất (H 2 , CH 4 ) đến những sản phẩm nặng nhất (coke), những hợp chất no đến những hợp chất không no, có nối đôi, nối ba Muốn giảm mức độ phức tạp của hỗn hợp sản phẩm, ta phải tác động đến cân bằng nhiệt động của quá trình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành các olefin thấp phân tử, chủ yếu là ethylene. Trong đó, tỷ lệ ethylene trong hỗn hợp sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện vận hành của quá trình, tỷ lệ này càng lớn khi nhiệt độ càng cao và áp suất càng thấp. Ngoài ra, ta còn phải giảm thời gian lưu trong môi trường phản ứng và thực hiện “tôi sản phẩm” để giảm các quá trình tạo coke và các sản phẩm nặng gây giảm hiệu suất của quá trình Tóm lại, sau khi khảo sát các tính chất nhiệt động học và động học của quá trình nhiệt phân cùng với các nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã tìm ra được một số các điều kiện để có hiệu suất thu hồi olefin lớn nhất:  Cấp nhiệt nhanh cho nguyên liệu.  Giữ cho nhiệt độ khí ra khỏi lò phải cao.  Giảm áp suất riêng phần của các hydrocarbon trong thiết bị phản ứng.  Thời gian lưu ngắn.  Thực hiện quá trình tôi sản phẩm. [Type text] Page 8 Đồ án tốt nghiệp  Cần có hệ thống phân tách hỗn hợp sản phẩm có hiệu quả Để đáp ứng được các yêu cầu trên, trong công nghiệp người ta thường cho hỗn hợp hydrocarbon và hơi nước đi qua các ống đặt trong lò đốt. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, các hydrocarbon sẽ tiến hành quá trình nhiệt phân, sau đó sản phẩm sẽ được tách ra thành những hợp chất riêng biệt sau khi được đưa qua thiết bị làm lạnh nhanh. Đây chính là phương pháp cracking hơi, được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp hiện nay. 1.4. Điều kiện vận hành Với bất kỳ một quá trình nào thì điều kiện vận hành cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, nó quyết định đến hiệu suất, độ chuyển hóa cũng như thành phần và hàm lượng các sản phẩm. Đối với quá trình cracking hơi, người ta quan tâm đến các thông số sau:  Nhiệt độ phản ứng.  Thời gian lưu.  Áp suất riêng phần của các hydrocarbon và vai trò của hơi nước. 1.4.1. Nhiệt độ phản ứng Nhiệt độ phản ứng có ảnh hưởng lớn đến độ chuyển hóa của quá trình. Nhiệt độ càng cao, độ chuyển hóa càng tăng, tuy nhiên, coke tạo thành trong quá trình cũng tăng theo, lượng coke này bám trên đường ống gây tổn thất áp suất. Vì vậy, quá trình phải được tiến hành ở nhiệt độ thích hợp, thông thường từ 700 ÷ 900 o C, tùy thuộc vào bản chất nguyên liệu. Nếu nguyên liệu là ethane, nhiệt độ phản ứng từ 800 ÷ 850 o C, trong khi đó với nguyên liệu là các hydrocarbon nặng hơn như gasoil, naphtha thì quá trình lại được tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn do các hợp chất này kém bền nhiệt hơn, khả năng phản ứng lớn hơn. Cụ thể là: quá trình cracking hơi được tiến hành ở nhiệt độ từ 700 ÷ 750 o C với nguyên liệu là gasoil và từ 750 ÷ 800 o C với nguyên liệu là naphtha. 1.4.2. Thời gian lưu [Type text] Page 9 Đồ án tốt nghiệp Thời gian lưu cũng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình cracking hơi. Thông thường, nó được lựa chọn phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng bởi thời gian lưu cũng tác động đến độ chuyển hóa của quá trình như nhiệt độ phản ứng, thời gian lưu càng dài, độ chuyển hóa càng tăng. Tuy nhiên, công nghệ hiện nay đang phát triển theo chiều hướng giảm tối thiểu thời gian lưu của nguyên liệu trong thiết bị nhằm giảm các phản ứng phụ tạo ra các hợp chất nặng. Ngoài ra, thời gian lưu còn phụ thuộc vào bản chất nguyên liệu. Với các nguyên liệu nặng thì sự ảnh hưởng của thời gian lưu đến hiệu suất thu sản phẩm lớn hơn nhiều so với nguyên liệu nhẹ. Điển hình như quá trình nhiệt phân ethane, propane có một lượng nhỏ butane, hiệu suất thu sản phẩm với thời gian lưu biến đổi trong khoảng từ 0,2 ÷ 1,2 s không khác nhau lắm. Ngược lại, với các nguyên liệu nặng, quá trình chỉ có thể được tiến hành với thời gian lưu từ 0,2 ÷ 0,3 s. Theo lý thuyết, thời gian lưu càng ngắn, tỷ lệ ethylene và propylene trong hỗn hợp sản phẩm càng cao. Tuy vậy, còn có một số vấn đề về kinh tế, kỹ thuật gây trở ngại đến việc giảm thời gian lưu như: năng suất thiết bị, hiệu quả trao đổi nhiệt, tổn thất áp suất, độ bền vật liệu, chi phí Do đó, hiện nay trong thực tế, thời gian lưu ngắn nhất của nguyên liệu trong quá trình cracking hơi là 0,2s. 1.4.3. Áp suất riêng phần của các hydrocarbon và vai trò của hơi nước Về phương diện nhiệt động học, quá trình cracking hơi sẽ ưu tiên tạo ra nhiều olefin mạch ngắn khi áp suất làm việc càng thấp. Vì vậy, quá trình thường được tiến hành với áp suất bằng áp suất khí quyển hoặc lớn hơn áp suất khí quyển một tý (kể cả các tổn thất áp suất trên đường ống và tổn thất do quá trình hồi lưu nguyên liệu). Ngoài áp suất làm việc, một yếu tố không kém phần quan trọng cần quan tâm đó là áp suất riêng phần của các hydrocarbon bởi trong quá trình nhiệt phân luôn kèm theo các phản ứng phụ tạo các hợp chất nặng, mà sự ảnh hưởng của hàm lượng các hydrocarbon trong nguyên liệu đến vận tốc của các phản ứng phụ này lại lớn hơn rất nhiều so với vận [Type text] Page 10 [...]... nghiêm ngặt để phân loại sự vận hành của các phân xưởng : gồm 4 cấp độ sau  Phân xưởng vận hành với độ nghiêm ngặt thấp  Phân xưởng vận hành với độ nghiêm ngặt trung bình  Phân xưởng vận hành với độ nghiêm ngặt cao  Phân xưởng vận hành với độ nghiêm ngặt rất cao Độ nghiêm ngặt là một khái niệm mang tính tương đối, nó tùy thuộc vào bản chất của nguyên liệu Trong quá trình cracking hơi ethane hoặc... suất thu Ethylene là lớn nhất Vì vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, nguyên liệu thích hợp để sản xuất Olefin bằng quá trình cracking hơi là Ethane thu được từ nguồn khí Sale Gas trong các nhà máy chế biến khí Với lý do đó, em được giao nhiệm vụ mô phỏng phân xưởng Cracking hơi bằng phần mềm PROII, với nguyên liệu là khí Ethane 1.6 Sản phẩm Sản phẩm chính là ethylene, propylene, ngoài ra còn có một... phần mềm này đều có khả năng tính toán cho các quá trình lọc hóa dầu, tuy nhiên mỗi phần mềm có ưu điểm vượt trội cho một quá trình nào đó Đa số các phần mềm chạy trên hệ điều hành DOS, chỉ có PRO/II và HYSYS chạy trên môi trường Windows Việc sử dụng phần mềm mô phỏng để tính toán công nghệ các quá trình lọc hóa dầu ở nước ta còn nhiều hạn chế do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức về các phần mềm. .. số công nghệ của một quá trình được mô phỏng  Các công cụ mô phỏng cho các quá trình điều khiển trong một quy trình công nghệ hóa học  Chương trình điều hành chung toàn bộ hoạt động của các công cụ mô phỏng và ngân hàng dữ liệu  Chương trình xử lý thông tin: lưu trữ, xuất, nhập, in dữ liệu và kết quả tính toán được từ quá trình mô phỏng 2.1.2 Các phần mềm mô phỏng trong công nghệ lọc hóa dầu  PRO/II... - TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÔ PHỎNG PROII 2.1 Quá trình mô phỏng hệ thống Công nghệ hóa học Quá trình mô phỏng hệ thống công nghệ hóa học là thiết lập mô hình toán học cho hệ thống đó Hệ thống công nghệ hóa học là tập hợp các thiết bị liên hệ với nhau bởi các dòng công nghệ và hoạt động như một thể thống nhất của các thiết bị trong đó tồn tại chuỗi xây dựng các công đoạn công nghệ Việc mô hình hóa hệ... 2.1.1 Đặc điểm của một chương trình mô phỏng  Chương trình mô phỏng luôn có các thành phần sau:  Thư viện dữ liệu và thuật toán liên quan đến việc truy cập và tính toán các tính chất hóa lý của các cấu tử và hệ cấu tử  Các công cụ mô phỏng cho các quá trình có thể có trong hệ thống công nghệ hóa học như bơm, máy nén, truyền nhiệt, chưng cất, Phần này chứa các mô hình toán và thuật toán phục vụ cho... chọn mô hình nhiệt động cho quá trình mô phỏng [Type text] Page 29 Đồ án tốt nghiệp Có thể chọn phương pháp nhiệt động từ danh mục các phương pháp thông dụng nhất trong thư viện Việc chọn hệ thống phù hợp là bước quan trọng trong chương trình mô phỏng, ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết quả mô phỏng Mỗi phương pháp nhiệt động cho phép tính các thông số sau :  Hằng số cân bằng pha K: thể hiện sự phân. .. án tốt nghiệp Việc thiết lập sơ đồ mô phỏng quá trình Cracking hơi nhằm nghiên cứu, phân tích các thông số ảnh hưởng đến quá trình cũng như đến chất lượng sản phẩm Qua đó tìm ra giải pháp tối ưu cho quá trình Cracking hơi Đồng thời nhằm khẳng định lại các cơ sở lý thuyết của quá trình Cracking hơi 3.2 Những đặc điểm chung của quá trình Cracking hơi Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng mà người ta... PRO/II có giao diện đẹp, là phần mềm chạy trên môi trường Windows nên rất dễ dàng giao tiếp giữa chương trình và người sử dụng Việc nhập dữ liệu vào chương trình được tiến hành rất đơn giản vì trình tự công việc được hướng dẫn cụ thể thông qua sự hiển thị màu trên màn hình Chương trình mô phỏng được chạy với số lần lặp xác định Chương trình mô phỏng phương pháp tính toán bằng tay, tự động biên dịch... hoặc hơi Thiết bị phản ứng (Reactor) Thiết bị nén, giãn nở (Compressor, Expander) Bơm (Pump) Thiết bị cân bằng (Balance): cân bằng năng lượng hay cân bằng vật chất cho hệ Thiết bị điều khiển (Controller) Thiết bị hoàn lưu (Recycle) [Type text] Page 33 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 3.1 Mục đích [Type text] Page 34 Đồ án tốt nghiệp Việc thiết lập sơ đồ mô phỏng . Olefin bằng quá trình cracking hơi là Ethane thu được từ nguồn khí Sale Gas trong các nhà máy chế biến khí. Với lý do đó, em được giao nhiệm vụ mô phỏng phân xưởng Cracking hơi bằng phần mềm PROII, . nghiêm ngặt để phân loại sự vận hành của các phân xưởng : gồm 4 cấp độ sau  Phân xưởng vận hành với độ nghiêm ngặt thấp.  Phân xưởng vận hành với độ nghiêm ngặt trung bình.  Phân xưởng vận hành. QUÁ TRÌNH CRACKING HƠI (STEAM CRACKING) Phương pháp cracking hơi được phát triển trước tiên ở Mỹ. Từ năm 1920, Union Carbide and Carbon Co đã thiết kế được thiết bị cracking hơi đầu tiên

Ngày đăng: 16/08/2014, 08:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình I.1.             Độ ổn định nhiệt của các hydrocarbon      [1, 133] - Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII
nh I.1. Độ ổn định nhiệt của các hydrocarbon [1, 133] (Trang 2)
Bảng I.7.     Thành phần khí đồng hành ở một số mỏ dầu ở Việt Nam - Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII
ng I.7. Thành phần khí đồng hành ở một số mỏ dầu ở Việt Nam (Trang 15)
Hình III.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất Ethylene của hãng ABB. Lummus - Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII
nh III.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất Ethylene của hãng ABB. Lummus (Trang 39)
Hình III.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất Ethylene của hãng Kellog Brown & - Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII
nh III.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất Ethylene của hãng Kellog Brown & (Trang 41)
Hình III.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất Ethylene của hãng Linde AG - Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII
nh III.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất Ethylene của hãng Linde AG (Trang 45)
Hình III.5. Sơ đồ mô phỏng phân xưởng sản xuất Ethylene  Như vậy các thiết bị trong sơ đồ gồm có: - Mô phỏng phân xưởng cracking hơi bằng phần mềm PROII
nh III.5. Sơ đồ mô phỏng phân xưởng sản xuất Ethylene Như vậy các thiết bị trong sơ đồ gồm có: (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w