Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
2,48 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐINH VĂN TRÁNG “NGHIÊN C ỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TR ÊN VÙNG BÃI TRIỀU VEN BIỂN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH” LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công nghệ Khai thác Mã số: 60.62.80 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ - Thái Văn Ngạn Nha Trang, tháng 08 năm 2008 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Đồng thời tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nha Trang, ngày 31 tháng 8 năm 2008 Tác giả Đinh Văn Tráng 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Thái Văn Ngạn- Giảng viên cao cấp Trường Đại học Nha Trang, là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn Động, TS Thái Văn Ngạn, TS Hoàng Hoa Hồng, TS Phan Trọng Huyến, Trường Đại học Nha Trang, đã giúp đỡ tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu. Cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị : Khoa Khai thác trường Đại học Nha Trang, Viện Qui hoạch Kinh tế Thủy sản, Sở Thủy sản tỉnh Nam Định, Sở Khoa học & Công nghệ, Chi cục Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định, Trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu - Nam Định, Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Phòng Thủy sản huyện Giao Thủy, UBND huyện Giao Thủy, UBND xã Giao Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy đã giúp cho sự thành công của đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả! Nam Định, ngày 31 tháng 8 năm 2008 Tác giả Đinh Văn Tráng 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC HÌNH 7 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 8 MỞ ĐẦU 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng bãi triều huyện Giao Thủy 12 1.2.Tình hình kinh tế -xã hội huyện Giao Thủy và 2 xã Giao Hải, Giao Xuân 18 1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến vùng bãi triều huyện Giao Thủy 20 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 27 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 2.2. Tài liệu nghiên cứu 27 2.3. Nội dung nghiên cứu 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Kết quả khảo sát tầu thuyền và lao động khai thác thủy sản tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 32 3.2. Kết quả khảo sát các nghề khai thác thủy sản tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 35 3.3. Một số tác động đến nguồn lợi thủy sản ở vùng bãi triều huyện Giao Thủy 55 3.4. Nhận xét 58 3.5. Giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 59 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 71 5 CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CV : Công suất của tàu tính bằng mã lực 2a : Kích thước mắt lưới tính bằng mi ni mét h : Giờ PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sỹ UBND : Ủy ban nhân dân N : Hướng Bắc NE : Hướng Đông Bắc E : Hướng Đông SE : Hướng Đông Nam S : Hướng Nam SW : Hướng Tây Nam W : Hướng Tây TB : Trung Bình NW : Hướng Tây Bắc GDP : Tổng thu nhập quốc dân ĐVĐ : Động vật đáy GX : Giáp xác TM : Thân mềm GNT : Giun nhiều tơ RNM : Rừng ngập mặn NĐ : Nghị định QĐ : Quyết định CP : Chính phủ BNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BTS : Bộ Thủy sản CT : Chỉ thị TT : Thông tư 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1 : Tốc độ gió trung bình theo hướng gió trong các tháng tại Văn Lý 14 Bảng 2: Nước dâng trong bão ven bờ Vịnh Bắc Bộ 16 Bảng 3: Tần suất sóng trạm Hòn Dáu (1961 - 1981) 17 Bảng 4: Độ cao sóng lớn nhất Trạm Văn Lý 17 Bảng 5: Cơ cấu tàu thuyền và lao động khai thác thủy sản của hai xã Giao Hải, Giao Xuân 32 Bảng 6: Thông số cơ bản của tàu thuyền khai thác thủy sản tại 2 xã Giao Hải, Giao Xuân (Phân theo vật liệu vỏ tầu và chiều dài tầu) 33 Bảng 7: Thông số cơ bản của tầu thuyền khai thác thủy sản tại 2 xã Giao Hải, Giao Xuân (phân theo vật liệu vỏ tầu và công suất máy) 33 Bảng 8: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều của 2 xã Giao Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy 34 Bảng 9: Thông số tầu thuyền nghề lưới rê ở bãi triều huyện Giao Thủy 36 Bảng 10: Thông số cơ bản và giá trị 1 cheo lưới rê 37 Bảng 11: Các giá trị trung bình của một số thông số cơ bản nghề lưới rê 38 Bảng 12: Giá trị đầu tư vỏ tầu, máy và lưới theo giá trị hiện tại 39 Bảng 13: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê 40 Bảng 14: Thông số tầu thuyền nghề giã đơn 42 Bảng 15: Các giá trị trung bình của một số thông số cơ bản nghề giã đơn 44 Bảng 16: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn 45 Bảng 17: Các giá trị trung bình của một số thông số cơ bản nghề đáy 48 Bảng 18: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề đáy 49 Bảng 19: So sánh số tầu thuyền nghề lưới rê ở bãi triều huyện Giao Thủy 63 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1: Bản đồ tỉnh Nam Định 13 Hình 2: Biểu đồ cơ cấu thuyền nghề trên vùng bãi triều 34 Hình 3: Bản đồ ngư trường bãi triều huyện Giao Thủy 35 Hình 4: Tầu thuyền làm nghề lưới rê tại bãi triều huyện Giao Thủy 36 Hình 5 : Bản vẽ khai triển 1 cheo lưới rê 37 Hình 6: Lưới rê ở bãi triều huyện Giao Thủy 38 Hình 7: Biểu đồ cơ cấu đầu tư tầu thuyền nghề lưới rê 40 Hình 8: Tầu thuyền làm nghề giã đơn tại bãi triều huyện Giao Thủy 43 Hình 9: Lưới kéo đơn tại bãi triều huyện Giao Thủy 43 Hình 10: Biểu đồ cơ cấu đầu tư cho 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn 45 Hình 11: Nghề lưới đáy tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 47 Hình 12: Cấu tạo lưới đáy cọc tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 48 Hình 13: Biểu đồ cơ cấu đầu tư 1 đơn vị thuyền nghề đáy 49 Hình 14: Nghề te thủ công tại bãi triều huyện Giao Thủy 50 Hình 15: Bàn nạo khai thác ngao tại bãi triều huyện Giao Thủy 52 Hình 16: Bàn cào khai thác ngao, don, dắt tại bãi triều huyện Giao Thủy 52 Hình 17: Khai thác ngao, don, dắt bằng bàn cào trên bãi triều huyện Giao Thủy 53 Hình 18: Khai thác ngao bằng bàn nạo trên bãi triều huyện Giao Thủy 54 Hình 19: Bãi nuôi ngao tại vùng triều huyện Giao Thủy 55 8 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Tên phụ lục Trang Phụ lục 1: Thống kê tầu thuyền khai thác hải sản xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy 71 Phụ lục 2: Bảng thống kê số liệu điều tra thông số kỹ thuật nghề lưới rê xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy 80 Phụ lục 3: Bảng thống kê số liệu điều tra về kinh tế nghề lưới rê xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy 84 Phụ lục 4: Bảng thống kê điều tra thông số kỹ thuật nghề giã đơn xã Giao Hải, Giao Xuân – huyện Giao Thủy 88 Phụ lục 5: Bảng thống kê số liệu điều tra kinh tế nghề lưới giã đơn xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy 90 Phụ lục 6: Bảng thống kê số liệu điều tra thông số kỹ thuật nghề đáy xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy 92 Phụ lục 7: Bảng thống kê số liệu điều tra kinh tế nghề lưới đáy xã Giao Hải, Giao Xuân – Huyện Giao Thủy 94 Phụ lục 8: Thống kê điều tra lao động khai thác thủy sản trên vùng bãi triều huyện Giao Thủy 96 Phụ lục 9: Biểu thống kê phân tích mẫu nguồn lợi của nghề lưới rê 98 Phụ lục 10: Biểu thống kê phân tích mẫu nguồn lợi của nghề giã đơn 99 Phụ lục 11: Biểu thống kê phân tích mẫu nguồn lợi của nghề đáy 100 Phụ lục 12: Phiếu điều tra phân tích mẫu nguồn lợi các nghề tại vùng bãi triều ven biển huyện Giao Thủy 101 Phụ lục 13: Phiếu điều tra khảo sát nghề khai thác ở khu vực bãi triều huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định 102 Phụ lục 14: Phiếu điều tra lao động khai thác thủy sản ở khu vực bãi triều huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định 103 9 LỜI NÓI ĐẦU Trên phạm vi toàn cầu, các vùng bãi triều (bãi bồi ngập nước) ven biển thường có quy mô rộng lớn, đại diện cho bãi triều thuộc nhóm đất ngập nước châu thổ ven biển (coast delta). Đây là một kiểu hệ sinh thái có các đặc trưng riêng về môi trường, dự trữ tài nguyên, cho nên phải có quan điểm về phương thức sử dụng phù hợp. Các bãi triều còn là khu vực tiềm năng cho các hoạt động phát triển, nhất là đối với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn tự nhiên v.v… Vấn đề nghiên cứu sử dụng hợp lý và có hiệu quả các vùng đất ngập nước đã được các quốc gia đặt ra từ rất sớm, gắn liền với lịch sử khai khẩn của loài người. Nhiều mô hình khai thác châu thổ nói chung và vùng bãi triều ven biển nói riêng đã được thực thi và tổng kết. Các mô hình này có những điểm chung, nhưng có nhiều nét đặc thù riêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán khai thác, nhu cầu thị trường của từng vùng. Do sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, các mô hình sử dụng vùng bãi triều châu thổ đã có những thay đổi linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác tài nguyên và mục đích tăng trưởng kinh tế của cộng đồng cư dân. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cần thiết phải thay đổi mô hình sử dụng bãi triều ven biển không chỉ vào mục đích làm muối, khai thác mà còn chuyển sang nuôi trồng thủy sản với hiệu quả kinh tế cao. Phương thức khai thác các vùng bãi triều ven biển một cách ồ ạt trong vòng hơn mười năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững và sinh kế của cộng đồng địa phương. Vì vậy, gần đây các nguyên tắc sử dụng hợp lý và khôn khéo các vùng bãi triều ven biển nói riêng và đất ngập nước nói chung đã được các tổ chức quốc tế nêu ra và được nhiều quốc gia hưởng ứng áp dụng có hiệu quả. 10 Vùng bãi triều ven biển huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định, phía Đông và Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hải Hậu và huyện Xuân Trường, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc bộ. Đây chính là khu bãi triều cửa sông ven biển điển hình nhất về hệ sinh thái đất ngập nước ven biển không những đối với tỉnh Nam Định mà đối với cả miền bắc Việt Nam. Vùng bãi triều có trên 500 loại động vật thuỷ sinh, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế như: tôm, cua bể, rong câu chỉ vàng, đặc biệt có trên 1.000 ha sân ngao, vạng đem lại thu nhập khá cao cho ngư dân ven biển. Sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm là 5.000 - 7.000 tấn. Tuy nhiên những năm gần đây ngày càng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn phá hoại sự đa dang sinh học và hệ sinh thái độc đáo ở khu vực này, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, do hậu quả của việc quây vùng nuôi tôm; khai thác nguồn lợi thủy sản bừa bãi một cách tự phát. Chính quyền địa phương đã có những hoạt động tích cực nhằm hạn chế tình trạng này, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ XVII đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010 là: " Tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng về lao động, đất đai và nguồn lợi biển… phát triển kinh tế thuỷ sản trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu và hậu cần dịch vụ. Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo có hiệu quả cao và bền vững. Cùng với nuôi trồng thuỷ sản, tiếp tục tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác hải sản, phát triển hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị xuất khẩu, tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng". [...]... tích và đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác ở vùng bãi triều một cách có hiệu quả, bền vững và ổn định đời sống lâu dài của ngư dân 11 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG BÃI TRIỀU HUYỆN GIAO THỦY 1.1.1 Vị trí địa lý Giao thủy là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp với hai huyện Tiền Hải và Kiến Xương của tỉnh Thái Bình, phía... các giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thuỷ sản nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững Đây là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách vừa mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh trong thời gian tới Để giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều ven biển. .. biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định “ Mục đích xây dựng được các giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác trong vùng triều huyện Giao Thủy, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống cư dân, bảo đảm sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Đề tài được thực hiện với các nội dung: - Khảo sát thực trạng các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản hiện có trên vùng triều ở địa phương - Phân tích và đề xuất một. .. kết quả nghiên cứu của các tài đề tài, các báo cáo, số liệu thống kê, lưu trữ của các cơ quan Trung ương, địa phương liên quan đến nghiên cứu vùng bãi triều huyện Giao Thủy: - Luật thủy sản, các văn bản dưới luật - Đề tài: Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất muối ven biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định của Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản, ... nâng cao năng xuât, sản lượng nuôi Trong các kết quả nghiên cứu liên quan đến vùng bãi triều huyện Giao Thủy phải kể đến kết quả của đề tài: “Cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất muối ven biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản Theo kết quả đã công bố, trong vùng bãi triều huyện Giao Thủy hiện biết 175 loài... nghiên cứu đã có tại địa phương để đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lợi của khu vực bãi triều huyện Giao Thủy - Khảo sát thực trạng các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản hiện có trên vùng bãi triều: nghề rê, giã, đăng, đáy, te, đào bắt - Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai nguồn lợi vùng bãi triều một cách hiệu quả và bền vững, ổn định đời sống lâu... trên thu thập từ các cơ quan: - Viện Qui hoạch Kinh tế Thủy sản - Sở Thủy sản tỉnh Nam Định - Sở Khoa học & Công nghệ - Chi cục Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định - Trạm Khí tượng thủy văn Văn Lý, Hải Hậu - Nam Định - Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Phòng Thủy sản huyện Giao Thủy - UBND xã Giao Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Thu thập các tư liệu, các kết quả nghiên. .. hợp lý các nghề khai thác thuỷ sản nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững là một vấn đề thực tiễn cần giải quyết 26 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2007 đến tháng 06/2008 - Địa điểm nghiên cứu: Tại 2 xã Giao Xuân, Giao Hải thuộc vùng bãi triều ven biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 2.2 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng. .. triển thủy sản đến năm 2010 huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định tháng 7 năm 2004 27 - Dự án chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản xã Giao Hải huyện Giao Thủy - Dự án chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản xã Giao Xuân huyện Giao Thủy - Các báo cáo tổng kết năm cuả phòng Thủy sản Giao Thủy, sở Thủy sản Nam Định, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Các tài... m) 3.1.3 Cơ cấu nghề nghiệp Qua phụ lục 1 cho thấy hoạt động khai thác thủy sản tại vùng bãi triều của 2 xã Giao Hải, Giao Xuân có 3 nghề chính sử dụng tàu thuyền đó là: nghề lưới rê có 209 chiếc, chiếm 65 %; nghề giã đơn 83 chiếc, chiếm 26%; nghề lưới đáy 28 chiếc, chiếm 9% Bảng 8: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều của 2 xã Giao Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy STT Loại nghề Giã đơn Lưới . Giao Thủy 35 3.3. Một số tác động đến nguồn lợi thủy sản ở vùng bãi triều huyện Giao Thủy 55 3.4. Nhận xét 58 3.5. Giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản tại vùng bãi triều. ĐINH VĂN TRÁNG “NGHIÊN C ỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TR ÊN VÙNG BÃI TRIỀU VEN BIỂN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH” LUẬN VĂN THẠC SỸ. của tỉnh trong thời gian tới. Để giải quyết những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều ven